Hôm nay,  

Hai Người Mẹ

29/05/200200:00:00(Xem: 168843)
Người viết: Nhật Quân
Bài tham dự số: 2-548-vb30521
Tác giả Nhật Quân, tên thật là Timothy Nguyễn, 38 tuổi, tốt nghiệp đại học năm 1992, ngành Kỹ Sư Điện, tại University of Maryland.
Hiện cư ngụ cùng gia đình và làm việc cho một công ty tư ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Da96y là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Ước mong Nhật Quân sẽ tiếp tục viết thêm.

Hiếu đi học về, mồ hôi nhễ nhãi vì nắng. Nó nhảy phóc ra khỏi chiếc xe buýt nhà trường và chạy nhanh về nhà.
Nó biết rằng ngày hôm nay mẹ của nó nghỉ làm, và đang mong đợi nó đi
học về.
Bà Linda Smith, mẹ nuôi của nó, dáng người mảnh khảnh, rất đẹp, đang ngồi trong phòng ăn tính toán sổ sách. Thấy
Hiếu về bà mừng rỡ gấp cuốn sổ, chạy lại ôm Hiếu vào lòng.
- Chào mẹ.
- Con khoẻ không" - Bà Linda Smith hỏi han ân cần - Sao hôm nay đứa con cưng của mẹ ở trường có ngoan không"
Ngày hôm nay bà được nghỉ phép, chẳng đi đâu, ở nhà dọn dẹp, thanh toán sổ sách.
Bà nhìn thằng con chạy thẳng lên phòng cất sách vở rồi chạy xuống khoe vớùi bà bài viết của nó về Mother's Day ở lớp học.
Bài tả về người mẹ của Hiếu viết bằng tiếng Anh:
"Tôi có 2 người mẹ và hai người cha. Cha mẹ sinh ra tôi ở Việt
Nam mà tôi đã xa cách hơn ba năm nay. Lúc còn ở Việt Nam, gia đình tôi, cũng như những gia đình khác ở cùng xóm, rất nghèo. Nhiều bữa, mẹ tôi nhịn đói để giành phần cơm cho tôi ăn. Vì tôi là đứa con duy nhất trong nhà, nên mẹ tôi muốn cho tôi có
một cơ hội làm người tự do.
Mẹ đã quyết định để ba tôi
dẫn tôi đi vượt biên.
Đêm trước khi tôi đi, tôi còn nhớ rõ lúc đó tôi được tám tuổi, mẹ tôi ôm chặt lấy tôi, hôn lên má, lên đầu tôi, và khóc suốt đêm.
Ngày hai cha con tôi
ra đi, mẹ đã lánh mặt không dám ở nhà, sợ rằng chẳng bao giờ buông được tay tôi ra để ba tôi dẫn đi.
Chuyến vượt
biên tối đó bị lộ lúc mọi người đang trốn trong hàng dương mé biển. Tối đó tôi nghe nhiều tiếng súng nổ, và hai bóng đen chạy đến dí súng trên đầu ba tôi. Tôi chỉ còn nghe tiếng ba tôi kêu "Chạy đi", và chỉ còn nghe tiếng gió biển thổi ngược bên tai tôi. Tôi không biết trời trăng, cứ cắm đầu chạy ra phía biển trong tiếng la hét, khóc lóc trong màn đêm mù
mịt.
Tôi chạy ra đến mé nước chừng đầu gối thì bị một bàn tay quơ ngang bụng ôm lấy tôi nâng bổng, quăng lên chiếc
thuyền.
Tôi sợ hãi tụt xuống khoang thuyền núp sau đống dây nhợ.
Một số người thoát được chạy ra mé nước. Chiếc
thuyền im lặng bí mật rời gềnh đá. Chỉ có mười hai
người được thoát thân theo con thuyền lên đênh trên biển cả."
Đôi vai của bà Linda rung động; bà để cho giòng nước mắt chảy dài lên má, giọt xuống trang giấy trắng.
Bà với lấy
mãnh giấy dậm nước mắt rồi đọc tiếp:
"Tôi được bà mẹ nuôi tôi bảo lãnh đến Mỹ theo diện cô nhi.
Ông bà đã có một người con gái, nhưng hiện nay chị Mary đang theo học đại học ở tiểu bang khác.
Bà mẹ nuôi của tôi sống khá đầy đủ, những bửa ăn mẹ tôi không phải nhịn để tôi ăn, ngoại trừ những món ngon mà bà muốn để giành phần lớn cho
tôi, hoặc những lúc bà phải nhịn ăn để giảm phì..."
Bà Linda bật cười vì ý nghĩ ngộ nghỉnh của thằng con trai.
Bài viết của đứa con nuôi làm bà chợt khóc chợt cười. Bà nhìn Hiếu với ánh mắt trìu mến. Mới mười một tuổi đầu mà nó đã chịu đựng nhiều biến đổi lớn trong cuộc đờị Bà thầm nghĩ quá khứ đen tối chắc không khỏi có ảnh hưởng
lớn đến tâm hồn đứa con trai dể thương đang vươn lên như mầm non của bà. Hiếu khoe với mẹ:
- Cô giáo đọc bài của con và cho điểm A+. Cô khen con trước mặt mọi người trong lớp. Cô nói đọc đoạn đầu của bài văn thì cô khóc, mà đọc đến đoạn sau thì cô cười. Tại sao vậy hả mẹ"
Cô còn nói chắc chắn sau nầy con sẽ trở thành một nhà văn giỏi vì có khả năng làm rung động người đọc.
Con
chỉ viết sự thật thôi mà.
Bà Linda không biết làm sao giải thích cho thằng con trai khác giòng máu của mình. Vợ chồng ông bà đều là người Mỹ, lớn lên trong gia đình khá giả, chỉ biết chiến tranh qua báo chí truyền hình, thì làm sao có thể
giải thích những đau đớn tột cùng của người mẹ trong hoàn cảnh Hiếu từng chứng kiến được. Bà muốn nói rằng con phải giải thích cho mẹ nghe về những khổ đau của con thì mới
đúng.
Bà Linda cũng có nổi buồn riêng của bả, như tất cả những người mẹ nuôi.
Một ý nghĩ mà bà cố đè nén - không biết trong tiềm thức Hiếu có nghĩ mình là mẹ của nó không.
Hay
là nay mai lớn lên Hiếu sẽ lại quay về với cha mẹ ruột của nó. Bà cố xua vội giòng suy nghĩ và trả lại bài cho Hiếu.
- Thôi con lên tắm rửa đi rồi xuống mẹ chở đi mua quà thưởng cho con.
Con muốn được thưởng những gì nào"
Hiếu ngẫm nghỉ một lúc rồi nói:
- Con muốn được hai chục đồng để ngày mai ra trường mua mấy quyển truyện.
Tụi thăng Tom, con Kyrie có những quyển truyện màu rất đẹp, con cũng muốn mua vài quyể.
* * *
Hiếu đứng tần ngần trước hàng sách. Những quyển truyện màu rất đẹp.
Cuốn nào cũng hấp dẫn mà nó chỉ có hơn hai chục đồng trong túi. Nó cứ nhấc lên bỏ xuống những cuốn truyện màu.
Những chú thỏ Bunny, những chú vịt Donald cứ nhảy múa chọc ghẹo trước mắt Hiếu, con Mickey Mouse hùng dũng nhảy ra níu kéo ống quần của Hiếu chạy đến một túp lều tranh của
một người nông dân.
Hiếu lại mơ màng nghĩ đến mẹ ở Việt Nam dưới mái nhà lụp xụp và một bữa cơm tối. Lúc đó ba còn bị nhốt trong trại cải tạo, nhà chỉ có hai mẹ con trong căn chòi
ọp ẹp.
Mẹ ngồi nhìn Hiếu lượm từng hột cơm dính trong lòng chén bỏ vào miệng nhai ngon lành..., và buổi tối hôm trời mưa,
nước giọt xuống ngay giường nằm làm Hiếu ướt đẩm. Mẹ
đẩy Hiếu qua chổ khô, còn mẹ thì nằm dưới những giọt nước tí tách... Ánh mắt của Hiếu nhòa đi, nó chạy vội về nhà, chạy thẳng lên phòng bà Linda, Hiếu lục lấy lá thư mà bà Linda vừa
liên lạc, báo tin
cho mẹ ở
Việt Nam rằng Hiếu vẫn còn sống.
Nó không biết đọc và viết tiếng Việt để viết thư cho ba mẹ, nhưng không cần.
Hiếu viết vội vài giòng tiếng Anh rồi móc trong túi quần những tờ giấy bạc nhàu nát.
Hiếu cố vuốt cho thẳng rồi nhét hết 24 đồng vào bức thư ngắn ngủi:
"Kính thưa mẹ,
Con chỉ có được 24 đồng, gởi về cho mẹ để mua gạo và đồ ăn.
Mẹ nên ăn uống và giữ gìn sức khoẻ để còn phải chăm sóc ba trong trại tù. Chừng nào lớn lên con sẽ đi làm kiếm nhiều tiền hơn để giúp mẹ. Mẹ biết không, tuần sau là ngày lễ giành cho mẹ đó, thế nhưng con rất tiếc không được ở gần bên mẹ, và cũng không có nhiều tiền để gởi về cho me.
Mẹ hãy yên lòng con sẽ ngoan ngoãn và chăm học. Con hứa sẽ học tiếng việt để viết thư về cho mẹ.
Con nhớ mẹ lắm,
Hiếu"
* * *
Bà Linda vừa lái xe vào garage đúng lúc Hiếu cầm lá thư chạy ra
thùng thư ở đầu ngã tư.
Bà vui vẻ bóp còi chào Hiếu.
Bỏ
thư xong, Hiếu chạy lại chào mẹ và phụ đem xách tay của bà vào nhà. Chỉ có chừng đó thôi, nhưng bà Linda rất hài lòng về cậu con trai dễ thương của bả.
- Sao, mua được những quyễn truyện gì rồi, đưa mẹ đọc chung với có được không"


Hiếu tần ngần không biết trả lới sao. Nó rụt rè nói:
- Mẹ... thấy bức thư con... vừa gởi đi đó không" Con gởi kèm 24 đồng về cho mẹ con ở Việt Nam rồi.
- Cái gì" Tại sao con làm vậy" Ai mà gởi tiền trong thư, nhỡ mất làm sao" Lần sau nếu làm gì con phải hỏi ý kiến mẹ trước nghe không"
Hiếu hối hận vì đã lỡ dại. Nó đâu biết thư gởi về Việt Nam hay bị thất lạc, và người ta có thể lấy tiền gởi trong thư; nhưng nó còn hy vọng là người ta không nỡ mở thư con nít coi đâu. Trong trí óc non nớt Hiếu đâu hiểu làm sao người ta phân biệt thư của người lớn hay con nít, và
đối với hệ thống làm việc của nhà nước hiện nay, nhân viên bưu điện có thể
làm bất cứ điều gì, ngay cả dụt bỏ là thư của nó.
Ý nghĩ ích kỷ lại trổi dậy trong lòng bà Linda Smith. Bà nghĩ chắc thằng Hiếu có nhiều tình thương với mẹ nó vậy thì
chắc gì nó sẽ ở với bà.
Nó bây giờ như con chim non, nhưng lúc đã đủ lông đủ cánh, không hiểu nó có còn coi đây là tổ ấm của nó không.
Có trời mà biết được, chỉ sợ mình có công dưởng mà ngày sau không biết nó có mến tổ ấm và coi mình như cha mẹ không" Hai mẹ con với hai giòng suy nghĩ khác nhau, lặng lẽ bước vào nhà.
Tuần sau Hiếu sẽ theo trường học đi cắm trại một tuần lể ở tiểu bang khác.
Những lúc Hiếu đi xa bà lại cảm thấy lo sợ, nổi buồn làm bà bồn chồn bất an. Mà nó mũm mĩm dễ thương quá làm bà yêu mến từ lúc bà Ann trong bộ xã hội dẫn nó từ máy bay ra.
Ấn tượng đầu tiên về Hiếu là hình ảnh của một đứa bé kháu khỉnh, cao chưa tới lưng quần
bà Ann.
Một bên vai khoác cái bao ni lông ICM nhận lãnh ở trại tỵ nạn, trong đó có đầy đủ hồ sơ mà Hiếu không bao giờ
cho ai đụng đến; cái bao lớn dài che gần khuất người Hiếu, chỉ có caiù đầu và hai bàn chân nhỏ xíu lòi ra.
Còn tay bên
kia thì giử lấy cái lưng quần rộng quá khổ chỉ muốn tuột xuống, lết theo từng bước đi của Hiếu, mặc dù đã xăn
lên ba bốn bận, không biết ai cho ở trại tị nạn. Tướng đi
của nó rất hăm hở, không có vẻ gì ưu phiền của đứa con thơ xa mẹ xa cha. Hiếu gần như phải chạy theo những bước dài của bà Ann, mặt đỏ hồng vì nóng và đầu tóc đen bóng
mịn, với nhũng sợi tóc ước mồ hôi dính sát vào trán...
Nhiều lúc bà Linda cảm thấy thương mến Hiếu còn hơn cả Mary
nữa.
Nó tội nghiệp quá, mới tám tuổi đầu đã xa mẹ cha, không biết thời gian ở trại nó làm sao sống được. Mà nó lại
rất khôn ngoan, lanh lợi.
Bản báo cáo thành tích hàng tháng lúc nào cũng đầy những giòng khen ngợi của bà giáo làm bà Linda cũng nở mặt nở mũi với hội phụ huynh học sinh.
Có lần bà
giáo của Hiếu gặp bàđã khen rằng bà dạy dỗ thằng Hiếu sao hay quá, đề nghị bà thuyết trình về cách dạy dỗ con cái trong
buổi họp phu huynh và giáo viên năm nay. Bà Linda vừa cảm động vừa yêu mến Hiếu nhiều hơn. Những buổi tối Hiếu đến nhà bạn ngủ, ông bà cảm thấy trống trơn, nhà không có tiếng cười tiếng nói của Hiếu làm ông bà cảm thấy buồn bã vô cùng.
Nhưng bà không muốn giữ mãi Hiếu ở nhà, bà phải cho nó tập tính tự lập.
Bà sợ cánh chim sẽ bay xa, nhưng bà cũng không muốn giữ mãi con chim bé bỏng dưới đôi cánh mẹ, tuy ấm cúng
nhưng sẽ rất chật chội theo ngày tháng lớn dần của Hiếu. Lần này Hiếu lại đi cắm trại ở tiểu bang khác đến một
tuần.
Chắc ông bà nhớ nó dữ làm. Ông Smith mỗi tối đi làm về, trong ánh điện ấm cúng, ngồi trên ghế xa lông, bày
ra những quyễn sách hoặc những trò chơi để chơi chung với Hiếu trước khi đi ngũ. Không biết thằng con có chuyện gì nhiều mà lúc nào cái miệng cũng nói cười líu lo.
Có lúc nó
chạy lại níu áo bà kêu van mỏi miệng tại vì nói chuyện nhiều quá. Nó lại biết cách nói chuyện, và biết cách làm cho câu
chuyện của nó thích thú để được mọi người lắng nghe.
Ngày Chúa Nhật, ông bà Smith chở Hiếu đi chơi và sắm những
thứ cần thiết cho buổi cắm trại. Bà Linda rất buồn.
Từ khi nhận Hiếu làm con nuôi
đến giờ bà chưa bao giờ để Hiếu đi đâu một mình lâu như vậy. Bà có một cảm giác bất an và cảm thấy sợ sệt.
Bà luôn luôn quấn quít bên con, như sợ sẽ đánh mất một vật gì bà yêu quí nhất trên đời.
Sáng thứ hai, ông bà dậy sớm để chở Hiếu đến trường.
Cẩn thận dặn dò Hiếu từng li tung tí, đưa Hiếu lên ngồi trên ghế xe buýt, và đợi lúc xe chuyển bánh ông bà mới trở
về.
Nhìn theo bàn tay nhỏ nhắn của Hiếu vẩy vẩy lòng bà bổng thấy xôn xao. Bà Linda ngồi trên xe buồn xo không nói lời nào cho đến lúc về đến nhà sửa soạn đi làm. Ông Smith
đang mặc áo quần trong phòng chợt nghe tiếng bà Linda rú lên từ phòng của Hiếu:
- Ông qua đây coi cái này nè.
Bà Linda với giọng cao trong nỗi xúc động tột cùng. Ông Smith
ngở có chuyện gì không may, chạy vội qua phòng Hiếu, bà Linda ôm chầm lấy chồng, xúc động nói trong nổi vui sướng nghẹn
ngào:
-Ông coi thằng con thông minh của ông đây. Nó đã để lại bức thư và cái mặt dây chuyền bằng vàng này cho tôi ở bàn
học.
Đây, ông đọc lá thư của nó coi; mà tiếng Anh của nó cũng tiến bộ quá hả ông"
Bà Linda thong thả đọc lớn lá thư của Hiếu:
"Kính thưa mẹ,
Tuần tới là ngay lễ Mother's Day. Tại vì con có hai người mẹ nên con muốn chia xẻ tình thương cho cả hai. Mẹ của con ở Việt Nam đã sinh ra con, nhưng không may đã xa cách. Tuy mẹ không sinh ra con những con cũng cảm ơn công lao nuôi dưỡng của mẹ.
Đây là
cái mặt dây chuyền bằng vàng hình chữ L hoa con rất thích và đã làm với tất cả tình thương của con giành cho mẹ. Trong giờ nghệ thuật điêu khắc, con làm chữ L hoa này trên đất sét, và cô giáo đã giúp con đổ vàng tây vào khuôn chữ thành mặt
dây chuyền.
Chữ L đứng đầu chữ LINDA, và cũng đứng đầu chữ LOVE, như tình thương mẹ đã giành cho con. Những ngày tháng qua con đã cố gắng học hành với ý nghĩ duy nhất là để
được mẹ vui lòng, hãnh diện với mọi người. Con chắc rằng
mẹ đã cảm nhận được điều đó qua thành tích học hành của con.
I LOVE YOU MOM
Hiếu"
Bà Linda nâng niu cái mặt bằng vàng hình chữ L hoa uốn lượn rất mỹ thuật lồng trong hình một trái tim. Đôi vai bà rung lên, một giòng nước mắt ngọt ngào chảy nhanh theo giòng chữ của đứa con trai thân yêu. Giòng chữ như một sợi dây ràng
buột Hiếu với ông bà, như muốn nói rằng dẫu mai đây con đủ lông đủ cánh, nhưng nơi đây cũng là tổ ấm của con.
Đôi cánh và tình thương của mẹ luôn luôn nâng tâm hồn con bay bỗng. Mai này khôn lớn ra đời, tình thương của mẹ luôn luôn ôm ấp trong trái tim con. Một bất hạnh đã xô dạt con từ bên kia bờ
đại dương, nhưng lại là một diễm phúc làm cho cuộc đời con thêm ý nghĩa và phong phú khi con có được tình thương không những của một mà là hai người me.
***
Chuyếc xe bus màu vàng chở đoàn học sinh trên con đường uốn lượn theo triền dốc núi. Nắng ban mai xuyên qua cành lá rớt lung linh trên mặt đường. Hiếu mơ màng nghe đâu đây tiếng chim hót thánh thót. Tiếng chim như gợi lại từng giòng nhắn nhủ của mẹ nó trước lúc giã từ, khuyên con quyết nuôi chí lớn:
"Nguyễn, Nguyễn,
Xuôi biên giới
Nhớ khi về
Dậy trời Nam..."
Nhật Quân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,966,341
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.