Hôm nay,  

Mỹ, Việt: Khác Mà Không Khác

22/06/200200:00:00(Xem: 150024)
Người viết: Nguyễn Lê Tuấn Anh
Bài tham dự số: 2-576-vb50620
Nguyễn Lê Tuấn Anh định cư tại Spring Grove, Houston, TX. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, nhưng tác giả cho biết ông sẽ còn tiếp tục viết nhiều nữa. Xin chờ những bài tiếp của ông.
Hươu Tần ngày 31-5 năm 2002.


Chị Hoa thân mến,
Chị còn nhớ năm chúng tôi mới vừa qua đến Mỹ, chân ướt chân ráo, đầu óc còn tỉnh tỉnh mê mê... nhận thư chị hỏi cảm tưởng những ngày đầu tiên ở thiên đàng ra sao" Chị có nhớ tôi cay đắng trả lời chị như thế nào" Tôi nhớ đại khái: - nhà là những cái hộp tù rộng lớn- bó chân bó cẳng- không biết lái xe- luôn luôn phải phụ thuộc người khác- cần gì phải ngửa tay "đi xin", người Mỹ khô khan không tình cảm v.v.. và v.v.. nằng nặc một hai đòi trở lại Việt Nam.
Hôm nay tôi xin rút lại hết những ý kiến trên. Xin thanh minh là không phải tôi mê bơ sữa Mỹ, mà chính là vì qua một thời gian kha khá sống trong nước Mỹ, giữa những người Mỹ, tôi mới có dịp tìm hiểu họ đôi chút và không khỏi thấy những phê bình cảm nhận về họ trong mấy ngày đầu tiên có phần vội vàng thiên lệch.
Chị Hoa, đừng vội chê tôi bây giờ bênh Mỹ, mê Mỹ.
Tôi xin kể chị nghe vài chuyện để chị tự mình có ý kiến, chị nghĩ sao"
Nhà: cũng là cái nhà, mà sao khác xa" Bốn bức tường, mái che, ngăn thành phòng ốc.., bên ta thì sáng ra mở toang cửa sổ cửa lớn, quét hết rác ra ngoài. Bên Mỹ, đóng cửa im ỉm quanh năm, cửa chỉ hé khi có người ra, vào, rồi đóng lại ngay.
Rác thì không quét ra, lại hốt cất kỹ trong thùng, (đến ngày mới đem ra vệ đường cho xe hốt rác đến đem đi). Hồi đó tôi có biết đâu, tụi nhỏ đi học đi làm, tôi dậy là mở hết cửa cái cửa con.
Lũ con cháu mùa hè mở máy lạnh, mùa đông mở máy sưởi, mà hơi lạnh hơi ấm tôi đều cho thoát ra hết, mấy tháng liền tiền điện chúng nó trả gấp mấy lần hồi trước vẫn thường trả, mãi về sau mới hiểu vì sao..
Tuổi: người Việt mình gặp nhau mới quen liền hỏi nhau : "Chị tuổi con gì" Aø , tuổi Mùi thua tui một tuổi, tui tuổâi Ngọ. Tui đội tuổi ông già, cũng tuổi Ngọ, cho nên cứ hay đi, ngựa xổng chuồng mà v.v..".. Mỹ thì kỵ hỏi tuổi, hay sợ bị hỏi tuổi, nhất là đàn bà. Đến bốn tám, gần năm mươi, vẫn
không chịu nói gần năm mươi, lại mỉm cười rất trẻ trung, nói: "tôi "hăm chín" đã từ lâu... vài năm rồi".
Nhờ: bên mình, nhờ vả nhau, chuyện thường hằng, "quá giang" xe lối xóm như cơm bữa, qua nhà kế bên mượn đỡ nửa lít dầu, hay mấy hột vịt... có sao đâu.
Bên Mỹ này không thấy ai làm vậy, trừ những người đặc biệt có giao tình. Bên nhà này cắt cỏ, có máy riêng, bên kia hàng rào, cũng một máy khác, có khi hai ông cùng cắt một lượt, tới tới lui lui thỉnh thoảng gật hay vẫy tay chào, là thôi.
Nói chung, taiï sao mình thấy cái khác , không giống mình thì vội cho ngay là không tốt"
Thí dụ như cái nhà, điều kiện khí hậu, phong thổ, tiêu chuẩn vệ sinh bên này với bên nhà khác hẳn nhau, cho nên cách xây, cách bảo trì, cách sử dụng cũng đều không giống nhau, thì có gì không phải"
Bạn bè không cần rõ tuổi tác, nếu tư cách, tính tình hợp, vẫn có thể là bạn thân được.
Nhờ vả được, cũng tốt, nếu tiện, mà tự túc, tôi cho là lại càng quý, nếu có khả năng.
Thành thử, tôi nghiệm thấy, nhiều cái khác mình, mà suy nghĩ ra, nó có lý do, thì mình nên chấp nhận.
Khác, nói xong rồi. Bây giờ nói cái giống nhau. Nhiều lắm, chị Hoa ơi. Tôi không ngờ.
Dị đoan: người mình nói chung hay tin dị đoan, nào là: "mồng một tốt ngày",
"Mồng năm, mười chín, hăm ba/ Đi chơi cũng lỗ huống là đi buôn"..
Mua xe, mua nhà chọn số chín nút. (bây giờ có loại bảng số mình có thể yêu cầu họ cấp cho số, hay tên "thửa", tha hồ chín nút v..v..)
Người Mỹ có khác gì : "số 7 may mắn" (lucky seven), thứ sáu ngày 13 thường coi là xui... nói lỡ lời tán thưởng thành công hay may mắn đã gặp, thì gõ gõ lên gỗ hay mặt bàn (knock wood), để xí xóa lời nói (ý muốn cho sẽ có được may mắn tiếp nối, ngại ông Thần May mắn nào nghe được đem thu hồi cái may mắn lại").


Người mình thường hay giữ một cái áo, quần, hay vật dụng gì riêng cho những dịp đặc biệt, vì nó đem lại may mắn. Tôi cũng đã thấy nhiều người Mỹ hành động y chang: có chị khi nào cũng kè kè cái dù, mặc trời nắng hay mưa. Lý do: mấy lần quên đem dù theo đều gặp phải chuyện không hay. Có anh đi phỏng vấn kiếm việc , ngoài các hồ sơ cần thiết, còn mang theo tấm hình con chó chết từ năm nảo năm nào: anh đoan chắc, mỗi lần đi phỏng vấn, có tấm hình thì mọi sự thuận lợi, hanh thông, được chỗ làm.
Thâm tình: người mình vẫn tự hào sống tình cảm, nhiều người giao thịêp bạn bè cả bốn năm chục năm, biết nhau từ hồi còn để chỏm, đến thế hệ con cái lại chơi với nhau. Gia tộc lớn, mỗi năm tụ họp giỗ ông tổ chung, họ hàng dưới mái ngôi nhà thờ tổ đếm được mấy trăm người. Tôi trước vẫn nghĩ người Mỹ khô khan, ít tình cảm. Lâu dần tôi thấy họ sống cũng dồi dào tình cảm, chỉ biểu hiện khác mình mà thôi. Tôi đọc báo thấy có nhiều người thất lạc thân nhân (thí dụ như khi cha mẹ mất hay li dị), hai ba anh chị em mỗi người bị giao cho một nhà khác nuôi. Nhiều người đã nhắn tin, đăng báo, lên mạng lưới điện toán nhắn tin tìm nhau, và đã gặp được lại nhau sau hơn 30 hay 40 năm thất lạc...
Mới đây tôi thấy trên báo chuyện một ông cảnh sát theo đuổi điều tra cho bằng được nguyên do vì sao mẹ ông qua đời trong trường hợp không bình thường, ông ta đã khắc phục bao khó khăn trắc trở vì những dấu tích đã phai mờ theo thời gian (sự việc xẩy ra khi ông ta còn quá nhỏ) cho đến khi đạt đến kết quả, tuy đau đớn (mẹ ông không qua đời vì bệnh hay tai nạn, mà là bị giết), nhưng những công sức, thì giờ, tiền bạc đã bỏ ra cũng đã tỏ được tấm thâm tình của ông.
Nụ cười: người Việt mình tự hào có tính khôi hài, hay ít ra dễ cười, cái gì cũng cười, dễ dãi, chín bỏ làm mười, những buổi tụ họp đông người chẳng bao giờ có thể thiếu những hoạt náo viên vườn: không phải chuyên nghiệp, nhưng họ luôn luôn có cả một kho chuyện thú vị đem ra cho bà con mua vui. Nhờ họ mà các buổi họp mặt đông người được sống động. Người Mỹ cũng không khác: màn ảnh lớn có những Bop Hope, Jerry Lewis, truyền hình có Johnny Carson, David Letterman, chỉ nhờ chọc cười thiên hạ mà cơm no áo ấm (và nhiều nhiều thứ nữa). Người Việt ta dùng nụ cười thay cho lờøi chào hỏi, có khi thay cho tiếng "cảm ơn" có vẻ quá khách sáo, ta cũng mỉm cười khi nhận lời cảm ơn của người khác thay vì nói "không có chi". . .Người Mỹ thì dùng cái cười làm chìa khóa mở các cửa: họ nở nụ cười trước khi chào hỏi, trước khi bắt đầu bài diễn văn (trừ trường hợp điếu văn), trong sở làm khi qua lại trong hành lang không khỏi trao đổi nhau hàng chục tá nụ cười hằng ngày. . .
Gần đây tôi thấy có rất nhiều bài nghiên cứu chứng minh và đề cao giá trị và sức mạnh của nụ cười, cái cười, và nói chung, sự vui tươi: nó đem lại cho người ta sức khỏe, tự tin, giảm căng thẳng tinh thần, laị có thể giúp làm tăng trưởng trí thông minh, do đó, dễ thành công hơn trong công việc làm.
Về việc này, cả hai bên Mỹ Việt đều có lý, và đồng ý với nhau.
Ta có thể nào không khỏi mỉm chi một nụ cười , mà nói : "Đông Tây cũng có gặp gỡ, chứ không sao""
Chị Hoa,
Xin chị đừng cho là tôi vì được hưởng thụ vật chất mà thành ra "theo Mỹ".
Sự thực là tôi dần dần thấy cảm thông với người Mỹ, và không khỏi tiến tới chỗ có cảm tình với đất nước này. Nhiều hôm tôi nghe tin tức thấy những con em mình đạt đến thành công này kia trong dòng sinh hoạt Mỹ, tôi cảm thấy vinh dự, hãnh diện, đồng thời cũng thấy là "đất lành chim đậu" : phải chăng "khác mà không khác", mảnh đất này, cũng chẳng khác
quê cũ của mình: máu ai ai cũng đều một màu đỏ, và lòng ai ai cũng hướng thượng, thì cuộc sống mới có ý nghĩa và thành công.
Thăm chị và gia quyến, hẹn thư sau : chuyện về nước Mỹ còn dài dài. . .
Nguyễn thị Tư
Nguyễn Lê Tuấn Anh
(cũng là Nguyễn Thư) ghi lại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,343,267
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến