Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Bàn Tay Của Harry Potter

10/08/200200:00:00(Xem: 159115)
Người viết: Nguyên Aù

Bài tham dự số: 2-610-vb80804

Tác giả Nguyên Á, cư trú tại Orange County, hiện đang là sinh viên Community College, công việc làm: Typist cleck. Bài viết đầu tiên của bạn góp phần Viết Về Nước Mỹ kể chuyện bị “cầm nhầm” sách ngay trong lớp học. Hy vọng Nguyên Á sẽ tiếp tục kể chuyện học hành, trường lớp tại Mỹ, với nhiều tình cảm và kinh nghiệm tốt đẹp khác.

Chúng ta khá quen thuộc cảnh vài người bu quanh hỏi chuyện trên đường phố, trong phút chốc lơ là hoặc sơ hở, rồi "tiền mất tật lại mang".

Đó là hình ảnh không được đẹp chúng ta cứ nghĩ chỉ xảy ra ở đầu đường hoặc xó chợ nào đó ở một nước nghèo khó, nhưng lần này nó xảy ra cho tôi ngay trong một Community College ở Mỹ.

Dù cái chuyện không biết điều ấy xảy ra khá lâu lắm rồi, nhưng tôi vẫn thấy đây là kinh nghiệm thực tế cần cảnh giác các bạn khác. Ngoài ra, tôi rất mong muốn một số College District có thể xin chính phủ funds để mua số sách cho sinh viên thuê với giá thật rẻ. Hoặc một tổ chức non-profit cũng có thể đảm nhiệm công việc này. Thực tế cũng gần giống như cho không vậy. Tôi có người bạn đi học nghề ở Adult School trong khuôn khổ chương trình WIA (Workforce Investment Act). Anh vẫn được giúp đỡ mua sách. Tóm lại, mấy nhà làm luật không nên bỏ quên bất cứ tầng lớp nào trong xã hội.

Hôm đó mọi người phải nộp bài computer final exam vào cuối giờ. Mấy "students sồn sồn" như tụi tôi thì lúc nào cũng bận rộn, nào việc nhà việc ngoài đường. Tôi cứ sốt ruột vì đúng 1 giờ pm kế tiếp lại có tiết khác (nói theo kiểu ngôn ngữ CS bây giờ). Không hiểu sao hai cô cùng lớp cứ hỏi tôi về "job" địa chỉ Agency và nhờ giới thiệu dùm việc làm. Lúc đó mình quên chú ý đến cuốn sách.

Một trong hai cô đó, người cứ lo hỏi bà giáo về next enrollement, mặc dù còn đến gần ba tháng nữa mới vào mùa Fall. Cô kia thì hỏi số phone. Hiện tượng "hỏi chuyện" kiểu này trong suốt ba mùa học chưa bao giờ xảy ra. Chúng tôi biết mặt nhau, nhưng thỉnh thoảng có trao đổi vài câu chuyện và ngồi cùng dãy bàn trong mùa này. Hôm nay cuối giờ, vì chờ chấm bài, tôi quên cất cuốn sách. Tôi lại để nó nằm phía dưới cuốn Schedule Book của mùa Fall sắp tới mà tôi vừa xin ở Front Office. Bà giáo loay hoay giải thích cho cô ấy về vụ ghi danh, đồng thời phàn nàn về bài làm của hai người có cùng mistakes. Nếu không lầm, qua student record bà cũng biết hai người có cùng địa chỉ. Bà nói: "Don't work together. I don't like this way. Do your own work. Hai cô và tôi học lớp của bà, mùa này là mùa thứ ba. Điểm làm cho nhiều người trong lớp lưu ý, hai cô quá thân thiện đến đỗi họ nghĩ rằng hai cô là lesbians. Hai cô chỉ dùng chung một cuốn sách. Tất nhiên một người phải sử dụng bản photocopy, tức là ba mùa học cũng cùng môn computer này (nó có nhiều sections) mà cô chẳng bao giờ chịu mua sách. Lý do có thể vì cô ta không thích sách có hình màu. Riêng loại sách này book store không có bán sách cũ. Có thể vì chưa có người nào bán lại, trong khi cả lớp ai cũng phải có sách. Ngay cả section cô ấy hỏi bà giáo để ghi danh cho mùa tới vẫn còn phải dùng sách của tác giả này. Tôi đứng xếp hàng chờ bà giáo chấm bài sau hai cô. Dãy bàn tôi chỉ còn có ba người mà thôi. Sau khi hai cô đi bộ chừng vài phút, tôi phát hiện cuốn sách và schedule của mình không cánh mà bay mất. Tôi vội chạy ra bãi đậu xe, gặp người bạn cùng lớp trình bày qua loa sự việc. Tôi hỏi:

- Chú có thấy hai cô ấy đi hướng nào không" Ông nhún vai lắc đầu của người nhiều kinh nghiệm "Khỏi tìm chú à".

Như thường lệ hai cô còn cà kê tán gẫu. Hôm nay dù chỉ khoảng ba hoặc bốn phút thôi, hai cô đã biến rất nhanh, nên tôi không còn biết phải hỏi ai! Tôi đành quay vào lớp báo cho bà giáo và vài người bạn biết cuốn sách mình bị ai "cầm nhầm". Về nhà hôm đó trong trạng thái bực bội, vì mình "khờ khạo" trước cái kiểu sơ ý đó, tôi sực nhớ hai cô vừa cho mình số điện thoại nhờ thông báo, nếu kiếm được Job. Tôi bèn thử gọi với hy vọng là ai đó trong hai người nếu "cầm lộn" sách của mình, thì "của thất lạc" có cơ hội trở về với khổ chủ. Hai người không có ở nhà, tôi đành nhắn lại. Bà bác tiếp điện thoại trấn an tôi: "Không sao đâu, nếu cầm nhầm, chúng nó sẽ trả lại cậu thôi". Mười giờ tối hôm đó, tiếng điện thoại reo. Người nhà tôi chuyển máy. Người bạn cùng lớp đó trả lời là không có cầm nhầm sách của tôi. Khi bắt điện thoại tôi hy vọng được nói chuyện với nhân vật sử dụng bản sao, nhưng đành thất vọng cô im hơi lặng tiếng. Đây cũng là lần đầu tiên cuốn sách của tôi "biết bay" như Harry Potter. Kể cũng lạ thật.

Tôi cố nhớ lại xem những diễn biến trước khi cuốn sách "take off". Ngoài ba người ở dãy bàn của tôi, lúc đó còn có ai không" dãy của tôi nằm sát tường mà. Dãy kế bên có một cô còn lại đang làm bài, khi ra về có lẽ muốn chia sẻ nỗi bực bội của tôi, cô này tự động đưa túi xách cho tôi xem: "Đây là sách của em. Loại sách này hơi đắt, nên anh để hở là có người rinh" cuối cùng, tôi kết luận: "Chắc bàn tay của Harry Potter có thật".

Như mọi người biết giá bán của nhiều loại sách ở college khá đắt so với sinh viên nghèo. Có nhiều người phải dùng used book để tiết kiệm tiền. Book store trường này có mua lại sách cũ của những người đã học khóa trước để bán lại cho sinh viên nghèo hiếu học. Có thể vì Staffs của trường thấu hiều hoàn cảnh đáng thương của các bạn đó. Nếu họ thấu hiểu thêm một tý nữa nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thuê sách giáo khoa dài hạn với giá rẻ. Lúc đó tình trạng "cầm nhầm" có thể không còn xảy ra.

Nguyên Aù

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,583,539
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.