Hôm nay,  

Quẳng Gánh Lo Đi Mà Vui Sống

27/08/200200:00:00(Xem: 169241)
Người viết: Phạm Ngọc Bích
Bài tham dự số: 2-624-vb40821


Trong thư kèm bài viết đầu tiên gửi Việt Báo, tác giả Phạm Ngọc Bích viết, “Câu chuyện ‘Lấy chồng Mỹ không quên văn hóa Việt’ của chú Hải Triều (Bài viết dự thi đợt II số 2-487-vb70309) đã là động cơ thúc đẩy tôi viết. Tôi chính là nhân vật Thanh Vân trong câu chuyện đó.” Bà Bích đến Mỹ năm 1992, học ở Philadelphia, Pennsylvania, tốt nghiệp kỹ sư ngành điện tử tại đại học Drexel, sau đó cư trú và làm việc tại tiểu bang Vermont. Sau đây là bài mới nhất của bà Bích.

*

Tục ngữ Việt Nam có câu: "Sau cơn mưa trời lại sáng". Câu này đồng nghĩa với câu nói của người Mỹ "When life hands you a lemon, make lemonade" (ý nói khi gặp chuyện chẳng may ta cần bình tĩnh làm cho mọi việc trở nên ổn thỏa). Thực ra cũng khó thực hiện lời khuyên hữu ích này vì thường khi gặp những tình huống đen tối, ta thường hay thất vọng, nản chí. Câu chuyện tôi kể dưới đây là một cố gắng "Quẳng gánh lo đi mà vui sống".

Vào sáng sớm hôm thứ Sáu, trước ngày lễ Memorial Day, nhân viên trong hãng chúng tôi nhận được một memo ngắn gọn như sau: Dựa trên sự bất ổn kinh tế trong năm vừa qua, nhiều công ty lỗ vốn và các chủ công ty giải quyết tình trạng bằng một trong hai cách sau đây: hoặc là cho 10% nhân viên nghỉ việc hoặc là giảm 10% trên mức lương bổng của mỗi nhân viên. Memo nhấn mạnh rằng hiện công ty của chúng tôi chưa có quyết định về một sự chọn lựa nào. Tuy nhiên công ty không muốn sa thải nhân viên.

Sau khi memo đó được gửi ra, tại nơi làm việc cũng như ở phòng ăn, người ta bàn tán xôn xao về việc phải làm gì nếu mức lương bị giảm đi 10%. Có người nói sẽ hủy bỏ các chuyến du lịch, đi nghỉ vacation đã dự định từ trước. Người khác nghĩ là nên xài xe cũ thay vì đi xe mới. Lại có người quyết định sẽ không đi ăn nhà hàng trong vòng một năm để giảm bớt chi phí.

Tôi ngồi ăn trưa với hai người bạn đồng nghiệp, anh Hoàng và chị Mary. Cặp vợ chồng này là bạn thân của gia đình chúng tôi. Anh Hoàng người Việt quốc tịch Mỹ, sống ở Sài gòn hồi còn ở Việt Nam, còn chị Mary là người Mỹ trước ở Cali. Cả hai làm việc cùng company từ hồi co-op (internship) cho đến lúc ra trường. Họ quen nhau và tâm đầu ý hiệp nên đã trở thành vợ chồng. Họ sống rất hạnh phúc bên cạnh hai đứa con, một trai một gái đã tốt nghiệp highshool và chuẩn bị vào đại học. Chồng tôi, anh Ted rất thích chuyện trò với anh Hoàng và chị Mary. Phần tôi, tôi học được ở anh Hoàng kinh nghiệm sống với "spouse" người Mỹ, với chị Mary, tôi học cách săn sóc, chiều chồng để giữ hạnh phúc gia đình.

Trong bữa ăn, chúng tôi nói chuyện về tình hình của công ty và cùng đồng ý với nhau là không nên quá lo lắng dù cho có xảy ra tình trạng cắt giảm lương bổng. Thay vì lo lắng trước những tin này, chúng tôi rủ nhau đi chơi cuối tuần lễ Memorial. Chúng tôi nghĩ lo lắng quá cũng chảng giúp được gì, chỉ làm hao tổn tinh thần. Tiền bạc tuy quan trọng nhưng sống vui vẻ, tận hưởng những giờ phút thoải mái vẫn quan trọng hơn. Chúng tôi đưa ý kiến giao cho anh Hoàng lập kế hoạch cho chuyến đi chơi này. Hoàng đề nghị đi chơi ở Montréal với chương trình gồm có đi dạo chơi khu trung tâm thành phố, ăn trưa tại nhà hàng Sainte Catherine nổi tiếng về món sườn heo và gà nướng, đi thăm khu buôn bán dưới đường hầm (underground) nơi có rất nhiều cửa tiệm, nhà hàng, văn phòng... đủ mọi thứ ở dưới lòng đất. Khu này buôn bán tấp nập cả bốn mùa đặc biệt là về mùa đông lạnh lẽo ở Canada mà đi mua sắm ở đây thì thật là tuyệt vời. Nhiều người cho rằng quả là thiếu sót nếu đến Montréal mà không ghé qua khu vực này. Cuối cùng chúng tôi sẽ di coi phim "Starwars" là bộ phim mới sản xuất đang thinh hành.

Theo kế hoạch đã định, sáng thứ Bảy vợ chồng Hoàng & Mary hẹn gặp vợ chồng tôi và bé Danny ở bãi đậu xe của công ty để cùng đi Montréal. Chúng tôi đi xe riêng vì tôi sợ Danny có thể mệt hoặc khó chịu cần về nhà sớm. Chúng tôi ra xa lộ liên bang 89 và trực chỉ hướng Bắc. Tại trạm kiểm soát biên giới, nhân viên người Canada hỏi chúng tôi mấy câu hỏi như: Where do you live" (ông bà sống ở đâu") What is your citizenship" (ông bà mang quốc tịch gì") What is the purpose of your stay" (mục đích chuyến đi") Do you bring anything into Canada" (có mang gì không"). Chúng tôi lần lượt trả lời : Chúng tôi sống ở Burlington , Vermont và trong đầu óc tôi hình dung một mái ấm mà chúng tôi đã sống ở đó rất hạnh phúc. Chồng tôi là người Mỹ, sinh trưởng ở Mỹ, còn tôi là người Việt Nam mang quốc tịch Mỹ. Lúc đó tôi cũng có ý nghĩ là trong tình yêu không có quốc tịch và biên giới, tình yêu đã hợp nhất chúng tôi thành một. Về câu hỏi mục đích của chuyến đi chúng tôi trả lời là đi chơi giải trí, ngắm cảnh và và thưởng thức những món ăn mà chúng tôi ưa thích tại nhà hàng ở Montréal. Câu cuối cùng tôi trả lời là chúng tôi không mang gì sang Canada cả, chúng tôi chỉ muốn tìm ở Canada những giờ phút vui vẻ, thoải mái sau những ngày làm việc mệt nhọc.

Sau phần thủ tục tại trạm kiểm soát, chúng tôi tiếp tục hướng về Montréal. Từ phần đất Canada, hai bên đường nhà xây bằng gạch, đá hoặc bê tông thật vững chắc, khác với cách xây dựng của người Mỹ, phần nhiều nhà đều làm bằng gỗ. Những lần đi Montréal trước đây, chúng tôi thường hay nhìn ngắm những ngôi nhà rất đẹp và ước ao có một ngôi nhà tương tự ở Mỹ khi về hưu, an hưởng tuổi già. Trong số những ngôi nhà này có một ngôi nhà để bảng "A vendre" (nhà bán). Hôm nay chúng tôi chạy ngang đây thì ngôi nhà mang mốt tấm bảng mới "Vendu" (đã bán). Ted chỉ cho tôi tấm bảng mới và nói đùa "Thôi rồi, căn nhà lý tưởng của mình mất rồi". Chúng tôi cười xòa.

Dọc đường đi có rất nhiều nông trại. Kể cũng lạ, từ chỗ chúng tôi ở đến biên giới thì toàn núi rừng rậm rạp thế mà qua tới phần đất Canada thì là những khoảng đất bằng bao la, toàn những nông trại. Những nông trại này trồng bắp, lúa mì và nuôi bò để lấy sữa. Chúng tôi quan sát thấy thấy mầu xanh đang mọc lên từ những cánh đồng này. Những cánh đồng này mới được bón phân nên có mùi nồng nặc. Bé Danny ngửi mùi phân khó chịu đã nhăn mặt và nói "thúi". Nhìn cái miệng chúm chím khi phát âm của bé trông thật buồn cười và dễ thương.

Đến Montréal chúng tôi tiến hành mọi việc như kế hoạch đã định. Sau khi đậu xe trong bãi, chúng tôi đi dạo, sắm đồ, thưởng thức bữa ăn trưa với những món ăn ưa thích. Xong xuôi chúng tôi đến rạp chiếu phim sớm để chọn được chỗ ngồi tốt. Phim bắt đầu chiếu và càng lúc càng sôi nổi nhưng bé Danny không thích xem phim, bé thích đi đứng tự do chứ không chịu ngồi yên trong bóng tối của rạp hát. Bé đòi chạy quanh rạp và muốn chơi trốn tìm. Không được như ý, Danny khóc to làm cho nhiều khán giả khó chịu. Chúng tôi đành phải đưa Danny ra ngoài cho bé ăn kem, hóng mát, chơi computer game và hy vọng bé sẽ vui vẻ khi trở vào rạp. Nhưng cũng như trước, bé không quen với bóng tôi, nên chẳng bao lâu bé lại khóc, không chịu ngồi yên một chỗ. Chúng tôi đành phải từ biệt Hoàng & Mary và không quên chúc họ ở lại vui vẻ và thưởng thức hết cuốn phim đang chiếu.

Ra khỏi rạp chiếu phim, chúng tôi đưa Dannny đi dạo dọc đường phố. Ted chụp thật nhiều hình cho Danny. Khi thì Danny cho chim ăn, khi thì đùa giỡn, đuổi rượt chim. Danny cũng chụp nhiều hình trong nhà thờ Notre Dame và chụp chung với hai cô gái đi trên hai cây nạng gỗ (stilt) mặc quần áo giống như "clowns".

Ngày hôm đó chúng tôi đã sống một ngày thật vui vẻ. Chúng tôi đã "làm nước chanh từ trái chanh", cố gắng biến những ưu tư thành niềm vui. Chúng tôi hy vọng "Every dark cloud has a silver linning" (sau đám mây đen có những sợi tơ óng ả).

Sau những ngày nghỉ dài dịp Memorial Day chúng tôi trở lại công ty làm việc. Nhân viên nhận được một memo khác của giám đốc công ty. Memo nói công ty nhận được hợp đồng mới và vì vậy không có việc cắt giảm lương bổng của nhân viên. Mọi việc trở lại bình thường. Hoàng, Mary và tôi rủ nhau "go out for lunch celebration". Bữa ăn này một phần do từ những tin tức mới nhận được nhưng cũng chính là chúng tôi muốn thực hiện câu "Quẳng gánh lo đi mà vui sống".

Phạm Ngọc Bích

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,341,893
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến