Hôm nay,  

Giấc Mơ Hồi Hương

22/06/200200:00:00(Xem: 188998)
Người viết: Đỗ Đức Chi
Bài tham dự số: 2-575-vb40619
Đây là bài viết về nư6ớc Mỹ đầu tiên của Đỗ Đức Chi. Tác giả cho biết năm nay 40 tuổi, vượt biên qua Mỹ năm 1982, lúc 20 tuổi. Đi làm nhiều nghề khác nhau lúc mới sang và trong thời gian học đại học ở Mỹ. Nghề nghiệp hiện tại: Software Engineer cho hãng Applied Material o Austin, TX.
*
Tôi vượt biên qua Thái Lan, rồi sang Mỹ sống đến nay đã gần 20 năm, đi làm vất vả và phải lo lắng đủ điều. Tôi mơ ước khi đến tuổi về hưu sẽ trở về Việt Nam sống an nhàn trong những ngày còn lại của cuộc đời.
Tôi được nghe những người mới qua Mỹ sau này theo diện chính thức nói rằng Việt Nam giờ đã khác xưa nhiều, chính quyền đã đổi mới và có tự do, ai cũng có thể làm ăn buôn bán, nhiều người rất giàu, người ngoại quốc và Việt kiều trở về đầu tư nhiều lắm, nhà cửa, cao ốc mới xây mọc lên như nấm. Có người chỉ mở một tiệm sửa TV và đầu máy VCR thôi mà chỉ vài năm sau là có xe hơi và xây được nhà lầu. Có người chỉ làm tài xế lái xe cho chủ nhân người Đài Loan, mỗi tháng cũng lãnh được chín trăm đô la. Họ còn qủa quyết rằng với trình độ của tôi, chỉ cần về nước dạy Anh văn hoặc mở lớp dạy khóa vi tính thôi cũng đủ làm giàu.
Tôi nghe thấy mà ham, nhất định phải về Việt Nam một chuyến. Trước là thăm lại quê hương và người thân, sau là thăm dò đường đi nước bước, tìm một địa điểm để chuẩn bị cho cuộc hồi hương của tôi sau này. Cuối năm 2000, tôi lấy vacation nghỉ một tháng, hăm hở lên đường trở về quê hương. Nhưng than ôi!
Ngày đi tôi háo hức, hy vọng bao nhiêu thì ngày trở lại Mỹ tôi chán nản, thất vọng bấy nhiêu.
Khi trải qua thực tế và tận mắt chứng kiến những sự việc xảy ra ở Việt Nam, giấc mơ hồi hương hưởng nhàn của tôi tan theo mây khói!
Vừa bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất, qua bất cứ thủ tục nào tôi cũng bị tụi công an hải quan làm khó dễ để moi tiền, nhất là hai tên ngồi canh máy X-Ray kiểm hàng đi qua. Tôi có mua một máy microwave bỏ trong thùng đem về làm qùa cho gia đình.
Nhìn từ trong máy chúng chỉ thấy một khối đen ngòm. Việt cộng là chúa hay nghi ngờ, chúng bắt tôi phải mở thùng ra để khám.
Cả đám công an bu lại xem và rờ rẫm cái microwave mà có lẽ từ thuở cha sanh mẹ đẻ chúng chưa được thấy bao giờ! Mặc dầu tôi đã cố gắng hết sức giải thích nhiệm vụ của máy microwave là chỉ dùng để hâm nóng thức ăn, tụi hải quan vẫn không tin mà cứ cho rằng đó là một loại máy điện tử gì tối tân, hiện đại lắm, nhất định phải đè ra để đánh thuế. Tôi phải vất vả gần hai tiếng đồng hồ và đấm mõm cho chúng hết sáu chục đô la mới đưa được hai thùng đồ và một vali của tôi ra khỏi phi trường.
Ngồi trên xe, trên đường về nhà, tôi quan sát cảnh vật hai bên.
Chao ôi!
Người ở đâu ra mà lắm thế!
Người buôn bán, người đi bộ và xe cộ tràn ngập đường phố. Phần lớn là xe gắn máy và xe đạp. Người ta lái xe lạng lách ngang dọc, không theo một luật lệ nào và không có một chút ý thức gì về an toàn giao thông.
Người ta chở đôi, chở ba rồ máy phóng nhanh qua mặt lẫn nhau. Cả những em bé cũng chở nhau trên xe đạp lạng quạng ở giữa đường. Xe xích lô, xe ba gác ì ạch đạp nghênh ngang ngay giữa lộ, phía sau là xe vận tải chở hàng cũ kỹ phun khói đen ngòm. Đủ mọi tiếng còi xe vang lên inh ỏi hầu như bất tận.
Người bộ hành tỉnh bơ băng ngang đường lẫn lộn trong dòng xe cộ hỗn tạp đó.
Thỉnh thoảng cũng có vài chiếc xe hơi đời mới, loại luxury, mà ngay cả ở Mỹ nhiều người không có.
Ông bà nào đang lái chiếc xe này chắc hẳn là giàu có lắm đây" Tôi bày tỏ ý nghĩ đó với người nhà thì được cho biết là chỉ có cán bộ nhà nước loại gộc, chuyên nghề tham nhũng và hối lộ, mới có loại xe đó mà thôi. Còn dân chúng thì chỉ đi xe đạp hoặc có được xe gắn máy là mừng lắm rồi.
Về gần đến nhà, tôi thấy một tai nạn xảy ra làm nghẹt hết đường phố.
Một chiếc xe Honda méo mó nằm chỏng gọng. Sát ngay bên là chiếc xe ba gác chở cao ngất mấy chục thùng nhựa loại 20 lít chứa đầy nước mắm. Dưới đường là dăm bảy cái thùng vỡ và nước mắm chảy lênh láng.
Ba người đàn ông đang hùng hổ chửi nhau dữ dội, họ dùng toàn những tiếng hạ cấp và tục tĩu mà sống lâu ngày ở Mỹ tôi không còn nghe qua.
Người bu quanh coi đông như kiến. Tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một công an hay xe cảnh sát nào đến giải quyết.
Xe tôi phải nhích từng chút, lách tránh mãi mới ra khỏi đám đông tai nạn kia.
Mỗi lúc tôi càng thấy chóng mặt vì cảnh người và xe cộ cứ nườm nượp vô trật tự trước mắt.
Mới có vài tiếng đồng hồ mà đã khó chịu như vầy thì hỏi sao tôi có thể về sống luôn ở Việt Nam đây"
Về đến nhà, sau khi tắm rửa xong, mẹ tôi nhắc tôi đưa giấy tờ cho em tôi đem ra đăng ký ở Ủy Ban Nhân Dân phường. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên. Ủa! Sao nghe nói Việt Nam bây giờ đổi mới rồi, dân chúng tự do đi lại, làm gì còn có chuyện đăng ký với hộ khẩu như hồi mới "giải phóng" nữa"
Nhưng mẹ tôi cho biết hồi năm ngoái, thằng Sửu con bà Thìn hàng xóm từ Canada về chơi, nó cũng nghĩ như tôi vậy nên yên tâm không trình báo gì cả.
Mấy hôm sau, đang lúc nửa đêm, công an đến bắt vì tội... giấu diếm Cách mạng, đem ra nhốt ở phường cho muỗi cắn cả đêm. Sáng hôm sau còn đòi giải nó lên quận. Bà Thìn phải chạy hết mấy chỉ vàng mới xong.
Nghe thế tôi vội chuẩn bị giấy tờ đưa cho em tôi đem ra phường.
Năm phút sau, em tôi trở về nói rằng chưa trình được mà giấy tờ còn đang bị giữ ở phường. Công an nói rằng tôi không phải là người Việt Nam bình thường, mà là Việt kiều từ Mỹ về, nên cần có thời giờ để kiểm tra. Bố tôi hiểu ý nên nhắc tôi đưa một gói thuốc lá 555 còn nguyên cho thằng em đem ra làm qùa cho công an phường để việc trình giấy được dễ dàng hơn. Tôi vừa lục vali lấy thuốc lá vừa ngẫm nghĩ và nhớ đến những việc xảy ra ở phi trường trưa hôm nay và cảm thấy thật bực bội.
Về sống ở Việt Nam mà đi đến đâu, làm việc gì cũng phải có cái "thủ tục đầu tiên" này thì có đem về cả một núi của rồi cũng từ từ lọt vào tay bọn cán bộ Việt cộng hết mà thôi!
Năm phút sau em tôi lại trở về, đem theo giấy tờ của tôi đã được ký tên và đóng dấu.
Phải công nhận là họ giỏi thật! Mặc dù ở phường không có hệ thống computer mà công an chỉ cần mười phút là kiểm tra xong!
Mấy hôm sau tôi được đứa em chở tôi bằng xe Honda từ Saigon về thăm gia đình người cậu ở dưới Hóc Môn. Tội nghiệp cậu mợ tôi! Gia đình cậu làm ăn thất bại nên sa sút từ mấy năm nay. Nhà cậu trống hốc từ trong ra ngoài.
Mấy đứa em họ lớn tồng ngồng mà không đứa nào có công ăn việc làm gì ra hồn để giúp gia đình.
Đứa con gái lớn mỗi sáng nấu nồi bún riêu bán ngay trước cửa nhà cho con nít và dân lao động trong xóm. Ngày nào bán hết thì tiền lời chỉ đủ mua gạo cho ngày đó. Ngày nào bán ế thì cả nhà ăn bún trừ cơm.

Đứa thứ hai vào rẫy xóm người Nam làm mướn, ngày có việc ngày không. Đứa thứ ba đi bán vé số, cả ngày lang thang khắp các chợ mời mọc người mua. Tôi hỏi cậu làm ăn sao mà đến nông nỗi này" Cậu cho biết là mấy năm trước có người Đài Loan vào Việt Nam đầu tư, họ chọn một địa điểm ở gần nhà cậu và lập ra một hãng đóng giầy bata loại cao cấp để xuất khẩu. Nghe nói hãng cần người làm, trả lương cao lắm, và còn xin được da vụn cắt từ giầy ra đem về bán ve chai, chẳng mấy chốc sẽ giầu. Người ta ồ ạt xin vào làm việc cho hãng này, nhưng chẳng mấy ai được vào làm vì mỗi người phải qua "thủ tục đầu tiên" là hai cây.
Cậu mợ vội vàng hốt hụi non và chạy đi mượn đầu này, giật đầu kia cho đủ sáu cây, xin cho ba đứa con cậu vào làm. Mỗi ngày làm 10 tiếng, tuần 6 ngày. Mỗi tháng, mỗi đứa lãnh lương được sáu trăm ngàn, khoảng 40 đô la Mỹ, còn da vụn thì chẳng thấy đâu!
Cả ba đứa đang làm được đến tháng thứ ba thì lần lượt đều bị lay off với lý do hãng tạm ngưng sản xuất vì hàng không xuất khẩu được.
Nhiều người khác trong hãng cũng cùng chung số phận. Nhưng tại sao trong lúc lay off mà vẫn thấy có người chầu chực nộp đơn xin việc và được hãng nhận cho vào làm thế kia"
Về sau mới biết ra là bọn cai trong hãng lập mưu lừa lọc để đuổi người cũ đi, lấy chỗ nhận người mới vào và những người mới này đều phải qua thủ tục đầu tiên (hai cây). Ba tháng sau những người mới này lại bị lay off nữa để nhường chỗ cho những con thiêu thân khác có hai cây chuẩn bị nhảy vào! Đến khi nạn nhân ức qúa làm đơn thưa kiện thì cũng vừa lúc ông chủ tư bản người Tàu này rút hẳn cái chân đầu tư của ông ra khỏi Việt Nam, chạy thẳng một mạch về Đài Loan vì không chịu nổi cung cách làm ăn quan liêu và guồng máy tham nhũng khổng lồ của các ông đỉnh cao trí tuệ trong Đảng.
Bây giờ mấy đứa con cậu mợ phải ra sức làm lụng chỉ để trả tiền lời cho số nợ sáu cây. Tôi bùi ngùi tặng cậu một ít tiền và ở chơi với cậu đến chiều.
Trong bữa cơm, tôi có tiết lộ với cậu ý định tôi sẽ hồi hương về Việt Nam sau này.
Cậu bảo tôi chớ có dại!
Việt kiều chỉ nên về chơi thôi rồi lại đi chứ đừng có nghe lời dụ dỗ mà ở luôn hoặc đầu tư vào cái đất nước vô luật lệ này. Bọn cán bộ, công an, cùng với con buôn sẽ tìm cách bòn rút cho bằng hết tiền bạc rồi còn cười vào mặt ngu mình nữa.
Hoặc tệ hơn nó còn ghép tội và tống cho mình đi cải tạo là tàn một đời.
Bây giờ người trong nước còn tìm đủ mọi cách để ra được nước ngoài, cho dù có phải làm nô lệ xuất khẩu lao động sang Nam Hàn hay I-Răng, I-Rắc.
Cháu đã là người nước ngoài thì đừng dại mà về làm gì, ít ra là trong khi bọn Cộng sản còn thống trị đất nước này.
Chiều hôm đó trên đường từ Hóc Môn trở lại Saigon. Đường phố đông nghẹt người. Ngang qua nhiều chỗ chợ người ta bày ra buôn bán tràn lan cả mặt đường. Đường đã hẹp lại càng thu nhỏ hơn. Thế mà đủ mọi loại xe lớn nhỏ vẫn chen nhau chạy bạt mạng như bất kể.
Ngồi đàng sau xe tôi vừa đọc kinh vừa nhắc thằng em tôi lái cẩn thận. Đến gần ngã ba ông Tạ, tôi chứng kiến cảnh một tai nạn làm tôi thấy ớn và muốn trở về Mỹ ngay lập tức.
Một chiếc xe Honda nằm bẹp dí. Bên cạnh đó, một thanh niên còn trẻ nằm chết ngửa ngay giữa đường, đầu nạn nhân bê bết máu tươi, mắt vẫn mở trừng trừng như chưa muốn chết, quần áo dính đầy đất cát, chân không giầy dép.
Người bu coi đông nghẹt.
Không biết tai nạn xảy ra từ lúc nào. Thế mà không hề có ai ra tay giúp đỡ. Không hề thấy bóng dáng một xe cứu thương, cứu hỏa hay một xe cảnh sát nào.
Thậm chí không thấy cả một tên công an mà bình thường hay đứng ngoài đường thổi còi bắt các xe lại phạt lấy tiền bỏ túi. Một xã hội gì mà coi thường mạng sống người dân một cách tàn tệ như vậy. Nếu sau này tôi có về VN ở luôn, mạng sống và số phận tôi rồi cũng chẳng khác chi những người nghèo bất hạnh đang sống trên đất nước này!
Mấy hôm sau tôi và đứa em lên đường về quê thăm bà nội tôi đang sống với gia đình chú thím tôi tại một tỉnh miền Tây. Thật là hú vía, ngồi trên xe chạy suốt mấy trăm cây số đường dài, tôi hiểu là số mạng tôi đang đặt vào trong tay ông tài xế bạt mạng kia. Nếu tôi còn sống nguyên vẹn để trở về Mỹ thì đúng là Thượng đế chưa muốn tôi phải tàn tật hay phải chết.
Sau gần một tháng nói chuyện với người trong gia đình và gặp gỡ tâm sự với bạn bè. Tôi cũng đi đây đó để tìm hiểu thêm được sự thật phũ phàng của xã hội Việt Nam hiện tại:
Một giáo viên dạy toán cấp ba, có mười năm kinh nghiệm, tiền lương mỗi tháng lãnh được năm trăm ngàn (chưa tới 40 đô la). Một nông dân suốt ngày ngâm người ngoài ruộng lúa, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mỗi ngày lãnh được ba chục ngàn (khoảng trên dưới 2 đô la) chưa bằng đứa con tôi ăn một bữa ở McDonald.
Một tài xế taxi ngày chạy 12 tiếng, tuần chạy 5 ngày, mỗi tháng được một triệu hai (khoảng gần 90 dollars). Làm gì có chuyện tài xế cho người Đài Loan mỗi tháng lãnh lương chín trăm đô Mỹ!
Thật là hoang đường.
Người dân sống ở mức nghèo khổ mạt rệp. Cán bộ nhà nước sống xa hoa vương giả. Cho dù có tiền triệu đô la mà phải sống ở VN cũng chả sướng.
Hỡi những người chưa từng về thăm VN, đừng xem những phim ảnh chiếu các cảnh ăn chơi nhậu nhẹt của các ông bà Việt kiều về VN hưởng lạc mà lầm tưởng ai ai cũng thế. Đừng xem các phim ảnh tuyên truyền của Việt cộng gửi sang chiếu cảnh Saigon ăn chơi sa đọa mà tưởng là ở đâu cũng vậy. Hỡi các ông cụ các bà cụ già đang sống ở Mỹ, đừng dại dột trở về sống ở VN trong lúc này. Tiền già đâu cho các cụ hưởng.
Medicare, thuốc men + dịch vụ y tế tối tân đâu phục vụ cho các cụ trong lúc tuổi già mang nhiều bệnh tật.
Tôi thà đi làm cu li ở Mỹ còn hơn làm triệu phú ở VN. Đi làm công làng nhàng ở Mỹ như tôi hiện tại cũng vẫn có một đời sống cao hơn nhiều. Người giàu và nghèo không qúa ư chênh lệch. Ở đây tôi có tự do. Người dân có dân chủ.
Xã hội có pháp luật.
Bệnh có nhà thương và thuốc chữa. Gặp tai nạn có sự giúp đỡ mau chóng. Đường xá sạch sẽ. Xa lộ rộng rãi.
Xe chạy êm như lướt trên tàu.
Thật đáng giá với số tiền thuế mình đóng thuế hàng năm.
Có khi tôi tự an ủi rằng năm nay mình mới có bốn mươi tuổi.
Còn đến hai mươi lăm năm nữa mới đến tuổi về hưu. Biết đâu hai mươi lăm năm sau VN sẽ đổi khác, sẽ tiến bộ hơn rất nhiều"
Nếu không bằng được nước Mỹ hiện giờ thì cũng sẽ ngang hàng với các nước tiến bộ của châu Á khác. Lúc đó tôi trở về sống ở VN chắc sẽ không còn gặp những trở ngại như ngày hôm nay.
Nhưng nghĩ đi rồi nghĩ lại.
Cộng sản đã chiếm trọn và làm chủ cả đất nước trong suốt hai mươi lăm năm qua.
Họ đã làm được gì"
Bây giờ tôi đã thấu hiểu tại sao VN lại được xếp vào hạng 1 trong 14 nước nghèo nàn và lạc hậu nhất thế giới. Nắm vận mệnh đất nước trong hai mươi lăm năm để đưa cả dân tộc hơn 70 triệu người vào cảnh cùng cực đói nghèo nhất thế giới thì hai mươi lăm năm nữa Cộng sản sẽ làm được gì hơn" Có thể họ sẽ đưa nước Việt ra khỏi hạng nhất và được xếp lên hạng... nhì về đói nghèo nhất thế giới.
Thôi!
Giấc mộng hồi hương của tôi đã tàn! Chắc rồi tôi phải cam phận chết già ở đất Mỹ này thôi! Ngoại trừ một phép lạ sẽ xảy ra trong vòng 25 năm tới:
Cộng sản sẽ bị tiêu diệt trên quê hương tôi và hoàn toàn biến mất khỏi thế giới này.
Đỗ Đức Chi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,392,853
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến