Hôm nay,  

Đường Đất Quê Tôi

25/08/200200:00:00(Xem: 196072)
Người viết: Thy Vi Du
Bài tham dự số: 2-623-vb20818


Tác giả Thy Vi Du, 50 tuổi, là một chuyên viên điện toán, hiện làm việc và cư trú tại Nam California. Ông cho biết thường đọc VietBao online, thích sáng kiến Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Đường lên Yosemite”. Sau đây là bài viết thứ hai của ông, với tấm lòng của một người Việt sống tại Hoa Kỳ, kể chuyện khi về thăm quê cũ. Bài đăng 2 kỳ.

Tối qua điện thoại về Việt Nam chúc tuổi mẹ tôi ngày đầu năm, tôi được biết mọi người trong nhà đang chuẩn bị đi lễ an táng cha sở, người mà tôi mới được gặp và được nói truyện mấy tuần trước đây khi tôi về thăm gia đình ở Việt Nam.

Rất sửng sốt trước sự ra đi đột ngột của vị lãnh đạo tinh thần chỉ hơn tôi một ít tuổi đời, và buồn hơn khi biết Ngài bị tai nạn xe cộ, nhưng lòng tôi chợt câm lặng khi biết Ngài đã uống rượu và lái xe gắn máy, bị trọng thương và đã qua đời ở nhà thương Chợ Rãy. Tôi thầm cầu nguyện cho Ngài và nhớ lại chuyến về thăm quê hương dịp đầu năm dương lịch vừa qua.

Tôi ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhất lúc 2:00 chiều, tất cả hành lý đều thất lạc. Hơi mệt vì chuyến bay dài và khó chịu vì hành lý bị rắc rối, nhưng được gặp lại người thân tôi như quên đi tất cả. Xe chạy qua thành phố. Đường xá đông đúc. Xe cộ chằng chịt và đèn hiệu thì khá nghèo nàn. Chỗ nào cũng nghe tiếng còi xe. Những xa lộ đông xe nhất ở San Francisco 20 năm trước không làm tôi ngạc nhiên bằng con đường Lê Văn Duyệt chiều nay.

Hy vọng khi ra vùng ngoại ô sự lưu thông sẽ đỡ hơn, nhưng thực tế là xe cộ có ít hơn chứ sự an toàn cũng chẳng thấy. Chú tài xế là một thanh niên khoảng 30 tuổi, mảnh khảnh và ăn nói nhỏ nhẹ như con gái. Xe của chú là một chiếc Nissan số tay, bốn máy, đời 88. Được chăm sóc kỹ nên xe chạy khá tốt. Chúng tôi nói truyện vui vẻ và thích thú, nhất là khi chú biết tôi ở gần nhà cô bạn gái của chú trong khu Disneyland, Anaheim, California.

Đi qua cầu Mỹ Thuận, chú tài xế hỏi tôi:

- Anh thấy cầu này đẹp không"

- Đẹp lắm,
cây cầu làm cho cả khu vực bến Bắc khác hẳn ngày xưa.

Hình như câu trả lời của tôi chưa mấy đáp ứng được niềm tự hào của chú nên chú hỏi tiếp:

- So với những cầu ở Mỹ thì sao"

Thằng cháu tôi ngồi phía sau, được cậu cho cây thuốc lá mới, từ lúc lên xe bật quẹt liên tục, nói chen vào:

- Cháu nghe nói chỉ có thằng Úc là xây cầu giỏi nhất thế giới phải không cậu"

Tôi trả lời cho cả hai người:

- Nhật, Canada, và Mỹ cũng xây cầu giỏi vậy. Mỗi cây cầu có lối kiến trúc và nét đẹp riêng cũng như phải đáp ứng được nhu cầu của dân chúng địa phương. Ở Cali, cầu Golden Gate, cầu Bay Bridge, và cầu Coronado cũng đẹp lắm…

Xe đến Sa Đéc, qua Vàm Cống, tới Lộ Tẻ thì trời bắt đầu tối và mưa lất phất.

Chúng tôi đang nói chuyện về email và voicemail thì xe lên cầu hẹp, tôi nghe có tiếng đụng phía bên trái, xe lạng qua bên phải, có tiếng va chạm mạnh bên phải. Xe đâm đầu vào thành cầu rồi ngưng lại. Tôi nhìn ra ngoài, ngay bên cửa xe là ba xác người nằm nghiêng ngả vào thành cầu, bên dưới một chiếc xe gắn máy. Mở cửa bước ra, tôi định giơ tay đỡ người bị thương dậy, nhưng lại thôi không dám. Cách sau xe mấy thước, chú tài xế đang dùng tay móc từng bụm máu tươi từ trong miệng một người con gái đã nằm bất động, máu me đầy mặt và đầy ngực. Dân chúng quanh đó chạy ra giúp đỡ bằng chỉ trỏ bàn tán. 'Con nhỏ này đẹp và lái xe ngầu lắm'. 'Trời mưa còn thắng gấp mà'. 'Chắc chết quá'. 'Cứ chở tới trạm xá đi'. Phải làm gì bây giờ" Không xe cứu thương, không bệnh viện. Bên phải xe cũng một người đàn bà đang rên rỉ xin miếng vải băng vì cánh tay của bà bị cắt một đường mà trong đêm tối tôi vẫn còn thấy những lớp mỡ trắng đến rợn người. Ai phải ai trái" Ai trách nhiệm đây" Lòng tôi thấy đau đau.

Mưa nặng hạt hơn. Từ đây về tới đầu Kênh Ba còn trên dưới 30 cây số nữa. Chúng tôi phải đón xe khác: một chiếc mini van. Trời tối, tôi không nhìn rõ măït người tài xế, nhưng giọng nói của anh có vẻ lầm lì và cách lái xe của anh thì thật 'khủng khiếp'. Trời mưa mà vẫn có người đi ngoài đường, đi bộ, đi xe đạp, và xe gắn máy. Chân tôi cứ đạp cứng vào thành xe mỗi lần xe lách qua đám đông ở Láng Sen, Thạnh Quới, Kênh Đ, Kênh B, Tân Hiệp…có khi xe chỉ còn cách người đi xe đạp trong gang tấc. Anh tài xế làu bàu:' Người đâu mà kỳ cục. Đường nhỏ mà còn ra ngồi hai bên để hóng gió và chơi giởn nữa. Muốn chết chứ muốn sống đâu'. Tôi không biết phải bênh ai. Theo luật thì ai phải nhường ai" Chỉ thấy xe hơi ép xe gắn máy. Xe gắn máy ép xe đạp. Và xe đạp ép người đi bộ. Chẳng ai ngán ai, chẳng ai nhường ai. Hình như người ta chỉ nhường tử thần khi nó đêùn rất gần mà thôi. Từ khó chịu, tôi cảm thấy tức giận. Người dân Việt Nam đáng thương hay đáng trọng" Có lẽ đáng thương hơn.

Vì thất lạc hành lý nên ngày hôm sau tôi phải trở lại SaiGon. Xe hôm nay là một chiếc Renault cũ. Chú tài xế thì rất trẻ, nhưng xem ra thật cẩn thận. Mới bước lên xe thì trời lại mưa. Tới cầu Số Chín thì tôi thấy một đám đông đang tụ lại: một chiếc xe vận tải lớn từ trên cầu đi xuống, bánh xe trước đè bẹp một chiếc xe gắn máy. Thế này thì tài xế xe gắn máy làm sao thoát chết được" Ghê quá.

Con cháu tôi ngồi bên cạnh kể là cậu H., con bác hai N., trước học ở chủng viện Cái Răng, Cần Thơ, dưới tôi một lớp, cũng mới chết hôm tuần trước để lại vợ và ba đưa con nhỏ. Số là cậu đang làm công tác trong sân nhà thờ thì một chiếc xe chạy ngoài đường văng ra một bánh, bánh xe tung vào người cậu và cậu chết tại chỗ. Tôi nhớ H. là một công tử, có chiếc Honda 67 sớm nhất trong kênh, đã đi vượt biên sang tới Mã Lai rồi sau đó bị trả về. Con cháu tôi lại nhắc đến thằng D., con ông K. bên sông, mấy bữa trước, đi công tác cho cha K. cũng uống rượu, rồi đụng chết một bà cụ ở đầu Kênh 8. Phải đền tới 37 triệu đồng. Con bé kể chuyện người chết một cách bình thản như kể chuyện đi bắt ốc bưu vàng ngoài ruộng và như chuyện thịt heo đang bị xuống giá. Tôi tính nhẩm như vậy là mạng của bà cụ chưa đến ba ngàn đô la.

Tới Phi Trường, một trong hai chiếc valise bị thất lạc của tôi nằm ngay trước phòng khiếu nại, còn chiếc kia thì được cất kỹ trong kho. Tôi tìm mãi không thấy. Đợi khi thủ kho mở cửa, tôi chen vào tìm được(chẳng biết họ cất trong kho làm gì). Tôi cũng đòi đại diện hãng Eva Airline bồi hoàn số tiền tôi bao thuê xe để trở lại lấy hành lý. Lúc đầu họ không chịu, tôi yêu cầu họ ký tên vào biên nhận và tôi doạ là sẽ về Mỹ lấy lại số tiền gấp đôi.

Cuối cùng họ đã trả cho tôi một trăm đô-la với vài lời vừa 'dặn dò' vừa 'đe doạ'ø: "Anh phải coi chừng hành lý với Hải Quan đó".

Nghỉ ở nhà một ngày, hôm sau tôi đi Rạch Giá thăm xứ đạo ngày xưa tôi đã từng giúp việc một thời gian trước khi rời Việt Nam. Con đường không xa nên 'Honda ôm' là tiện nhất. Trời đẹp, mây cao, và nắng thật ấm. Bên trái tôi là đồng ruộng nước còn phủ trắng. Bên phải là dòng sông đầy phù sa đang thư thả chuyển dòng nước lũ ra biển. Tôi hít thật sâu vào trong lồng ngực không khí trong lành của đất mẹ, rồi mở mũ ra để phơi tóc trong nắng và trong gió quê hương. Thích qúa.

Bấy giờ là 10:00 giờ sáng. Tôi nghĩ đến hai đứa con của tôi còn ở Mỹ chắc giờ này đang bận rộn với cây Noel và đồ chơi hoặc đang lang thang shopping với mẹ. Tôi thấy vui vui. Hai bên đường lâu lâu lại có đám cưới mặc dù hôm nay là ngày Thứ Năm trong tuần. Dân của tôi sung sướng hay đang thất nghiệp" Xe đi qua Kênh 8, Kênh 7, rồi Kênh 5… Chỗ nào tôi cũng có ít nhiều kỷ niệm. Từ một cậu bé chăn bò, tôi được đi vào trường nội trú nhờ cha xứ Bình Châu Kênh 8. Kênh 7 mến yêu hiền hoà đã từng cho tôi bao tre nứa về cất nhà, làm dàn bầu bí, và làm hang đá. Rồi Kênh 5 với những cầu cống bác cao để chuyển nước cho những đồng lúa thần nông đã từng làm tôi ngã xe gẫy chân.

Tôi đang miên man ráp nối kỷ niệm và ngắm nhìn cảnh vật thì lại một đám người chạy đi chạy lại và tôi thấy một vệt máu dài 5, 6 thước từ ngoài đường dẫn vào một căn nhà lá. Hai xác người thanh niên, một người đã chết và người kia còn đang ngấp ngoái. Những người chung quanh cho biết là hai người bạn trẻ đã quá say. 'Mấy ông này nhậu say đêm qua. Aùo quần còn hơi rượu không'. Cảnh tượng máu me làm tôi rợn người và bỗng nhiên hàng dừa, con sông, bờ cỏ xanh, và con đò trước mắt hết vẻ thơ mộng và đầm ấm trong tôi.

Người tài xế chạy chậm lại và kể cho tôi biết cũng quãng đường này hồi mấy tháng trước, anh rể của tôi chạy xe gắn máy cũng bị thương nằm bất tỉnh từ sáng đến chiều. Rồi anh ngừng xe lại bên đường. Tôi hỏi:

-Hết xăng hả.

-Không, cậu dặn con là phải lái cẩn thận mà. Cậu không thấy những xe mang bảng số đỏ của nhà nước đang chạy tới sao. Con dừng lại cho an toàn. Chiều nay về cậu cho con mấy đồng tiền Mỹ làm kỷ niệm nhé.

-OK, nhưng ngày mai phải cho cậu đi Long Xuyên và Mỹ Luông nữa.

Tôi im lặng nhìn đoàn xe đi ngang làm cây lá uốn mình, rồi nhìn xuống con đường đã nhỏ lại còn nhỏ hơn vì mùa nước lũ vừa qua đã soi mòn hai bên. Dân đông hơn, xe nhiều hơn, mặt đường nhỏ hơn, và xe chạy vô kỷ luật hơn thì sao tránh được tai nạn và chếât chóc. Nếu ngày nào cũng có người chết và bị thương trên con đường Long Xuyên-Rạch Giá thì gọi đây là tiểu lộ kinh hoàng cũng không sai. Và nếu trên đời có bốn tật xấu gọi là 'Tứ Đổ Tường' thì ngày nay phải thêm vào tật xấu thư năm là 'ham mê tốc độ'. Mà ham mê tốc độ đi chung với một trong 'tứ đổ tường' thì hậu quả thật vô cùng nghiêm trọng. Rượu chè đi chung với tốc độ là tử thần. Hút sách với tốc độ chắc là tử địa…

Thôi không nghĩ vớ vẩn nữa vì bên cạnh xe của tôi là một chiếc xe gắn máy khác đang 'hân hoan' đi vào thị xã Rạch Giá. Anh chồng trẻ lái xe một tay, còn một tay ôm đứa con trai khoảng 4, 5 tuổi. Ngừơi vợ ngồi phía sau cũng bồng một đứa con nhỏ hơn. Cả gia đình cười nói vui vẻ không khác chi cái bảng quảng cáo xe gắn máy khổng lồ trước mặt đàng kia. Có lẽ tôi, một việt kiều dổm nên sợ chết chăng.

Đến Rạch Giá, các bạn tôi dẫn tôi đi xem khu Chợ Mới như là niềm tự hào của người dân ở đây. Rồi rảo qua đền Nguyễn Trung Trực nơi mà sáng trưa chiều lúc nào cũng có người đến khấn vaí. Nghe đâu vị anh hùng này linh lắm, nhất là từ ngày hài cốt của ông từ Miệt Thứ được bốc về đây. Tôi cũng được đi thăm khu 'lấp biển', một vùng biễn cạn chạy từ Rạch Giá đến Rạch Sỏi, được sáng vượt cao lên bằng mặt đường. Tôi cũng ghé thăm gia đình con cháu. Hai vợ chồng làm nghề … 'buôn rùa và bán rắn'. Thằng cháu rể chỉ cho tôi những thùng đầy rùa lớn nhỏ và những thùng rắn đủ loại khác nhau mà nhiều nhất là rắn hổ đất. Thấy tôi không mấy hồ hởi, con cháu tôi giải thích: 'Cũng không mấy cực cậu ạ. Tụi con chỉ đứng nhận hàng chuyển đến từ Hà Tiên, từ U Minh hoặc từ bên Miên rồi cân và gởi về thành phố thôi.' Tôi ngao ngán.

Sau lễ Giáng Sinh, đúng hẹn, tôi lại về Saigon họp bạn bè cùng lớp, lớp 1964. Các bạn tôi bao thuê một chiếc xe đò lớn ù có 50 chỗ ngồi đi từ Rạch Gía. Xe nhỏ hơn chiếc Bus Greyhound xuyên bang ỏ Mỹ, nhưng ở Việt Nam, chiếc xe này giống như một con gà trống nghênh ngang giữa đám gà mái và gà con trong sân buổi sớm. Đường càng nhỏ thì xe càng to. Bạn bè khoảng 30 đứa trên xe, lâu ngày không gặp nhau nên truyệân trò vui như tết, cười nói thuyên huyên, nhưng xe thì cũ và đường thì gồ ghề nên sức nói và sức cười cũng có lúc tàn lụi.

Trên đường đi lâu lâu lại có những người bưng đá đổ vào những ổ gà và người khác đi sau tưới nhựa lên. Dân tôi sang đến thế kỷ 21 rồøi mà vẫn còn 'đội đá vá đường'. Hai bên con lộ thỉnh thoảng mới thấy một ngôi nhà xây, còn hầu hết là nhà cửa của 30 năm về trước. Những căn nhà lụp xụp làm cho những Nghĩa Trang Liệt Sĩ và những Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Huyện nổi bật nét 'đỏ tươi' của …nhà nước.

Xe gần tới Cai Lậy thì một đám người nhốn nháo bên đường. Ngày xưa thì đó là dấu hiệu của trạm bắt 'đồ lậu' của nhân dân còn ngày nay đó là dấu hiệu của tai hoạ. Thật vậy, dưới con lạch bên đường là một chiếc xe hành khách bốn chỗ chìm sâu trong nứớc. Người ta đã kéo ra được hai xác để nằm vật vã trên bờ cỏ. Thê thảm quá, lạnh lùng quá. Tôi nhớ đến những xác người chưa kịp chôn nằm bên bìa rừng cao su trên đường Đất Đỏ, Long Khánh trong những năm chiến tranh. Số tôi xui xẻo nên hay gặp nạn hay sự vô kỷ luật đã đưa tai nạn đến trước mắt tôi. 'Xin lỗi những người chết vô tội'. Tôi ái ngại chẳng biết có nên đem mấy đứa con nhỏ về thăm quê hương của cha ông chúng nó lần tới không.

Đến ngày phải trở về Mỹ sau hai tuần 'rong chơi'. Tôi buồn buồn xếp hành lý trở lại SaiGon. Chẳng biết phải bỏ gì cho đầy chiếc va-li nhỏ, nhưng cũng chẳng biết phải để đâu cho hết những bịn rịn và nhớ thương. Đầu Kênh Ba chẳng có gì đẹp, nhưng sao tôi cứ mải ngắm nhìn cho đến khi những cặp mắt 'tò mò nhìn việt kiều' đẩy tôi vào trong xe.

Trời âm u như sắp mưa. Giờ này học sinh chưa tan trường nên con đường khá vắng. Xe chạy tương đối thoải mái, nhưng đột nhiên một chiếc xe gắn máy từ trong lề bên phải đâm ngang trước xe. Anh tài xế đạp thắng, lách qua bên phải để tránh theo phản xạ, xe trật xuống lề, nhưng may mắn anh lấy lại được, nếu không thì chúng tôi đã lăn xuống cái ao lục bình rồi. Mẹ tôi 'phó linh hồn' liên tục như hồi nằm dưới hầm nghe đạn pháo kích vậy. Cô em họ của tôi, cũng là chủ xe, ngồi ở phía sau thì mặt tái xanh, miệng há hốc, không nói được câu nào. Còn chú 'lơ xe' thì văng một vài câu chủi thề ngộ ngộ: 'D. mẹ, say rượu mà còn 'nái' xe. Cho chết 'nuôn'…' Hai người chạy xe gắn máy thoát đụng vào chiếc xe van của chúng tôi, nhưng té lăn trên lộn trên lộ phía bên bờ sông. Cầu mong cho họ được an toàn. Buồn quá, ngày đầu và ngày cuối tôi đều gặp rủi ro.

Tôi vu vơ nhìn cảnh vật qua lớp bụi đường: hình như dân tôi nhiều người đã đánh mất hoặc chưa hề biết đến ý nghĩa của hai chữ 'Tự Do'. Hình như dân tôi được quá nhiều tự do để hút thuốc và để uống rượu nên đã quên đi quyền tự do ăn nói và tự do sống đạo. Dân tôi được quá nhiều tự do để chạy xe và để phá thai nên đã quên đi quyền tự do theo đuổi lý tưởng của mình và tự do xây dựng một xã hội nhân bản hơn. Và hình như chẳng ai muốn nhắc nhở cho dân tôi ý nghĩa đầy đủ của hai chữ tự do ấy.

Phi trường trưa nay thật đông người: người đón, người đưa. Chẳng biết đâu là cổng đến và đâu là cửa đi, tôi mỉm cười cảm ơn và chào biệt thân nhân rồi bước theo hàng người có nhiều nứớc mắt còn đọng trên mi. Cảm tạ Chúa đã cho con 'hạ lộ an bình', giờ đây xin cho con được 'thượng lộ bình an'.

Những điều tôi viết có các tài xế và các banï tôi làm chứng và một trong những đối tượng của sự làm chứng ấy là tôi vẫn yêu quê hương và sẽ trở về.

Thy Vi Du

Tháng 4, Năm 2001.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,290,508
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến