Hôm nay,  

Chúng Tôi Làm Ông Mai, Bà Mai Hụt

30/07/200200:00:00(Xem: 198443)
Người viết: PHẠM NGỌC BÍCH
Bài tham dự số: 2-564-vb60607

Tác giả Phạm Ngọc Bích đến Mỹ năm 1992, học ở Philadelphia, Pennsylvania, đậu cử nhân ngành điện tử tại đại học Drexel, hiện cư trú tại tiểu bang Vermont và làm việc kỹ sư cho hãng IBM Burlington.

Trong thư gửi Việt Báo, bà Bích viết, “Câu chuyện ‘Lấy chồng Mỹ không quên văn hóa Việt’ của chú Hải Triều (Bài viết dự thi đợt II số 2-487-vb70309) đã là động cơ thúc đẩy tôi viết. Tôi chính là nhân vật Thanh Vân trong câu chuyện đó.” Chuyện về người chồng Mỹ đã được bà Bích kể trong bài viết "Chàng rể số một": Ted bây giờ là giáo sư trường đại học UVM, tiểu bang Vermont.
bichvadavid

Hình bên: Bà Bích và David.

Thật tình mà nói chúng tôi không thích đứng ra làm mai, làm mối cho ai. Lý do là vì chúng tôi không có năng khiếu về lãnh vực đó.

Tôi nghe có người nói ở đời không có gì dại dột cho bằng làm ông mai, bà mai. Là vì khi vợ chồng người ta hòa thuận, hạnh phúc thì không sao, còn lỡ mà cuộc sống của họ lục đục, không được như ý thì quả là phiền phức. Nhưng đó là chuyện trước kia chứ ở thời đại ngày nay và nhất là cuộc sống trên đất Mỹ này, nếu vợ chồng không thuận thảo, họ chỉ việc đưa nhau ra tòa rồi "đường anh anh đi, đường tôi tôi đi" chứ họ chẳng làm phiền đến ông mai, bà mai. Nghĩ như vậy nên đã có lần vợ chồng tôi tự nguyện đứng ra làm cái công việc mai mối này.

Chúng tôi có một người bạn thân tên là Bob, anh ta là đồng nghiệp của tôi. Bob là một kỹ sư còn tương đối trẻ, anh ta mới khoảng trên 30 tuổi. Bob đang làm chủ một ngôi nhà mới xây khoảng 2 năm nhưng cái bếp chưa hề đụng đến, còn trong tủ lạnh thì lúc nào cũng đầy ắp những đồ ăn đông lạnh. Nhà Bob còn có một dàn DVD và computer rất tối tân. Tính tình Bob hiền lành, lịch sự, thông minh, rất nhậy cảm nhưng anh có vẻ trầm lặng và hay mắc cỡ. Nói chung Bob là người hoàn hảo, có công ăn việc làm vững chắc, nhà cửa đàng hoàng. Anh chỉ phạm vào có mỗi một tội là sống độc thân, "this's a crime against nature" ( đó là tội chống lại tự nhiên).

Vợ chồng tôi có ý muốn giúp Bob thay đổi cuộc sống. Chúng tôi định làm một công việc hệ trọng đối với Bob là tìm cho anh ta một người vợ. Không, có lẽ chỉ là một người bạn gái thích hợp thôi. Oh, no nhất định phải là một người bạn đời chứ. Tuy vậy chúng tôi vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu trong cái công việc coi bộ không đơn giản này. Tôi cũng nhận ra một điều là Bob không lãng mạn và kiên trì như chồng tôi và vì vậy cần phải tạo ra điều kiện cho anh ta để giúp anh ta tiến tới.

Chúng tôi cũng chưa có sẵn đối tượng nào cho Bob. Chúng tôi nhận thấy việc đầu tiên là phải đặt tiêu chuẩn cho người bạn gái mà chúng tôi sắp tìm để giới thiệu cho Bob. Chồng tôi và tôi đã bàn thảo với nhau, dựa trên kinh nghiệm cũng như sách vở để đưa ra những điều kiện mà người bạn gái của Bob phải có như sau:

1. Unmarried (còn độc thân)

2. Late 20, early 30 (tuổi từ 20 đến 30)

3. Similar
interest to Bob (có cùng sở thích như Bob)

4. Good personality (tư cách tốt)

5. Willingness to listen to reason (sẵn sàng lắng nghe và đóng góp ý kiến)

Sau khi đã đặt ra tiêu chuẩn cho việc chọn lựa, tôi nghĩ ngay đến ba cô kỹ sư người Việt đang làm việc cùng công ty với tôi. Thật ra thì Bob đã có gặp cả ba cô gái này rồi nhưng chưa có cơ hội làm quen thôi.

Người đầu tiên là Thúy Uyên. Thúy Uyên là người có vẻ Mỹ nhất trong cả ba cô gái. Thúy Uyên sống một mình, cha mẹ cô ở California. Thúy Uyên biết cách quyên rũ đối tượng. Cô thường mặc những váy đầm hấp dẫn và luôn nở nụ cười duyên để khoe đôi má lúm đồng tiền xinh xắn. Thúy Uyên cười đùa tự nhiên và rất yêu đời. Thúy Uyên giỏi việc nội trợ, nấu ăn ngoan và biết may vá nhưng cô chỉ thích đi ăn tại các nhà hàng Tàu hoặc Thái và thích mặc những bộ quần áo mắc tiền. Chúng tôi nghĩ Bob thích Thúy Uyên nhưng có lần chúng tôi nói với Bob rằng Thúy Uyên không phải là một tách trà "mild" mà cô là một ly cà phê "strong hot", đừng để bị phỏng.

Người thứ hai là Đan Thanh. Tánh tình Đan Thanh trái ngược với sự trầm lặng, ôn hòa của người phụ nữ Á Châu nhưng cô lại có cái chất phác của cô gái miền Nam. Đan Thanh rất thực tế và không thích kiểu tình yêu lãng mạn. Có lần Đan Thanh tâm sự với tôi "Em không muốn có bạn trai. Nếu gặp được người con trai nào vừa ý, hợp nhãn, có nhà cửa đàng hoàng, nghề nghiệp vững vàng thì em sẽ làm đám cưới" . Đan Thanh cho rằng "Dating is a waste of time, money and energy" (hẹn hò chỉ làm mất thì giờ, tốn tiền bạc và hao tổn sức lực). Đan Thanh quả là một thử thách lớn cho Bob vì theo Bob thì đi chơi với bồ cuối tuần là một phần không thể thiếu trong trò chơi tình yêu.

Người thứ ba là Phượng Loan. Phượng Loan trưởng thành trong một gia đình nề nếp của người miền Bắc. Cha mẹ cô trước kia là thành phần trí thức ở Việt Nam. Từ nhỏ Phượng Loan đã được học hỏi về văn chương, mỹ thuật, triết lý. Cô cũng đã từng vẽ nhiều bức họa, viết truyện, làm thơ v.v. Phượng Loan ăn nói nhẹ nhàng, cử chỉ dễ mến. Phượng Loan sống chung với cha mẹ.

Bob biết tôi là người Việt, chồng tôi là người Mỹ gốc Âu Châu và chúng tôi đã thích nghi được với hai nếp sống khác biệt để có được cuộc sống vui tươi. Bob nhìn thấy vợ chồng tôi và những cặp vợ chồng Mỹ- Việt khác vẫn có thể sống êm đềm, hạnh phúc. Đối với Bob thì chủng tộc không thành vấn đề nhưng thích nghi được với phong tục tấp quán Việt Nam lại là vấn đề khác. Bob thích ăn chả giò nhưng anh ta lại không thể nếm vị nước mắm. Bob có thể ăn được những đồ ăn của Mễ rất cay nhưng những món ăn cay của Việt Nam lại làm cho anh ta sít xoa đến chảy nước mắt.

Chúng tôi đã tìm những cơ hội giúp Bob tìm hiểu về văn hóa, về nếp sống và ngay cả tính hài hước của người Việt. Chúng tôi hay mời Bob tham dự những buổi tiệc có đông người Việt. Chúng tôi cũng cho Bob nghe những bài hát karaoke Việt Nam và cho Bob xem những cuốn băng nhạc của Paris By Night. Bob đã được xem những màn trình diễn thời trang áo dài duyên dáng Việt Nam và Bob cũng đã có dịp xem qua đám cưới của người Việt Nam. Nói chung Bob có cố gắng tìm hiểu về sinh hoạt và văn hóa của người Việt.

Năm đó chúng tôi mời Bob tham dự ngày Tết của cộng đồng người Việt tại địa phương. Chúng tôi nghĩ đây là một cơ hội thuận tiện để Bob có dịp làm quen với những cô gái mà chúng tôi đã có ý định sẽ giới thiệu cho anh. Hôm đó Bob đến địa điểm rất đúng giờ. Chúng tôi gặp nhau và Bob đã cùng chúng tôi thưởng thức một chương trình giúp vui cho buổi mừng năm mới. Tôi giải thích cho Bob về phong tục múa lân, lì xì và ý nghĩa của những ca khúc Việt Nam được hát rong dịp này. Bob cũng được xem những màn múa của các nữ sinh và các cháu thiếu nhi Việt Nam. Hôm đó Bob cũng được dịp thưởng thức những món ăn đặc biệt mà Việt Nam thường dùng trong ngày Tết như bánh ít bánh chưng, thịt quay, dưa hấu v.v.

Đúng như dự tính của chúng tôi, Bob đã có dịp gặp cả ba cô gái Việt mỹ miều mà chúng tôi đã chọn cho anh ta. Trước hết là Thúy Uyên. Thúy Uyên xuất hiện trong chiếc áo dài màu hồng. Thúy Uyên là người nấu ăn giỏi cho nên chúng tôi nói chuyện về thức ăn Việt Nam và sau buổi nói chuyện, Thúy Uyên ngỏ ý mời Bob và vợ chồng tôi ăn cơm tối tại nhà cô vào thứ Bảy tuần tới. Sau Thúy Uyên, Bob gặp được Đan Thanh. Hôm đó Đan Thanh mặc đồ xanh đậm. Đan Thanh dễ dàng hòa đồng
vào cuộc chuyện trò với chúng tôi. Đan Thanh có năng khiếu về pianô và cô cũng mới mua một chiếc pianô mới. Cô mời chúng tôi đến nhà cô vào ngày Chủ nhật để nghe cô đàn và hát. Cuối cùng thì Phượng Loan và ba mẹ cô cũng đến trong buổi họp mặt này. Phượng Loan mặc một chiếc áo dài màu tím nhạt. Với mái tóc thắt bím trên khuôn mặt tươi tắn, Phương Loan rất hồn nhiên. Trong chương trình giúp vui có tiết mục đọc sớ Táo quân. Phượng Loan đã có cơ hội để chứng tỏ sự hiểu biết rộng rãi của cô. Cô kể cho mọi người nghe về lai lịch ông Táo và vì sao ông có bài sớ quá dài. Phương Loan cũng say sưa nói về văn học, nghệ thuật v.v. là những lãnh vực cô rất ưa thích.

Cuối buổi liên hoan mừng Tết, Bob và vợ chồng tôi đến nhà Phượng Loan theo lời mời của cô và ba mẹ cô. Căn nhà được trang hoàng vơiù những bức tranh sơn mài chen lẫn với những bức tranh vẽ nghệ thuật của Phượng Loan. Tôi cũng thấy hình chụp ngày tốt nghiệp của cô và anh cô được chưng trên mặt bàn computer. Ba mẹ Phượng Loan hẳn đã hãnh diện về thành tích học tập của hai anh em cô. Chúng tôi được chiêm ngưỡng một tập lưu trữ đủ loại tranh vẽ của Phượng Loan mà mẹ cô đã cất rất kỹ lưỡng. Sau màn xem tranh, Phượng Loan còn giới thiệu với chúng tôi về các tác phẩm trứ danh của các nhà văn Trung Hoa rồi cô đọc thơ cho chúng tôi nghe. Khi Phương Loan đọc bài thơ miêu tả một cô gái kiều diễm đã làm rung động một chàng trai lãng mạn, si tình
thì Bob ngồi nghe với vẻ mặt trầm ngâm , đầy tư lự . Giọng đọc của Phượng Loan lơi cuốn làm sao:

Her hair tied up with a ribbon

And fixed with a fade pin;

Her flowing robes

Soft and thin,

Between her adorned brows

A shallow furrow

Tạm dịch:

Tóc nàng thắt nơ

Và cài trâm cẩm thạch;

Áo nàng

Mềm mại và mỏng manh

Giữa cặp lông mày thanh tú

Thanh thoát với sông mũi dọc dừa”

October: too much wind

Accompanied by rain

Beating on two or three

Palmtrees

A helpless man

In an endless night

Tạm dịch:

Tháng Mười, gió lạnh vi vút

Mưa rơi lác đác

Đập vào vài ba cây thốt nốt

Một chàng lãng tử si tình

Trong đêm dài vô tận cô đơn

Chúng tôi ở nhà Phương Loan thật lâu mới từ giã . Khi ra ve,à vợ chồng tôi không biết sẽ có gắn bó gì giữa Bob và Phương Loan sau buổi gặp gỡ này hay không.

Chiều thứ Bảy sau đó, chúng tôi đến căn apartment của Thúy Uyên như đã hẹn. Khi vợ chồng tôi tới nơi thì Bob đã có mặt ở đó và anh đang gíup Thúy Uyên sắp xếp để chúng tôi có đủ chỗ ngồi ăn tối và xem TV. Thúy Uyên trổ tài nấu bún bò Huế, làm chả giò, chả Huế và nấu chè sen. Thúy Uyên phục vụ khách rất tận tình. Có lúc khi đưa thức ăn cho Bob, cô đã vô tình (hay cố ý) để cho mái tóc dài của mình phớt nhẹ trên khuôn mặt Bob. Cô vừa cười vừa xin lỗi làm Bob đỏ mặt thẹn thùng nhưng có lẽ trong lòng anh cũng thích. Thúy Uyên hỏi Bob "Did you like everything"" Bob trả lời "Vâng, everything" Thúy Uyên nói thêm với nụ cười lẳng lơ " I'm glad I could satisfy you". Thật khó có thể đoán giữa hai người họ sẽ có chuyện gì hay không"

Hôm sau là ngày Chủ nhật đẹp trời, Bob và vợ chồng tôi đến nhà Đan Thanh khoảng 2 giờ chiều. Vì vậy chỉ có snacks chứ không có ăn uống. Nơi Đan Thanh ở tuy nhỏ nhưng rất gọn ghẽ với cách trang trí thanh thoát. Chiếc pianô được đặt giữa phòng khách, bên cạnh là chiếc giá nhạc đã có sẵn một bản nhạc ở trên đó. Đan Thanh giới thiệu bản nhạc mà cô sắp đàn và hát cho chúng tôi nghe là bản "When I fall in love" (Khi tôi yêu). Đan Thanh đệm nhạc trên phím đàn với đôi tay thon thả, mềm mại và bắt đầu cất cao giọng:

"When I fall in love,

It will be forever

Or I'll never fall in love"

Tạm dịch:

"Khi tôi yêu,

Tôi sẽ yêu mãi mãi

Hay chẳng bao giờ yêu"

Đan Thanh đang đàn và hát say sưa thì có điện thọai mà cô biết là điện thoại từ gia đình. Cô xin lỗi tạm gián đoạn để nói điện thoại. Khi cuộc nói chuyện chấm dứt, cô quay lại với chiếc piano và hỏi "Where was I" (tôi ngừng ở đâu rồi). Bob chỉ vào vài hàng gần cuối của bản nhạc tình và Đan Thanh lại tiếp tục rất tự nhiên nhưng cô không để ý rằng cô đã bỏ qua vài đoạn nhạc.

"And the moment I can feel that

You feel that way too

Is when I fall in love with you"

Tạm dich:

"Và bỗng chốc em cảm giác

Anh có cùng tâm trạng

Là chúng ta yêu nhau"

Chúng tôi ở chơi vài tiếng đồng hồ rồi ra về. Chúng tôi cũng không chắc "Cupid shoot his arrow" (huyền thoại Cupid vị thần tình yêu có mũi tên đặc biệt khi bắn vào tim người nào thì người đó sẽ có một tình yêu tuyệt vời). Chúng tôi không biết trái tim của Bob có bị
đâm lũng bởi mũi tên của Đan Thanh hay không. Tại nơi làm việc tôi cũng không nghe ngóng gì ngoại trừ nghe Bob nói "I had a great time" (tôi đã có được thời gian vui vẻ).

Trong dịp "Tulip Festival" (ngày hội triển lãm hoa tulip) ở Ottawa (Canada) gần bế mạc, vợ chồng tôi mướn một chiếc xe "van" và mời Bob cùng với ba nàng xinh đẹp cùng tham dự. Mục đích của chúng tôi là tạo thêm một cơ hội nữa cho Bob làm thân với Thúy Uyên, Đan Thanh và Phương Loan. Hội chợ tulip được tổ chức hàng năm, trưng bày đủ loại hoa tulip với muôn màu muôn sắc rất đẹp. Cuối buổi triển lãm, ban tổ chức dành một số bình tulip để tặng không cho du khách. Chúng tôi khuyến khích Bob nên chọn để tặng cho mỗi nàng một bình tulip. Chúng tôi cũng chụp rất nhiều hình ảnh trong chuyến đi chơi này. Chúng tôi hoàn toàn không rõ sau chuyến đi này có cô nào muốn Bob trở thành "boy friend" của mình hay là Bob có ý định chọn cô nào làm "girl friend" của anh hay không"

Thời gian trôi qua, công ty của chúng tôi có nhiều thay đổi. Thúy Uyên quyết định rời công ty để nhận một công việc làm mới ở miền Nam California. Đan Thanh được thăng chức và được công ty cử đi nắm giữ một chức vụ cao hơn ở tiểu bang khác. Phương Loan cũng xin chuyển đến một tiểu bang ấm áp vì tình trạng sức khỏe của bà mẹ. Chỉ còn Bob ở lại công ty và anh độc thân vẫn hoàn độc thân với nhiều kỷ niệm bên những cô gái Việt Nam kiều diễm.

Cho đến nay, tôi vẫn thắc mắc không biết có phải chúng tôi chưa làm đủ những việc mà ông mai, bà mai cần làm" Hay là vì ông tơ bà nguyệt vẫn chưa chịu xe duyên cho Bob" Hoặc cũng có thể là chúng tôi đã quá tham lam, giới thiệu một lần đến ba nàng tiên mà "mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" khiến cho anh chàng Bob choáng váng, không biết chọn người nào, bỏ người nào" Hay là tại anh chàng Bob quá nhút nhát, quá thụ động nên đã không lọt được vào mắt xanh của cả ba nàng"

Dù sao thì chúng tôi cũng có cái thú trong trò chơi mai mối này. Chuyện thất bại là chuyện đã qua. Ngày mai sẽ lại là một ngày mới "to make a match" (để đi làm mai).

Phạm Ngọc Bích

Ý kiến bạn đọc
10/07/201918:33:06
Khách
có duyên mà không có nợ , đơn giãn vậy thôi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,177,614
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến