Hôm nay,  

Từ Nước Mỹ "thiên Đàng"...

12/05/200200:00:00(Xem: 157180)
Người viết: Hạnh Lâm
Bài tham dự số: 2-539-vb60510
Tác giả tên thật là Đỗ Thu Hằng, 59 tuổi, định cư theo diện HO, hiện ở ở bút thành phố Campell, miền Bắc California. Theo bà cho biết, trước 1975, tại Saigon, bà phục vụ ngành Hàng Không Việt Nam, chồng là sĩ quan QLVNCHù. Khi miền Nam bị Cộng Sản chiếm, người chồng Trung Tá và 8 anh em khác đi học tập cải tạo, gia đình tan nát, bà tham gia một phong trào Công Giáo chống Cộng, bị bắt đi tù, lãnh bản án 20 năm khổ sai... Sau đây là câu chuyện của bà.

Phi trường San Framcisco đã hiện ra… bao la, đồ sộ. Lòng tôi bồi hồi, lớp buồn đau vì xa con, nhớ quê hương, lớp cảm thấy bơ vơ, lo lắng! Tay xách, vai mang tôi như người không hồn đi bên ông xã ra khỏi phi cơ. Vậy là chúng tôi đến "Nước Mỹ".
Chúng tôi qua Mỹ theo diện HO, hai vợ chồng không mang theo con cái, vì tất cả các con đều đã trên 21 tuổi có gia đình! Chồng tù 13 năm, chính bản thân
tôi cũng sơ sơ tù gần đủ 9 cuốn lịch.
Giữa phòng hành khách đông đúc, náo nhiệt, tôi nhận ra gia đình anh chị ông xã tôi, hai gia đình bạn, cùng hai đứa cháu. Tay bắt mặt mừng, xong giây lát thăm hỏi, rồi ai nấy chia tay lên xe.
Xe chạy từ SF về qua vài chiếc cầu vòng qua chéo lại treo lơ lửng trên đầu, xe cộ tấp nập… thật hay quá và cũng rắc rối quá" Làm sao biết đường chạy" Suốt đoạn đường xe chạy, tôi cố tìm xem, nhìn xem có chiếc xe "cup", xe đạp nào không, nhưng hoàn toàn chỉ xe hơi, đủ kiểu đủ màu! Ôi làm sao ai cũng có xe hơi sướng thế"
Thành phố San Jose xa lộ cũng thênh thang, trật tự, không có cảnh tràn qua, lấn lại, xuôi ngược, hổn độn như ở quê nhà. Nổi lo càng lúc càng dồn dập trong lòng tôi. Quả khó khăn quá đối với tôi, của những bước đầu.
Anh chị của ông xã tôi đã lo cho chúng tôi chu đáo. Vừa chân ướt chân ráo tới đất Mỹ, chúng tôi đã có một “tổ ấm” riêng. Xe tới nơi, hai vợ chồng lặng lẽ theo anh chị vào nhà.
Trong nhà, đã có đủ tivi, đầu máy, tủ lạnh, nồi niêu vv…của một gia đình ra riêng. Ông xã tôi còn được dành sẵn cho một xe hơi cũ. Còn mong gì hơn nữa, khi ngay bước đầu qua là mình đã có một nếp sống tạm ổn định.
Ấy vậy mà sau khi ông anh bà chị chào từ giã, lòng tôi vẫn ngổn ngang trăm mối. Giờ giấc khác nhau, chưa quen nên suốt đêm chẳng ngủ được… Không biết bao nhiêu hình ảnh ghê sợ cũ lại hiện ra lần lượt trong trí tôi.
Chồng bị lùa đi “học tập cải tạo.” Nhà cửa bị tịch thu. Con cái nheo nhóc.
Tôi đã đi nuôi các anh em trong gia đình hai bên nội ngoại, tổng cộng là 9 người tù! Tôi đi thăm trại Thái Nguyên, trại Vĩnh Phú-Vĩnh Quang "A&B" Hà Nam Ninh… Rồi đến phiên chính tôi cũng cũng bị công an bắt vì tội “tham gia tổ chức phản động.” Ngay sau khi tôi vừa xong một chuyến đi thăm nuôi tù, vừa về đến Saigon là bị chúng bắt. Lúc đó là đầu năm 1979. Trong gia đình nội ngoại, tôi trở thành người tù thứ 10!
Nơi tôi bị giam giữ là Bộ nội vụ (trại X4 BMV). Tám tháng trời ròng rã trong (cachot) biệt giam, ẩm móc, u tối, chuột gián, thằn lằn "vệ sinh" đó, ăn đó, ngủ đó. Người lúc đó chỉ còn xương bọc da.
Nằm trong cachot, hàng ngày tôi thường nghe một âm thanh lạnh lẽo, ghê rợn.
Đó là tiếng lốc xốc của kim loại va chạm, âm thanh xâu chìa khoá của tên chủ ngục (quản giáo) đến mở cửa dẫn đi "làm việc".
“Làm việc” có nghĩa là bị cai ngục chấp cung, bắt viết bản tự khai. Viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần.
Một năm sau, vụ án “tổ chức phản động” của chúng tôi bị tòa án nhân dân của Cộng sản xét xử. Bản án đầu tiên: chung thân… Kế tiếp là bản án dành cho chính tôi: hai mươi năm khổ sai.
Trước cái toà án nhố nhăng của Cộng sản bầy ra, như mọi bạn đồng tù khác, tôi đã giữ một tư thế khinh- mạn lúc nghe tuyên bản án,
nhưng khi về đến buồng giam, tôi thấy mình muốn ngộp thở trước không biết bao nhiêu câu hỏi: làm sao nuôi con, làm sao gặp gia đình, ai đi thăm nuôi chồng"


Đấng cứu thế, Chúa Giesu đã gìn giữ tôi qua hết mọi gian nan, hàng ngày được chén bo bo, hay ổ bánh mì đầy sạn cát, cũng qua được tám tháng không thăm nuôi, rồi đến giai đoạn xuống phòng giam tập the, cắp chiếc chiếu vào nằm cạnh cửa "cầu tiêu" và bể nước rỉ chảy…
Ôi tôi còn nhớ cái hình ảnh làm tôi xúc động là "bữa" được ra phơi nắng, bốn phương tám hướng của "trại Chí Hòa" (sau khi thụ án tôi phải chuyển đi tập trung cải tạo, nhưng Chúa che chở tôi, đây cũng là một phép lạ! Chưa có chuyến đi, họ đem tôi gởi qua Chí Hòa, nên tôi được ở lại thành phố), các nam tù từ trên lầu cũng được ra hành lang, họ huýt sáo, họ giơ tay (1 ngón) "number one" họ là các cha, các người tù chống đối… rồi các buồng 2, buồng 3 rất nhiều chánh trị phạm ở, chúng tôi thuộc chung khu "D" của trại Chí Hòa. Nụ cười, dấu hiệu từ
những ngón tay giơ lên từ những người tù ấy cho tôi thêm nghị lực để sống qua những năm
tù ngục.
Và rồi, bây giờ, sau bao năm bị dập vùi, nhờ chính phủ và nhân dân Mỹ thực hiện chương trình HO, hai vợ chồng dắt díu nhau tới Mỹ.
Sau khi tạm có nơi ăn chốn ở, chúng tôi bắt đầu được đi làm hồ sơ khai nộp tại hội bảo trợ "world-relief", được lãnh tiền "đô", có giường nệm mới.
Cầm số tiền trong tay nhẫm tính: Ồ ta đang có triệu triệu đây.
Đất nước Mỹ là đây… bến bờ tự do đã đem lại cho tôi một cuộc sống êm đềm, no ấm. Hàng ngày cắp sách đến trường, ai ai cũng đi học được cả. Già vẫn học được, trẻ cũng học, tiền bạc muốn nhiều thì "cày" hai "job". Ai không còn sức lao động thì xin tiền cấp dưỡng. So với đời sống cùng cực ở quê cũ, hẳn ai cũng ohải thấy ở đây vật chất dư thừa. Nghèo như chúng tôi, nghĩ lại, cũng không còn một món cao lương mỹ vị nào mà mình muốn mà lại không được ăn.
Đến nước Mỹ, ta được cấp tiền an sninh xã hội, thuốc men đầy đủ… ai khó khăn cũng vẫn được chữa trị như người giàu có tiền bạc! Từ trẻ đến già đều có "diện" có "tiêu chuẩn" bảo trợ…. đủ loại công việc chờ đón ta. Chỉ với đồng lương tối thiểu, làm một ngày đã đủ ăn cả tuần. Với bản chất siêng năng sẵn có của người Việt chúng ta, mọi loại công việc ở đây, dù là công việc chân tay, so sánh với công việc trong xã hội Cộng sản, thực không có gì đáng gọi là "khổ" cả.
Còn nổi vui sướng nào bằng của một "cô" tôi gặp đi giảng rao lời Chúa. Cô kể: lúc cháu 13, 14 tuổi cháu phải hàng ngày ra đồng chăn trâu…gặt 6 công lúa. Trưa cháu ngồi bên đầm sình bùn mơ ước đươc đến trường làng học cũng không được! Nay qua Mỹ, đến bây giờ con đã có nhà, có xe để lái đưa con đi học, và cuối tuần con đi rao giảng lời Chúa. Cô kể với một sự sung sướng hãnh diện, cô mặc áo đầm, cô xách cặp da… rõ là sung sướng quá, hãnh diện quá!
Chuyện cô kể làm tôi nhớ một anh bạn HO tôi biết, hồi còn ở Việt Nam, đêm đến dù mưa tầm tả, nữa đêm khuya còn đạp chiếc xe với giỏ bánh giò lặn lội dưới mưa, sụp hầm, sụp hố để bán được vài chiếc bánh giò kiếm tiền qua ngày mua gạo! Giờ đây nơi xứ Mỹ này, người bạn ấy đã học xong một lớp thợ điện, anh hái ra tiền… trong tám năm qua, anh lái ba chiếc xe đời mới láng bóng! Anh còn đi đánh banh như trưởng giả!
Ở đất Mỹ này không chỉ kẻ làm ra tiền mới sướng, mà ngay cả người già yếu tàn tật vẫn ở mức đầy đủ..thuốc men, tiền cấp dưỡng, người giữ (take care) cũng được đài thọ….
Với bản thân tôi, giờ đây dù tuổi không còn làm việc được, nhưng nhà được cấp, tiền được cấp, đau ốm bệnh tật được chăm sóc... Cuộc sống như vậy trong một đất nước thanh bình, tự do, đầy tiện nghi tối tân, hỏi còn đòi gì nữa.
Nhiều khi tôi bâng khuâng tự hỏi liệu "nước Mỹ có phải là Thiên Đàng"" Chỉ mới hỏi vậy thôi, đã thấy lòng mình quặn thắt, khi nhớ con cháu, nhớ
những người thân yêu và biềát bao đồng bào khác ở quê hương đang chịu cảnh lầm than, cơ cực.
Cầu xin Thượng Đế ban phước cho đất nước Việt Nam đau thương.
Tạ ơn Thượng Đế và... tạ ơn nước Mỹ.
Bà HẠNH LÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến