Hôm nay,  

25 Năm, Một Nỗi Niềm

29/05/200200:00:00(Xem: 210967)
Người viết: Duy Nhân
Bài tham dự số: 2-552-vb70525
Tác giả Duy Nhân sinh năm 1947, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù nhân của Cộng Sản, đã góp
nhiều bài Viết Về Nước Mỹ, trong đó có bài “Người Không Nhận Tội” kể chuyện về người bạn thân bị Cộng Sản giết trong nhà tù. Câu chuyện thật của ông đã gây nhiều xúc động cho người đọc. Ban kịch Tuý Hồng đã dựa theo chuyện kể, dựng thành kịch “Người Không Nhận Tội”, thu hình trong video “Người Lính”, do Trung tâm ASIA thực hiện. Sau đây là bài viết mới nhất của Duy Nhân, bổ túc bài “Người Không Nhận Tội.”
+++
Tôi rất thích trang bìa của tuyển tập viết về nước Mỹ có tượng nữ thần tự do vớI những cánh chim từ phương trờI xa đang bay về hộI tụ.
Đó chính là hình ảnh của hàng triệu ngườI Việt Nam đã và đang tìm về nước Mỹ vì hai chữ Tự Do.
Tự Do chính là lý tưởng, khát vọng, và là động lực của ngườI Việt Nam đã liều mình, bỏ nước ra đi, trốn chạy một chế độ độc tài, dã man, tàn bạo mà vẫn tự xưng là đỉnh cao của trí tuệ loài người.
Một tác giả, trong phần kết luận vài viết cuả mình đã phát biểu: khi thoát khỏi chế độ Cộng Sản để đến bất cứ nơi nào thì nơi đó đều được xem là thiêng đàng.
Chắc hẳn tác giả đã từng trải qua một hoàn cảnh đắng cay vớI nỗI niềm đặc biệt.
Thực ra, trong số những ngườI Việt tỵ nạn ở khắp nơi trên thế giớI hiện nay thì gia đình nào, cá nhân nào cũng có hoàn cảnh riêng, nỗI niềm riêng.
Tôi thì có một ưu tư, một ám ảnh mang nặng trong lòng suốt 25 năm dài. Đó là làm thế naò để thực hiện lờI trăn trối của một ngườI bạn trước khi chết trong chốn lao tù Cộng Sản.
Đối vớI ngườI Việt chúng ta thì lờI trăn trối, lờI dặn dò của ngườI sắp chết bao giờ cũng rất thiêng liêng. NgườI được trăn trối bao giờ cũng phải tìm cách thực hiện cho được.
Trường hợp của ngườI bạn tôi, Anh Kha Tư Giáo lại hết sức đặc biệt. Trước khi xuôi tay nhắm mắt anh còn thều thào nói được lờI cuối cùng vớI tôi là hãy về nói lại sự thật cho gia đình anh biết.
Anh Giáo chưa lập gia đình nên gia đình mà anh nói tớI ở đây gồm có mẹ, các anh em và ông chú ruột là kỷ sư Kha Vạn Cận, bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ của chính phủ Bắc Việt. Vậy mà Anh Giáo trước sau vẫn giữ lập trường chống cộng tớI hơi thở cuối cùng!
Sự thật mà anh Giáo muốn cho gia đình, muốn cho ông chú biết là gì" Đó là sự hà khắc, dã man của chế độ Cộng Sản.
Đó là là sự trả thù hèn hạ của Cộng Sản đối vớI một cá nhân trung thành vớI lý tưởng Tự Do Dân Chủ đã sa cơ, thất thế . Cộng Sản đã đày ải, biệt giam, bỏ đói anh Giáo cho tớI chết chỉ vì anh không nhận mình là ngườI có tộI như chúng đã cưởng ép, bắt buộc anh cũng như các anh em tù cải tạo khác từ trại tập trung này đến trại tập trung khác. Cuối cùng thì anh đã ngả gục tại trại tù Long Giao Long Khánh vào giữa tháng 6 năm 76 còn tôi thì được tha về cuối năm 1977.
Mặc dầu phải đương đầu với biết bao khó khăn trở ngại của đờI sống hàng ngày đối vớI một ngườI vừa mớI ra tù, tôi vẫn cố gắng đi tìm gia đình anh Kha Tư Giáo. Theo quyết định ra trại, tôi chỉ được tạm trú ở nhà một tháng, sau đó phải đi
“kinh tế mới”.
Để thực hiện ý định của mình, tôi đã tìm mọI cách về lại thành phố.
Tôi đã dong ruổI trên khắp mọi nẻo đường ở Sài Gòn, Chợ Lớn, nhất là ở đường Huyền Trân. Tôi cứ đi qua, lại trên con đường này và nhà nào tôi cũng vào hỏi và đều nhận được cái lắc đầu của chủ nhà. Mới đây khi liên lạc được vớI chị Huyền Trân tôi mớI biết Huyền Trân không phải là địa chỉ của gia đình anh Giáo mà là tên của ngườI em gái mà anh đã nhắc tớI trong lúc lâm chung. Cũng có một đôi lần tôi cầu may, lên thành uỷ ở đường Trương Định để hỏi thăm về “Àđồng chí” Bộ Trưởng Kha Vạn Cân nhưng tôi cũng không qua được cổng bảo vệ vì lẽ khi ngườI bảo vệ hỏi tôi có quan hệ gì vớI “đồng chí” Bộ Trưởng thì tôi chỉ trả lờI quanh co và không chứng minh được gì cả.
Tôi cũng có nghĩ tớI việc đưa sự kiện của anh Giáo lên mặt báo, nhưng lại thôi vì trong chế độ Cộng Sản chỉ toàn là báo của đảng.
Chỉ có tiếng nói của đảng mớI được phổ biến thì đâu có ai cho đăng bài viết của mình.
Không khéo, còn có thể bị tù tộI vì nói lên sự thật không có lợI cho đảng.
Trong suốt 20 năm không tìm được gia đình anh Kha Tư Giáo thì tôi được ngườI em vợ bảo lãnh định cư ở Chicago vào cuối năm 1997.
Sang Mỹ, tôi vẫn tìm cách thực hiện nguyện vọng cuối cùng của ngườI bạn qúa cố.
Tôi cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha ở đâu không. Một lần nữa, tôi lại không có tin vui.
Cố gắng cuối cùng tôi có thể làm được là vào tháng 12-2001 tôi viết một bài vớI tựa đề “NgườI không nhận tội” nói về Anh Kha Tư Giáo để gưỉ đăng báo vớI hy vọng ở nơi nào đó gia đình anh sẽ đọc được bài viết của tôi.
Tờ báo tôi chọn gửI bài là tờ Việt Báo ở mục Viết về nước Mỹ.
Tôi chọn mục nầy bởI vì đây là diển đàn có số độc giả rất lớn ở khắp mọI nơi trên thế giới.
Bài viết của tôi không nhằm mục đích dự thi vì nội dung không đề cập gì về nước Mỹ mà chỉ viết về người bạn của mình đã ngã gục trong tù Cộng Sản.
Hy vọng của tôi rất là mong manh. Vậy mà không ngờ, bài viết cũng được chọn đăng và phổ biến trên hệ thống internet.
Thế là tôi đã thực hiện được một nửa ước muốn của mình là viết ra được sự thật.
Sự thật về lòng yêu nước, sự can trường của anh Kha Tư Giáo, sự thật về quan niệm sai lầm của ngườI Cộng Sản, về tộI ác và sự trả thù hèn hạ của họ.
Tôi cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng vì sắp hoàn thành nhiệm vụ đã đè nặng lên lương tâm từ 25 năm nay.
Cái mặc cảm không thực hiện được lờI trối trăn của ngừơi chết sắp được giải tỏa.
Tôi hồi hộp chờ đợI bài viết của mình đến với gia đình anh Giáo.
Một tuần lễ sau khi bài viết của tôi được phổ biến thì ngaỳ 23-01-2002 tôi nhận được email của Ban Chủ Nhiệm Việt Báo chuyển cho tôi bức điện thư cuả anh Kha Tư Cảnh, em của anh Kha Tư Giáo gửi từ Autin, Texas, nói rằng gia đình anh đã đọc được bài viết của tôi.

Bức điện thư ngắn ngủi nhưng đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh, một niềm vui lớn, bất ngờ. Bạn hãy tưởng tượng cũng biết được là tôi hạnh phúc như thế nào khi nổI niềm đã được giải tỏa, khi ước mơ 25 năm đã được thực hiện, một phần tư thế kỷ, một thế hệ của đờI ngườI chứ đâu phải là ngắn ngủi.
Qua bài viết này, tôi thành thật cảm ơn Việt Báo đã cho đăng bài viết của tôi, mang lại niềm vui, mang lại thông tin cho những ngươi cần biết.
Việt Báo đã thực hiện được một điều mà tôi cho là thiêng liêng, ngoài dự kiến.
Thật ra thì tất cả mọI ngườI chúng ta đều phải biết ơn, phải vinh danh chế độ Tự Do, Dân Chủ, vì chỉ trong chế độ đó con ngườI mới có thể phát biểu ý kiến, mớI cò thể nói lên sự thật và phổ biến sự thật đến cho mọi người. Con người chỉ có thể hạnh phúc trong chế độ tự do, dân chủ. “Ôi ! Tự Do! Ta muốn ôm ngươi vào lòng. Ta muốn gào thét lên cho mọi ngườI cùng biết để cùng chia sẽ hạnh phúc vớI ta trong giây phút mà ta cảm nhận sâu xa nhất ý nghĩa của 2 chữ Tự Do”.
Chiều chủ nhật 27-01-2002 tôi đang ở nhà thì nhận được điện thoại từ Texas:
-Hello, Tôi là Kha Huyền Trân, em ruột anh Kha Tư Giáo. Xin lỗi có phải ...
-Tôi, Duy Nhân đây.
-Có phải anh là tác giả bài “người không nhận tội"”
-Tôi đây chị.
-Hân hạnh được nói chuyện vớI anh. Gia đình tôi đã đọc được bài viết của anh trên internet, không ngờ sự thật là vậy.
TớI đây thì tiếng nói đứt khoảng. Tôi nghe được cả sự nghẹn ngào bên kia đầu giây. Chị Huyền Trân qúa xúc động. Tôi cũng vậy. Tôi giữ im lặng trong một phút rồi nói:
- Đây là giây phút mà tôi chờ đợi suốt 25 năm nay.
- Gia dình chúng tôi cảm ơn anh nhiều lắm.
- Tôi chỉ làm nhiệm vụ đối với anh Giáo, người bạn thân cuả tôi.
- Bài viết của anh nói lên được nhiều điều, qua đó gia đình tôi hiểu rõ hơn về anh Giáo, về Cộng Sản. Tôi rất cảm động.
Tôi lại nghe tiếng nức nở bên kia đầu giây. Chị Huyền Trân lại khóc. Tôi cũng không biết nói gì hơn. Sau đó chị kể cho tôi nghe những sự kiện tiếp theo cái chết của anh Giáo. Chị nói 9 tháng sau khi anh Giáo chết thì Cộng Sản mới báo tin về gia đình.
Họ có hoàn lại cho gia đình một số vật dụng cá nhân của anh, trong đó có cặp kính trắng!
Lại cặp kính trắng!
Cho tớI bây giờ tôi vẫn không hiểu cái lý do mà Cộng Sản có thể đưa ra để cấm anh Giáo mang kính trắng, từ đó đưa tới cái chết của anh.
Tôi cho rằng họ không thể có câu trả lờI thỏa đáng để biện minh cho hành động của họ, cũng như trước đây họ không thể trả lời được những câu hỏi của anh Giáo vì lý do chính nghĩa không đứng về phía họ. Thực ra thì Cộng Sản ở mọi nơi trên thế giớI đều thực hiện một chính sách giống nhau. Khi bọn Pônpốt Eng Sari mớI cướp được chính quyền ở Kampuchia thì việc đàu tiên của họ là đi tìm những người mang kính để sát hại vỉ cho rằng đây là thành phần trí thức. Trí, Phú, Địa, Hào
đào tận gốc, bốc tận rễ là phương châm hành động mà ta thường thấy khi đọc các sách của Cộng Sản.
Còn ông chú Bộ Trưởng Việt Cộng Kha Vạn Cân khi được báo cho biết cháu mình đã chết trong tù thì vẫn không tin đó là sự thật.
Thêm một chứng minh, cán bộ trí thức cũng cuồng tín và mê muộI như bất cứ dảng viên nào. Ngoài chủ nghĩa Cộng Sản (đã lỗi thờI) ra, họ không còn biết và thấy được gì cả.
Họ như con ngựa kéo xe bị che khuất 2 mắt, chỉ biết một đường là đi tớI theo quán tính mà thôi.
Họ không còn nhìn thấy và không còn khả năng để biết và tin được sự thật đang diển ra xung quanh họ.
Khi gia dình nhận được giấy báo tử của anh Giáo thì Mẹ và các em đi gặp cán bộ có chức quyền để hỏi thêm tin tức. Họ chỉ nói anh Giáo đã nhịn ăn cho đến chết.
Mẹ anh hỏi lý do gì khiến anh Giáo phải tuyệt thực. Anh Giáo có tội gì phải bị biệt giam. Đề nghị cho xin bản án hoặc biên bản về cái chết của Anh Giáo thì Cộng Sản không trả lời. Mặc dầu qúa uấc ức nhưng mẹ anh vẩn cố kiềm nước mắt để không bật khóc trước mặt bọn Cộng Sản. Đến khi Mẹ anh Giáo đề nghị được dẫn đi tìm mộ anh Giáo thì Cộng Sản tỏ ra khó chịu và tỏ ý muốn đòi hối lộ. Cuối cùng Bà và các em phải đi tìm một mình và dĩ nhiên, không thể nào tìm ra được.
Vì qúa buồn rầu, mẹ anh Giáo đã qua đời sau đó ít lâu. Chị Huyền Trân nói, cho tới bây giờ gia đình chị không ai biết anh Giáo hiện nằm ở đâu. Tôi thì nhớ rất rõ. Ngôi mộ quay đầu về hướng đông ở một góc sân banh.
Trên mộ có xuất hiện một loài hoa dại rất lạ.
Ngày xưa mỗI lần đi lao động về ngang mộ tôi đều bứt vài bông về cắm trong lọ mà tưởng tượng anh Giáo như còn sống. Anh Giáo đã chết một cách vô danh mà anh hùng như loài hoa kia đã dũng cảm vươn mình lên giữa khô cằn và gai góc.
Sau chị Huyền Trân thì anh Kha Tư Huấn em kế anh Giáo từ bên Pháp cũng có liên lạc vớI tôi bằng thư và nói chuyện qua điện thoại. Anh cho tôi biết rỏ hơn về tính tình ngay thẳng, cương trực và tinh thần quốc gia dân tộc của anh Giáo. Anh Huấn tỏ ra rất hảnh diện và tự hào về người anh của mình, đã chọn cái chết mà không phải ai cũng làm được. Anh đã thanh thản đi vào trang sử bi hùng của quân lực VNCH và dân tộc.
Anh Kha Tư Giáo ơi!
Ở một nơi nào đó chắc là anh đã mãn nguyện vì ước muốn sau cùng của anh đã được thực hiện. Hai mươi lăm năm, lịch sử vẫn còn đang ghi nhận những sự đổi thay, những bước tiếp diễn lạnh lùng của nó. Gia đình anh cũng vậy: Mẹ anh đã qua đờI, ông chú Cộng Sản của anh cũng đã ra đi. Chỉ còn lại những người thân, có người còn ở Việt Nam, có người ở Pháp, ở Mỹ.....với những hoàn cảnh khác nhau nhưng thân phận thì giống nhau. Tôi vẫn đang liên lạc với họ, vẫn nghe tiếng họ trên điện thoại mà chưa một lần gặp mặt. Vậy mà cảm thấy như đã thân quen tự thuở nào. Khi nào điều kiện cho phép, tôi sẽ về lại Việt Nam.
Tôi sẽ đi tìm ngôi mộ của anh.
Tôi sẽ thắp lên đó một nén hương và trồng bên cạnh đó một cây sứ có bông màu trắng.
duy nhân

Ý kiến bạn đọc
18/03/201617:14:58
Khách
Xin vui lòng giúp liên lạc bằng email, hay phone với tác giả Duy Nhân, để có thể xin hỏi thêm một ít chi tiết về bài viết Người không nhận tội. Kính cám ơn.
Hiệp Nguyễn, Houston, TX.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến