Hôm nay,  

Người Mỹ Ngu Hay Khôn?

18/08/200200:00:00(Xem: 190156)
Người viết: Nguyễn Thủ
Bài tham dự số: 2-617-vb20812


Nguyễn Thủ là tác giả bài viết “Việt Mỹ: khác mà không khác”. Chọn hình thức thư của bà Nguyễn Thị Tư gửi cho bạn, ông lần lượt đối chiếu, phân tích sự dị đồng trong lối sống Việt-Mỹ. Bài viết thứ hai của ông vẫn trong tinh thần ấy.

Trong thư đề ngày 17-5-2002 gửi Việt Báo, ông vui vẻ bầy tỏ nhận xét việc Viết Về Nước Mỹ “...tôi nhậân thấy đây là việc làm rất hữu ích cho cả hai phía Việt và Mỹ, để cùng có cái nhìn rõ hơn về sự hội nhập của một sắc dân. Dù các bài viết, giá trị cao thấp thế nào, cũng đóng góp làm tài liệu cho vấn đề nói trên.”

Về tiểu sử, ông ghi “Tới tháng sáu này thì tôi "lên" 58 tuổi. Không có vợ. 3 con (đã lớn, đi làm, tự túc). Hồi ở Việt Nam tôi dạy học trong 3 năm, sau đó là công chức hạng trung cho đến khi mất nước. Từ sau 1975, đến Mỹ đã từng làm nhiều nghề khác nhau không dính dấp gì tới khả năng chuyên môn (đã có đi bán chợ trời), nay làm việc tại sở Y tế địa phương. (healthcare)”

Hươu Tần ngày 27-5-2002.

Chị Hoa thân mến,

Thư trước chị hỏi tôi: "Người Mỹ thật ra ngu hay khôn"".
Chị bắt tôi phải trả lời dứt khoát rành mạch, bảo tôi không được vòng vo loanh quanh, đừng dài dòng lắm chuyện.

Chị Hoa! Chị có muốn tôi trả lời đầy đủ rõ ràng hay là không"
Hay chỉ đơn giản một chữ ngắn gọn: Đúng, Sai, Phải, Không phải" Nếu chị muốn có được câu trả lời thoả đáng ít ra chị cũng phải cho tôi chiêm nghiệm, lý giải một chút chứ!

Đừng cười tôi quan trọng hóa vấn đề. Thật ra câu trả lời quan trọng , chính là vì câu hỏi của chị quan trọng.
Tôi không gia thêm sức mạnh cho nó, chính tự nó quan trọng.

Chị nghĩ coi, người Việt Nam ta tự hào là thông minh, lanh lợi.
Tuy cũng có khi mình thán phục những nước văn minh tiền tiến hơn, hay có lịch sử lâu dài hơn, chúng ta vẫn ngầm tin tưởng mình là nhất: lanh lợi nhất, thức ăn ngon nhất, học hỏi nhanh nhất, hội nhập vào dòng sinh hoạt chính của Mỹ thành công nhất. v. v.. Tôi không có thống kê về các sắc dân di cư hay tị nạn khác, nên không nắm vững vấn đề này. Chúng ta hãy trở lại chuyện chúng ta đang bàn nhé: "Người Mỹ ngu hay là khôn"".

Năm xưa,
còn ở bên Việt Nam mình, có lần tôi thấy các bà bán hàng trái cây trên đường Lê Thánh Tôn bán cho khách hàng Mỹ giá cao hơn giá bán cho khách Việt Nam.
Chục xoài bán cho khách Việt Nam thì bốn chục đồng, ông Mỹ đến hỏi, bà ta nói liền "một trăm!".
Người Mỹ không trả giá, móc ví đưa tiền. Bà bán hàng hể hả thu tiền, rồi quay qua nói với bà bạn gánh bên cạnh: "Mỹ nó ngu quá, không biết trả giá!".

Việc nhỏ thôi, mà tôi bận tâm nhiều, tôi suy nghĩ và không vui.
Bà bán hàng lợi dụng sự dễ dãi của khách hàng ngoại quốc (và sự thiếu hiểâu biết về việc trả giá), đã được lời lớn, lại còn chê người ta ngu.
Thấy tôi phàn nàn, nhà tôi phân tích: "Chưa chắc ai ngu. Bà bán xoài thu thêm được vài chục có một lần đó, nhưng người Mỹ kia có thể sẽ khám phá ra là mình đã mua hớ, lần sau tránh xa hàng bà ta, có thể anh ta sẽ học cách trả giá, hay là sẽ dẫn theo người bạn Việt Nam để giúp anh ta, hay là cả nhóm bạn bè anh ta rấât đông, sẽ tẩy chay các gánh trên cả phố nọ,v, v..cũng có thể 100, 200 đồng Việt Nam, chưa tới một đô (hồi đó), đối với anh ta quá nhỏ không đáng bận tâm trong một chiều dạo phố tìm tài liệu viết bài (nếu anh là ký giả), hay vẽ tranh (anh là họa sĩ), hay để viết thư kể cho người yêu bên Mỹ về sinh hoạt cuối tuần của anh v.v.. Trong những trường hợp này, cái tiện lơiï nhanh chóng trong việc mua bán nhỏ này không làm anh Mỹ thành "ngu".

Sang đến đây, cũng có khi tôi nghe người mình nói:"tụi Mỹ nó ngu lắm không lanh như mình, làm gì là cứ nhắm mắt theo trong sách, không biết pha chế du di."
Đó là trong hãng.
Khi được giao phó cho một việc gì thì người Mỹ đọc bản chỉ dẫn rồi cứ y theo đó mà làm.
Thí dụ như khi lắp ráp máy móc, cứ tuần tự bước thứ nhất, xong sang bước thứ hai..

Người Việt mình thì không thế. Khôn vặt, tiếng Anh tiếng Mỹ chưa thạo, liếc sơ qua bản chỉ dẫn, thấy toàn chữ là chữ, rối cả mắt, bèn nhìn theo sơ đồ, thấy dễ, ráp lia lịa.
Chúng ta phần đông khéo tay, nên nhiều khi suông sẻ, làm nhanh hơn đồng nghiệp người Mỹ.
Nhiều lần thành công, cũng có khi "tổ trác", làm đi làm lại vẫn không được.
Hóa ra bản chỉ dẫn có dặn "cọng thêm", hay "trừ bớt" nửa inch (phân Anh), mà vô ý không đọc thấy. Kết quả: nhanh nhưng mà sai, phải làm lại từ đầu.

Chị Hoa, đọc đến đây , chắc chị thấy ý tôi: người Mỹ họ không láu vặt, khi đã làm thì làm nghiêm chỉnh, và giữ đúng theo lời hướng dẫn. Sự nghiêm túc này, không phải người Mỹ nào cũng có, nhưng tôi nhận thấy đây là một đăïc điểm đáng chú ý của những người Mỹ thành côngï. Mới nhìn tưởng chậm, tưởng không thông minh, thật ra đấy mới là thông minh: trong một guồng máy lớn, tất cả đều phải theo hệ thống chung, theo một cách điều động chung, máy mới không bị trục trặc, phải không"
Tôi thấy đây là một cái "khôn" của người Mỹ, và nếu người mình học theo, chắc chắn cũng sẽ thu hoạch kết quả khả quan.

Chắc hẳn chị sẽ hỏi tôi: làm sao tôi dám khẳng định như vậy"
Thì đây, lý do: diện tích bao la như thế, dân số đông trên 200 mấy chục triệu người, không kỷ luật, không qui chế, không nghiêm túc, ai muốn chi làm nấy, mạnh ai sáng kiến..thì làm sao phân công, điều động đây"
Dĩ nhiên nước Mỹ giầâu mạnh là nhờ tài nguyên phong phú, nhưng yếu tố nhân sự vẫn là quan trọng: có tiền mà xài sai cách, vẫn nghèo như thường: tôi đọc báo thấy biết bao nhiêu trường hợp người trúng số độc đắc đi đến kết cục bi thảm vì không biết cách tiêu dùng khai thác số tiền "trời cho" này.
Cầm một triệu, mà đi đánh bạc thua sạch, hay đem đầu tư sinh lời, kết quả khác nhau xa lắm , đồng ý không, chị Hoa"

Nói chi những việc xa xôi to lớn, mình chỉ nói chuyện vặt quanh nhà.
Người Việt mình vẫn thường nói, bên mình có tình hàng xóm láng giềng thân thíêt hơn bên Mỹ, lại có lợi hơn, tối lửa tắt đèn có nhau, giúp đỡ nhau.
Đó là một cái khôn, mà Mỹ họ không có. Cũng đúng, mà cũng sai: rõ ràng bên này khác hẳn bên mình.
Không ai biết ông bà ở nhà ngay sát nách nhàø mình có bao nhiêu con cái, ăn tối cỡ giờ giấc nào, trái ngược với bên Việt Nam mình, bà hàng xóm có khi ngồi luôn cả buổi trong nhà mình, nhiều khi vào tận trong bếp, mở cả vung coi tối nay nhà bạn ăn những món gì.. ..biết luôn con Hường hôm nay ho, thằng Cu trốn học bị đòn, hay tệ hơn nữa, bà nọ vắng chồng mà có ông khách đến ngủ qua đêm v. v..

Chị Hoa nghĩ coi: khác thật, đi ngang qua khu cư dân Mỹ, thật là yên tĩnh: ông nọ xén cỏ, bà kia tưới hoa, hàng xóm vẫy tay chào, cười với nhau một cái, rồi ai lo việc nấy. Nghĩ tới các xóm bên mình, khi thân thì quá đẹp, còn những khi không vui với nhau "
Ôi thôi: điếc tai cả xóm: bên này la to, bên kia cố hét to hơn, bên này tìm mấy câu độc địa, bên kia không chịu kém: moi móc hết những điều bí mật không hay, cho tất cả cùng nghe. Những trường hợp này, tôi thiết tưởng lối sống Mỹ "khôn" hơn, họ thực hành câu "đèn nhà ai nấy rạng" của Việt Nam mình đó!

Chị Hoa thân mến!

Chị đừng có la tôi mất gốc, cái gì cũng khen Mỹ hay Mỹ giỏi. Tôi yêu mến quê hương Việt Nam của mình mãi mãi, tới già, tới chết.
Nhưng, sau thời gian xáo trộn đổi thay trong nếp sống khác lạ, tôi nhận thấy họ có những cái hay mà mình không có. (Mình cũng có những điều hay họ không có - tôi nói thêm câu này để chị không chê tôi vọng ngoại).

Dĩ nhiên trong một nước khoa học kỹ nghệ tiền tiến rất giàu có này, vấn đề những tệ nạn nan giải về chính trị, xã hội, nhân văn..là điều đương nhiên.

Tại sao ta không nhìn kỹ vì sao người Mỹ văn minh tiến bộ, giàu mạnh"

Đến đây tôi đã trả lời cho chị được rồi: "Người Mỹ, nói chung, rất khôn".

Xin đan cử vài thí dụ:

- Trong công việc: ai lo việc nấy, có khi đến mức lạnh lùng, ích kỷ, nhưng không thể không nhận làm như vậy có hiệu năng hơn, vì không phí công sức và thời gian nhòm nhỏ, "xía", vào chuyện người khác.

- Tình cảm: rõ ràng, dứt khoát: vợ chồng, lỡ chia tay, phần đông có thể coi nhau là bạn, dể cùng góp sức lo cho con cái chung.

- Tôn trọng tài sản công: người Mỹ không ra công viên hái hoa, bẻ lá,
hay khiêng đá về xây cho sân nhà.

- Công ích: người Mỹ có cái nhìn rộng cho lợi ích chung, thí dụ trường hợp ứng cử viên họ bầu không được đắùc cử, người thắng không phải là "gà" của họ, nhưng một khi đã nhậm chức, thì họ lập tức hợp tác, vì quyền lợi và ích lợi chung, ít khi thấy họ đi nói xấu bôi nhọ kiểu "không ăn thì phá cho hôi", hay "đạp đổ".

Tôi nghĩ, trong các lãnh vực trên, người Mỹ rất "khôn".

Tôi chắc chị sẽ thắc mắc: "Chị nói người Mỹ khôn, mà Việt Nam mình phần đông hành xử khác hẳn họ, vậy mình ngu hay sao""

Cũng không phải.
Mỹ có cái khôn của họ, mình có cái khôn của mình, nhưng khác nhau. Thấy, nhận biết cái khôn của họ, để học theo, có phải là làm cho mình khôn thêm một chút hay không"
Chị nghĩ sao"

Cái khôn, cũng như cái dại, nói đến bao giờ cho hết "

Tôi tạm ngưng ở đây, hẹn chị thư sau.

Bạn của chị.

Thân.

Nguyễn thị Tư

Ý kiến bạn đọc
20/09/201715:40:34
Khách
Có gì đâu mà thắc mắc. Tính tui đâu đó rõ ràng nên không có thắc mắc mấy chuyện này. Như tôi sửa xe, tui không hề trả giá, nhưng ai chặt đẹp, lửa đảo tui vài lần là tui dẹp luôn, khỏi đi xe khỏi bị lừa. Tui không soi mói đời tư ai nên tui khỏe lắm. Sống thực tế, đơn giản.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,184,260
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến