Hôm nay,  

Ông Mỹ Chết Nhát

17/06/200200:00:00(Xem: 264202)
Người viết: Bồ Tùng Ma
Bài tham dự số: 2-560-vb20603
Tác giả Bồ Tùng Ma không ghi tên thật, cư trú và làm việc tại Los Angeles. Ông đã góp cho giải thường Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết đặc biệt: Ông Ba Đau Khổ. Con Ma Trong Nghĩa Địa Westminster, Bộ Hài Cốt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.


Từ
ngày gặp lại "ông Mỹ chết nhát" tôi đã phần nào nhiễm căn bệnh cẩn thận
của ông ta.
"Cuộc đời qủa thật có nhiều bất trắc, tốt nhất nên cẩn thận phòng ngừa trước".
Tôi lẩm bẩm trong miệng như vậy rồi hết sức cẩn thận đi băng qua đường, tôi cẩn thận đến nổi làm mấy người lái xe bực mình, hình như họ đang chưởi thề: " Đã mầm non. . . nghĩa địa, còn sợ chết". Tôi đi sát vào trong một dãy nhà, chớ không đi gần lề đường như mọi người.
Tôi nghĩ: "Cẩn thận vẫn hơn.
Biết đâu có thằng lái xe say ruợu lạc tay lái đâm vào mình, đó là chưa nói đến một vài sợi dây hay con ốc nào đó trong bộ phận tay lái có thể đứt, sút".
Tôi định chui qua một cái cầu nhưng chợt nhìn lên thấy cái cầu mới xây, xi-măng có vẻ như chưa khô nên cảm thấy ngài ngại. Tôi định . . . liều mạng chui qua cầu
thì chợt thấy có một anh chàng đang nằm dưới chân cầu, tựa đầu lên một gói áo quần to tướng. Ôi chao, sao hắn giống Ben Laden quá vậy, râu dài ba chòm, cặp mắt lờ đờ, lại còn vấn thêm cái khăn trên đầu. Biết đâu gói aó quần đó chứa đầy thuốc nổ, chiếc cầu sẽ sụp và tôi sẽ bị bẹp dúm trong đống xi-măng cốt sắt.
Kìa, "Ben Laden" đang đứng dậy tiến về phía tôi và . . . chìa tay ra xin tiền.
Ồ, hắn chỉ là anh chàng vô gia cư. Nhưng biết đâu hắn giả bộ. Ôi chao, tôi lẩm cẩm quá rồi. "Ông Mỹ chết nhát" đã lây bệnh cho tôi.
*
Cách đây ba năm tôi lên San Jose thăm anh chị Pháp. Anh Pháp là con bác tôi với một bà vợ đầm khi bác ấy du học bên Tây. Sau gần muời năm du học, bác tôi trở về Việt Nam với anh Pháp và cái bằng . . . nhảy đầm. Anh Pháp giống mẹ nhiều hơn cha nên trông chẳng khác gì một chú Tây con.
Khi ở trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà, người ta cứ tưởng nhầm anh ấy là cố vấn Mỹ.
Anh Pháp và
tôi suýt soát
tuổi nhau, cùng có
chung sở thích
và nhất là cùng có cuộc sống bạt mạng như nhau trước đây, nên rất thân nhau.
Đã lâu không gặp nhau nhưng tôi dễ dàng nhận ra hai vợ chồng họ ngay khi họ đứng đón tôi tại phi trường. Sau năm ba phút mừng mừng tủi tủi chúng tôi cùng nhau ra xe về nhà.
Mới bước vào sân, tôi chợt thót tim vì mấy tiếng chó sủa như xé không gian ở ngay bên cạnh. Sau khi cẩn thận khóa cổng và cửa, anh Pháp đưa tôi vào nhà.
Tôi cười nói:
-Bộ ở đây kẻ trộm nhiều lắm sao"
Chị Pháp đưa mắt nhìn tôi như muốn nói điều gì đó nhưng rồi lại thôi.
Sau buổi cơm tối và chuyện vãn, vì mấy ngày mất ngủ, tôi làm một giấc cho đến sáng. Lúc thức dậy tôi thấy anh chị Pháp ngồi nơi bàn ăn.
Hai người
có vẻ như không được vui.
Sau
đó anh Pháp đi làm và nói sẽ về sớm với tôi. Khi anh ấy đi rồi tôi ngập ngừng một lát rồi hỏi chị Pháp:
-Hình như anh chị cãi nhau"
Chị Pháp chần chờ giây lát rồi nói:
-Tôi cũng chẳng dấu chú làm gì. Mấy năm gần đây anh chú bỗng nhiên mắc bệnh . . . cẩn thận. Chúng tôi vừa gây nhau cũng chính vì cái bệnh tai quái của ông ấy.
Tôi cười nói:
-Cẩn thận vẫn hay chứ.
-Nhưng cũng vừa vừa thôi! Chú biết không, ông ấy nói nhà này đang bị rình rập. Trong nhà ngoài ngõ ông ấy gắn đầy camera. hệ thống báo động. Trước đây còn
nuôi nguyên cả một bầy chó, phiền phức quá mới đem cho bớt, chỉ giữ lại một con.
Còn xe hơi thì dù
đã có dây an toàn và air bag,
ông ấy vẫn lấy nệm bao chung quanh chỗ ngồi. Ông ấy chọn toàn xe Mỹ lớn, nói là body xe Mỹ cứng hơn xe Nhật, rủi gặp tai nạn mình cũng ít nguy hiểm.
-Chắc anh ấy bắt chước Tào Tháo, "Thà mình tông chết người, chứ đừng để người tông chết mình."
Chị Pháp cười nói:
-Không, ông ấy chỉ tự vệ thôi.
Tôi ngồi thừ người suy nghĩ. Chắc anh Pháp qua Mỹ đã lâu, con cái thành đạt, trả nợ nhà cửa xong xuôi, có của ăn của để, không còn gì lo nữa nên sinh bịnh lo xa.
Tôi đang vẩn vơ suy nghĩ thì nghe chị Pháp nói:
-Chú muốn đi chơi đâu tôi đưa đi" Hay có gì bí mật muốn đi một mình"
-Chẳng có gì bí mật cả. Chỉ sợ anh về nhà đợi.
-Không sao, ông ấy bảo tôi lái xe đưa chú đi cho chắc ăn. Ông ấy sợ chú không rành đường, lái xe lớ quớ gây tai nạn.
Hai chị em cùng ra xẹ. Chị Pháp lái xe quanh phố một lát rồi cho xe lên xa lộ chạy vùn vụt ï.
Tôi nói:
-Kể cũng hay thật. Hồi còn ở Việt Nam, mỗi lần anh lái xe jeep đưa chị đi, chị xanh cả mặt vì sợ tốc độ, vậy mà bây giờ. . .
-Mới đó mà đã gần một phần ba thế kỷ rồi. Không bao lâu nữa, tôi sẽ là một bà cụ móm mém. Đời người trôi qua nhanh thật.
-Chị làm như mình đã già lắm. . .
-Gì mà không già. Thấy đàn con càng ngày càng lớn, nửa mừng nửa sợ. Chúng lại làm như tôi là một bà cụ lẩn thẩn, dặn bảo đủ điều, có đứa còn định dắt tôi qua đường.
Thấy chúng săn sóc mà . . . bực mình. Lại thêm cái "ông lão" nhà tôi. . .
Chị Pháp ngừng nói, cho xe vào một khu thương xá lớn. Hai chị em quanh quẩn trong đó, mua một ít đồ
lặt vặt rồi ra xe về nhà.
Chừng nửa giờ sau anh Pháp cũng về. Chúng tôi vừa ngồi xem TV vừa ôn lại chuyện xưa.


Tối lại tôi cố ý đợi anh Pháp dắt đi chơi đâu đó, nơi có những mục "hay hay", nhưng anh ấy vẫn ngồi nói toàn những chuyện chẳng thích hợp với tôi chút nào cả như giá cổ phần, giá bất động sản. . .
Thật là chán, chẳng bù với thời gian trước năm 1975, khi có dịp gặp nhau như thế này hai anh em rủ nhau đi "bậy bạ" khiến sau đó chị Pháp cằn nhằn luôn mấy ngày.
Đang chuyện trò bỗng nhiên có tiếng chuông reo, anh Pháp đứng dậy "good night" tôi.
Tôi đang ngạc nhiên thì chị Pháp nói:
-Chuông báo đến giờ ông ấy uống thuốc và đi ngủ. Đêm nào cũng vậy.
Tôi nhìn đồng hồ trên tường, thấy mới có 9 giờ tối, nhưng không biết làm gì nên cũng "good night" chị Pháp.
Không biết đã ăn uống thứ gì mà khuya hôm đó lúc tỉnh giấc tôi mắc tiểu quá, suýt đái dầm, bèn chạy vội xuống cầu thang dưới phòng khách, vào cầu tiêu. Khi xong xuôi, tôi mở cửa đi ra thì bỗng hốt hoảng vì có tiếng chuông báo động inh ỏi.
Tôi càng hốt hoảng hơn khi thấy anh Pháp xuất hiện nơi một góc phòng, tay cầm một khúc cây lớn
như muốn nện vào đầu tôi.
Thấy tôi, anh Pháp bỏ khúc cây xuống nói:
-Sao chú không đi restroom trên lầu, phía bên phải phòng chú đó. Tôi quên bảo chú là khi mở cửa restroom dưới này ra, phải bấm số code gần công-tắc đèn. Nhớ 4 số này 3004.
Restroom là nơi dễ bị kẻ gian xâm nhập nhất vì phía trên có cái cửa sổ nhỏ thông ra vườn. Tôi đang bẫy tụi nó đây.
Tôi hỏi:
-Còn chỗ nào cần bấm số code nữa không"
-Có chớ.
Từ vườn đi vào bếp là 2610.
Từ cửa chính vào phòng khách là 0111. Hành lang trước trên lầu đi vào nhà là 1906. Hành lang sau trên lầu là. . .
-Ôi chao! Ai mà nhớ cho nổi.
-Có gì mà không nhớ. Nhà bếp, Quốc khánh Đệ Nhất Cộng Hoà 26/10.
Phòng khách, Cách Mạng 1/11.
Hành lang trước vào lầu, ngày quân lực 19/6. Cầu tiêu, ngày "giải phóng" 30/4. Bọn mình ai mà không nhớ mấy ngày đó.
Có tiếng chị Pháp từ một phòng bên cạnh:
-Nhưng tụi trẻ không nhớ, bấm số code nhầm tùm lum, chúng bực mình dọn ra riêng hết rồi. Tôi cũng sẽ đi ở riêng, giao lại cái nhà thênh thang này cho ông dùng làm bẫy. . . Tôi đã bảo có chú ấy đến chơi, hãy off mấy cái báo động ấy lại, vậy mà. . . Sáng hôm qua tôi và anh chú cãi nhau cũng vì chuyện này.
Tôi lên phòng tiếp tục ngủ nhưng không sao chợp mắt được vì nghĩ đến chứng bệnh cẩn thận của ông anh họ. Tôi không hiểu sao một người như anh Pháp mà lại ra nông nỗi này.
Hôm sau nhằm ngày thứ bảy anh Pháp không đi làm nên tất cả chúng tôi ra ngồi trước hiên nhà chuyện trò, phần nhiều ôn lại các chuyện vui buồn trước năm 1975. Tôi nói:
-Anh còn nhớ cái lần anh bỏ một viên đạn vào ổ súng ru-lô, quay ổ súng một vòng rồi nhắm ngay đùi mình bóp cò không" Viên đạn đã may mắn không nằm ngay chỗ kích hỏa nên không nổ. Hình như có ai đó thách anh và anh đã thắng được một số tiền khá lớn.
-Hồi đó sao mình dại quá. Bây giờ nghĩ lại còn giật mình.
-Sống chết có số mà.
-Đành vậy.
Nhưng người tin có số mạng không nên đứng dưới bức tường sắp đổ. Hình như Khổng Tử hay ai đó nói vậy.
Chị Pháp nói:
-Nhưng có bức tường nào sắp đổ đâu.
-Bà không phải là tường sao biết tường không sắp đổ"
-Ông không phải là tôi sao biết tôi không biết. . .
Tôi cười nói:
-Thôi, đừng cãi nhau nữa. Ở đây có ba người: anh, chị và tôi. Anh thấy tường sắp đổ; tôi và chị không thấy. Anh là thiểu số, xem như anh sai.
Tạm thời hễ cái gì số đông không nghĩ, không làm thì anh không nên nghĩ, không nên làm.
***
Tuy nói vậy nhưng sau khi từ giã San Jose, tôi đã ít nhiều nhiễm căn bệnh cẩn thận của ông anh họ, nhất là sau cái ngày hai tòa nhà ở New York bị sập.
Ừ, có ai ngờ
đang ngồi trong đó mà bị máy bay cán chết. Tôi nghĩ đến nỗi đau lòng của những người nghe tin cha mẹ, con em, anh chị . . . của họ bị thiêu trụi trong hai toà nhà. Tôi nghĩ đến anh chị Pháp. Biết đâu họ đã gặp một cái gì bất trắc.
Tôi
vội vã về nhà gọi điện thoại cho vợ chồng ông anh họ. Đầu dây bên kia có tiếng chị Pháp:
-Chú tệ thật, đổi số điện thoại mà không thông báo số mới.
-Anh chị có thường không" Có gì bất trắc không" Anh đã hết bệnh chưa"
-Chú làm gì mà rối lên vậy. Anh hả" Vừa rồi anh công tác Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, nhân tiện ghé Việt Nam thăm bà con phía bên tôi. Chú biết không" Anh chú về nhà thằng cháu tôi ngủ, đêm đến bị trộm rình lấy mất cái va-li. Sáng dậy thằng cháu lấy xe gắn máy chở ông ấy đi báo công an, ông ấy run như cầy sấy vì không có mũ an toàn. Đến gần xa lộ Đại Hàn xe hai người gặp nguyên một toán choi choi đua xe gắn máy phi như gio,ù suýt đâm vào hai người, làm ông ấy muốn ngất xỉu luôn. Khi về đến nhà ông ấy nằm nguyên một ngày trong phòng, không chịu đi đâu cả. Chiều tối ông ấy than đói, phải nhờ thằng cháu sáu tuổi dắt qua đường đến tiệm ăn, ai trông thấy cũng cười ré lên. Ôâng ấy nói mỗi lần đi qua đường cứ như đi hành quân vào vùng nguy hiểm vì xe cộ quá nhiều và chạy ẩu tả, khi trở về nhà mới biết mình còn sống. Bây giờ chú về Việt Nam đến xóm đó hỏi "Ông Mỹ chết nhát", ai cũng biết cả. Sau khi về đến Mỹ, tự nhiên anh chú hết hẳn bệnh cẩn thận.
Ông ấy nói không đâu an toàn và dễ chịu bằng Mỹ cả. Vừa rồi ông ấy lái xe không thắt dây an toàn, bị cảnh sát cho một ticket. Chú lên mà xem anh chú, "dũng khí" chẳng khác gì trước đây.
Lên chơi nghe, nhưng nhớ đừng có đi "bậy bạ".
Bồ Tùng Ma

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,679,638
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và được giải danh dự. Bài viết mới nầy là một bút ký viết về đời sống các sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ trong lúc Miền Nam bị sụp đổ năm 1975.
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ, 2003 với bài viết “Cái Chăn Mỹ và Con Gái Họ Đinh”, thể hiện nhiều thao thức của người phụ nữ Việt sống qua thời di cư, chiến tranh, di tản, làm vợ, làm mẹ trên đất Mỹ.
Tác giả sinh ra và lớn lên tại thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam; Cựu nữ sinh Trung Học Trần Quý Cáp, Hội An, niên khóa 1964-1972. Chồng là một quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa,
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân:
Nước Mỹ đang là mùa ra trường, và ngày 18 tháng Sáu 2017 sẽ là Father's Day in 2017 is on Sunday. the 18th of June (18/6/2017). Xin mời đọc bài Viết về nước Mỹ đầu tiên của Tín Thất Tôn.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corpo-ration;
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu. Ông bà hiện là cư dân Brooklyn Park, Minnesota. Ông đã từng dạy ESL và Song Ngữ tại Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Minneapolis và Ngôn Ngữ Việt Nam tại Đại Học Minnesota.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn.
Nhạc sĩ Cung Tiến