Hôm nay,  

Ký Ức Và Thực Tại

06/09/200200:00:00(Xem: 195576)
Người viết: KIM TRẦN

Bài tham dự số: 2-634-vb40904

Kim Trần 19 tuổi, sinh năm 1983, chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ được ba năm, hiện là sinh viên, cư trú tại Santa Ana. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô. Mong Kim sẽ còn tiếp tục viết.

*

Tôi sinh ra và lớn lên tại Việt Nam đến năm 16 tuổi thì theo ba mẹ sang Hoa Kỳ định cư. Gia đình tôi ít người vì tôi chỉ có một người chị gái. Thật không may khi chị tôi đã không thể sang Mỹ cùng gia đình, chỉ vì chị đã qua 21 tuổi vài tháng. Hai chị em tôi lúc còn ở Việt Nam rất thân thiết, gắn bó.

Qua đến Mỹ, không bị choáng ngộp bởi khung cảnh choáng lệ của đường phố, xe cộ và nhà cửa ở đây, nhưng tôi lại ngỡ ngàng và thấm thía nỗi đau của sự chia cách. Giữa những ngày xô bồ tại nước Mỹ, tôi thường hồi tưởng lại khoảng thời gian thơ ấu, những chuỗi ngày tháng và kỷ niệm tươi đẹp với bạn bè, trường lớp… Tôi bắt đầu chợt nhận ra rằng, hạnh phúc đôi khi chỉ là những cái thật đơn sơ, gần gũi mà lắm lúc chúng ta không nhận thấy được, đến khi mất đi người ta mới hối tiếc và hiểu hết giá trị của nó.

Lúc còn ở quê nhà, mỗi sáng thức dậy tôi thường ngán ngẩm và thầm nghĩ "lại phải bắt đầu với một ngày chán ngắùt nơi vùng quê buồn tẻ này." Vậy màø hôm nay chính bản thân tôi cũng không ngờ rằng điều làm tôi buồn nhất là không biết bao giờ tôi mới có thể tìm lại được khoảng thời gian bình dị bên những người thân thương nơi chốn quê nhà.

Ngày đầu tiên đi học ở Mỹ, chú tôi dắt tôi vào trường La Quinta High School ở Santa Ana. Ngôi trường thật…. vĩ đại so với ngôi trường lá tôn của tôi ở quê nhà. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm nhận sự lạc lõng khi nhìn chung quanh toàn người xa la, từng cặp trai gái ôm hôn nhau giữa sân trường mà thầy cô qua lại cứ dửng dưng như không có chuyện gì, trong khi đó ở trường học quê tôi, quan hệ trai gái xem như cấm kỵ trong khuôn viên trường học. Cách ăn mặc lộ liễu và phóng khoáng cùng hàng chục kiểu tóc màu sắc khác nhau làm tôi thấy nhớ làm sao bộ đồng phục áo trắng thướt tha mà có lẽ mãi mãi tôi không thể tìm lại được hình ảnh ấy nơi xứ lạ quê người này. Tôi thấy sợ khi nghĩ sẽ phải tự mình làm lại từ đầu để thích nghi với cuộc sống mới.

Bước vào lớp học, tôi an tâm hơn khi thấy phần lớn các học sinh là người Việt Nam nhưng tôi lại thất vọng và chán nản hơn khi nghe đâu đó tiếng chửi thề của các học sinh Việt với thầy cô giáo Mỹ. Hoàn toàn không có sự tôn sư trọng đạo như tôi từng được học ở quê nhà. Mặc kệ những gì diễn ra chung quanh, tôi chỉ biết cố gắng hòa hợp với cuộc sống Mỹ và tự nhủ với bản thân dù ở bất cứ nơi nào thì bản chất con người Việt Nam của tôi cũng sẽ không bao giờ thay đổi.

Tôi đã đến được đất nước giàu có và phồn vinh, được hưởng thụ mọi thứ mà trước đây tôi có nằm mơ cũng không thấy được. Tôi đi học không phải đóng học phí, sách vở và ăn uống nhà trường ở Mỹ đều cung cấp cho học sinh. Nhìn cảnh các bạn học sinh Mỹ phung phí thức ăn trong những giờ ăn lunch mà tôi thương làm sao cho những đứa trẻ nghèo nàn không có cơm ăn, áo mặc, phải lăn xả vào đời khi còn quá bé thì làm sao nghĩ đến chuyện đi học.

Có được cuộc sống vật chất đầy đủ nhưng sao lòng tôi lúc nào cũng thấy thiếu thốn cái gì đó rất thiêng liêng mà mãi sau này tôi mới nhận ra, đó chính là tình cảm chân thật và gắn bó giữa người với người. Cuộc sống tự do và bình đẳng ở Mỹ giúp cho ta trở nên tự lập và không sợ sự phân chia giai cấp sang hèn nhưng đôi lúc làm mất đi sự kính trên nhường dưới. Phải, từ một cô gái út được cưng nhất nhà, tôi đã phải tự đi làm kiếm tiền từ khi sang Mỹ, thời gian bận rộn với công việc làm cùng thời gian đi học đã biến không chỉ tôi mà tất cả mọi người trở thành người …máy với bộ óc sống được cài giờ giấc và công việc mỗi ngày.

Thời gian đã dần dần biến tôi thành con người của học tập và công việc. Sống ở Mỹ tôi mới biết quý thì giờ rảnh rỗi trong khi lúc còn ở Việt Nam tôi chán nản vì mình rảnh rỗi qúa nhiều. Đôi lúc tôi thèm đươc ở một nơi yên tỉnh nghe nhạc hay làm những công viêc của riêng mình nhưng giờ đây điều mong muốn tưởng chừng như quá nhỏ nhoi ấy lại là chuyện hiếm khi đạt được. Đôi lúc tôi muốn vứt bỏ tất cả công việc, học tập một thời gian để nghỉ ngơi nhưng biết mình không thể làm được nên đành chịu. Vì là người cầu tiến nên tôi không thể cứ tà tà như một số thanh niên bên này. Tôi biết để đánh đổi lấy một tương lai tươi sáng thì mình phải hy sinh thời gian và sức lực.

Qua tới Mỹ tôi mới nhận thấy được sự chênh lệch quá xa giữa mức sống ở nước tôi và Hoa Kỳ. Có rất nhiều người ở Việt Nam có học vấn, chịu thương chịu khó học tập cho đến khi thành tài lại phải ngậm đắng nuốt cay trở về nhà vì không thể tìm việc hoặc có việc làm bấp bênh không vững chắc với đồng lương chỉ đủ ăn mỗi tháng.

Rồi cũng có ngày tôi về lại quê hương xứ sở. Hè năm nay tôi đã trở về thăm lại chị tôi và bạn bè cũ. Ngày tôi về có nhiều bạn bè ra phi trường đón, họ nhìn tôi với ánh mắt hơi xa lạ vì có lẽ tôi biến đổi rất nhiều, tóc vàng và làn da trắng làm bạn bè tôi…hơi bất ngờ khi thấy tôi. Dù vậy chúng tôi đã đi chơi với nhau thật vui vẻ. Việt Nam không có gì thay đổi. Điều bất ngờ là chính tôi hiểu ra là mình đã thay đổi. Tình cảm dành cho quê hương đất nước trong tôi vẫn vậy, nhưng sao giờ đây tôi thấy ngột ngạt, khó thở khi phải sống trong một môi trường ồn ào, nóng bức và phức tạp. Tôi ở Việt Nam gần 3 tháng, khoảng thời gian dường như quá dài cho một kỳ nghỉ. Đến tháng thứ nhì, bất chợt tôi thấy mình nhớ… Mỹ và bạn bè bên đây. Dường như tôi đã quen với cuộc sống công nghiệp hóa ở Mỹ.

Tôi trở về Mỹ sau gần 3 tháng viếng thăm Việt Nam, cảm giác khi trở về là lạ, thấy vui như mình vừa thật sự trở về với chính mình. Tôi vẫn nhớ, vẫn yêu quê hương cũ, nhưng tự dưng giờ đây tôi thấy mình đã thân thiết làm sao với đời sống tại Mỹ. Có lẽ vì nước Mỹ đã ưu đãi không chỉ riêng tôi mà tất cả dân cư từ các quốc gia khác .

Tôi thật sự cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ đã giúp biến giấc mơ của hầu hết mọi người thành sự thật. Tôi đang được sống trong một đất nước tự do, bình đẳng, hiểu biết. Chính tại đây, giấc mơ của chúng ta không chỉ là lo cho bản thân mà còn đủ điều kiện để có thể hướng về những người thân yêu và con cháu sau này.

Việt Nam với tôi, mãi mãi sẽ còn là ký ức, là kỷ niệm thân thương. Nhưng chính nước Mỹ mới thật sự là thực tại và tương lai của tôi.

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến