Hôm nay,  

Cám Ơn Con Dâu Quí Của Tôi

02/09/200200:00:00(Xem: 202614)
Người viết: Kéo Xe Bò
Bài tham dự số: 2-628-vb80825

Là một người lính, sau năm 1975, tôi trở về Đà Nẵng làm ăn bằng nghề kéo xe bò, vác gạo, vác than kiếm sống nuôi một đàn con 5 đứa. Vượt biên đến Mỹ và hiện định cư tại Long Beach, California.

Bài viết dưới đây nhằm vinh danh một người con dâu đã chịu cực chịu khó với rất nhiều nghị lực để nuôi chồng ăn học thành tài trên đất Mỹ. Có lẽ đây là mẫu người mà tôi muốn nói lên để hy vọng những ai có hoàn cảnh tương tự có thể trở thành một nàng dâu quý của xã hội ngày nay.

Tôi cũng không biết ở trên đất Mỹ này, có bao nhiêu người con dâu như câu chuyện tôi sắp kể ra đây. Nếu thật sự quí vị có gặp những nàng dâu quí hoá như vậy, xin hãy dành cho nàng đóa hồng thật tươi. Vì chính nhờ những nàng dâu quí như nàng, chúng ta có thể
hãnh diện về con cháu chúng ta.

*

Sau 1975, giã từ đời lính, sống cảnh "gà trống nuôi con tôi mang 5 đứa con thơ trở lại miền Trung, vùng đất cày trên sỏi đá để sống nương tựa vào những người thân cùng ba mẹ tôi.

Công việc hàng ngày của tôi là kéo chiếc xe bò chở thêm 5 bao gạo trên xe. Đây là chiếc xe mua lại của một người bạn. Xe vốn dành cho bò kéo. Nay "cải tiến" để người kéo thay. Để kéo nổi nó từ chợ Cồn xuống tới bến đò chợ Hàn, ,
tôi phải dùng hết sức lực còn lại. Ngày kéo xe đầu tiên, trên đường đi, tôi dừng lại để nghỉ và thở, không biết trời nắng, mồ hôi hay nước mắt chảy ra mà miệng tôi đắng ngắt, tôi thầm nhủ "Cuộc sống của tôi bắt đầu kể từ hôm nay như vầy sao"" Rồi thời gian cũng qua đi, nhờ chịu khó tôi đã bắt đầu kéo nhiều bao gạo nặng hơn, có khi kéo một mình cả tấn gạo như chơi.

Sau cuộc đổi đời
năm 1975, không chỉ
bản thân yôi mà rất nhiều sĩ quan cao cấp cũng làm những nghề nghiệp tương tự như chạy xe ba gác, kéo xe bò, đạp xích lô hay vác gạo. Tôi có người anh sau khi ra khỏi trại học tập cải tạo cũng chạy xe xích lô. Có người bạn chụp dùm tấm ảnh anh đứng bean cạnh chiếc xích lô. Tấm ảnh ấy sau này theo sang đến đất Mỹ rồi được anh rửa ra lớn hơn, lộng
khung kính, trịnh trọng treo ngay ngoài phòng khách. Tôi không có tấm ảnh nào chụp mình với chiếc xe bò, nhưng cũng như anh, lòng tôi mãi không quên chiếc xe.

Kéo xe bò được một thời gian, tôi gửi lại đàn con ở Việt Nam với ba mẹ, một mình vượt biên đến Hồng Kông, rồiù định cư tại Mỹ.

Sau hơn mười năm cha con chúng tôi mới có dịp đoàn tụ. Vậy mà quay tới quay lui, lũ con đã lớn khôn ra đời lập gia đình có vợ con. Chỉ còn
Thắng, con trai út của tôi học xong High school thì xin vào trường Đại học cộng đồng gần nhà, buổi chiều Thắng làm việc cho nhà hàng Pizza Hut. Làm được một
name, Thắng nghe bạn bè rủ qua Texas rồi Florida và cuối cùng đến California. Tại đây,
ban đêm Thắng
phải đi bỏ báo để kiếm sống.

Công việc bỏ báo chắc quý vị nào đã từng đọc bài "Nghề bỏ báo" thì đủ rõ bao nhiêu khó khăn và bất trắc xảy ra. Có lần,
khi đi bỏ báo ban đêm, Thắng bị bọn cướp dí súng cướp mất chiếc xe truck cũ, phương tiện duy nhất để làm ăn và học hành. May mà sau đó nhờ cảnh sát tìm lại được.

Tình cờ,
trong một buổi họp mặt, Thắng gặp một người con gái tên là Chi. Hai đứa
thân nhau rồi yêu nhau. Chi là một cô gái ngoan ngoãn, hiếu thảo, lanh lợi, cô đang học năm thứ 2 nghề y tá, mỗi cuối tuần làm thêm nghề làm đẹp cho người (Maricurist). Còn Thắng thì chỉ là một người con trai mất mẹ khi mới 9 tháng tuổi, sống với cha. Khi cha vượt biên thì ở với nội, nội mất thì về ở với chú. Sau mười năm cắn răng chịu biết bao cay đắng đành mới qua Mỹ đoàn tụ với cha. Giờ đây Thắng chỉ là một đứa học trò không sự nghiệp, làm nghề bỏ báo nuôi thân mà tiền bỏ báo cũng không đủ tu bổ chiếc xe truck. Hoàn cảnh Thắng là vậy, thế mà Chi vẫn một mực yêu Thắng, không màng tới danh lợi.

Trước tấm chân tình của Chi và tình yêu của hai trẻ, tôi trình bày với anh chị Lập thân phụ mẫu của Chi cho hai trẻ làm đám hỏi để ra mắt hai họ. Ba mẹ Chi cũng bằng lòng, rồi một lễ hỏi được tổ chức đơn giản tại nhà Chi có đầy đủ bà con hai bên. Sau lễ hỏi cưới , Thắng xin phép ba mẹ Chi cho Chi về định cư tại thành phố Memphis tiểu bang Tennesse để cùng chung sống xây dựng tương lai. Thế là Chi thu xếp đi theo Thắng về nơi định cư mới. Từ đó Chi nghỉ học để hành nghề Maricurist còn Thắng học thêm nghề để cùng Chi lập nghiệp tạo dựng tương lai.

Sau một năm cả hai trẻ dành dụm một ít tiền thì bé Bảo Nhi chào đời. Bảo Nhi sinh đúng ngày sinh nhật của Thắng làm cho Chi mãn nguyện lắm. Từ đó trong nhà có thêm tiếng cười của trẻ thơ. Tình yêu của hai trẻ càng thắm đượm hơn. Ngày tôi từ California về thăm thì Bảo Nhi mới ba tháng tuổi, nhìn con bé mũm mĩm dễ thương vô cùng.

Sau khi sức khỏe ổn định Chi trở lại đi làm, con bé đem gởi nhà trẻ tối hai vợ chồng mới đón về. Một đêm đẹp trời, khi Thắng và Chi đón con về, Chi thủ thỉ bên tai chồng:

"Anh à! Bây giờ cuộc sống đã ổn định. Em muốn anh trở lại trường, học tiếp nghề nghiệp anh hằng mong muốn. Em một mình có thể đảm đang mọi việc, vì mình thuê được nhà rẻ vả lại ăn uống ở đây cũng rẻ."

Thắng ôm cả vợ con vào lòng rồi nói:

"Anh không muốn vì anh mà em lại cực thêm, vả lại bây giờ có thêm Bảo Nhi anh không muốn em khổ nhiều."

Chi nói:

"Phải nghĩ tới tương lai lâu dài để lo cho con cái. Có anh, có con, em cảm thấy vui và hạnh phúc thì dù có cực thêm em cũng ráng được. Bây giờ đang là lúc
em đi làm thừa sức lo cho cả nhà. Nhưng việc làm này chắc không bền lâu. Nghề nail phải đụng chạm đủ loại hóa chất, lâu ngày sẽ không tốt cho mình và con cháu mình đâu anh. Anh nghĩ kỹ đi."

Sau nhiều đêm suy nghĩ Thắng không biết phải cư xử như thế nào đây thì Chi phụ họa thêm:

"Khi anh học ra trường có việc làm ổn định thì em sẽ trở lại trường để học tiếp nghề của em. Sau đó chúng mình đi làm mà không lo lắng gì nữa. Con cái mình sẽ sống trong không khí trong lành, không còn ngửi mùi hóa chất hàng ngày nữa."

Thế là Thắng nghe lời Chi nộp đơn vào trường Đại học ở Memphis Tennesse để học tiếp. Chiếc xe mà Thắng xử dụng đã quá cũ mà mỗi lần muốn đi đâu thì phải dở nắp máy lên mới đề máy xe mới chạy được. Xe đã già cộng thêm không có máy lạnh, không radio, nên mỗi lần chạy như đi ngang một đoàn xe lửa. Sang thăm, thấy tình trạng cái xe, tôi có hỏi thì Thắng hóm hỉnh trả lời: "Ba biết không" Mỗi lần chạy chiếc xe cà tàng này con tưởng tượng như đang nghe Tommy Ngô hát nhạc Ráp vậy. Hơn nữa nó không làm cho con bận tâm với ngoại cảnh bên ngoài nhiều. Con chỉ biết làm thế nào lo học để khỏi phụ lòng Chi và Bảo Nhi thôi."

Sau những năm tháng học hành, Thắng được trường giới thiệu cho một hãng làm cùng ngành học của Thắng. Sau moat cuộc phỏng vấn, Thắng được hãng gọi đi làm vào những giờ không có lớp ở trường, vì những giờ nghỉ học Thắng chạy xe đến hãng làm việc không có xa là mấy.

Hàng ngày Thắng đi học, ghé sở làm, chiều về ăn cơm là đến thư viện gần nhà học thêm ban đêm. Sau mấy tháng làm việc, ban giám đốc hãng của Thắng làm, bằng lòng nhận Thắng vào làm chính thức và hứa sau khi ra trường sẽ trả lương cao hơn.

Sau ba năm đèn sách, bây giờ Thắng vẫn tiếp tục học để kịp ngày ra trường, còn Chi mới sinh thêm một bé gái tên là Bảo Hy mẹ tròn con vuông. Lần trước sinh tôi đã lo sợ, rồi lần này Chi có thai tôi càng sợ nhiều hơn, nhưng nhờ ơn trên nên mọi việc đều tốt đẹp cả. Trong thời gian sinh nở vào dịp hè, Thắng được hãng cho làm toàn thời gian nên cũng tạm ổn định về kinh tế. Hy vọng sau hè Chi khỏe lại thì Thắng sẽ trở lại trường học tiếp như xưa. Riêng tôi từ khi chứng bệnh đau lưng tái phát nên tôi không thể về thăm Chi và Thắng được nhưng mỗi tuần tôi vẫn liên lạc điện thoại hỏi thăm thường xuyên nhất là con bé Bảo Nhi được 4 tuổi mà lúc nào cũng ngoan ngoãn dễ thương vô cùng. Trong nhà lúc nào cũng vâng lời Chi và Thắng, muốn ăn bất cứ thứ gì đều vòng tay xin phép mới được ăn, thậm chí trong nhà Chi mua một két coca cola để dưới gầm bàn mà không bao giờ tự ý lấy uống. Có lần tôi giả vờ hỏi tại sao trong nhà có coca cola mà Bảo Nhi không lấy mà uống thì Bảo Nhi bảo tôi là: Ba nói uống coca nhiều không tốt, lúc nào ba mẹ cho Nhi mới được uống. Tôi nói: "Phải ngoan và giỏi như vậy nội mới thương, hôm nào nội về thăm sẽ mua quà cho Bảo Nhi nhiều nhiều." Mỗi lần xem TV hay nghe nhạc Thúy Nga con bé Bảo Nhi vào lấy khăn choàng lên và làm điệu bộ như ca sĩ trong TV vậy làm ai cũng cười, nhất là bà bác giữ Bảo Nhi hàng ngày… Có lần tôi điện thoại về hỏi thăm thì nó đang tắm, sau đó nó ra đòi ba nó điện thoại lại cho tôi để nó nói chuyện. Nó nói: "Ba hư lắm tại sao ba nói chuyện với nội mà ba không cho Bảo Nhi nói chuyện với nội." Nó khoe với tôi là nó thương em bé nhiều lắm, thương ba mẹ và thương nội nữa rồi nó nói thêm nội về nó sẽ ngủ với nội, rồi lớn lên sẽ đi làm mua đồ nhiều nhiều cho nội.

Những lúc Thắng đi học ban đêm ở thư viện, tôi gọi điện thoại về gặp lúc mẹ nó và bé Bảo Hy ngủ, nó nghe điện thoại nó nói với tôi là Nội ơi, hôm nay ba hư lắm. Tôi hỏi tại sao mà ba hư. Nó nói ba cứ đi học hoài bỏ Bảo Nhi ở nhà một mình không ai chơi với Bảo Nhi cả. Tôi hỏi mẹ đâu thì nó nói mẹ ngủ với em bé rồi, Bảo Nhi ở nhà một mình buồn quá. Nó còn hỏi tôi sao nội đi Cali lâu quá không về chơi với Bảo Nhi. Vì cứ mỗi lần Bảo Nhi làm lỗi thì Thắng và Chi nói con hư lắm nghe, ba mẹ mách với nội rồi nội đánh đòn Bảo Nhi đó, thế là mỗi lần ba nó đi đâu lâu hoặc đi mà không cho nó đi theo là nó nói: "Ba hư quá hà".

Tôi hài long về cuộc sống của Chi và Thắng cùng hai đứa con gái dễ thương ngoan ngoãn. Uớc nguyện của Chi rồi sẽ thành sự thật. Dù đã hy sinh để giúp chồng ăn học nên người, nhưng Chi lúc nào cũng khiêm nhường cho mình chỉ làm tròn bổn phận người vợ mà thôi.

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chủ nhật hai vợ chồng Chi và Thắng, đều đưa cả nhà đi lễ Phật hay làm công quả trong chùa. Thấy hai vợ chồng còn trẻ mà biết nghĩ đến người khác, nhiều trưởng thượng trong chùa cũng quý mến.

Đất Mỹ có nhiều cơ hội để cho chúng ta thành công, nhưng thành công hay không còn tùy thuộc ý chí và nghị lực cùng sự nhẫn nại của từng người. Tôi rất hãnh diện có một người con dâu ngoan ngoãn hiếu thảo, đã lanh lợi lại biết thương người như thương chính bản thân mình.

Nhớ tới Chi, tôi muốn ban nhạc AVT nên sửa lại bản nhạc "Ba bà mẹ chồng kể xấu nàng dâu" Tôi chỉ biết cầu mong những ai đang sống trên đất Mỹ có phương tiện và hoàn cảnh nên dẹp bỏ tự ái để cùng xây dựng và nâng đỡ cho nhau để cùng xây dựng tương lai.

Tôi cũng xin cám ơn anh chị Lập đã sinh ra Chi, cho tôi có được một người con dâu mà tôi rất quý trọng. Tôi cũng xin cám ơn tất cả những người sống cận kề bên Chi và Thắng đã giúp đỡ an ủi hai cháu những khi cần thiết.

Chi ơi! Ba thành thật cám ơn con đã thay ba lo lắng cho Thắng và những đứa cháu nội của ba. Dù trong cuộc sống các con đã gặp nhiều trở ngại nhưng với tấm lòng và ý chí của con, chắc chắn mọi trở ngại đều sẽ vượt qua được.

Ba cầu chúc cho vợ chồng con cùng các cháu nội của ba luôn luôn được mạnh khỏe, hạnh phúc.

Một người cha….

Kéo xe bò….

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,049,543
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến