Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_970x250_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Điều Cần Phải Làm

23/09/200200:00:00(Xem: 436969)
Người viết: NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG

Bài tham dự số: 2-647-vb70921

Nguyễn Trần Diệu Hương là tác giả bài viết “Chương Cuối Của Cuộc Đời”, một trong những giải danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2001. Cô hiện sống và làm việc tại miền Bắc California. Sau đây là viết mới nhất của cô nhân lễ Father’s Day.

Bài Essay của cô trong đơn xin vào Y Khoa của UCSF (Trường Đại Học California ở San Francisco) mở đầu bằng câu: Tôi xin vào học khoa Y vì lý do chung "muốn có thể mang lại sự bình an thể xác cho những người thiếu tài sản quý nhất trên đời: sức khỏe; Và lý do rất riêng "Tôi muốn làm vui lòng mẹ tôi, người đã hy sinh cả một đời nuôi anh em chúng tôi nên người, và muốn làm những điều ba tôi, một bác sĩ Quân Y, đã bỏ dở."

Ngày cô được nhận vào UCSF, mẹ khóc và đứng lặng người rất lâu trước bàn thờ bố. Hình ảnh đó làm tăng quyết tâm cho cô trong gần 10 năm theo đuổi ngành Y. Thật ra, cô thích học về hội họa hơn, nhưng mẹ muốn cô học Y, vì như thế cả hai anh em đã cùng nhau làm tròn ước nguyện của bố.

Bố đã qua đời 30 năm trước, từ "mùa hè đỏ lửa" ở An Lộc, Bình Long, Việt Nam trên một trực thăng tản thương, có dấu Hồng Thập Tự đỏ. Quy luật quốc tế, trong chiến tranh người ta có thể bắn vào bất cứ chỗ nào, nhưng không được bắn vào máy bay tản thương có dấu chữ thập đỏ. Vậy mà, có những người cuồng tín và không biết hay đã làm ngơ trước quy ước, bắn vào tất cả mọi nơi, ngay cả máy bay tản thương, đưa thương bệnh binh về hậu cứ. Lúc đó, cô chỉ vừa sinh được 3 tuần, như lời bà nội: "hãy còn đỏ hỏn". Lúc đó, anh Bình vừa lên bốn. Là một bác sĩ quân Y, chính bố đỡ đẻ cho mẹ, và cắt cuống rún cho cả hai anh em. Tuy làm ở ngay Tổng Y Viện Cộng Hòa ở Saigon, nhưng bố phải theo trực thăng tản thương đi khắp bốn vùng chiến thuật hầu như mỗi ngày, và bố đã cứu kịp mạng rất nhiều người lính ở ngay mặt trận mịt mù khói súng, dưới hầm sâu chỉ có ánh sáng đèn pin, hay ngay trên trực thăng bốn bề lộng gió.

Sau này, khi khôn lớn, anh em cô được nghe mẹ kể lại có những hôm bố về nhà gần nữa đêm, từ đầu đến chân đen nhẽm, phủ đầy mùi thuốc súng, chỉ còn hai con mắt, vẫn sáng quắt, rất đẹp và cương quyết, thông minh. Những ngày đầu mới về với bố, mẹ rất lo lắng, nhưng về sau mẹ quen dần, như hai mươi triệu người dân miền Nam tự do lúc đó quen dần với chiến tranh, với cái giá phải trả cho tự do. Để trấn an mẹ, và cũng để bày tỏ khát vọng của một người lính, bố đặt cho anh Bình là Hòa Bình, và tên cô là Bình An. Nhưng khi cô, Bình An của bố mẹ chưa đầy tháng thì bố vĩnh viễn ra đi, tìm sự bình an ở thế giới vĩnh hằng, để lại cho mẹ và bà nội nổi mất mát lớn nhất đời người, và một khoảng trống không ai có thể lấp đầy. Vì bố là con một của bà nội, và là tình đầu của mẹ. Bên cạnh nổi đau nát lòng của bà nội và mẹ, anh Bình rất vô tư, dùng gậy chống trong tang phục của trưởng nam, múa kiếm với bạn hàng xóm.

Ba năm sau, chưa mãn tang bố, thì làn sóng đỏ từ bên kia cầu Hiền Lương tràn vào tận đến mũi Cà Mau, mẹ và anh em cô được gia đình bên ngoại đưa đi di tản. Mẹ muốn đưa bà nội đi theo, nhưng bà từ chối, vì muốn ở lại với mồ mã ông bà, với thân xác bố ở nghĩa trang quân đội. Nhưng bà khuyến khích mẹ đưa anh em cố đi, vì "mẹ già rồi, sống nay chết mai, con phải đưa hai cháu đi để hai cháu được học hành nên người nên ước nguyện của bố chúng nó!".

Lịch sử đã lập lai khi tháng 4/75, mẹ cõng cô trên vai, anh Bình lên 7, lúp xúp chạy theo, tay nắm chặt áo mẹ, cổ đeo thẻ bài và hình của bố, cùng khai sanh của hai anh em. Hình ảnh đó tương tự như hình ảnh bố cầm tay bà nội, chạy lên tàu há mồm vào Nam tháng 7/1954.

Đến Mỹ, ngay từ lúc còn ở Camp Fort Chaffee ở Arkansas, mẹ đã chăm chỉ học tiếng Mỹ, để mong sẽ tìm được việc làm để nuôi hai anh em nên người. Nơi định cư đầu tiên trên quê hương thứ hai của ba mẹ con là thành phố cổ kính St. Louis, thuộc Missouri ở miền Trung Tây nước Mỹ, mẹ được hội thiện nguyện giới thiệu vào làm ở một nursing home. Lúc đó, anh Bình vừa lên lớp hai, và cô chập chững bước vào Kingdergarden. Hình như trẻ con cũng có giác quan thứ sáu, cảm thông được nổi khó khăn, neo đơn của mẹ, cả hai anh em đều rất ngoan, hay ăn chóng lớn, và không hề bị bệnh trong suốt thời học sinh. Hình như đó cũng là một đền bù dành cho những gia đình, chỉ còn bố hoặc mẹ, trẻ em mồ côi thường khôn ngoan hơn, và trưởng thành hơn những trẻ em có đủ bố mẹ. Giống như cây mọc ở Bắc cực hay sa mạc thường tự điều chỉnh nhu cầu của mình theo đúng điều kiện thời tiết.

Từ tuổi lên tám, anh Bình đã biết tự mở cửa vào nhà, và biết đóng cửa giữ im lặng, vì anh biết mẹ không đủ tiền gởi anh ở Daycare sau giờ tan học như các bạn Mỹ cùng lớp. Từ nơi làm việc, mẹ vẫn gọi điện thoại về trông chừng anh mỗi nữa giờ, và anh chỉ trả lời điện thoại sau tiếng chuông thứ ba, khi biết chắc chắn là mẹ gọi. Đời sống ba mẹ con tạm đủ với công việc full time của mẹ ở nursing home chỉ cách nhà (thật ra đó chỉ là căn apartment một phòng) gần nữa mile. Mẹ có thể đi bộ đi làm. Cuối tuần đi chợ gần nhà, và đẩy cô cùng thức ăn về trong cái shopping cart của chợ.

Ký ức thời thơ ấu của cô còn in rất rõ nét của mùa đông trắng xóa ở St. Louis và sở thú mùa hè xanh ngát cây cao, bóng mát. Một thân một mình nuôi con mẹ vẫn giữ thăng bằng cho đời sống của anh em cô. Cô được gởi ở Day care center rất gần nhà. Trong nursing home, nơi mẹ làm, những đồng nghiệp da đen, hay da trắng của mẹ, cũng dành cho mẹ một ưu đãi đặc biệt, vì thấy mẹ nhỏ con, nhưng rất siêng năng chăm chỉ họ để cho mẹ phụ nấu ăn ở nhà bếp, thay vì giúp những bệnh nhân lo vệ sinh cá nhân. Mẹ sống thời son trẻ, như người đứng ở điểm giữa của đường đời, mà hai anh em cô ở điểm đầu, và những người già sống trong nursing home ở điểm cuối. Bên cạnh mẹ, không có ai chỉ có hình ảnh của bố và ký ức hạnh phúc tuyệt vời, lúc bố còn sống là niềm an ủi.

Năm năm sau, học xong AS ở Forest Park Community College, mẹ đưa hai anh em về San Jose, miền Bắc California để có một khí hậu ấm áp hơn, để gần cộng đồng Việt Nam hơn, hai anh em có thể giỏi tiếng Việt hơn. Thật ra, từ hồi còn ở St, Louis hai anh em đã biết đọc biết viết tiếng Việt qua những bài Việt văn, mẹ nhớ lại và viết ra từ những bài giảng mẹ đã dạy cho học trò ở trường Quốc Gia Nghĩa từ trước năm 1975. Mẹ dạy tiếng Việt cho hai anh em, và hai anh em giúp mẹ phát âm tiếng Mỹ chính xác hơn.

Ba mẹ con đi dọc theo chiều dài của hơn một nữa nước Mỹ từ miền Trung Tây êm đềm sang ven biển miền Tây đầy nắng ấm "Gia tài sự sản" không có gì nhiều trong 5 năm đầu tiên ở Mỹ, tất cả chất đầy lên thùng xe và băng ghế sau, hai anh em cùng ngồi phía trước với mẹ, các cậu, các dì cùng muốn giúp mẹ, nhưng tính mẹ độc lập nên vẫn tự làm lấy mỗi chuyện.

Chỉ sau khi về San Jose vài tháng, mẹ liên lạc được với bà nội và vẫn thường xuyên gởi tiền về thay bố phụng dưỡng bà nội trong những ngày về già. Lúc đó, anh Bình bắt đầu tuổi teenager, và đã giúp mẹ được rất nhiều điều, kể cả việc đưa đón cô đi học từ trường Elementary cách nhà ba blocks. Anh giống bố rất cao, nên nhiều người tưởng anh đã 16 tuổi, đủ tuổi để có thể đưa đón em ở trường Tiểu học.

Đời sống của ba mẹ con, dù không có bố vẫn rất êm đềm. Bố mất từ ngày cô rất chào đời, cô không hiểu được hạnh phúc của một gia đình có đủ bố mẹ, nhưng cô nghĩ là mẹ đã vừa làm bố, vừa làm mẹ một cách rất chu toàn. Bởi thế, hai anh em vẫn bảo nhau "mình phải cố học giỏi để làm vui lòng mẹ, vì đó là món quà lớn nhất dành cho mẹ, cho ông bà ngoại bà nội ở quê nhà và cho ngay cả linh hồn của Bố".

Lên trung học, anh Bình được vào Acedemic High school, thú giải trí duy nhất của hai anh em là những video tape, những phim du lịch hay những family movies mượn được từ thư viện của thành phố. Từ một phim tài liệu giới thiệu về trường đại học quân sự của Mỹ "West Point" anh Bình muốn vào học ở đó, với full scholarship để đở gánh nặng cho mẹ trong những ngày anh học Đại học. Hai anh em đã cùng hứa với nhau, sẽ nối được nghiệp bố, một bác sĩ quân y.

Anh Bình đã vào West Point với major computer engineering, như ước nguyện. Anh rời nhà, trao lại trách nhiệm săn sóc mẹ cho cô. Hai anh em đã bắt đầu lo được cho mẹ khi anh Bình lên mười lăm tuổi và đi làm công việc parttime đầu tiên ở một công viên giải trí. Mỗi cuối tuần, hay mùa hè, anh làm 8 tiếng mỗi ngày như một người lớn. Lúc đầu, anh phải chiên French fry mỗi ngày, khi anh về nhà, mang theo đầy mùi dầu và mùi khoai tây chiên. Năm sau, anh được làm ở chỗ điều khiển roller coaster, lương nhiều hơn một chút, anh đã có thể mua đồ mới mỗi mùa tựu trường cho cả hai anh em, mà không còn làm phiền mẹ nữa.

Cô cũng bắt đầu đi làm ở tuổi mười sáu ở một trạm bán xăng gần nhà. Tuy chỉ làm 15 tiếng mỗi tuần trong vòng vài tháng ở đó, cô đã rành đủ mọi loại nhớt xe. Khi anh Bình chuyển về New York, vào nội trú ở West Point, cô "thừa hưởng" được cái xe cũ của anh để lại, cô bắt đầu vào làm ở các department stores, những nơi mẹ vẫn thường mua quần áo để có thể mua đồ cho mẹ nhiều hơn với giá discount 20% cho nhân viên. Bước đầu vào tuổi teenager, cô cũng bắt đầu thích áo quần đẹp, thích shopping, nhưng những điều đó không bao giờ nằm trong "Things to do/List" của cô.

Bởi vì không phải đợi đến lúc nghe và hiểu bài hát "Lòng mẹ" cô mới hiểu và thương mẹ, mà anh em cô đã thương mẹ vô cùng từ khi bắt đầu có đủ trí khôn, bắt đầu thấy mình rất đầy đủ, hạnh phúc hơn nhiều bạn cùng tuổi có đầy đủ ba mẹ. Tấm lòng, trình độ và sự hy sinh cả một thời son trẻ của mẹ dành cho anh em cô là một trong những hạnh phúc quý giá nhất. Và cô nghĩ là bố cũng rất hoàn hảo, ít nhất là đối với mẹ, để một người đàn bà đẹp như mẹ có thể giữ lòng sắt son từ tuổi ba mươi.

Cô giống mẹ, nên từ năm lên trung học, cô đã được vài người bạn nam trong trường theo đuổi, nhưng cô bỏ ngoài tai điều đó, vì như lời mẹ nói "các con phải học hành đến nơi đến chốn, giúp mẹ làm tròn bổn phận với linh hồn bố, và giữ lời hứa với bà nội". Mẹ đã dạy anh em cô ở tuổi nào người ta cũng có thể yêu được, nhưng bộ óc con người chỉ hoạt động hữu hiệu và có khả năng học cao nhất trong những năm từ 15 đến 30 tuổi. Và cô hiểu để học được chuyên ngành về tim, cô phải tốn mười năm dài. Đó là đầu tư lâu dài và tốn kém nhất trong các ngành học ở Mỹ. Và không những chỉ mẹ hy sinh cho cô, anh Bình vào học West Point, để có được scholarship, dành toàn bộ tiền mẹ đã bỏ trong "College fund" cho những năm tháng ở trường đại học Y khoa sau này của cô. Tất cả những điều đó đã là một chất xúc tác làm cô có nhiều nghị lực hơn trong mười năm đăng đẳng kể từ lúc bước vào dự bị Y khoa đến lúc xong chuyên ngành về tim. Để tránh tốn kém cho mẹ, ở bốn năm đầu đại học, không phải đi thực tập, cô đi bằng Cal-Train. Mỗi sáng, dù nắng ráo hay sương mùi, cô đeo một cái cặp khá to (trong đó có một sandwich cho giờ ăn trưa, một trái cam, một trái chuối và một hộp cereal, thực phẩm cả ngày của cô), leo lên tầng thứ hai của xe. Ở đó, yên tỉnh hơn, cô có thể đọc lướt qua những chapter sẽ học trong ngày, để dễ dàng hơn khi nghe giảng ở lớp. Buổi chiều, cô về bằng xe của một bạn học cùng lớp, và chia tiền xăng trong ngày, rất là Mỹ với bạn.

Nhiều hôm, cô trở về nhà, sau một ngày dài ở trường với nhiều căng thẳng, bụng trống trơn, chỉ có hai ly Starbucks Coffee, một ly buổi sáng và một ly buổi chiều giúp cô tỉnh ngủ, chống lại mỏi mệt. Bài vở chồng chất, cuối tuần cô lại phải đi làm thêm, nên đôi lúc cô không có giờ xuống Cafeteria để ăn trưa, cái sandwich cô mang theo, đôi lúc đã được đem biếu cho một người homeless hiền hòa, vẫn ngồi ngủ ở một góc Cal-train.

Hai anh em đươc thừa hưởng gene cam đảm, chịu đựng của bố và gene từ bi, hy sinh của mẹ nên không hề đòi hỏi một điều gì. Một đôi lần, đi dự những tiệc sinh nhật trọng thể của bạn bè, cô chợt nhớ là từ lúc mới sinh cho đến lúc xong MD, cô vẫn không hề tổ chức một party sinh nhật, nhưng có hề gì, vì điều đó cũng không bao giờ nằm trong "thing to do/list" của cô. Hay trong những năm nội trú ở bệnh viện, có dịp đến những căn condominium nằm trong khu vực sang trọng của bạn học cùng lớp, cô vẫn không hề phân bì tại sao mình không có được một nơi ăn chốn ở tiện nghi như bạn.

Bởi vì có được ngày hôm nay, cô hiểu là mình đã may mắn hơn hàng triệu người khác trên thế giới, hàng triệu bạn trẻ Việt nam ở trong nước, và cô phải nhớ ơn ân nhân lớn nhất đời mình: mẹ yêu quý của anh em cô.

Sau mười năm dài nhiều cố gắng, cô đã được học vị MD để làm quà cho mẹ cho bà nội ở quê nhà và cho linh hồn bố. Anh Bình cũng đã tốt nghiệp từ West Point mấy năm trước, và là một sĩ quan kỹ thuật của Không quân Hoa Kỳ. Cả hai anh em, mỗi đứa đã nối được một nửa con đường của bố bỏ dở từ gần ba mươi năm trước. Và quan trọng hơn hết, cô thấy được một con mắt rất đẹp và buồn của mẹ sáng lên, rạng rỡ niềm tự hào.

Con đường trước mặt còn dài. Cô còn phải học thêm nhiều chuyên môn với những đồng nghiệp đã ra trường từ nhiều năm trước. Nhưng một điều chắc chắn cô phải làm là khám từ thiện cho những trẻ em ở những public shelter, chỉ có mẹ, như anh em cô. Và cô cũng sẽ về thăm quê nhà thăm bà nội, đưa tro tàn của bố về gần mẹ hơn và cũng sẽ khám bệnh miễn phí cho những trẻ em nghèo, bất hạnh ở quê nhà. Phải làm được tất cả những điều đó, cô mới thấy mình thật sự bình an trong tâm hồn.

(Kính tặng cô Lan, tặng Lan Hương, Tiến Tuấn để chia xẻ muộn màng nổi đau từ thời thơ dại- Santa Clara, Vu Lan 2002).

NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG

Ý kiến bạn đọc
22/03/201301:05:57
Khách
Cái Cột Đèn mà có chân cũng ra đi .
Các Chú Bác Anh Chị ở Mỹ bắt đầu viết về nước Mỹ thì Tôi mới bắt đầu tìm đường đi Mỹ ! À ! mà không hẳn là đi Mỹ mà ra đi bất cứ quốc gia nào miễn là rời khỏi đất nước Anh Hùng oanh liệt đánh thắng được hai thế lực hùng mạnh nhứt hành tinh nầy : Thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ . Ra đi bằng mọi cách miễn sau rời khỏi Việtnam; vì chẵng phải các Chú Bác hay nói :
“ Cái cột đèn mà có chân cũng ra đi hay sau” ?.
Dịp mai đưa đến có một Việt Kiều từ Bắc Âu về chơi một lược với người Em họ . Thế là đám cưới được tổ chức gấp chỉ mấy ngày sau . Hơn 2 tuần lễ trăng mật với người Chồng “ No Choice “. Lấy Chồng không cần tình yêu, không cần quen biết, không cần xấu đẹp hay gia thế chỉ cần đạt được mục đích.
Tôi: “ rời khỏi Thiên đường CS” .
Chồng Tôi: “ Good Holiday in VN ”
Tiền thì ai chẵng ham nhưng trừơng hợp của Tôi ; phải chi tiền cho đám cưới. Món ngon vật lạ tiếp đãi người Chồng Việt Kiều lúc nào cũng thịnh soạn tươm tất và gần như ai trong gia đình tôi cũng nể trọng Anh ta ! nhưng thật tế Anh ta chỉ là tên cựu đánh cá ở VN ; đi theo ghe vượt biên ; được Tàu Thụy Điển vớt nên được định cư ở Thụy Điển . Không học hành gì hết mà cũng chẵng chịu đi làm ; vô nghề nghiệp , đi làm lậu ; đang ăn bám vào tiền trợ cấp xã hội!
Bốn tuần lễ Holiday hàng năm của Anh ta về Vn cũng quá ngắn cho Anh ta phải ra đi ; ngày đưa tiễn có đầy đủ thân nhân bên gia đình Tôi ; nhưng bên Anh Ta thì không có ai vì Anh Ta ở tận Miền Trung xa xôi ? Tôi cũng rặn khóc sục sùi cho có nước mắt ! thật là khó khăn thế mà các Diễn viên Đại Hàn, Hồng Kông không biết làm sau mà lớn nhỏ gì cũng khóc nước mắt nhỏ giọt !!! Tài thật.
Tôi cũng như gia đình tôi mõi mòn chờ đợi giấy tờ bảo lãnh ; nhưng hởi ơi một cái mail hay một cái thư cũng không có !!!! Tôi và gia đình Tôi bị Việt Kiều GẠT !!!
Việt Kiều luôn hô hoán bị lừa; bị gái ở Vn gạt để được bảo lãnh sang Mỹ sang Pháp, sang Úc, sang Canada… rồi chia tay ngay phi trường do thằng khác đến rướt hay ở đôi năm khi nhập quốc tịch rồi thì ôm gói theo người khác …etc . Các Chú Bác có bao giờ nghĩ lại xem gái ở Vn được Việt Kiều về cưới chơi xong rồi bỏ thì còn gì đời con gái mà dù là gái hay nạ dòng mà bị bỏ cũng đâu còn mặt mũi nhìn ai ! mai mà không có mang cái bầu tâm sự chứ nếu nhỡ mang bầu thì nuôi con một mình khỗ biết mấy các Bác các Chú có biết cho không ? Các Chú Bác Anh Chị có bao giờ biết hàng năm có hàng trăm đến hàng ngàn Việt Kiều khắp nơi trên Thế giới về Vn gạt đàn bà con gái VN hay không ? Chính Tôi bị Việt Kiều gạt mà ngay cả Anh Chú Bác của Tôi cũng về Vn cưới gái quen biết với Cha Chú của mình rồi ra đi chẵng bao giờ bảo lãnh !!!
Tôi mang mối hận đầu đời quá lớn ! Tôi đã được mỡ con mắt ra để nhìn mọi người bằng bất cứ cái gì nói gì đều không thể tin được !!! Tôi bắt đầu tìm bạn bốn phương toàn là Việt kiều. Gìa trẽ bé lớn gì làm quen được cũng làm quen hết . Cha Chú gì cũng nhận làm con nuôi Cháu hờ gì cũng được hết ( dù biết rằng Con gì nuôi kể cả Con người đều bị làm Thịt hết !).
Tôi vận dụng tất cả cái học 12 năm bậc trung học để viết mails tình, mails than thân trách phận để gạt tình thương hại hay thương thiệt gì cũng được miễn Tôi được Tiền Quà hay ra đi . Một Ông Chú ở Úc Tôi gọi là Daddy mỗi tháng gởi cho 200 đến 200 đô ; đổi lại gần như mỗi ngày tôi đều gởi mails kể chuyện “ Làm Lò Than ”, hay ngày đó làm gì ở VN . Tôi xin tiền đi học nghề nầy đến nghề khác ; thực ra là để moi thêm tiền chứ học hành gì đâu ; Một tên trẽ ở pháp gởi biếu quà Tôi đem bán cũng được món tiền ; ở Mỹ thì lắm Bạn của Cha Chú gì Tôi cũng liên lạc . Tiền kiếm được hơn ngàn đô mỗi tháng ; Tôi không cần đi làm gì hết .
Thế rồi một Anh chàng ở Canada thương tình tôi than thân trách phận nên đã làm giấy bảo lãnh viện fiancé ; Tôi được đến Tòa Lãnh sự Canada để phỏng vấn nhưng Tôi bị bát vì không có những emails viết thư tình mùi mẫn , không có giấy gởi tiền về , không có hình ảnh và cũng không đủ chi tiếc về đời tư của Anh ta để chứng mi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,189,485
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Jenny, cô phóng viên Mỹ tuổi đời chưa quá 30.
Sau vài tháng đắn đo suy nghĩ và bàn bạc với con cái,
Đã có hàng triệu người Việt định cư tại xứ Mỹ này
Năm 1975, để bảo tồn Hội Dòng, những tu sĩ Dòng Đồng Công
Thay mặt các anh chị em nhóm Việt Bút, tôi đến tòa soạn Việt Báo nhận 35 quyển sách mới
Vào một ngày thứ Bảy cuối tháng 07/2019, các bác sĩ và y tá cùng nhân viên trong bộ phận Xứt Môi và Răng Hàm Mặt
Sân chùa Kim Cang đông tấp nập trong ngày lễ Vu Lan.
Về lại Cali năm nay, tôi nghĩ mình chắc sẽ có nhiều nỗi vui mừng, xúc động.