Hôm nay,  

Một Di Dân Già Học Esl Tại Mỹ Quốc

29/05/200200:00:00(Xem: 164202)
Người viết: Thái Nguyễn
Bài tham dự số: 2-553-vb80525
Tác giả Thái Nguyễn, cư trú tại Fountain Valley, sanh năm 1920. Tuy đã 83 tuổi, cụ Nguyễn vẫn tiếp tục học Anh ngữ ESL. Sau đây là bài viết đặc biệt ghi lại cảm tưởng của vị học viên cao niên, bằng cách hành văn trịnh trọng thường thấy trong thế hệ của cụ.

Hầu hết người già đều lui về bóng tối; Tôi già, tôi còn sống vui, sống trẻ, sống thanh cao. Ai bảo: Già lẩm cẩm, thiếu minh mẫn, bỏ trước quên sau vẫn kiếm hoài.
Không! Tuổi già như tôi còn xài tạm, chữ ít lòng nhiều, tôi còn ham học, học sao đủ tiếng, đủ nói qua loa, khỏi giả câm, không giả điếc.
Tôi đã tám mươi ba, tôi không nói ba hoa, học cho vui, biết cho vui, chẳng ham danh lợi, chẳng tham tiền.
Mai đây lui về chín suối, tiền bạc đầy túi, khó nổi mang theo. Có danh, có vọng, vọng tưởng làm sao tránh được bốn chữ: "Ích kỷ hại nhân" để muôn dân còn nhớ mãi! Tiền tài phấn thổ, nghĩa trọng thiên kim!
Ôi đời là thế! Nói là nói, làm là làm.
Người ta say vì danh vọng, say vì tiền, mê vui xác thịt, mê triền miên. Tôi vui dậy sớm, vui luyện hình, luyện làm sao ăn ngon, ngủ được, giữ mãi ẩm thực, tứ thời điều độ, mỗi độ xuân về, mỗi xuân tươi, yêu đời, yêu sống, yêu sinh ngữ.
Mỗi sáng tôi dậy năm giờ, lo ăn, lo học, lo kịp chờ lên xe. Lên xe tôi đến nhà trường, tay cắp sách vở, tay cầm "cane" theo. Mắt tôi mang kiếng nom xa, tôi thay kiếng cận lúc vào hành văn.
Anh văn khó đọc, khó nghe, nói nhanh như chớp, người già khó theo. Nói thì nói ngọng, nói nghẹo, nói lăng, nói dịu, nói trầm, lại thêm nói bổng.
Ôi khó thật là khó, nhưng có khó mới có khôn, có công mài sắt, có ngày nên kim. Có chí thì nên, ai bền nấy thắng, mắt mờ tai điếc, răng rụng xì hơi, lưỡi cứng đơ, khó nhờ người uốn.


Thầy giáo người Mỹ, không nghĩ cũng biết bằng giọng khác Việt Nam, khó mà đọc theo giống như nguời Mỹ. Mỗi dịp thốt lên không đúng giọng Mỹ, ai nói nấy nghe, ai đọc nấy hiểu, thầy không hiểu trò, trò chẳng hiểu thầy, mạnh ai nấy hiểu, hiểu lung tung, huề cả làng!
Âu chi đừng vội bi quan, vạn sự khởi đầu nan, dần dà rồi cũng ổn "Thị học như thị chích" học là vui, là thích, thích thú thơm ngon như giòn thịt nướng.
Ngày tháng trôi qua, miệt mài kinh sử, mỗi chữ mỗi suy, suy nghĩ làm sao cho mẹo, luật song toàn, chữ nghĩa rõ ràng, câu kéo đàng hoàng, súc tích, ngắn gọn. Nghe thì nghe kỹ, nghe nhanh, thính tai như thỏ to vành mới ngoan.
Nghe kỹ, nghĩ nhanh, tập trung lẹ, là mẹ thành công. Ôi, tuổi xế, đời tàn mà còn mang nặng nợ, nặng nợ vì chữ, vì nghĩa, vì văn hóa. Tham ăn, tham ngủ, tham đủ trò chơi. Nay tôi tham học cũng là trò tham. Sống mỗi nết, chết mỗi tật, tham, sân, si, mải mê kiếp người thêm bận rộn.
Xưa có câu: Mê cay, mê đắng, ai chẳng mê ngọt, mê bùi! Nay tôi mê chữ cũng là thú mê.
Đồng sàng đổ bác, cờ bạc, trụy lạc mê say, ít ai say chữ, say chữ Anh văn, lắm "mốt" lắm "tăng", ai hằng nhớ nổi.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Cơm no, áo ấm. Độ rày ai lo"
Độ rày đã có người lo
Lo cơm, lo chữ, lo ngữ Anh văn
Ai lo chẳng kịp, chẳng bằng Mỹ lo
Mỹ lo do bộ giáo dục, do ban xã hội, do đội "worker"
Di dân người Việt, không thiệt điều gì
Cơm no, chữ học, hơn thì quanh năm
Học sao cho giỏi, học được Anh văn
Sinh ngữ quốc tế, khó dễ đủ điều
Học được, nói thông, rộng đường giao tế
Ôi! Hay làm sao, đẹp làm sao cho cuộc sống Mỹ Việt
Việt Mỹ đề huề mọi bề hoan hỷ.
Fountain Valley, April 17, 2002
THÁI NGUYỄN
Chú thích:
-”ESL”: English Second Language (Anh văn sinh ngữ phụ).
-Cane”: Cây gậy của người già dùng để chống khi đi bộ.
-”Thị học như thị chích”: Xem sự học là thơm ngon thích thú như ăn thịt nướng.
-”Worker”: Người cán sự lo thủ tục giấy tờ để người thụ hưởng lãnh trợ cấp của Bộ Xã Hồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến