Hôm nay,  

Tiểu Hợp Chủng Quốc

30/11/200200:00:00(Xem: 178638)
Người viết: NGỌC ANH
Bài tham dự số: 02-394-vb71037

Tác giả Ngọc Anh, tuổi 40’s, cư trú tại West Covina, công việc: kế toán cho một công ty lớn tại Los Angeles. Bà đã góp hai bài viết cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm 2000, “Người Đàn Bà Ly Dị“ và “You Got Mail”. Cả hai truyện đều được kể bằng lối viết chân thật và thơ mộng. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ mới nhất của bà.

Tháng Chín 12, 2001, ngày toàn quốc để tang.
Ngay khi thức dậy, câu hỏi đầu tiên của tôi là chuyện gì sẽ xảy ra ngày hôm nay" Sau Worl Trade Center, nơi nào hôm nay" Chicago" Dallas" San Francisco" Hay ngay tại nơi đây, Los Angeles"
Vặn Tivi, vẫn hình ảnh hai tòa nhà chọc trời đang bùng cháy, góc Ngũ giác đài đang sập. Máy bay hành khách bị biến thành bom sống.
Trên đường đến sở vừa ra khỏi nhà độ ba block đường gần ngõ ra freeway chợt nhìn thấy xa xa đám đông tụ họp. Cho xe chậm lại, tôi thoáng thấy bên trái vươn lên cao ba nóc bầu bầu với đỉnh nhọn hoắt của ngôi đền Hồi giáo. Ngay sau vụ nổ ở New York, nhiều người Ả Rập đã trở thành mục tiêu của những cơn giận dữ. Tivi có nói đến một ngôi đền Hồi Giáo bị ném bằng sơn đỏ mầu máu. Thêm chuyện gì nữa đang xẩy ra cho gôi đền này"
Hành động tàn ác ngày hôm qua không thể nhân danh một đạo giáo nào có lương tri của loài người.
Tôi lái xe lướt qua, tim lại bóp thắt, buồng phổi lại như thiếu không khí trước màu đỏ của máu.
Những đứa trẻ vừa mới mất cha, mất mẹ trong thãm họa ngày hôm qua ở NewYork có được chút đền đáp nào hay không khi con người gia tăng sự phthù hận kỳ thị ngay trong thời điểm này"
Đến sở, lòng còn bàng hoàng.
Nơi tôi làm việc là một công ty nhập cảng hàng vải từ Á châu phân phối cho nước Mỹ. Hàng ngày, có hàng trăm nhân viên làm việc nhộn nhịp. Từ 10 năm trước đây, tạp chí Forbes đã có lần ngỏ ý muốn đăng hình ông chủ của chúng tôi lên trang bìa để giới thiệu một trong những người thành công nhất trong ngành thương mại của thành phố Los Angeles nhưng ông từ chối.
Mới 8:30 AM. Hôm nay mọi người đều có mặt đầy đủ, lại sớm hơn mọi ngày vì xa lộ không kẹt xe, công chức chưa được lịnh trở vô nhiệm sở.
Lên lầu tôi đi vội đến vấn an bà Carol, hôm qua bà đã khóc sưng hết mặt mày vì không liên lạc được với con trai và con dâu bà cùng hai đứa cháu nội bên NewYork. Cả bọn chúng tôi không biết làm sao an ủi bà và chồng bà vì chính chúng tôi cũng không biết tin tức, hoàn toàn bị cắt đứt mọi liên lạc qua New York kể cả Internet và E-mail cho tới bây giờ .
Nhớ ngày hôm qua hầu như suốt ngày chúng tôi dính sát cái Tivi tí hon của ông phó Giám đốc, ông cũng không nhắc chúng tôi làm việc. Ông chủ thì lo cuống cuồng cho đám nhân viên bên NewYork không có tin tức, bà Carol thì ngồi khóc suốt ngày trong văn phòng. Cả sở làm như có đám tang, mọi người đều tưỡng như NewYork đã nổ tan tành.
Bà Carol là vợ ông John, hai vợ chồng bà người New York, có một phần hùn với hãng của chúng tôi. Chi nhánh đặt ở New York do con trai, con dâu cùng một số nhân viên đang điều hành. Văn phòng đại diện nầy nằm trên đường số 35Th, cách World Trade Center không xa.
Bà Carol nhào ra ôm tôi, mắt còn sưng nhưng tươi tỉnh bội phần. Tối hôm qua bà đã nhận được cú điện thoại bằng cell phone của con trai bà, họ bình an. Con gái tôi làm việc trong khu Production development, suốt ngày hôm qua nó tìm cách liên lạc với văn phòng bên NY nhưng vô hiệu, sáng nay nó sẽ tiếp tục tìm kiếm số cell phone của những người đang làm việc bên đó, cùng với những khách hàng để tìm xem mọi người có tai qua nạn khỏi hay không. Cả sở không còn nghĩ gì tới chuyện business nữa, chỉ lo tới sinh mạng của những nhân viên bên đó.
Con gái cho tôi hay rằng vì satellite chánh đặt ở trên sân thượng tòa WTC (World Trade Center), bị nổ tung hôm qua, mọi Internet , E mail đều hỏng, liên hệ đến mấy thành phố chung quanh New York, chưa biết tới chừng nào mới tìm được những tin tức của các nhân viên bên đó.
Trở về bàn làm việc , cái nút màu đỏ trên góc trái điện thoại vẫn im lìm, không có một nhắn tin nào hết. Biết làm gì bây giờ. Đành ngồi thừ ra đó! Lại đọc tin trên Internet, lại nghe radio, lại nhìn thấy lửa cháy bừng bừng trên cái tivi nhỏ.
Bà Barbara vô tới, bà nói :
-Tôi lo quá, bắt mấy đứa con ở nhà hết, không biết hôm nay sẽ xảy ra chuyện gì!!!
Tôi nói:
-Không sao đâu, nhưng mấy đứa nhỏ tốt hơn nên ở nhà, lỡ có chuyện gì mình biết đích xác con mình ở đâu.
-Tôi phải gọi những người khách của mình bên New York liền, tối hôm qua không sao ngủ được.
-Ù , bà gọi liền đi.
Cô Liz ngồi kế bên , làm công việc billing xen vô:
- Bạn trai tôi đã liên lạc được với má nó rồi, bả làm việc ở thành phố Hoboken, bên kia dòng sông Hudson River khá xa trung tâm vậy mà lúc bả gọi bả đang núp dưới bàn làm việc trong văn phòng hơn 4 tiếng đồng hồ, ngửi mùi khói và tưỡng tận thế. Fabio mừng quá trời!.
-Mừng cho Fabio, thôi Liz lo gọi hãng xe truck coi hàng của mình đang ở đâu.
Nhớ tối hôm qua tin tức trên đài truyền hình nói có lệnh cho tất cả mọi xe truck trên xa lộ ngừng lại, Liz thử gọi coi có tin gì không"
Cô Ellen nói:
-Tôi gọi Rhode Island cũng không được, lạ ghê. Hàng greige goods của mình đang ở đâu" Không có đến một message của mấy người lái xe truck.
-Tôi cũng vậy, làm sao tôi làm hóa đơn. Xe truck không biết có đến dye house lấy hàng hay không" Mấy order chở hàng tới khách không biết ra sao"
Mọi người đều thắc mắc, đều không biết tiến hành công việc kiểu nào. Ông chủ vẫn như còn điếng hồn vì việc đã xãy ra ngày hôm qua, chưa cho chúng tôi một chỉ thị nào để làm việc. Tâm trạng chờ đợi thật là khó chịu, bình thường chúng tôi làm việc rất nhanh chóng qua đường dây điện thoại, qua e mail. Tự dưng cái điện thoại tắt tịt, máy fax không in ra một tờ giấy nào hết. Thế giới đại chiến chắc"
Cho mãi tới trưa vẫn không có tin tức gì về những người khách lẫn những brokers làm việc với chúng tôi. Ông chủ sốt ruột cho những nhân viên bên đó nhắc chừng con gái tôi canh đường dây điện thoại liên tục.
Mọi sinh hoạt đột nhiên khựng lại. Không biết làm gì, tôi sắp xếp hồ sơ, những dye orders đang dang dở, những hóa đơn hàng nhập cảng, số hàng hóa đang trên đường từ New York, từ Rhode Island sang Los Angeles bằng đường bộ đang nằm ở đâu, vẫn không một cú điện thoại nào được trả lời. Chúng tôi theo dõi tin tức chờ nghe thêm buổi họp báo của Tổng Thống Bush. Melanie gọi sang, nói số hàng từ ngoại quốc vô bằng ngả đường biển từ Trung quốc , Đại Hàn và Turkey, những gốc chính mua hàng vải của chúng tôi không được cặp bến. Chúng tôi vẫn mất hết mọi liên lạc với khách hàng ở New York.
Mà thật lạ, đường dây điện thoại gọi sang những tiểu bang khác như South Carolina, Virginia, Pennsylvania cũng tắc nghẹn. Trung tâm hàng vãi miền Nam nước Mỹ không hiểu tại sao thiên hạ biến mất hết " Những cú điện thoại không ai trả lời.
Mãi cho tới chiều mới nhận được tin Steven, một broker của chúng tôi ở NewYork, ông ấy bình an, con gái tôi báo tin cho ông chủ và mọi người cùng mừng.
Đường hàng không đã ngưng hoạt động từ ngày hôm qua, kể cả các tuyến đường xe lửa Amtrak, đường bộ xe trucks, tất cả đều tê liệt . Đường thủy mọi tàu chở hàng hóa từ Á Châu như Đại Hàn và Đài Loan, Hong kong, cũng như những nước ở Trung đông tới đã có tin phải đậu ngoài khơi , không được vào bến cãng. Chúng tôi gọi "custom broker“liên tục để theo dõi tin tức về hàng hóa nhập nội, cửa biên giới nước Mỹ đã đóng kín.
Không khí đã phảng phất mùi chiến tranh.
Mọi người đều mang tâm trạng căng thẵng, lo sợ, chờ đợi. Những đôi mắt nhìn nhau đầy phiền muộn. Nhiều tin đồn tung ra trên Internet như tin tiên tri "Nostradamus"
"In the year of the new century and nine months, from the sky will burn at forty-five degrees. Fire approaches the great collapse, 2 twin brothers torn apart by chaos while the fortress falls the great leader will succumb third big war will begin when the big city is burning“
Chúng tôi không tin, nhưng cũng phục ai đó quá nhanh chóng gây hoang mang.
Tin tức trên internet, nghe radio, từng giờ từng phút mọi trái tim đều hướng tới New York, nơi có rất nhiều liên hệ bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng của chúng tôi.
Không ai còn tỉnh táo để tiếp tục công việc hằng ngày, tin tức càng lúc càng tệ. Tin Vệ binh quốc gia tiến vào Los Angeles và LAX làm chúng tôi thêm hoang mang.
Chúng tôi phỏng đoán số người chết ở hai nơi , tòa tháp đôi và Ngủ giác đài cũng như hành khách của 4 chiếc phi cơ và đau lòng quá đổi.
Có thể ngày mai, ngày mốt chúng tôi sẽ bình tỉnh hơn, nhưng hôm nay, ngày thứ hai kinh hoàng, cả sở làm loay hoay, nhìn tới ngó lui, buồn thảm.
Tôi làm việc ở hãng nầy đã 12 năm. Gắn bó không muốn rời đi đâu vì không khí nơi làm việc rất thoải mái như trong gia đình.
Chúng tôi là những người Mỹ có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới. Ông chủ sở là một người Ả Rập, đến từ vùng Middle East, tiểu quốc Iran cùng với hai người con trai đang điều hành hãng.
Giúp sức trong vai trò phó Giám đốc là một người Mỹ xứ sở từ Oregon, to lớn xốc vác như người miền núi.
Ông Chief Financial của tôi là người Mỹ gốc Pháp rất lè phè.
Bà supervisor khu Customer service là bà Barbara, người da đen nguồn gốc Phi châu lúc nào cũng tươm tất, lịch sự , đầu tóc bà chải mỗi ngày một kiểu khác nhau rất đẹp.
Cô bạn sát cánh với tôi trong khu kế toán là một bà trung niên người Philipine cũng như anh bạn làm công việc kiểm soát hàng vải hư hao.
Trong phòng làm việc sản xuất là hai cô người Mexican và hai cô, một cậu Việt Nam. Phòng làm đồ mẫu hàng là hai cô người xứ Mexico và người El Savado, lúc nào cũng ăn diện như ngày nào cũng là ngày cuối tuần.
Bên phòng billing là ba người cùng dân xứ Mexico.
Phòng dưới lầu lo công việc nhập cảng hàng vải từ nước ngoài là nhóm người Đại hàn và người Trung hoa. Người lo công việc chuyên chở hàng hóa gốc gác Italy rất "gangster“cùng với đám lâu la người Central America.
Đó là chưa kể tới những người bán hàng như cô Davida người Anh, cô Hellen người
Hòa Lan, cô Meg từ NewYork xuống đại diện, ông Yong người Đại hàn , ông Elias người Irak , chuyên đội cái mũ nhỏ trên đỉnh đầu. Ông support computer người Mỹ gốc Do thái tên Raffi.
Đó là một Hợp Chủng quốc thu nhỏ vui vẻ và bình yên.
Hôm qua, khi xảy ra vụ khủng bố, ông phó giám đốc mang theo cái Tivi xách tay cho mọi người cùng coi . Ông chủ già, ông chủ trẻ và cả người em trai suốt ngày không ló mặt ra khỏi cửa văn phòng. Họ theo dõi tin tức từ TV và radio trong văn phòng. Mãi tới chiều người em trai mới tỉnh hồn, nói với chúng tôi “I'm so scared!".
Hắn vừa mới từ NewYork về hai hôm trước! Hú vía thiệt.
Khi tôi bắt đầu làm việc ở đây, gia đình ông chủ người Mỹ gốc Trung Đông có ba người con, một người con gái đã có chồng và hai người con trai còn độc thân. Vợ ông là một bà luôn luôn tùng phục chồng.
Mỗi khi bà vào hãng của chồng, trong những dịp như sinh nhật chồng hay con trai đang làm việc ở đây, bà không dám ngồi trong văn phòng của chồng bà mà quanh quẩn bên văn phòng của người con trai hay hỏi thăm người quét dọn của sở. Tiếng Anh của bà rất kém và hoàn toàn không biết viết. Đôi khi bà tâm sự với tôi bà muốn đi học hay đi làm cho vui nhưng chồng bà không cho. Ông nói nếu bà muốn học tiếng Anh , ông sẽ mướn thầy tới nhà dạy, nhưng bà chỉ muốn đi học ở trường để có bạn có bè, quanh quẩn trong nhà từ ngày nầy qua ngày nọ bà buồn quá.
Có lúc bà bịnh hoài , cứ phải vô nhà thương luôn mới thấy ông chủ cho bà vô sở làm tiếp những công việc lặt vặt trong văn phòng như sắp xếp giấy tờ , được có chừng một tháng thôi rồi ổng lại cho bả ở nhà như trước. May mà bà còn biết lái xe, còn được đi chợ hay đi làm đầu tóc ở tiệm thẩm mỹ.
Sau khi tôi vào làm việc được vài năm, hãng bắt đầu ăn nên làm ra, bà chủ có lời cầu nguyện với đấng thiêng liêng của bà cho nên tự bà xuất tiền túi hằng năm dịp lễ Thanks Giving mua cho tất cả nhân viên mỗi người một con gà tây thật lớn, thật ngon; và luôn luôn bà đích thân mang một con gà đến chỗ làm cũ của chồng bà tặng cho ông già người da đen làm gác dan ở đó, sau khi sở làm của chồng bà đã dời qua chổ khác rộng lớn hơn. Tấm lòng của bà thật tốt.
Trong sở cũng có một cô salewoman người Trung Đông, cô Ravital. Có lần vào dịp Tết Trung đông Rosh Hashanah tôi hỏi cô có về quê chơi hay không, cô ta lắc đầu nói rằng không bao giờ cô trở về xứ . Vì sao" Cô trả lời rằng vì họ đối xử rất tệ với phụ nử. Sống ở xứ cô, đàn bà sẽ không được ra khỏi nhà, không được lái xe, không được mặc quần áo như ý muốn . "No way“cô lắc đầu.
- Thà chết , không bao giờ tao về sống ở đất nước đó, xứ sở kỳ quái.
Nhìn cô, giống y như một phụ nữ Mỹ tháo vát. - suốt ngày, cô lái xe vù vù xông xáo ngoài đường buôn bán cho hãng -vừa đi làm vừa tới trường học giật được mảnh bằng Business như một người đàn bà Tây phương chính cống- mới hiểu tại sao cô ta "No way“với quê cũ của cô. Trùm kín mít từ đầu tới chân bằng cái áo xám đen chỉ chừa có hai con mắt, làm sao cô ta sống nổi. Tôi vừa mới đọc một bài báo của một ký giả Tây phương viết rằng chính mắt ông trông thấy một đám đông người đa số là đàn ông xúm nhau đánh đập một người đàn bà ngoài phố chỉ vì bà ta mặc chiếc áo không đủ dài để phủ kín mắt cá chân.
Trong khi đối xử tệ hại với phụ nử, đàn ông vùng Trung Đông lại có quyền đa thê, ngay cả tên trùm khủng bố Osama bin Laden mà cũng có tới bốn bà vợ và hằng tá con.
Bà chủ của tôi may mắn hơn nhiều, ông không đa thê và bà còn có quyền lái xe, còn được phép mặc quần áo theo người Tây phương. Duy có điều người đàn ông vẫn là chúa tể trong gia đình.
Con gái thì không được quyền thừa hưỡng gia tài, khi đã có chồng rồi sẽ lệ thuộc gia đình chồng, là bứt rể khỏi cha mẹ, anh em. Vì thế mà có bị bạc đãi cũng phải cắn răng chịu đựng một mình. Trong bảo hiễm sinh mạng rất lớn của hai ông bà chủ, chỉ có tên hai người con trai mà thôi.

Ông chủ người Trung Đông của tôi đã qua tuổi hưu trí. Người con trưỡng đã là giám đốc điều hành từ lâu nhưng ông vẫn có mặt hằng ngày ở sở để gúp ý kiến và...hầu hạ các con. Tình cha thương con của ông hiếm thấy ở người khác, kể cã người Đông phương. Mỗi ngày đi làm ông tay xách tay mang đồ ăn trưa do vợ ông tự tay nấu nướng. Đến giờ trưa ông lui cui hâm thức ăn, bày bàn ăn từ cái dĩa cho tới ly nước để sẵn sàng rồi gọi hai cậu quí tử ra ăn. Rất thường khi công việc sở làm quá bận bịu không có thể rời cái điện thoại ra bàn ăn được , ông lại bưng từng dỉa đồ ăn vô tận văn phòng cho con, mà phần ăn đâu phải ít, nào là dĩa cơm với thịt , dĩa rau cải xà lách , dĩa trái cây, rồi lon coca với cái ly, đôi khi dĩa bánh ngọt lủ khủ nữa. Nhìn ông bưng cơm nước cho hai con trai đã lớn tồng ngồng rồi mới hiểu được tại sao các con ông vâng lời cha mẹ như thế nào. Mà ngày nào cũng như vậy đó bạn, chỉ trừ những ngày mấy người con phải đi làm xa cho công việc ở New York, hay đi nghĩ hè.
Họ bảo thũ ghê gớm dù cho các con lớn lên, hấp thụ nền giáo dục rất tự do ở dất nước nầy nhưng vẫn không dám vượt quyền cha mẹ trong vấn đề hôn nhân


Ông chủ trẻ của chúng tôi vóc dáng cao ráo, da hơi ngăm, tóc quăn dầy màu đen rất đẹp trai, lại thông minh, lúc đó đã là triệu phú , có khối người đẹp đeo theo. Hắn cũng có nhiều mối tình chúng tôi chứng kiến vậy mà khi cha mẹ ông muốn con trai lấy vợ có lẽ để có người nối dỏi tông đường hay sợ chàng đi chơi lêu lõng rồi hư, chàng cũng đành phải bỏ hết những mối tình lớn nhỏ để vâng lời cha mẹ lấy vợ sau khi bà mẹ khóc lóc năn nỉ ỉ ôi .
Vào đúng ngày sinh nhật 30 tuổi, chàng tuyên bố trước mặt tất cả nhân viên rằng sẽ cưới vợ cho mẹ chàng vui lòng. Bà mẹ ôm lấy con mừng chảy nước mắt, chúng tôi biết rằng hắn sẽ lấy cô gái nào cha mẹ chọn mà không có quyền quyết định .
Mẹ chàng sau tin vui đó, lăng xăng lo trầu cau dạm hỏi, hắn vẫn lặng lẽ làm việc, buồn hay vui trong lòng có trời biết !.
Vài tuần lể sau bà và con gái bưng mấy chục mâm bánh trái bọc giấy kiếng màu xanh, đỏ của lể hỏi vô sở làm để chia xẽ tin vui với chúng tôi.
Thế nhưng cuộc hôn nhân nầy không thành vì cô dâu tương lai tuy là người cùng xứ nhưng văn minh tiến bộ hơn. Cô tốt nghiệp luật sư , con nhà giàu nứt vách ( dỉ nhiên phải môn đăng hộ đối ) lại cực kỳ xinh đẹp. Cô đặt điều kiện sẽ cùng làm việc với chồng tương lai tại hãng.
Cha ông đùng đùng nổi giận.
Thì ra đàn bà con gái xứ ông không được quyền xen vô chuyện quốc gia đại sự của các đấng ông chồng, cho dù chuyện quốc gia đại sự đó chỉ là kê vai gánh vác giang sơn nhà chồng .
Cuộc hôn nhân của chàng tan vỡ và chúng tôi hụt ăn bánh cưới. Thấy chàng cũng không tỏ vẽ buồn , có yêu thương gì đâu mà buồn , không chừng còn mừng rỡ thoát nợ lấy vợ cho cha mẹ vui!".
Sau đó một năm lại rục rịch tin chàng sắp cưới vợ lần thứ hai, lại thấy bà chủ và cô em gái lăng xăng ra vô sở, lại thấy chàng rước đèn theo mẹ đi coi mắt vợ.
Lần nầy thì mẹ chàng bắt dính một cô gái à rập nhỏ hơn chàng một con giáp, tóc đen dài, mặt mũi hiền lành lắm và không đòi vô sở tiếp chồng .
Đây là mẫu đàn bà Trung đông thuần túy y như mẹ chàng, ở nhà thờ chồng và nuôi con. Lần nầy chúng tôi được ông bà chủ đãi cho bửa tiệc ngon lành tại sở làm. Nàng dâu nhỏ e ấp mặt mày đỏ bừng vì mắc cở trình diện chúng tôi trong bửa tiệc thật dể thương .
Cô cũng như ông chồng tương lai của cô chắc chưa một lần được đi chơi riêng với nhau trước khi cha mẹ đôi bên cho phép.
Họ sống với nhau coi bộ hạnh phút vì cô vợ ngoan hiền quá anh chồng không có lý do gì để phiền . Một năm sau cậu bé Ã Rập con kháu khỉnh tóc đen thui , quăn và thật dày y như ông bố ra đời, cho tới nay đã được 5 tuổi.
Đó là gia đình người Trung đông duy nhất tôi được biết , chia xẽ vui buồn với họ suốt 12 năm làm việc chung từ lúc hãng còn nghèo mạt rệp cho tới khi giàu có.
Nhớ thuở hãng nghèo, mỗi chiều thứ sáu tôi làm checks trả lương cho nhân viên, thường phải ngồi lại chờ ông chủ trở về ký tên trên checks, rồi phát cho mọi người với lời dặn dò phải mang đi cash ngay lập tức kẻo tới thứ hai không còn tiền trong trương mục . Bây giờ hãng giàu rồi mọi việc giao cho nhà băng lo, không còn cảnh đón bắt ông chủ để xin chử ký .
Có lần ông chủ già tâm sự với tôi rằng cả gia sản của ông nằm trong cơ sở nầy. Ông đã gắng sức gây dựng cả đời ông để tạo nên cho con cháu ông sau nầy. Có lẽ vì vậy mà hai người con trai đều gát mọi ý nguyện riêng để kê vai gánh tiếp với cha giử vững cơ sở làm ăn duy nhất nầy. Tôi biết ông chủ trẻ có mộng học và làm bác sỉ,ø người em trai kế, Ali, muốn học làm luật sư. Những ước nguyện nầy không thực hiện được vì các cậu vâng lời cha mẹ theo nghề buôn bán hàng vải. Nhưng vào nghề buôn bán nối nghiệp cha, hai người con ông đã rất thành công.
Hằng năm chúng tôi vẫn được nghĩ thêm ba ngày lể đặc biệt, lể Tết của người Trung đông vào tháng Chín Rosh Hashanah , lể Đạo Yum Kippur, và ngày lể Passover. Trước ngày Rosh Hashanah và Yom Kippur họ không được ăn, suốt ngày chỉ uống nước và ăn một loại bánh đặc biệt. Họ phải trở về nhà trước khi mặt trời lặn để chuẫn bị đi đền thờ cầu nguyện, vào những ngày nầy buổi chiều tụi tôi cũng được về sớm.
Những dịp lể Tết nầy bà chủ thế nào cũng vô sở chầu chực cã ngày chỉ để lôi cho được ông chồng và hai cậu con rời khỏi sở trước khi mặt trời lặn đi đền thờ cầu nguyện. Đây cũng là dịp bà được phô bày quyền làm vợ của bà.
Hai ông con chạy tới chạy lui vừa dặn dò công việc vừa liếc nhìn mặt trời đang từ từ
lanë để dọt cho kịp . Đôi khi chúng tôi trêu chọc
-Mohammed ơi, mặt trời lặn rồi kìa, let go.
Trong bụng tụi tôi nghĩ thầm ông đi mau mau đi để tụi tôi còn sửa soạn về. Tôi không biết khi mấy ông chạy kịp tới đền thờ cầu nguyện đầu óc mấy ông có gạt hết mấy trăm cái orders hàng vãi đang chờ ở sở làm hay không".
Có lẽ cũng nhờ những người phụ nử như bà mà đạo Hồi còn duy trì mạnh mẽ ở xứ người.
Nhưng họ cũng có vài tập tục không mấy văn minh như ngày rằm không tắm! Khi tôi vào văn phòng ông chủ già, hỉnh hỉnh mũi ngửi mùi hơi lạ, tôi cứ tự nhiên cười cười nói - Ông Zuber à, hôm nay chắc ngày rằm"
Ông cũng vui vẽ trả lời tỉnh bơ
- Tối hôm qua tôi ăn hơi nhiều ...củ hành !!!.
Vào những ngày nầy tụi tôi cũng né cô Ravital Trung đông.
Và khi cha ông mất, tôi thấy cả ba cha con râu tóc mọc rậm rạp xum xuê thả cửa. Tục lệ xứ họ khi nhà có tang đàn ông sẽ không cắt tóc và cạo râu, cũng không biết họ có phải ngưng tắm hay không"..
Khi hãng đã làm ăn khá, ông chủ mua được một building khác, lớn hơn , chúng tôi lục tục dời sang chổ làm mới. Mọi nhân viên đều tiếp tục làm việc nhưng văn phòng ông chủ vẫn đóng kín cửa chờ đúng ngày lành tháng tốt mới khai trương .
Vào ngày đó ba cha con mặc suite màu đen trịnh trọng, trên đỉnh đầu chụp cái nón nhỏ bằng vải satin màu trắng, bà chủ cũng có mặt. Ông cho gọi tất cả nhân viên trong sở chứng kiến buổi lể khai trương nầy .
Ông thầy pháp (thú thật tôi cũng không biết gọi bằng danh từ gì vì ông ta dòm cũng giống hệt những ông thầy pháp của mình) mặc quần áo, quấn khăn rất sặc sở. Ông ta nhảy múa và cầu nguyện bằng ngôn ngử của ông ở ngay trước cửa building, rồi lôi ra hai con gà trống còn sống nhăn dảy dụa, đoạn ông rút cây dao, cứa cổ con gà, máu đỏ tươi vọt ra, ông dùng máu đó vừa múa vừa tụng kinh vừa vẩy vẩy hay vẽ bùa gì đó chung quanh và trên hai cánh cửa chánh, tụi tôi sợ muốn chết!
Sau đó tôi hỏi thì ông giải thích rằng giết con gà để lấy cái xui ra khỏi nơi làm việc, và cầu cái may mắn tới.
Quanh năm cứ ngày sinh nhật của ba người, ông chủ và hai người con, hãng đãi tiệc rất lớn, khách là những người làm ăn buôn bán với hãng cộng nhân viên trong hãng lên tới mấy trăm người, chúng tôi lại được dịp ăn những món ăn thuần túy của người Trung đông. Người Trung đông không ăn thịt heo, không ăn cá catfish, không ăn tôm bò , nhưng tôm lội thì ăn được (tôi cũng không biết họ phân biệt giữa con tôm lội với con tôm bò ra sao") Thức ăn chính là cơm, thịt trừu, thịt bò và thịt gà, đặc biệt họ không ăn thịt gà đã chết mà phải ăn thịt gà còn sống và cắt cổ vì vậy mà thịt gà rất thơm ngon.
Món cơm tôi thích nhất, họ chỉ ăn gạo móng chim, hột nhỏ và thật dài. Tôi nghe nói trên thế giới chỉ có nước Việt Nam của chúng ta là có loại gạo móng chim, mà mình chưa bao giờ được ăn loại gạo thơm ngon nầy khi còn ở trong nước, thì ra họ xuất cãng ra những nước giàu có hết.
Gạo nấu thành cơm xong họ trộn với rau thì là xắt thật vụn và một loại đậu to hột đã hấp chín cũng màu xanh , với rất nhiều dầu cho nên cơm bóng mỡ có màu xanh ngọc thạch và rất dẻo, thơm tho mùi rau ngon lắm. Còn thịt trừu nướng vĩ và thịt gà ướp nghệ màu vàng tươi nướng bằng lửa than . Còn một món cũng rất đặc biệt là thịt trừu hầm với chanh muối và cải xanh, mùi không được thơm tho cho lắm nhưng chan lên miếng cơm cháy vàng tươi dòn rụm ngon hết biết. Loại cơm cháy nầy cũng là một trong những món ngon đó bạn, ông chủ thường mua đặc biệt thêm phần nầy trong những bửa tiệc lớn. Thường trong những bửa tiệc nầy đồ ăn nhà hàng đem tới với những người phục vụ cho đồ ăn được nóng sốt, ngon lành.
Bà chủ tôi hình như không bao giờ làm được món cơm cháy nầy vì tôi thường thấy ông mang vô đồ ăn trưa mấy miếng cơm cháy đen thui, khét nghẹt! (kiểu Việt nam mình gọi đàn bà hư , khê cơm!)
Còn phần rau cải, người Trung đông họ ăn nhiều rau mùi y như người Việt Nam mình chỉ thiếu có rau răm và rau dấp cá mà thôi. Nhìn phần rau xanh mà phát thèm, giữa những lá xà lách xanh non , những miếng cà đỏ tươi là rau húng cây, húng lủi, tía tô, kinh giới, quế và thêm những loại rau xanh khác của họ mà tôi không biết tên, ăn rất thơm ngon.
Và bạn ạ, dân xứ họ cổ xưa cho nên tiệc tùng chỉ có bao nhiêu món đó ăn hoài trong hơn 10 năm trời cũng ngán. Ông chủ lại không bao giờ đổi thực đơn hết cho nên trước bửa tiệc nào tụi tôi cũng biết trước mình sắp được ăn những món gì, chưa bao giờ xãy ra ...chuyện ngạc nhiên! . Điều nầy cũng nói lên được cá tính của người Trung đông là rất trung thành với những mẫu mực xưa củ vì thế mà không ngạc nhiên chút nào một số người có thành kiến muôn năm, khó thích ứng với thế giới bên ngoài gia đình hay quốc gia họ.
Đạo của họ cấm ăn thịt heo. Có vài lần chúng tôi tổ chức tiệc trong những dịp lể như Giáng Sinh hay tiệc Thanks Giving theo kiểu "pot luck“của người Mỹ, tôi lãnh phần chả giò, phải làm bằng thịt gà để ông già ăn được. Hai ông chủ nhỏ thì khỏi nói, thấy chúng tôi ăn gì cũng ghé bốc, tay cầm miệng nói "đừng cho tôi biết trong nầy có thịt gì...“, ý hắn muốn nói là không biết thì không có tội , nói theo nhà Phật chúng ta là kiểu không tác ý đó mà.
Thỉnh thoãng trong năm , có mấy người khách đặc biệt tới viếng thăm ông già tại hãng.
Những người nầy trông cổ xưa như những đạo sĩ nhìn thấy hình trong mấy cuốn sách cổ. Họ mặt đồ đen, đội nón đen rộng vành , râu tóc dài khỏi ngực ngồi chờ ông chủ tôi với thái độ của những nhân vật tiên phong đạo cốt ngoài cõi người. Họ là những người trong đạo giáo đến để quyên tiền cho những tổ chức xã hội hay giáo dục của người Trung đông . Tôi thấy ông tiếp họ bằng một thái độ rất cung kính. Những người trong sách cổ bước ra nầy dường như họ ...không biết cười!
Trong văn phòng của ông chủ già treo một tấm tranh rất to trên tường hình một góc của cổ thành Jerusalem, Thánh địa. Trước cửa văn phòng treo một tượng nhỏ bằng đồng mà mỗi buổi sáng tới văn phòng ông đều đặt bàn tay lên với thái độ rất cung kính. Trong văn phòng của ông , trên cái bàn nhỏ đặt cuốn Jewish Bible "Torah“(Old Testament Bible) trang kinh luôn luôn mỡ rộng, phía sau cuốn kinh là một khung kiếng soi mặt hình chử nhật, đó là những món đồ thờ của đạo. Chử viết trong cuốn kinh ngộ lắm, giống như những con rắn. Họ viết theo lối từ mặt qua trái và từ trên xuống dưới, chử lằng ngoằng như những nét khắc bên trong những Kim tự tháp.
Ông chủ già đã xấp xỉ 80 tuổi, đã mệt mỏi tuy bề ngoài còn nét tráng kiện. Đôi khi thấy ông leo lên hai tầng lầu một cách mệt nhọc. Đôi khi buổi chiều vào văn phòng ông để lấy chử ký bắt gặp ông ngủ gục trên bàn làm việc tôi thấy mủi lòng. Ông vẫn chưa tự cho phép ông nghĩ ngơi sau bao nhiêu năm vất vã mặc dù hiện thời hãng đã đứng vững vàng. Ông vẫn còn theo sát hai người con trai để giúp đở kinh nghiệm.
Người Trung đông rất quí trọng truyền thống gia đình, và chỉ đặt lòng tin ở người trong gia đình. Vì lý do nầy mà trong sở làm bất cứ nhân viên nào làm việc giõi cũng có thể vào thẵng văn phòng ông xin việc làm cho người trong gia đình. Trong hãng toàn là mẹ con, cha con, chị em, anh em, con cháu trong nhà làm việc chung, vì vậy ông coi tất cả mọi người trong hãng như người trong cùng một đại gia đình. Làm việc ở đây mọi người đều thân mật với nhau rất vui.
Tính ông già Trung đông rất tốt với nhân viên . Có lần sở di trú tung người kiểm soát vùng phố Los Angeles để bắt những di dân lậu đang làm việc, ông dúi ngay hai trăm đồng cho cậu con trai người Mễ không có giấy tờ, đang làm việc trong warehouse, biểu cất lấy để nếu lở đi đường bị bắt trả về Mễ có tiền ăn. Ông sẵn sàng giúp đở những nhân viên khi gặp khó khăn, mua xe mới không đủ tiền down, mượn tiền hãng, cha mất bất ngờ ước muốn khi còn sống là được chôn ở quê nhà, mượn tiền hãng để mang hài cốt về quê, chồng bị cảnh sát bắt nhốt, mượn tiền lấy ra v...v.... Luôn luôn ông cho mượn không lời.
Gia đình ông là người Jewish, cùng nguồn gốc nhưng khác tín ngưỡng với người Muslim. Người Jewish tin tưỡng và theo Old Testament Bible, còn người Mushlim tin tưỡng theo Koran Bible. Tôi không hiểu hai đạo nầy khác nhau ra sao. Có lẽ cũng có nhiều người không hiểu biết rõ ràng như tôi cho nên tôi tin chắc trong tương lai sẽ xảy ra nhiều trường hợp ngộ nhận trả thù người vô tội.
Những nhân viên trong sở sau một ngày khủng hoãng kinh hoàng , hôm nay chúng tôi bình tĩnh hơn. Tôi kể cho mấy bạn đồng nghiệp về ngôi đền Hồi giáo sáng nay, mọi người đều có cùng một ý nghĩ như tôi
"who we are is what we do, not what other do“ không nên có thái độ thù nghịch với người Mỹ gốc à Rập hay đạo Hồi giáo. Đấng Allah không hề dạy con cái của mình giết người một cách tàn bạo như vậy .
Hôm nay , một ngày sau ngày khũng bố tấn công nước Mỹ, trên Internet vạch mặt chỉ tên kẻ tình nghi điều động Osama bin Ladin là người gốc Trung đông theo Hồi giáo với đầy đủ hình ảnh.
Cô salewoman Melanie in ra tờ giấy tấm hình tên tình nghi khủng bố, giơ phe phẩy hét to:
-Ê sao tên nầy giống hệt Ali vậy nè tụi bây ơi
(Ali là tên cậu em , con trai thứ của ông già), cả đám thư ký lại nhào tới coi hình :
-ờ ..ờ giống thiệt .
Hắn cự nự liền:
-Giống gì mà giống , tầm bậy, tôi đâu có râu .
Cả bọn chúng tôi nhìn hắn, thân ái dặn dò
-A à, Ali đừng để râu nghe , ra đường coi chừng thiên hạ bắt lầm đó.
*
Chúng tôi những thành viên trong tiểu hợp chũng quốc nầy thân ái với nhau như người trong gia đình, dù đôi khi cũng có những xích mích nhỏ nhưng luôn luôn được dàn xếp và sống chung hòa bình, chuyện tranh luận về chính trị không có cơ hội phát sinh .
Những khi một nhân viên gốc Á có chồng Mỹ sinh đứa con , cã bọn cũng xúm xít nhau làm bửa tiệc "baby shower“cho em bé, cũng như khi ông chủ Ã rập có đứa con trai đầu lòng, nàng tiểu thư nhỏ xíu của ông cũng bồng cậu hoàng con vô sở khoe, tụi tôi cũng lại hùn hạp mua cho thằng nhỏ món quà. Cô bạn Mỹ có người chị mất vì bịnh ung thư cả sở làm cũng chia xẽ mỗi người một ít giúp đở cho việc ma chay.
Sổ số tuần nào tăng lên hơn 30 triệu bà bạn Barbara cũng cầm bao thơ đi vòng vòng hết hãng thu tiền mua vé số hy vọng của mọi người, giàu thì giàu chung, còn đùa với nhau rằng hãng mà trúng số thì Mohammed không còn nhân viên vì tụi tôi giàu rồi, đâu cần đi làm nữa.
Tình đoàn kết của tiểu hợp chủng quốc nầy cho tôi niềm tin vào tình nhân loại hợp chủng.
Chúng tôi cũng yêu thương ông già như người cha thứ hai và cầu mong gia đình ông đừng gặp tai họa trong giai đoạn bọn khủng bố làm u ám tinh thần Hợp Chủng Quốc.
Tối hôm qua, Tổng thống Bush đã đọc một bài diển văn thật ngắn tại tòa Bạch ốc trong đó có câu “None of us will ever forget this day, yet we go forward to defend freedom and all that good and just in our world."

Ngọc Anh

Ý kiến bạn đọc
13/08/202218:03:23
Khách
I registered on the website last week and filled in my details. But since yesterday I can't log in to my profile. Help me fix everything. Here is a link to my page ►►► https://bit.ly/3BXpXdm ✅. Thanks! Annabel
16/07/202111:33:57
Khách
This year turned out to be very difficult. But we have optimized and reduced the cost of our products!
It is almost impossible to find prices lower than ours, the sale is at the cost price level.
Watch and be surprised by our super low prices https://is.gd/72jG3I
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,987,309
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến