Hôm nay,  

Cầm Bút Lên, Các Bạn Ơi!

20/08/200200:00:00(Xem: 211935)
Người viết: Hà Kim
Bài tham dự số: 2-619-vb40814


Tác giả Hà Kim sinh năm 1950, theo chồng định cư ở Mỹ theo diện HO năm 1995. Hiện cư ngụ tại thành phố San Jose (Bắc Calif). Nghề nghiệp theo bà ghi: Ở quê nhà, giáo viên. Hiện làm công việc khiêm tốn tại một siêu thị. Bà Kim đã góp hai bài viết về nước Mỹ, trong đó có chuyện ông bà Tám thi nhập quốc tịch Mỹ. Bài thứ ba của bà kể lại tâm tình của chính tác giả khi đọc và viết về nước Mỹ. Mong bà Kim sẽ tiếp tục viết.

Khi còn là cô bé 12 tuổi bà Tám đã biết mê đọc sách, chuyện cổ tích thần tiên- Ali và cây đèn thần, Tấm Cám, Ăn khế trả vàng, những chuyện dịch của Hà Mai Anh- Tâm hồn cao thượng... Lớn hơn vài tuổi, bà Tám biết đi mướn tiểu thuyết về đọc lén mẹ cha, bà không đủ tiền mua sách, hoặc giảkhông biết cất giấu chỗ nào nên đành làm chiêu bài mướn sách. Vào thời điểm này tại miền Nam VN, có tác phẩm của nhiều nhà văn nữ trong và ngoài nước, các tác phẩm tình lãng mạng thu hút biết bao thanh niên thiếu nữ- Vòng tay học trò, Đêm nghe tiếng đại bác, Cánh hoa chùm gửi..

Có phải nhờ vậy mà vào những năm trung học, bà Tám giỏi bộ môn văn chương" Bài thi nào bà cũng đạt nhất nhì lớp đến nỗi bạn bè ganh tị, bảo tại thầy quen với Ba bà nên thiên vị, bà tức rưng rức lên méc giám thị và đề nghị cho thi lại. Và có lẽ với niềm tự hào đó mà bà Tám có một ngày mơ làm văn sĩ... Càng thôi thúc hơn khi bà được đọc một số truyện dịch cũa nhà văn nữ ở Hoa Kỳ, mà chỉ cần xuất bản một đầu sách bà Daniel Stêl đã thu về 1 triệu dollars. Bà Tám nao nức kể niềm mơ ước cùng ông xã:

-Anh ơi, giá mà em trở thành nhà văn 1 triệu đô thì... đã biết mấy!

Chồng bà đã cườI ngặc ngẻo:

-Chao ơi, chưa viết được 1 truyện ngắn, chuyện dài nào mà em đã mơ là văn sĩ 1 triệu đô...ví như việc với tay vớt ánh trăng vàng vậy.

Bà Tám tự ái đầy mình, hứa hẹn:

-Rồi anh xem, có một ngày...

Thế nhưng con cái, năm một lại một năm liên tiếp chào đờI, bà Tám quay cuồng vớI nhịp sống, bận rộn. Và bao thay đổi, thăng trầm trong cuộc đờI, mộng làm văn sĩ của bà xẹp lúc nào không hay.

Khăn gói cùng chồng con đi định cư ở Mỹ, bà Tám rất may mắn cư ngụ tại Thung lũng hoa vàng- San Jose (Bắc Calif), thành phố có trên 120 ngàn người Việt sinh sống. Ai đến Nam Cali mà không vào thăm khu Sài Gòn nhỏ thì không thấy được sự lớn mạnh, vững vàng của người Việt ở Mỹ. Cũng như giờ đây ai chưa đến San Jose thì không thấy được vùng Bắc Cali đã và đang không ngừng phát triển như Nam Cali.

Hơn 25 năm qua, nhiều khu thương mại do ngườI Việt làm chủ mọc lên khắp nơi.
Vào thập niên 80, đàng trước chung cư có hàng ngàn ngườI Việt sinh sống là làng Việt Nam. Tập trung
quanh chợ Senter là các quán phở, chè, café vỉa hè mà các cụ ông, các thanh niên có thể uống café, phì phà điếu thuốc, thoải mái bàn chuyện thời sự, xem và...c á độ về bóng đá 2002. Khu Lion tại trung tâm thành phố có phần rộng lớn hơn.
Các ngõ vào được biểu tượng bằng 2 con sư tử bằng đá ngồi chểm chệ chờ đón khách đến tham quan, vui chơi. Nơi đây từ sáng sớm các cụ bà trước khi vào chợ Lion mua thực phẩm có thể đi bộ tập thể dục, gặp gỡ nhau cùng hàn huyên chuyện gia đình, các cụ ông ngồi thảnh thơi đọc báo hay đánh cờ tướng suốt ngày.

Vào năm 2000, trung tâm Grand Century khánh thành, nhanh chóng thu hút đông đảo khách tham quan không kém khu Phước Lộc Thọ ở Nam Cali, có phần được xây dựng rộng thênh thang và tối tân hơn. Các dịch vụ phục vụ cộng đồng thật đa dạng.
Ngoài ngôi chợ Hải Thành sạch đẹp, nhiều nhà hàng khai trương với các món ăn Việt, Hoa, Nhật có sức chứa hàng ngàn người. Các tiệm bán cây cảnh, băng nhạc xen lẫn các quán chè, cháo.
ĐÛặt biệt nhất là các tiệm bán nữ trang, kiểu dáng lộng lẫy mà bà Tám xem cả ngày không chán.
Nơi đây luôn tấp nập người mua, kẻ bán.

Đâu đâu bà Tám cũng nghe được tiếng Việt, mua và ăn thức ăn Việt.
Trình độ Anh văn kém không thể đọc báo và xem Tivi Mỹ, bà Tám tưởng mình sẽ lạc hậu với thế giới xung quanh nhưng không ngờ... thật là thích thú, bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang làm việc, chỉ cần bật radio trên 2 tần số 1500 và 1430 là bà Tám có thể nghe bằng tiếng Việt tin tức thời sự, kinh tế, chính trị, kể cả đuợc nghe chuyển tiếp từ đài VOA, BBC.
Buổi tối trên Tivi có Cable là có thể xem chương trình phát sóng từ San Francisco 1 giờ đồng hồ và trong tương lai nếu có cable là có thể xem Tivi 24/24 giờ vớI các tiết mục văn nghệ, tin tức, đời sống...

Các trung tâm băng nhạc, video cũng rầm rộ ra đời, hầu như tháng nào cũng có băng nhạc video mới. VớI kỹ thuật tối tân, dàn dựng công phu, tốn kém trên 500,000. ngàn dollars cho mỗi chương trình, các Trung Tâm Asia, ThuýNga Paris... luôn phát hiện và giới thiệu những tài năng trẻ, quả không phụ lòng khán giả Việt Nam ở mọi nơi trên thế giới. Điều đáng khâm phục hơn hết là việc mở mang dân trí cho mọi tầng lớp di dân với chính ngôn ngữ bản xứ của họ đều được phục vụ miển phí.

Vào ngày nghỉ trong tuần, bà Tám được con gái đưa đi thăm các thư viện thuộc quận hạt. Bà mê nhất là vào thư viện thành phố, rộng thênh thang, kệ sách tiếng Việt hàng hàng lớp lớp. Bà Tám mặc sức mượn về nhà đọc. Không kịp kỳ hạn trả thì cứ việc vô Internet xin gia hạn ngày.
Sách dạy nấu ăn, sách khảo cứu, tiểu thuyết Quỳnh Dao, kiếm hiệp Kim Dung... loại nào cũng có đầy đủ, bà Tám tưởng như mình đang ở tiệm sách Khai Trí ở SàiGòn năm xưa vậy.

Bà càng ngạc nhiên hơn. nữa khi bắt gặp những tựa sách với các tên lạ hoắc viết rất sâu sắc, hấp dẫn như nữ văn sĩ Hoàng Thị Đáo Tiệp, nhà văn Vĩnh Hảo... Hằng tuần, hằng ngày, để mở mang kiến thức về mọi mặt, hiểu biết pháp luật và hoà nhập vào dòng sống ở Mỹ, bà Tám còn có thể tìm đọc qua nhiều nhật báo, tuần báo. Đặc biệt, bà Tám vẫn thường xuyên tìm đọc tờ Việt báo vì nơi đây tin tức được lên khuôn nhanh chóng mà vô tư, với chủ trương của tờ báo 'tốt khoe, xấu che' khi viết về cộng đồng Việt làm đọc giả đỡ nhức đầøu, không hao phí thời gian vô ích. Đặc biệt, tiết mục giải thưởng Việt Báo Viết về những sinh hoạt ở đất Mỹ là thu hút số lượng người đọc và người viết hơn cả.


Qua những chuyện hàng trăm người đã viết về nước Mỹ bà Tám như thấy lại hình ảnh gia đình mình trong đó. Ngoài chuyện viết có vẻ hư cấu mà như thật 'Bộ hài cốt”, “Con ma trong nghĩa địa Westminter” mang âm hưởng ma như biệt hiệu của tác giả Bồ Tùng Ma, tất cả còn lại bà Tám đều cảm nhận như chuyện thật đời thường của mỗi ngườI Việt ở Mỹ.
Thật cảm động khi xem bài viết của Thụy Nhã, một cô sinh viên trẻ, kể lại sinh hoạt của 'Check Point” tại phi trường sau sự kiện 9-11.
Một bài viết khác của cô, 'Bản án 30 năm' cũng làm bà Tám nhớ lại cảnh chính bà cũng đòi mua nhà đề “ngẩng mặt với người”. Bà Tám cũng đã xúc động, thán phục câu chuyện vượt khó của Nguyễn Hà qua bài 'Tàn tật- Tàn đời'.
Ngậm ngùi hơn khi đọc chuyện của một bác gái 65 tuổi 'Mùi thơm ngát lòng' thèm một nồi mắm kho thịt ba rọi bị con gái rầy la, xóm giềng than phiền...

Đọc hàng trăm bài Viết Về Nước Mỹ, thấy như trăm hoa đua nở, bà Tám trầm trồ mãi:

-Không biết từ đâu mà bổng nhiên có quá nhiều nhà văn tài ba xuất hiện vậy"

Ông Tám hãnh diện lây với họ:

-Bà không biết cộng đồng người Việt ở hải ngoại toàn là trí thức đó sao"

Bà Tám nhớ lại mơ ước làm văn sĩ ngày xưa. Gầy dựng cuộc sống mới, nhiều sự việc mới xảy ra quanh mình, sao ta chỉ đọc mà không viết nhỉ"
Đành sao chỉ nhận những kinh nghiệm của người mà không chia xẻ kinh nghiệm của ta"


Tự nhủ vậy, nhưng bừa bộn với cuộc sống mãi mà Giải thưởng Việt Báo sắp chấm dứt năm thứ hai bà Tám vẫn chưa viết được bài nào.
Kinh tế ở Mỹ suy thoái nên nhiều hãng xưởng ở San Jose sa thải hàng loạt công nhân, ở Bay Area đã có hơn 170 ngàn người lao động phải mất việc.
Ông Tám may mắn còn ở lại hãng, mấy tháng nay đơn đặt hàng đã có khá hơn nhưng công ty chưa dám tuyển thêm nhân viên thành ra ông Tám làm thêm giờ.
Và vì vậy, sau khi tan việc bà Tám phải ở lại nơi làm chờ ông tan ca về đón.
Bà cằn nhằn mãi, ông chợt có sáng kiến lửa:

-Nè bà, chờ tui 2,3 tiếng đồng hồ bà sinh ăn quà vặt mập ra, mang thêm bịnh cằn nhằn nữa. Sao bà không tập làm nhà văn đi bà Tám"

Thế đãy, cũng có một ngày bà Tám trở thành nhà văn bất đắc dĩ.... Có lâm trận mới thấy được nhiều nỗi nhiêu khê. Nghe và xem ca sĩ cùng đoàn vũ công ca múa 1 bản nhạc 5,7 phút mình thấy sao nhẹ nhàng nhưng khi được xem cảnh quay hậu trường sân khấu mới thấy họ khổ công tập luyện đến dường nào.
Cũng vậy, dù viết một truyện ngắn cũng khổ nhọc biết bao nhiêu. Lần này bà Tám quyết chí, không lần lựa nữa.

Để viết một truyện bà dò dẫm đi từng bước một. Buổi sáng đến nơi làm sớm nửa giờ, exercise vòng quanh khu shopping yên tịnh, bà Tám suy nghĩ và tìm ra chủ đề, muốn chia xẻ kinh nghiệm gì, kế đó là nhân vật và đặt bố cục truyện, số liệu đưa vào cũng phải chính xác (thí dụ: phần trăm người già bị bạc đãi là bao nhiêu...) Nhờ công việc làm đơn giản nên bà Tám có thể nghe radio thu lượm tin tức, số liệu cần cho bài viết hay có thể thả dòng suy nghĩ miên man về những điều cần viết.

Bước tiếp theo là ngồi xuống với những tờ giấy trắng và cây bút viết tuôn trào dòng suy nghĩ. Bắt đầu, mới chỉ là phác hoạ bản thảo.
Rồi tới khai triển thêm đề tài. Xong câu chuyện bà Tám cẩn thận, chậm rãi chép lại, thêm ý, đổi từ ngữ, sao cho không trùng lập khi diễn tả một ý.
ĐÛọc lại vài lần, tới chừng bà Tám cảm thấy hoàn chỉnh, trau chuốt mới đưa vào công đoạn cuối cùng- đánh máy- bà theo dõi trên hình ảnh sửa lại cách trình bày cho rõ ràng, sáng sủa rồi mớI gởi đi.

Ông Tám luôn động viên bà:

- Cố gắng lên bà Tám, ban giám khảo mà biết công khó nhọc của bà chắc cho bà đoạt giải thưởng... xuất sắc một triệu đồng (Vietnam).
Thôi ngay bây giờ tui thưởng bà một cái hôn thắm thiết đây.

Bà Tám liếc dài đuôi mắt:

-Tui không dám nhận phần thưởng của ông đâu. Lúc nào ông cũng lợi dụng cơ hội... nghe ông Tám.

Chủ đề Father's Day đã tới ngày, bài viết của bà Tám vẫn chưa hoàn tất. Viết lúc chờ ông chưa đủ, bà phải tranh thủ làm thêm.
Trong căn phòng ngủ vắng lặng, bà Tám tiếp tục viết cũng ra vẻ nhà văn gớm!
Trên bàn cũng tứ tung bản thảo, bà Tám nghe nói phòng ốc của nhà văn nào cũng bừa bộn lắm.
Vậy là bà Tám cũng sắp làm nhà văn rồi. Nghe bài ca 'Nhớ về Sài Gòn' bà Tám thích thú nhất khi xem cảnh ca sĩ Lê Tâm ngồi trước tách cafe, mắt lim dim, miệng miễm chi cười mơ ngày về Sài Gòn.
Tối nay, bà Tám cũng vậy, trước những tờ giấy trắng, tay cầm bút, bà mơ màng có một ngày mình thành... văn sĩ, có một ngày mình trong chiếc áo dài xinh đẹp xuất hiện trong buổi lể nhận giải thưởng Việt Báo. Phút giây mơ mộng còn đi xa hơn, thấy mình đứng bên ngưoi72i này, người khác. Nhưng khi ánh đèn flat loé lên chụp một bức ảnh kỷ niệm là lúc bà nghe tiếng ông gọi lớn:

-Bà Tám ơi, bà đâu rồi, đã tối om sao chưa chịu ra dùng cơm tối"

Đèn trong phòng bật sáng choang, ông Tám phát hiện nhà văn một triệu đồng (Vietnam) của mình vừa hoàn tất bài viết số hai.
Bà Tám thẹn thùng giải bày:

-Được kể chuyện, được viết ra, được chia xẻ những vui buồn trong đời sống ở Mỹ cùng mọi người sẽ giúp mình cải thiện sức khoẻ và cảm thấy thoải mái hơn. Tác dụng tốt không thua gì ăn 1 quả táo, một buổi cơm mỗi ngày.
Đó là kết quả nghiên cứu của khoa học tâm lý thuộc đại học Texas đó ông Tám à.
Vậy thì tui sẽ dành thời giờ để viết dài dài. Còn ông thi dành thì giờ phụ nấu cơm tối cho tui đó nghen.

Đúng vậy, viết để trang trải nỗi niềm riêng, để nhẹ phần căng thẳêng trong cuộc sống mới; để không thể nào quên tiếng Việt mến yêu. Vậy thì hỡi các bác cao niên, các bạn trung niên, hỡi các bạn trẻ trên khắp thế giới, trên mọi vùng đất Mỹ hãy lên website Giải thưởng Việt Báo, nối vòng tay lớn.

Dù ở bất cứ nơi nào, hoàn cảnh nào, chữ Việt, người Việt còn có nhau, chia sẻ với nhau mọi tâm tình, kinh nghiệm, ước mơ. Hãy viết về nước Mỹ. Cùng làm ngàn, triệu hoa đua nở. Cầm bút lên, bạn ơi!

San Jose, 07- 2002

HÀ KIM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,738,098
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến