Hôm nay,  

Một Di Dân Già Học Esl Tại Mỹ Quốc

29/05/200200:00:00(Xem: 164181)
Người viết: Thái Nguyễn
Bài tham dự số: 2-553-vb80525
Tác giả Thái Nguyễn, cư trú tại Fountain Valley, sanh năm 1920. Tuy đã 83 tuổi, cụ Nguyễn vẫn tiếp tục học Anh ngữ ESL. Sau đây là bài viết đặc biệt ghi lại cảm tưởng của vị học viên cao niên, bằng cách hành văn trịnh trọng thường thấy trong thế hệ của cụ.

Hầu hết người già đều lui về bóng tối; Tôi già, tôi còn sống vui, sống trẻ, sống thanh cao. Ai bảo: Già lẩm cẩm, thiếu minh mẫn, bỏ trước quên sau vẫn kiếm hoài.
Không! Tuổi già như tôi còn xài tạm, chữ ít lòng nhiều, tôi còn ham học, học sao đủ tiếng, đủ nói qua loa, khỏi giả câm, không giả điếc.
Tôi đã tám mươi ba, tôi không nói ba hoa, học cho vui, biết cho vui, chẳng ham danh lợi, chẳng tham tiền.
Mai đây lui về chín suối, tiền bạc đầy túi, khó nổi mang theo. Có danh, có vọng, vọng tưởng làm sao tránh được bốn chữ: "Ích kỷ hại nhân" để muôn dân còn nhớ mãi! Tiền tài phấn thổ, nghĩa trọng thiên kim!
Ôi đời là thế! Nói là nói, làm là làm.
Người ta say vì danh vọng, say vì tiền, mê vui xác thịt, mê triền miên. Tôi vui dậy sớm, vui luyện hình, luyện làm sao ăn ngon, ngủ được, giữ mãi ẩm thực, tứ thời điều độ, mỗi độ xuân về, mỗi xuân tươi, yêu đời, yêu sống, yêu sinh ngữ.
Mỗi sáng tôi dậy năm giờ, lo ăn, lo học, lo kịp chờ lên xe. Lên xe tôi đến nhà trường, tay cắp sách vở, tay cầm "cane" theo. Mắt tôi mang kiếng nom xa, tôi thay kiếng cận lúc vào hành văn.
Anh văn khó đọc, khó nghe, nói nhanh như chớp, người già khó theo. Nói thì nói ngọng, nói nghẹo, nói lăng, nói dịu, nói trầm, lại thêm nói bổng.
Ôi khó thật là khó, nhưng có khó mới có khôn, có công mài sắt, có ngày nên kim. Có chí thì nên, ai bền nấy thắng, mắt mờ tai điếc, răng rụng xì hơi, lưỡi cứng đơ, khó nhờ người uốn.


Thầy giáo người Mỹ, không nghĩ cũng biết bằng giọng khác Việt Nam, khó mà đọc theo giống như nguời Mỹ. Mỗi dịp thốt lên không đúng giọng Mỹ, ai nói nấy nghe, ai đọc nấy hiểu, thầy không hiểu trò, trò chẳng hiểu thầy, mạnh ai nấy hiểu, hiểu lung tung, huề cả làng!
Âu chi đừng vội bi quan, vạn sự khởi đầu nan, dần dà rồi cũng ổn "Thị học như thị chích" học là vui, là thích, thích thú thơm ngon như giòn thịt nướng.
Ngày tháng trôi qua, miệt mài kinh sử, mỗi chữ mỗi suy, suy nghĩ làm sao cho mẹo, luật song toàn, chữ nghĩa rõ ràng, câu kéo đàng hoàng, súc tích, ngắn gọn. Nghe thì nghe kỹ, nghe nhanh, thính tai như thỏ to vành mới ngoan.
Nghe kỹ, nghĩ nhanh, tập trung lẹ, là mẹ thành công. Ôi, tuổi xế, đời tàn mà còn mang nặng nợ, nặng nợ vì chữ, vì nghĩa, vì văn hóa. Tham ăn, tham ngủ, tham đủ trò chơi. Nay tôi tham học cũng là trò tham. Sống mỗi nết, chết mỗi tật, tham, sân, si, mải mê kiếp người thêm bận rộn.
Xưa có câu: Mê cay, mê đắng, ai chẳng mê ngọt, mê bùi! Nay tôi mê chữ cũng là thú mê.
Đồng sàng đổ bác, cờ bạc, trụy lạc mê say, ít ai say chữ, say chữ Anh văn, lắm "mốt" lắm "tăng", ai hằng nhớ nổi.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Cơm no, áo ấm. Độ rày ai lo"
Độ rày đã có người lo
Lo cơm, lo chữ, lo ngữ Anh văn
Ai lo chẳng kịp, chẳng bằng Mỹ lo
Mỹ lo do bộ giáo dục, do ban xã hội, do đội "worker"
Di dân người Việt, không thiệt điều gì
Cơm no, chữ học, hơn thì quanh năm
Học sao cho giỏi, học được Anh văn
Sinh ngữ quốc tế, khó dễ đủ điều
Học được, nói thông, rộng đường giao tế
Ôi! Hay làm sao, đẹp làm sao cho cuộc sống Mỹ Việt
Việt Mỹ đề huề mọi bề hoan hỷ.
Fountain Valley, April 17, 2002
THÁI NGUYỄN
Chú thích:
-”ESL”: English Second Language (Anh văn sinh ngữ phụ).
-Cane”: Cây gậy của người già dùng để chống khi đi bộ.
-”Thị học như thị chích”: Xem sự học là thơm ngon thích thú như ăn thịt nướng.
-”Worker”: Người cán sự lo thủ tục giấy tờ để người thụ hưởng lãnh trợ cấp của Bộ Xã Hồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,148,799
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến