Hôm nay,  

Tôi 87 Tuổi, Có 73 Con Cháu, 62 Ở Mỹ

10/08/200200:00:00(Xem: 179985)
Người viết: Nguyễn Thị Duyên

Bài tham dự số: 2-611-vb20805

Cụ bà Nguyễn Thị Duyên 87 tuổi, có 73 con cháu, đại gia đình hiện định cư ở Charleston, tiểu bang South Carolina. Cụ cho biết hiện vẫn làm việc nhà cả ngày, chỉ cần nằm khi ngủ. Trong thư kèm bài viết tay gửi Việt Báo, cụ viết “tôi mới đọc 2 cuốn Viết Về Nước Mỹ 2000-2001. Tôi đọc say mê. Và, hôm nay, tôi viết bài và lựa hình gửi đền quí vị.”

Hình do bà Duyên tự viết ghi chú:
1) Năm tôi 18 tuổi.
08102002a

2)Ảnh chúng tôi cùng 8 con chụp ở Saigon năm 1959. Năm sau, 1960, ba các cháu mất.
08102002b

3) Ảnh chụp các con cháu năm 1987 ngày đám cưới cháu ngoại.
08102002c

Việt Báo và Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ kính chúc cụ bà Duyên khoẻ ngoài trăm tuổi và mong cụ tiếp tục viết về nước Mỹ.

*

Tôi tên thật là Nguyễn Thị Duyên sinh ngày 1-1-1916, năm Bính Thìn, năm nay 87 tuổi. Từ tháng 5 năm 1975, tôi qua Mỹ và sống cùng con cháu ở tỉnh nhỏ South Carolina này từ đó cho đến bây giờ.

Vì đất lành chim đậu nên các con cháu tôi qua được dần dần thì tất cả đều ở
gần tôi hết. Không ai chịu đi nơi khác ở dù tìm được việc làm tốt hơn. Nhờ vậy, nên tuổi già tôi có được hạnh phúc tinh thần là có được một đại gia đình đông vui. Tỉnh nhỏ, chỉ ít phút lái xe là có nhau.

Tôi có 3 trai, 5 gái, (1 con gái ở góa từ 4/76 chồng chết ở cải tạo) 7 dâu rể, 33 cháu nội ngoại , 7 cháu rể, 3 cháu dâu, 15 chắt. Tổng cộng là 73 người và tôi là 74. Nhưng còn kẹt lại 3 cháu gái nội ngoại ở Saigon, kể luôn chồng con chúng là 12 lớn bé. Tại South Carolina
này tôi có được một đại gia đình sống bên tôi là 62 lớn bé.

*

Con trai lớn của tôi sinh năm 1937 khi học xong tú tài 1 xin đăng lính không quân VNCH,
được đi Mỹ tu nghiệp 28 tháng.

Nhà tôi mất năm 1960. Mẹ góa một bầy con côi không có đồng vốn nào cả, chỉ trông vào có tiền lương của con trai cả. Cháu ngoan, lãnh lương về
đưa hết, chỉ khi đi cắt tóc là xin mẹ thôi.

Nhà là gia đình sĩ quan không quân, mẹ con tôi được vào ở trong trại Phi Long, Tân Sơn Nhất từ 1955.

Xin được nhà ở trong trại gia đình không tốn tiền thuê nhà, được dùng điện nước tha hồ các con tôi thích quá. Rồi các con tôi được chuyển đến ở khu nhà sắt gần Hội quán Lê Văn Lộc thì tha hồ rộng rãi. Tôi bèn thuê mấy công lao công đóng cho tôi mấy bàn gỗ tạp, ghế ngồi kê ở ngoài vườn cỏ dưới bóng mát cây xoài lớn.

Con trai lớn lập gia đình, tuy dọn ra ở riêng nhưng ngày nghỉ biết đem hai con gái bé 8 tuổi, bé 3 tuổi về chơi. Và lần lượt 3 con gái kế tiếp anh cả đều có chồng sĩ quan cấp đại úy được có nhà riêng cũng ở gần mẹ không phải đổi đi xa, nên tôi đã chạy qua chạy lại lo được cho các con và cháu ngoại nào ra đời cũng có nhà ngoại cháu lo cho con từ ngày ở nhà hộ sinh. Để có thêm tiền nuôi con, tôi cố gắng buôn bán tần tảo, ngay ở trong trại. Khi còn ở Saigon, tôi mở quán ca phê đặc biệt pha kiểu Pháp, nhờ mua phin lớn pha cà phê mua ở Pháp, nồi cơm tấm đặc biệt mua tấm thơm ở chợ Phú Nhuận.

Cũng
có khi ngồi ngay đầu chợ bán thịt nạc luộc thái chỉ, bì luộc thái chỉ và những gói thính gạo rang thơm thái nhỏ.

Ngày ngày tôi đi chợ sau khi bán xong hàng ghé mua 10 kg thịt về làm bì, hành củ bào sẵn, hành trắng bó to, củ cải, cà rốt bán ở sau chợ về ngâm dấm, ghé chơi ông Tạ mua 10 cây giò dài như đòn bánh tét. Tối nào ba cháu gái cũng phải rót sẵn một bàn dài những ly sữa đặc bán cà phê, ly nhỏ bán cà phê sữa, ly lớn bán cà phê sữa nóng vì sáng sớm bán vội lắm. Các cháu gái thay nhau ngồi ở quầy, tôi thuê thêm mấy cháu gái chạy bàn.


Tôi dậy sớm nấu một nồi lớn cơm tấm, lò nước sôi, bỏ bì thịt ra trộn thính, phi hành củ thơm cho hành sau. Cũng phải sới sẵn những dĩa cơm tấm để 1 bàn dài ở bếp, bỏ bì lên, cho hành phi thơm lên trên bì thịt, cắt khoanh tròn giò lụa ông Tạ cho vào chảo mỡ sôi vàng, để lên dĩa cơm. Các cậu sĩ quan không quân trẻ, các cậu hạ sĩ quan lớn bảo nhau hàng quán khu nhà sắt có cơm tấm đặc biệt, cà phê đặc biệt. Vậy là càng ngày khách ăn càng đông bát chén sạch hết. Thấy moat nơi không đủ chỗ bán,


tôi làm thêm bên nhà cháu gái thứ năm. Khách ăn vẫn đông lắm.

Rồi bà con trong trại Phi Long ai cũng bảo bà bây giờ các con đã khôn lớn trưởng thành rồi. Bà xách bóp mà đi chơi thôi. Nhưng tôi không có ngồi không được bao giờ. Khi mấy con gái có cháu bận bịïu, tôi nghỉ bán phụ giúp các cháu. Nghỉ riết cũng tiếc lắm, nên hồi sau tôi lại bán lại, bận bịïu nên quên cả tháng ngày.

Con trai cả đã có vợ 3 con, giải ngũ đi thầu cho Mỹ ở Dầu Tiếng, có dặn các em phải đưa mẹ đi Mỹ ngày đầu tháng 4/75. Khi nghe các con
nhắc việc đi Mỹ, tôi gắt lên "Tao đi Mỹ làm gì chứ. Đang bán vui quá đi Mỹ để ăn mày à."

Sáng 28/4/75, con cả về nhà, thấy mẹ còn bán chứ chưa đi nó la khóc "Mẹ định cho con chết hay sao đây mà giờ này mẹ còn chưa chịu đi." Anh la hét mấy em nó om sòm. Rồi nó gọi em trai em dâu cùng 4 con nó (cháu làm thông dịch viên cho Mỹ, không phải không quân, tôi và 2 em gái áp út 23t, em út 18 tuổi lên xe nó chở hết sang khu có máy bay. Vậy là mấy mẹ con tôi điû Mỹ! Vợ chồng người con cả và các con cũng đi ngay.

Còn con trai thứ 7 của tôi và vợ con kẹt lại, đến năm 1979 mới đi được. Hai cô Tư và Năm ở ngay vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất mà lại bị kẹt lại 18 năm. Vì vợ chồng chúng thấy pháo kích vào Tân Sơn Nhất, nên bỏ đi ra phố ở mới không đi được.

Tôi qua Mỹ từ 5/75 có bảo các con xin phép cho tôi bán cafê, cơm tấm, hay chả giò VN. Nhưng chúng cứ hẹn tới hẹn lui không lo. Còn dọa tôi ở Mỹ bán không được đâu. Họ ăn bị đau bụng còn bị kiện nữa. Sau này tôi hiểu là có đến nỗi vậy đâu. Nếu chúng làm cho tôi buôn bán ngay thì cũng giàu to rồi. Thật phải tin là số mạng hết lộc để an ủi vậy.

Hai gia đình cô Tư có 8 con, chồng đi cải tạo cô Năm chồng chết khi đi tù ở Long Giao, Long Khánh được 8 tháng thì đau bao tử chết 4/76. Cô Năm ở góa năm đó 34 tuổi có 4 trai 2 gái, và hai chị em được qua Mỹ 1991. Hiện H.O7 diện vợ con tử sĩ.

Cậu mợ Bảy có 2 con trai 4 tuổi và 2 tuổi, rời khỏi Việt Nam theo kiểu
vượt biên bán chính thức của chính chính phủ cộng sản tổ chức cho người Tàu phải rời VN. Giá ra đi kiểu này nghe nói là 14 lạng vàng cho người lớn, 10 lạng cho trẻ em. Nên cậu mợ đem theo được 3 cháu. Chú Tư đi theo là 1 trai 16 tuổi, 1 gái 9 tuổi, 1 trai 7 tuổi, cậu cháu đến được Mỹ cũng về ở bên nhà ngoại ở Charl và năm 1980 thì một con trai cô Năm 17 tuổi đi cùng bố đến được Thái Lan và vào Mỹ năm 1981 vào học lớp 9 đến lớp 12, nay cháu có nghề sửa xe hơi ở Bolsa Cali có vợ và người con. Anh trai lớn cháu (1961) qua được Mỹ đường biển tốn 2000 đô và ở với bà Năm 1982 đi làm hãng ở Charleston, mẹ các em qua sau 8/91, nay cũng tạm ổn định.

Như vậy sau năm 1991 thì đại gia đình tôi ở Mỹ đã có mặt gần đầy đủ, chỉ còn mấy cháu nội ngoại còn kẹt trong nước đang chờ bảo lãnh thôi.

Tôi muôn vàn cảm tạ ơn trời Phật và cảm ơn nước Mỹ nhân từ bác ái đã cho một đại gia đình tôi được con cháu hạnh phúc. Các con cháu của tôi qua Mỹ được ổn định cuộc sống. Các cháu còn kẹt lại cũng đang được bố mẹ bảo lãnh, sẽ được qua sau để cho bầy chắt của tôi chúng cũng sẽ có tương lai tốt đẹp. Một số các cháu nội ngoại ra đại học đi làm từ 1987, có gia đình con cái. Các cháu sau tiếp tục vào ra đại học 4 năm.

Tuổi già tôi có được sức khỏe là vàng, và bầy con cháu quá đông vui. Nhờ ơn trên Thượng Đế và Trời Phật ban cho, gia đình chúng tôi đã được nước Mỹ giúp đỡ tận tình từ buổi sơ giao, người lớn có công ăn việc làm ổn định nuôi được bầy trẻ nhỏ ăn học nên người. Chúng tôi muôn vàn cảm tạ ơn nước Mỹ. Bà con người Mỹ mà chúng tôi được gặp bấy nhiêu năm ai ai cũng rất tốt và tử tế với chúng tôi lắm. Chúng tôi không bao giờ quên được những tình cảm tốt đẹp ấy và xin cầu nguyện ơn trên cho mọi người được hạnh phúc.

Bà Nguyễn Thị Duyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến