Hôm nay,  

Phía Bên Kia Thiên Đường

30/09/200200:00:00(Xem: 403124)
Người viết: DUY NHÂN

Bài tham dự số: 2-651-vb40925

Tác giả Duy Nhân sinh năm 1947, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù nhân của Cộng Sản, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ, trong đó có bài "Người Không Nhận Tội" kể chuyện về người bạn thân bị Cộng Sản giết trong nhà tù. Câu chuyện thật của ông đã gây nhiều xúc động cho người đọc. Sau đây, thêm một bài viết mới của ônggồm 3 phân đoạn viết về nước Mỹ. Bài đăng 3 kỳ.

1 Chiều thứ bảy, đang lang thang trên đường Argyle định tìm mua mấy quyển sách thì gặp hai ông HO và ODP. Hai ông mời vô quán 999 để "lai rai ba sợi". Ừ! Vô thì vô.

Ba số 9 là nơi tụ họp của một số anh em cựu tù chính trị. Đã thành thông lệ, chiều thứ bảy nào anh em cũng đến sinh hoạt, bàn chuyện thờI sự, chuyện làm ăn và hàn huyên tâm sự, để nhớ “thời oanh liệt nay còn đâu”. Sinh hoạt thì có rượu bia, nước ngọt, cà phê, thuốc lá, dĩ nhiên không thiếu các món nhậu trứ danh của câu lạc bộ. Về thời sự thì bàn đủ chuyện, nào là suy thoái kinh tế, thất nghiệp, sự xuống giá của đồng đô la, thị trường chứng khoán, chiến lược chống khủng bố của tổng thống Bush, tình hình Việt Nam, sinh hoạt của người Việt tị nạn trên khắp nơi trên thế giới v.v...

Về mặt tài chánh thì tháng nào anh em cũng đóng góp một số tiền, hình thành một quỹ, ai có nhu cầu xử dụng trước thì dùng, lần sau sẽ đến lược ngườI khác. Hình thức thì giống như chơi hụi, mục đích là để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Đây chỉ là hình thức mượn trước, trả sau, không phải chịu lãi suất như khi đi vay. Khi cần tiếp tay, giúp đỡ hay cứu trợ một biến cố đột xuất như vụ 911 ở Nữu Ước, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai ở Việt Nam, xây dựng tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ, anh em sẽ góp thêm. Cách làm của anh em xem ra rất hữu hiệu và có ý nghĩa.

Hai ông bạn tôi ở câu lạc bộ 999 cũng rất đặc biệt. Ông HO có biệt danh là “ông bão táp của cuộc đờI”. Bởi lẽ, mỗi khi có chút rượu vào, hứng chí, thì thế nào anh em cũng được thưởng thức mấy câu vọng cổ tự biên tự diễn của ông:

"Bão táp của cuộc đời đã đưa ta đến chốn thiên...ự.ự.ự... đàng".

Anh em vỗ tay rần rần và hỏi "Bão táp của cuộc đời là gì vậy anh Hai." Thì ông ca tiếp, xuống xề ngọt xớt :

"Đó là sự xâm lược, sự cưởng chiếm miền Nam của Cộng Sản bạo ự ự ự ự tàn."

Kết quả là ông bị đi học tập ở các trại cải tạo trong Nam và ngoài Bắc sơ sơ là 12 năm và được Mỹ rước theo diện HO- 6 năm 1991. Ông HO giờ đây đã vào quốc tịch Mỹ, làm phụ bếp cho một nhà hàng, lúc nào cũng quần áo bảnh bao, lái xe Lexus láng coóng.

Còn ông ODP của tôi được anh em đặt tên là "ông run rủi của định mệnh". Ông này cũng bị Cộng Sản đày đoạ 12 năm nhưng lập trường hơi khác. Ông nói, Mỹ là kẻ phản bội, bỏ rơi Việt Nam mà ta chạy theo nó là điều xỉ nhục. Ông là người Việt, sẽ sống và chết ở Việt Nam. Sau khi ra tù, ông từ chối đi Mỹ diện HO, ở lại Việt Nam sống chung với Cộng Sản đâu được 8 năm, đến năm 1995 thì cũng đi Mỹ. Ông giải thích, đó là sự run rủi của định mệnh chứ thực tình ông đâu muốn. Số là gia đình bên vợ ông ai cũng rời khỏi Việt Nam định cư ở Mỹ từ trước ngày 30-4-1975 và đã bảo lãnh cho gia đình ông. Đến khi nhận được giấy mời đi phỏng vấn ở sở ngoại vụ ông mớI biết. Trước đó, vợ ông cũng có bổ túc một số giấy tờ để hoàn tất hồ sơ nhưng đâu có cho ông hay. Cuối cùng, ông phải “đi theo” vợ và các con và xem đó là định mệnh.

Nghe ông giải thích cái định mệnh đã đưa ông tớI Mỹ thì bạn bè có ý kiến:

- Vậy là ông này yêu vợ con chứ đâu có yêu nước như ông nói.

Ông cười hề hề:

- Vợ con không yêu thì yêu ai. Chẳng lẽ yêu bác và đảng. Thật ra anh em chỉ hiểu tôi có một nửa.

- Còn nửa kia"

- Thì từ từ các anh sẽ hiểu.

Ông ODP của tôi là vậy. Cho đến nay ông vẫn chưa nộp đơn vào quốc tịch. Ông nói trước sau gì cũng về Việt Nam thì vào quốc tịch Mỹ làm gì. Có lẽ một vài năm nữa khi các con ông tốt nghiệp xong đại học thì ông sẽ về. Hiện tại ông làm chuyên viên computer cho một hãng Mỹ, được cấp xe đi làm hàng ngày, vợ vừa làm trong xí nghiệp vừa làm chủ tiệm neo (nail), cuộc sống không có gì phải phàn nàn, nếu không muốn nói là sung túc, dư dả.

2 Tôi thì không uống được rượu, chỉ nhấm nháp chút bia, ngồi nghe hai ông nói chuyện về nước Mỹ, thỉnh thoảng thì chêm vào một vài câu khi thấy không khí có vẻ căng thẳng hay lắng đọng.

Ông HO:

- Ông có còn nhớ không, ông ODP, đại tướng Dương Văn Minh lên làm “Tổng Thống 2 ngày”, đuổi Mỹ rời khỏi Việt Nam trong 24 tiếng đồng hồ... Khi được rời khỏi miền Nam, lúc đầu ông sang Pháp. Vậy mà cuối cùng ông cũng trở qua Mỹ, sống hết cuộc đơi. Còn Tổng Thống Thiệu, trước khi rời VN, cũng lên án Mỹ là kẻ phản bội, nguyền rủa Mỹ một cách thậm tệ. Tưởng đâu ông sống quãng đời còn lại ở Đài Loan hay Anh Quốc. Không ngờ ông cũng đến Mỹ để sống âm thầm và chết âm thầm tại xứ cờ hoa này. Còn ông Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, từng tuyên bố là thề sống chết ở Việt Nam chứ không đi Mỹ. Vậy mà...

Không để cho ông HO nói hết câu. Ông ODP chận lại:

- Chuyện này báo chí đã lập đi lập lại nhiều quá rồi. Anh nói làm gì.

- Thì để cho ông suy nghĩ thêm mà thôi không bứt rứt, dằn dật chính mình về lý do tại sao mình có mặt ở Mỹ.

Tôi góp ý:

- Vậy là câu “đường nào cũng về La Mã” cần phải sửa lại là “đường nào cũng về Mỹ” mớI đúng, phải không các ông"

Ông ODP:

- Nhưng mà các ông nên nhớ. Ông Minh, ông Thiệu, ông Kỳ đều là kẻ đối đầu của nhau. Tôi và ông HO cũng khác nhau, không ai giống ai.

Ông HO:

- Tôi hả" Trời sinh ra tôi suy nghĩ rất là đơn giản. Lúc nào cũng lạc quan, yêu đời. Các ông không thấy tôi ca hát suốt ngày sao, ngay cả trong chốn lao tù Cộng Sản. Nếu không, làm sao tôi có thể tồn tại được sau 12 năm ở địa ngục trần gian. Mỹ có phản bội chúng ta hay không đó là chuyện của quá khứ, đã thuộc về lịch sử. Không ai sửa được quá khứ, lịch sử. Sao ta không sống hết mình vớI hiện tại và hy vọng ở tương lai" Hiện tại Mỹ giúp đỡ, cưu mang chúng ta hàng triệu người trong khi đó ngườIi anh em Cộng Sản cùng nòi giống thì tàn ác, đày đọa, xua đuổI chúng ta, thì mình phải biết ơn nước Mỹ chứ. Từ hai bàn tay trắng, chúng ta có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, xe cộ... cũng là nhờ Mỹ. Quan trọng hơn, con em chúng ta, thế hệ thứ hai đã được học tập, trưởng thành trên đất Mỹ, đã sống và biết thế nào là Tự Do, Dân Chủ. Đó là niềm hy vọng, là tương lai của nước ta sau nầy. Tôi đã đi nhiều nước và thấy không có nơi nào bằng nước Mỹ. Tôi xin nhận nơi này làm quê hương cũng như Mỹ đã dang tay tiếp nhận tôi làm công dân của họ.

Ông ODP:

- Chà, ông HO bửa nay nói chuyện văn hoa quá. Thưởng cho ông một ly. Này ông bạn, ông có thể nói rõ hơn lý do tại sao ông cho rằng nước Mỹ là thiêng đường không"

- Tôi thì ít học, cũng không đọc sách nhiều, tôi chỉ nói những gỉ tôi đã sống và biết. Nhưng mà anh em phải cùng uống với tôi chứ.

Sau khi ba người cùng cạn ly thì ông HO đôi mắt lim dim, ngó lên trần nhà bắt đầu nói:

- Điều làm tôi ngạc nhiên và gây cho tôi ấn tượng tốt về nước Mỹ đã xẩy ra ngay trong đêm đầu tiên tôi đến nước Mỹ cách nay hơn 10 năm. Nước Mỹ không có muỗi, do đó ngủ không phải mắc mùng. Đó là một cái khoái. Nhớ lại có lần ở Việt Nam, khi bà xã vắng nhà, tôi kéo cả bọn về nhậu. Tới khi say xỉn, ai cũng lăn ra ngủ. Sáng dậy mới hay là bị muỗI đốt khắp mình mẩy. Có đứa sợ quá phải đi bác sĩ. Ở Việt Nam có nhiều nơi nổi tiếng muỗI kêu như sáo thổi, đĩa lội lên như bánh canh. Muỗi cắn con trâu còn phải rống nữa thì biết. Ở đây rất ít khi bị cúp điện. Có lần Chicago bị cúp điện khoản nửa ngày. NgườI dân được thông báo kê khai trị giá các thực phẩm, rau quả bị hư trong tủ lạnh. Tôi cũng kê khai, mặc dầu không còn hoá đơn, các thứ trong tủ lạnh đâu có hư, vậy mà vẫn được sở điện lực bồi thường mấy trăm đô la. Tôi nói đùa, đây là tiền trên trờI rớI xuống. Thật ra thì không có nơi nào quyền lợI người dân được tôn trọng cho bằng ở Mỹ.

Ông ODP:

- Quyền lợi của mỗi cá nhân được luật pháp bảo vệ là điều tốt. Nhưng ngườI dân thì luôn luôn khai thác và lợi dụng. Tôi có một ông bạn, cho ngườI khác cũng là bạn đi nhờ xe. Rủi ro, xe bị tai nạn thì ông bạn đi nhờ xe lại kiện ngườI bạn tốt của mình để đòi bồi thường. May mà có hảng bảo hiểm gánh chịu. Ở Chicago cũng xảy ra một vụ kiện tụng nổi tiếng. Một khách hàng vào quán uống cà phê sớn sát thế nào mà bị phỏng miệng vì cà phê nóng, cũng kiện chủ quán ra toà và nhận được một số tiền bồi thường lớn. Mới mùa đông năm rồi, sau khi trờI đổ tuyết, mình chưa kịp cào. Một bà đi ngang nhà mình bị trượt chân, trầy đầu gối sơ sơ cũng đòi kiện mình. Báo hại mình phải năn nỉ và đút túi bả cả trăm đồng mới yên. Hồi mới qua Mỹ, mình được khuyên là khi ra đường nhìn thấy một tai nạn thì cứ để yên chứ đừng vì nghĩa hiệp hay lòng trắc ẩn mà can thiệp, ra tay giúp đở, thì mình có thể bị ngườI ta thưa ngược lại, lúc đó chỉ có nước than thở, ách giữa đàng sao lại mang vào cổ. Lúc đầu mình vẫn thắc mắc và suy nghĩ nhiều về tình người ở Mỹ. Sau này biết rồi thì không thắc mắc nữa, mà đem kể cho ngườI bên nhà nghe thì họ ngạc nhiên. Ồ! Nước Mỹ là vậy sao" Tôi thì chưa có câu kết luận, nhưng có suy nghĩ, phải chăng ở Mỹ cái gì cũng business, từ chính trị, tôn giáo, bạn bè, ngay cả chồng vợ cũng là business, là tiền tất cả sao"

- Vấn đề ông nêu ra là một đề tài lý thú, để lần sau ta bàn. Giờ thì hãy nghe ông HO cái đã.

Tôi góp ý, và ông HO tiếp tục:

- Ở xứ nào còn lo đói chứ ở Mỹ này chuyện đó khỏi phải lo. Bơ sữa, thịt cá ê hề, trái cây lúc nào cũng có. Cao lương mỹ vị gì ai cũng ăn được. “All you can eat”, ăn mệt nghỉ, ăn thả dàn. Mỗi năm Mỹ dành ra cả trăm tỷ lương thực thăng dư để cứu trợ nhân đạo cho những nước nghèo đói, thiếu ăn trên thế giới. Cứ nhìn một ngườI Mỹ, kể cả Mỹ gốc Việt, ta cũng mường tượng được kinh tế Mỹ phát triển như thế nào. Chẳng vậy mà khi ta về Việt Nam ai cũng nhận ra ta là Việt kiều đó sao, còn biết rõ Việt kiều Mỹ chứ không phải Việt kiều Úc hay Pháp! Một ngườI Việt Nam qua Mỹ đi làm một năm thì ở nhà không thiếu thứ gì. Từ máy giặt, máy sấy, máy hâm đồ ăn, máy rửa chén. TV, đồng hồ, điện thoại thì mỗi phòng mỗI cái. Nhà cửa, xe cộ, ai cũng có khả năng sắm được. Một gia đình có vài chiếc xe là chuyện thường. Xe cho chồng, xe cho vợ, xe cho con trai, xe cho con gái... Xe hơi cả chục ngàn đô cứ để ngoài đường vẫn không sợ mất. Khi mình nói ra điều này, nhiều ngườI ở quê nhà không tin mà nói là chốn thiêng đường mớI được như vậy. Ở Việt Nam khi đậu xe lề đường chừng năm mườI phút,trở ra thì chiếc xe chỉ còn ba bánh thôi.

Nghe ông HO nói, tôi mớI nhớ khi còn ở Việt Nam, một chiều nọ vợ chồng con cái chở nhau trên chiếc Dream 2 ra công viên ở bến Bạch Đằng ngồi hóng gió. Chiếc xe để trước mặt, vớI 8 con mắt canh chừng. Vậy mà bọn chúng kéo tớI, đứa mời mua báo, đứa năn nĩ mua vé số, đứa thì giả bộ xin tiền để che tầm nhìn của mình. Không đầy 2 phút thì xe mình bị mất cái cốp, tức thì chúng biến đi. Khoảng chừng 10 phút sau thì bọn chúng mang lại và đòi tiền chuộc. Tức ơi là tức. Mình gọI cảnh sát. Họ không can thiệp còn nói, nếu không bắt được tận tay thì coi như huề! ỀĐầy tớỂ của dân mà nói như thế thì... hết ý kiến.

Trong khi tôi nghĩ về chuyện Việt Nam, ông HO vẫn tiếp tục nói:

- Sản phẩm của văn minh và khoa học hiện đại không những được sử dụng trong các lãnh vực trọng yếu như quốc phòng, sản xuất, y tế, văn hoá, giáo dục, nghiên cứu, mà còn dùng trong đờI sống hàng ngày, phục vụ con ngườI tối đa, tiết kiệm được thờI gian rất nhiều. Khi đặt chân lên cầu thang, ta khỏi phải bước nó cũng đưa ta đến nơi. Khi ra cửa, tay chưa kịp chạm vào cửa thì nó đã tự động mở rồi. Thậm chí, khi cạo râu, đánh răng cũng có máy. Khi ta giơ tay dưới vòi nước thì nước tự động chảy ra. Khi rửa tay xong, nước tự động tắt, rồi đưa tay vào một vòi khác thì hơi nóng tỏa ra cho tay khô. Tất cả đều tự động. Chuyện kể, nhiều ngườI Việt Nam mớI qua Mỹ vào sử dụng washroom công cộng. Khi giải quyết xong sự việc, vừa mớI đứng lên thì nước trong bàn cầu xã ra ào ào. Họ giựt mình, cứ tưởng là ma, không kịp xách quần, đã té chạy. Thật tộI nghiệp cho dân quê mớI lần đầu tiếp xúc vớI văn minh Mỹ, cũng giống như Việt Cộng khi mớI vào tiếp thu miền Nam năm 1975.

Ông OPD:

- Những điều ông HO nói đều đúng, nhưng tôi thấy cần phải bổ túc thêm. Để đạt được đờI sống mà ông HO mô tả, tôi thấy chúng ta phải trả giá hơi đắc. Cái chuyện mình lao động vất vả ở nước Mỹ này tôi không nói, vì sống ở đâu con ngườI cũng phải làm việc. Nhiều ngườI nói, ngườI Việt mình qua Mỹ ai cũng biến thành tuổI trâu hết. Tôi thì không quan tâm điều đó. Tôi chỉ lo là lo con ngườI mình biến thành cái máy. BởI vì, khi đã là cái máy thì không còn tâm hồn, tình cảm nữa. Ở Mỹ, mình không còn thì giờ, nhiều lúc cả giờ đi... cũng không, thì tìm đâu ra hạnh phúc, còn đâu cảnh nhâm nhi cà phê buổI sáng, giấc ngủ buổI trưa, và đi dạo buổI chiều" Thì giờ dành cho vợ, cho con cũng không còn. Như tôi đây, đi làm ca 1, thì 4,5 giờ sáng đã ra khỏi nhà, đến 4 giờ chiều về nhà thì bà xã đang làm ca 2 ở sở. Đến khi bà về nhà lúc 1,2 giờ đêm thì mình đang ngủ. Như vậy vợ chồng chỉ được gặp nhau cuối tuần. Nếu cuối tuần một trong 2 ngườI phải làm overtime thì coi như... không Ềlàm ănỂ gì được cả. Con cái mình cũng ít khi gặp mặt, đừng nói chi là dạy dỗ chúng. Bảo sao ở Mỹ này con cái dễ hư, vợ chồng dễ xa lìa. Hầu hết ở Mỹ này ai cũng mua nhà trả góp trong 15 hoặc 30 năm, mua xe thì trả trong 3 năm, còn các trang thiết bị trong nhà thì góp trong 1 hoặc 2 năm. Con ngườI của chủ nghĩa tư bản chỉ đánh giá nhau qua đồng tiền và lấy số lượng tiện nghi vật chất để đo chất lượng phẩm giá, nhân cách con người. Do đó, ai cũng muốn có cái nhà to, chiếc xe đẹp, ăn mặc đồ hiệu, trang sức đầy mình để tỏ ra mình là ngườI giàu sang, danh gía hảo. Thực tế, những thứ đó chưa phải là sở hữu của họ, cũng như, khi họ xài thẻ tín dụng,credit card, thì tiền họ xài đâu phải là tiền của họ mà là tiền vay, tiền nợ. Nếu vì lý do nào đó mà họ bị lay off, mất việc thì họ là kẻ đau khổ nhất. Họ lo nhà họ bị ngân hàng tịch thu, xe họ bị lấy lại. Họ lo không tiền trả cả chục thứ bill hàng tháng. Họ lo sẽ bị vợ bỏ, bồ đá vì không còn tiền để cung phụng các tiện nghi vật chất cho vợ, cho bồ nữa. Ngoài ra, họ còn sợ ngườI đờI khi dể và còn nhiều thứ lo sợ khác nữa. Bổng chốc, họ thấy mình từ thiêng đường rơi xuống địa ngục. Thế là họ bị stress, bị depression, bị điên là điều khó tránh khỏi. Vì sự dinh dưởng qúa mức và cái gì cũng có máy làm thay, nên con ngườI trở nên lườI hoạt động. Hậu qủa, hiện nay có khoảng 30% dân Mỹ bị chứng mập phì (obesity) 20% dư thừa cholesterol và khoảng 10% bị chứng tiểu đường. Đó là những chứng bệnh nguy hiểm đưa tớI sơ cứng động mạch, đau tim, heart attack, tai biến mạch máu nảo, liệt..vv.. Ở các nước Phi châu nhiều ngườI nghèo đói qúa nên suy dinh dưởng, chỉ còn là một bộ xương, chân tay không cử động được, trông họ không còn là một con ngườI. Ngược laị, ở Mỹ vì dinh dưởng qúa độ, con ngườI trở nên béo phì, cũng không cử động được bình thường, con ngườI thành ra dị dạng, trông cũng không ra con người. Nhiều ngườI qúa mập, cả đờI chỉ nằm một chổ; khi đau yếu cần đi bệnh viện, phải nhờ lính cứu hỏa tớI phá rộng cửa, và dùng cần cẩu mớI di chuyển được.

Ông HO:

- Mình không có máu me cờ bạc, thỉnh thoảng có đến các casino kéo máy, hoặc để ăn uống miễn phí thì thấy nơi đó đúng là thiêng đường của giớI đỏ đen. Đi đánh bài cũng có xe đưa rước, được ăn uống miễn phí. Khi thua sạch túi thì được cho tiền về xe.

- Còn đàn bà thì dùng vốn tự có, bán mình lấy tiền chơi tiếp chứ gì" Ông ODP mĩa mai

- Điều đó thuộc về ý thức và tự do của mỗI ngườI, ta chớ nên ý kiến. Các bà mà nghe được thì to chuyện đó. Ở đây, lady first, ông không nhớ sao ông ODP - Tôi góp ý.

Ông HO tiếp tục:

- Đi shopping thì thật là lý thú vì không phải trả giá, kỳ kèo bớt một thêm hai. Mình cứ việc đến các quày, chọn những gì mình thích bỏ vào xe cart, đẩy tớI chổ tính tiền, tự mình tính và trả tiền lấy, không ai dòm ngó mình, mình thấy hoàn toàn tự do, thoải mái mà không cần bất cứ khẩu hiệu nào, chẳng hạn như câu ỀVui lòng khách đến vừa lòng khách điỂ mà ta thấy ở các cửa hàng ở Việt Nam. Có lái xe ở Mỷ mớI thấy được nhiều vấn đề mà khâm phục nước Mỹ, bản thân mình cũng thấy tự hào. Trước hết là phải thán phục đầu óc của những ai nghĩ ra hệ thống xa lộ hiện đại, hai ba tầng để giảm thiểu áp lực kẹt xe. MỗI xa lộ đều có 2 chiều, phân cách nhau. MỗI chiều có nhiều lane, ai cũng đi trong lane của mình, không có cảnh giành đường, vượt ẩu. Trong thành phố, ai cũng tuân theo tín hiệu đèn giao thông, mặc dầu không hề có bóng dáng của thầy cảnh sát. Trình độ văn minh, tinh thần tự giác của nguờI Mỹ biểu hiện rõ ràng nhất là lúc cúp điện. Tín hiệu đèn giao thông bị tắt. Lúc đó, ai cũng tuân theo quy định: xe nào đến ngả ba, ngả tư trước thì đi trước, kế đó là xe đến sau, cứ vậy mà chạy, không có ai điều khiển, không có ai nghĩ đến việc lấn lane, giành đi trước cả. Cá nhân mình cũng ở trong dòng xe đó và tuân theo qui định đó, nên cảm thấy mình có nhân cách và tự hào được sống trong một xã hộI văn minh lịch sự như vậy. Tôi đã rờI Việt Nam cả chục năm nay, vậy mà vẫn cảm thấy hãi hùng khi nghĩ tớI cảnh chạy ẩu và kẹt xe ở Sài gòn, lại càng buồn hơn khi nghĩ đến dân trí của ngườI mình bên nhà, sao qúa thấp kém.

Giờ nói đến giáo dục là vấn đề lớn vì nó là nhân tố quan trọng liên quan đến sự tồn vong và phát triển của một dân tộc. Chính phủ Mỹ không hề kỳ thị giớI tính, tuổI tác, màu da, sắc dân, tín ngưởng hay chính trị. Ai cũng được khuyến khích đi học. Đặc biệt thành phần có lợI tức thấp còn được trợ cấp tài chánh goị là Financial Aid. Số tiền này không những đủ trang trải mọI chi phí mà còn dư. Đối vớI một số ngườì lớn tuổI, đi học được xem như một nghề như những nghề khác. MỗI ngày đến trường đi học để để được lĩnh lương. Đi học mà không muốn pass, để được học laị, học nữa. Khi tôi nói, mỗI ngày tôi đến trường để tập thể dục, cũng được chính phủ trả tiền thì những ngườI ở Việt Nam không tin vì họ không tưởng tượng đuợc rằng fitness cũng là một môn học, được tính trong các credit ở chương trình College. Ngoài Financial Aid, ngườI đi học còn có thể vay tiền ngân hàng và nhận học bổng của chính phủ và các tổ chức xã hội. Do đó, ở Mỹ, ngườI nghèo khó nhất và ngườI giàu có nhất đều có cơ hộI như nhau trong việc học tập, thăng tiến nghề nghiệp và thành công trong xã hộI. Người này chỉ hơn ngườI kia ở ý chí, quyết tâm và ai có tài thì có cơ hội vươn lên mà không cần có phe, có đảng hay hối lộ gì cả. Được sống trong một xã hộI như thế thì thích quá đi chứ. Phải không quí vị" Khi đọc truyện viết về nước Mỹ, tôi biết có một cô bé lúc 13,14 tuổI vẫn còn chăn trâu ở Việt Nam. Nhờ qua Mỹ, được học hành, đổ đạt. Giờ đây, ngoài giờ làm việc thì xách cặp, mặc áo đầm, lái xe đi giảng đạo, truyền bá đức tin, sống một đờI đầy nhân cách, có ý nghĩa và ân phước. Nếu có ai nói cô bé này đã được lên thiêng đường thì tôi cho ràng không có gì qúa đáng. Từ địa ngục tớI thiêng đường chỉ cách có nửa vòng trái đất! Tôi có quen một gia đình ở Chicago cũng bình thường như những gia đình khác, Trong gia đình có 7 ngườI con thì một ngườI là giáo sư đại học, 2 ngườI là kỹ sư kiêm giáo sĩ và mục sư và 4 ngườI còn lại là Bác Sĩ. Thật là đáng nể.

Ông ODP:

- Tôi rất tâm đắc về nền giáo dục ở Mỹ như ông HO nói. Tuy nhiên, theo ý tôi, nếu nền giáo dục Mỹ có thêm tính nhân bản và môn đức dục được dạy thay cho môn tình dục ở trường trung học thì thật là tuyệt vời. Tôi biết, có những ông Tướng Việt Nam có những người con học hành chẳng ra gì cả. Tôi có những ngườI bạn triệu phú, có mấy đứa con chỉ biết rượu chè, bài bạc, ăn chơi, thậm chí ăn cướp nên cuộc đờI đã kết thúc qúa sớm. Điều tôi muốn nói: nước Mỹ là đất nước của cơ hộI, nhưng nếu không biết nắm bắt cơ hộI và có ý chí vươn lên thì cơ hộI ở Mỹ sẽ đưa ta xuống địa ngục sớm thôi.

Ông OH:

- Nước Mỹ có 30 triệu dân thuộc diện nghèo (poverty). Nhưng ngườI nghèo ở Mỹ cũng rất sướng. Họ được chính phủ cấp nhà (chương trình housing) rộng hẹp tùy số ngườI trong gia đình. Có nhiều apartment có đầy đủ mọI thiết bị, tiện nghi sinh hoạt, họ chỉ vào ở thôi, mỗI tháng trả tượng trưng vài chục bạc, nếu phải đi thuê phaỉ trả ít nhất 1000 đồng. NgườI nghèo được khám bệnh, chữa trị và thuốc men miễn phí, được trợ cấp, food stamp. Họ được cung cấp điện, gas và đi xe buýt giá đặc biệt. Ngoài ngườI nghèo, ở Mỹ còn có chế độ dành cho ngườI già trên 65 tuổI và ngườI bệnh được xác nhận không còn khả năng đi làm. Những ngườI này cũng được hưởng chế độ an sinh xã hộI gần giống như ngườI nghèo. Ngoài ra, hàng tháng họ được lãnh trợ cấp giống như tiền lương từ 600 đến 700, 800 đồng, tùy tiểu bang. Số tiền này cũng được tăng theo tình hình vật giá. Có nhiều ngườI trong số đó có ngườI Việt Nam, không bệnh hoạn gì cả mà vẫn giả bệnh, nhất là bệnh thần kinh để được trợ cấp hàng tháng, cùng lúc, họ đi làm nhiều job, lãnh tiền mặt, lại còn xin trợ cấp về nhà cửa và các chế độ Welfare khác, mà không đóng góp gì cho xã hộI cả. Những ngườI thất nghiệp trong khi chờ xin việc làm mớI thì được trợ cấp thất nghiệp, những ngườI hưu trí thì lãnh tiền retire đến hết đời. Nếu bạn có cha mẹ gìa bệnh tật hoặc có con bị tật bẩm sinh mà bạn phải take care, chăm sóc, bạn cũng được chính phủ cấp một số tiền hàng tháng. Đây là điều lạ, tôI mớI được biết và suy nghĩ mãi: mình nuôi chính cha mẹ mình, con cái mình mà cũng được cấp tiền. Những phụ nữ không có chồng mà có con goị là single mom, ngườI mẹ độc thân cũng được chánh phủ trợ cấp nuôi con đến 18 tuổi.

Ông ODP:

- Chế độ này đưa tớI hậu qủa là vợ chồng chính thức sống cùng một nhà nhưng không chịu làm hôn thú để được lĩnh trợ cấp con, thứ hai là nó khuyến khích phụ nữ cứ quan hệ tình dục bừa bãi, sinh con thật nhiều để được hưởng nhiều trợ cấp mà không phải làm gì cả. Theo tôi thì chính phủ không nên khuyến khích chế độ này vì hậu qủa không tốt của nó về đạo đúc, kinh tế và xã hội.

Tôi:

- Chính phủ cũng biết vậy nhưng vì quyền lợi và tương lai của những đứa trẻ không cha mà đành chấp nhận thôi. Dầu sao, thống kê năm 2000 cho thấy con số những bà mẹ độc thân có khuynh hướng giảm dần, nghĩa là tệ nạn xã hộI giảm dần. Đó là tín hiệu lạc quan, phải không ông ODP"

Ông HO:

- Vượt trên các điều kiện kinh tế, giáo dục, xã hộI, chế độ TỰ DO, DÂN CHỦ đã biến đất nước này thành một trong vài nước đáng sống nhất thế giới. Đã sống ở Mỹ trên 10 năm và đi hầu hết các tiểu bang, tôi chưa hề bị ai hỏi giấy tờ, chưa phải xin phép ai làm việc gì bao giờ. Vào những kỳ bầu cử, tôi có muốn đi bỏ phiếu hay không là quyền của tôi, không có ai hỏi thăm hoặc nhắc nhở. Nhà ở là nơi hoàn toàn riêng tư, không ai có quyền xâm phạm kể cả police, nếu không có lệnh tòa án. Không có chuyện nửa đêm vào nhà xét hộ khẩu vì ở Mỹ đâu có hộ khẩu mà xét. Nhà anh cho bao nhiêu ngườI ở tuỳ ý. Không thích ở tiểu bang nàỳ thì move đến tiểu bang khác, không ai biết mình, mình cũng không cần biết ai. In sách, làm báo, lập đài phát thanh là quyền tự do của mỗi người. Biểu tình được xếp vào loại tự do phát biểu ý kiến, cảnh sát không can thiệp miễn là không bạo động, không xâm phạm tài sản ngườI khác. Cộng đồng ngườI Việt biểu tình 55 ngày đêm chống Trần Trường treo ảnh Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng ở Cali là một thí dụ. NgườI dân có quyền đọc bất cứ sách báo nào, nghe bất cứ đài phát thanh nào, tham khảo bất cứ tài liệu nào, xem bất cứ chương trình giải trí nào, kể cả phim sex cũng không ai nói là văn hóa phẩm đồi trụy. Người dân có quyền phát biểu mọI sự không đồng ý, cũng như phê bình chỉ trích bất cứ chương trình, hành động nào của cuả chính phủ và nhân viên chính phủ kể cả Thổng Thống mà không sợ bị cho là phản động và bị bỏ tù. Hình như ở xứ này không có danh từ “phản động” mà chỉ có danh từ “đối lập”. Đối lập là công khai, hợp pháp và được khuyến khích. Mọi việc lớn nhỏ gì cũng có tòa án xét xử theo luật pháp. Nếu bạn không đồng ý vớI quyết định của police ghi trong ticket phạt bạn về tộI vượt đèn đỏ hoặc chạy xe qúa tốc độ, bạn có quyền không đóng phạt và nhờ tòa án phân xử và bạn có nhiều cơ hộI được toà án tha nếu bạn có đủ chứng cớ và lý lẽ thuyết phục để trình bày ở phiên xử. Trường hợp vì lý do nào đó mà police không có mặt ở phiên tòa, thì bạn đương nhiên là ngườI thắng kiện.

Khi ta nói, sống ở Mỹ cũng có nghĩa là sống vớI người Mỹ. ĐờI sống ta có thoải mái hay khó chịu một phần cũng do ảnh hưởng từ ngườI láng giềng, phần khác, do nhân thức của ta đối vớI ngườI mà ta sống chung. Tôi thấy ngườI Mỹ lúc nào cũng vui tính, lịch sự và sẳn sàng giúp đở mọI người. Mình và họ chỉ là những ngườI xa lạ, vậy mà trên đường đi, gặp nhau bao giờ họ cũng Hey, How are you doing, chào hỏi mình như đã thân quen từ thở nào, khiến cho mình thấy vui và hạnh phúc cả một ngày. Trên đường lái xe, khi mình nhường ưu tiên cho ngườI, thì họ giơ tay tỏ ý cám ơn, mình cảm thấy thích thú vì được cư xử một cách văn minh, lịch sự. Khi mình thực hiện điều gì dầu là nhỏ nhất mình cũng nhận đuợc 2 chữ “thank you” từ ngườI Mỹ. Trong sinh hoạt hàng ngày, mình luôn nghe họ nói “May I help you"” và lờI chúc “have a good day”. Một đặc tính khác rất dễ thương của ngườI Mỹ là rất thích hoa và lòng yêu thương đối vớI thú vật, chẳng khác gì đối vớI con người. Trong khi đó, có một loại ngườI cư xử vớI đồng bào ruột thịt của mình còn thua con vật. Nếu có tài viết văn, thế nào tôi cũng viết một bài ca tụng tình yêu của ngườI Mỹ đối với thú vật.

Ông ODP:

- Theo cái nhìn của ông HO và những ngườI theo chủ nghĩa tư bản, quá yêu chuộng đờI sống văn minh vật chất, thì nước Mỹ chính là thiêng đường. Nước Mỹ là nước Tự Do nhất thế giớI, một sự tự do qúa trớn, mà cái gì qúa trớn đều không tốt. Có lẽ vì vậy mà không một quốc gia nào có nhiều thảm trạng gia đình và tệ nạn xã hộI bằng nước Mỹ. Chắc qúi vị còn nhớ. Kẻ hiếp dâm hàng loạt Mỹ gọI là serial rapist, chỉ nhằm vào ngườI Á Châu đã gieo kinh hoàng trong cộng đồng ngườI Việt ở Chicago 2 năm trước vẫn chưa được xử lý. Cứ mỗI 18 phút lại có một vụ báo mất tích và hàng năm có khoảng 350000 người bị bắt cóc mà 84% là trẻ em dướI 17 tuổi. Ở Mỹ, lâu lâu lại nghe thấy trẻ em mang súng vào trường bắn bừa bãi, giết chết hàng loạt học sinh, và giáo viên, gieo sợ hãi và lo lắng thường trực cho phụ huynh có con em ở các trường trung học. Con số vợ chồng bỏ nhau ở Mỹ là cao nhất thế giớI vì ngườI Mỹ quan niệm cái gì mớI hơn thì tốt hơn. Không hiểu, khi ngườI ta ly dị thì có hạnh phúc hơn không" Có điều chắc chắn là con cái phải nhận mọI hậu quả tệ hại nhất do cha mẹ chúng gây ra và cuối cùng là xã hộI lãnh đủ. Người Mỹ vốn tôn trọng sự riêng tư, privacy, nên gia đình người này ít khi để ý, dòm ngó gia đình ngườI kia. Do đó mà khi tối lửa tắt đèn ít khi có nhau như gia đình Việt Nam. Câu ỀBà con xa không bằng láng giềng gầnỂ hâù như không có ý nghĩa ở nước Mỹ này. Cách nay không lâu báo Chicago tribune có đưa tin: Khi ngườI chủ mớI dọn về căn nhà mình mua, vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy xác chết của ngườI chủ cũ, bên cạnh có tờ báo. Căn cứ ngày tháng của tờ báo ngườI ta mớI biết ngườI này chết khoảng 2 năm, vậy mà hàng xóm không ai hay biết.

Điều mà ngườI Mỹ sợ nhất hiện nay là nạn khủng bố. Sau thảm họa ngày 11-09-2001 mà báo chí gọI là ngày địa ngục diển ra ở thủ đô thì ngườI ta rất ngại khi đến chổ đông ngườI. Tôi có nhiều người bạn khi phải di chuyển từ tiểu bang này sang tiểu bang khác kể cả qua Canada thì tự lái xe hoặc đi xe lửa chứ không dám đi máy bay. Hãng US airways đã nộp đơn khai phá sản, hãng United Airlines mỗi ngày lỗ cả triệu bạc, dự kiến sẽ khai phá sản vào mùa thu năm nay nếu tình hình không cải thiện được. Các hãng khác như American Airlines thì đang có kế hoạch giảm ngườI, giảm chi phí. Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc năm 2000 thì Mỹ là quốc gia có tổng sản lượng quốc dân lớn nhất thế giớI là 9810 tỉ đô la. Trị giá của hàng hóa và dịch vụ này là do các công ty Mỹ thực hiện. Nhưng điều gì đã diễn ra bên trong các công ty đó" Một thí dụ: Công ty World.Com, công ty viễn thông (telecommunication) lớn nhất thế giớI vớI 85000 nhân viên hoạt động ở 65 quốc gia có 20 triệu khách hàng xử dụng điện thoại đuờng dài và 2 triệu nội địa, có vốn 104 tỉ Mỹ kim. Một cổ phần (Share) trong năm 1999 lên tớI 64 đô la nay khai phá sản, chỉ còn 2 xu theo chỉ số NASDAQ. Cái mánh của những tên tài phiệt, chủ công ty là gian dối trong kế toán. Thay vì là lỗ 7 tỷ thì họ phù phép, hạch toán là lãi để thu hút những ngườI đầu tư cổ phiếu bỏ tiền ra mua. Vào lúc cổ phiếu lên tớI cao điểm(không phản ánh đúng trị giá thực của nó vì công ty đang bị lổ, thiếu nợ ngập đầu) thì ban giám đốc, chủ công ty bán ra thu tiền vào xong mớI khai phá sản. Những ngườI đã mua cổ phần của công ty bị vở nợ,lỗ 63.91đô la trên 1 cổ phiếu. Đau khổ nhất là các công nhân bỏ tiền ra mua cổ phiếu ở công ty mình vớI hy vọng khi về hưu có một số vốn. Sau mấy chục năm làm việc nay chỉ còn 2 bàn tay trắng. Phải chăng xã hộI tư bản là như vậy" Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi. Đừng có “nghèo mà ham”.

3

Đó! Nước Mỹ dưới cái nhìn của 2 ông bạn tôi là như vậy. Một người nhìn nó là thiêng đường, là nơi đáng sống, còn người kia thì cho rằng nước Mỹ không phải là nơi để người ta có thể sống hạnh phúc. Hai quan điểm trái ngược nhau, nhưng cả hai không ai nói sai cả. Cả hai đều có nhận xét tinh tế, lập luận vững chắc, thí dụ cụ thể, số liệu chứng minh rỏ ràng.

Ông HO có vẻ dễ tính, nhìn sự vật, con người một cách khoáng đạt, bao dung, nên không những ông dễ dàng hội nhập vào dòng sống Mỹ mà còn sống mạnh, sống hạnh phúc và tự hào. Không phải ông yêu thích gì chủ chủ nghĩa tư bản và ưa chuộng gì nền văn minh vật chất tây phương. Như ông nói, ông đi Mỹ là do bảo táp của cuộc đờI, đi để tị nạn. Dầu sao, ông có một triết lý về đời sống khá rõ ràng, biết tạo lấy hạnh phúc cho mình trong mọi hoàn cảnh. Lúc nào ông cũng giử được tinh thần lạc quan, yêu đờI, kể cả trong chốn lao tù. Vì vậy mà khi nghe được lờI chào của một người không quen trên đường phố hay khi nhìn thấy cái giơ tay cám ơn của ngườI lái xe ngược chiều, ông cũng thấy hạnh phúc suốt ngày. Điều đó là có thật.

Còn ông ODP"

Như đã nói, ông có mặt ở Mỹ chẳng qua là do sự dung ruổi của định mệnh. Ông nói, trước sau gì ông cũng về lại Việt Nam mặc dầu đời sống ông quá đầy đủ, sung túc. Nhưng không phải vì vậy mà ông có cái nhìn sai lệch về nước Mỹ. Ông là người thâm trầm, sâu sắc. Ông không nhìn sự việc một cách hờ hửng, không phải chỉ nhìn hiện tượng, hình thức bên ngoài, mà thấy tận bản chất bên trong, xuyên suốt qua tận mặt trái của vấn đề, sự việc. Có lúc ông nhìn nước Mỹ hơi khắc khe và nhận xét có phần mĩa may chua xót. Theo cái nhìn của ông, để trở thành con ngườI về mặt thể chất thôi cũng là khó, huống hồ chi một con ngườI với đầy đủ nhân cách, đạo đúc và tâm hồn ở một xã hội tư bản mà duy vật này. Dầu sao, những thắc mắc, những gợI ý của ông cũng rất đáng cho ta suy nghĩ. Phải chăng ở nước Mỹ cái gì cũng business" Đâu phải lúc nào cơ hội cũng đưa ta đến thành công" Có chắc rằng những người sau khi ly dị thì hạnh phúc hơn" Nước Mỹ mạnh nhất nhưng đâu phải là nước an ninh nhất" Nước Mỹ giàu nhất nhưng đâu phải là nước có nền kinh tế vững vàng, ổn định nhất"

Theo ông, có thể kết luận về nước Mỹ bằng một câu có 6 chữ "thấy vậy mà không phải vậy".

DUY NHÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến