Hôm nay,  

Ăn Trưa Với Người Chết: Viết Cho Rob Hogan

12/05/200200:00:00(Xem: 170848)
Người viết: Quí Thảo
Bài tham dự số: 2-537-vb40508
Tác giả Quí Thảo 28 tuổi, cư trú tại St. Louis, MO. Công việc: kỹ sư. Ngay trong bài viết về nước Mỹ đầu tiên này, Quí Thảo đã cho thấy một bút pháp chừng mực và tinh tế hiếm thấy. Ước mong sẽ có thêm bài mới.
Tôi không có thói quen đo cái diện mạo bên ngoài của ai trong lần gặp gỡ đầu tiên nên những ấn tượng ban đầu của tôi về cá tính của Rob rất "gọn gàng"; người đàn ông nghiêm khắc, khó tính và ít nói.

Trái với những người cùng nhóm làm việc với mình, Rob tiếp đón tôi không thân thiện cũng không lạnh lùng. Tôi gõ cửa phòng Rob, được mời vào, gật đầu chào ông và giới thiệu sơ lược về mình. Rob làm tương tự -có điều không phải gõ cửa chính phòng mình. Đi ra, Rob không để lại một điều gì rõ ràng trong tôi, ngoài những lóng tay khẳng khiu, thật sự khẳng khiu, và cái màu xanh nhợt nhớt trong những móng tay.
Khi giao cho tôi cái chìa khóa văn phòng, ông chủ nói vì Rob có bệnh, không đi công tác xa được nên sắp xếp cho phòng làm việc của Rob và tôi cạnh nhau, tiện cho tôi hỏi thăm những điều chưa kịp hiểu khi mọi người khác đang bận rộn với những chuyến công tác xa. Tôi nghe thất vọng, hỏi việc một người khó tính, nghiêm khắc và ít nói" Giống như ngày xưa hỏi Mẹ cho phép tôi được chơi ...nhảy dây thay những giấc ngủ trưa. Lúc đó, câu hỏi có tác dụng -tác dụng mạnh- nên...tống luôn những câu hỏi khác vào ngược cuống họng, trôi thẳng vào bụng rồi nằm im, suốt một thời con nít. Bây giờ, chưa rõ tác dụng của câu hỏi mình trước một người đàn ông xa lạ, nghiêm khắc sẽ ra sao, tôi đã đột nhiên muốn làm người ...thông minh -một cách ngu ngốc nhất; mọi điều, hoặc đã biết, hoặc sẽ tự tìm hiểu cho biết, không định sẽ hỏi ai.
Rob gõ cửa, tôi lịch sự mời vào rồi di chuyển đống giấy tờ ngổn ngang ra khỏi ghế cho ông ngồi. Đặt một nụ cười tươi tắn nhất trong ngày lên môi, tôi hỏi Rob tôi có thể giúp gì được cho ông. Rob cười, nụ cười rất yếu ớt, bảo chỉ ghé hỏi xem tôi có thắc mắc gì với việc làm mới. Định làm người thông minh nên tôi chưa kịp chuẩn bị cho Rob một câu hỏi, đành bắt đầu bằng một câu hỏi thừa thãi và...vô duyên nhất; Rob làm việc ở đây được bao lâu. Không ngờ câu hỏi khiến hai người gần gũi nhau hơn -trong tư tưởng- vì mỗi người tự kể về mình trong tư cách ít...khách sáo nhất.
Rob bắt đầu nhận việc 8 năm trước, cùng công ty nhưng ở một chi nhánh khác -Texas, chuyển về Saint Louis đã 5 năm. Như những người khác trong nhóm, Rob liên tục đi công tác xa 4 năm đầu, gần 1 năm nay Rob chỉ làm việc tại nhà hoặc văn phòng vì bác sĩ hầu như buộc Rob phải ngừng ngay những chuyến công tác xa.
Tôi nghe, khôi hài nghĩ đến cái đồng điệu trong cách nghĩ của người nói và người nghe dù câu nói mang rõ ràng một ýÏ nghĩa khác. Tôi chắc là không có bác sĩ nào vô lýÏ cấm Rob chuyện gì nếu không có cái nguyên nhân chính buộc họ làm điều đó.
Như người ta vẫn thường bảo "đi khám bác sĩ" rồi để người nghe tự hiểu họ, thật ra, "đi cho bác sĩ khám". Không rõ đó chỉ là một cách nói thông thường hay Rob không muốn đề cập đến cái bệnh của mình, tôi vẫn mặc nhiên hỏi về căn bệnh Rob đang mang.
"Cystic Fibrosis", tôi nghe ...đau tai, khó nhớ và khâm phục những người ngồi nghĩ ra những cái tên gọi rất khoa học, và rất đỗi ...dài dòng. Có thể -mà không- thật sự là, tôi ít quan tâm đến y học, nên ngoại trừ "cancer" và "aids" tôi nghĩ hầu như mọi cái tên bệnh dài dòng khác đều có thể chữa trị. Tôi muốn hỏi Rob về căn nguyên, triệu chứng và cách phòng chống nhưng lại thôi vì sợ cái ...ngốc nghếch của mình có thể chạm đến nỗi đau riêng của người đối diện.
Hơn nữa, tôi có thể dễ dàng tìm hiểu về căn bệnh bằng nhiều cách khác nhau, nên tự mường tượng cho mình một việc làm bổ ích cho kiến thức; sẽ tìm đọc thêm về nguồn gốc của căn bệnh. Cũng trong lúc ngồi nghe, tôi bắt đầu để ý đến hơi thở không đều đặn cùng cái ngắt quãng trong những câu nói của Rob.
Dẫu đang mù tịt về bện tình của ông, nhưng tôi đã bắt đầu nhận biết rằng; căn bện dứt khoát phải có những tác hại đến phổi. Rời phòng, lần này Rob để lại trong tôi cái dáng cao xiêu vẹo, nước da xanh xao và gương mặt khắc khổ.
Tôi vẻ võ đoán chừng Rob, trẻ nhất, đang bắt đầu tuổi ...50.
Rob có vẻ cô lập, ít trò chuyện với ai -trừ khi ai ghé phòng thăm hỏi.
Tôi đã bắt đầu thừa nhận câu nói "học thầy không tày học bạn...cùng sở" là đúng nên thỉnh thoảng vẫn quấy rầy Rob bằng những câu hỏi có lúc cần thiết, có lúc...lãng xẹt. Lần nào, Rob cũng ân cần trả lời, giải thích và lần nào cũng với nụ cười yết ớt, hơi thở không đều và câu nói ngắt quãng. Không giải thích được, tôi cảm thấy mình có thể trò chuyện dễ dàng và gần gũi với Rob hơn với bất cứ người nào trong nhóm.
Cũng chưa thể giải thích được, lúc nào tôi cũng nhìn thấy trên gương mặt Rob thấp thoáng những cam chịu. Rob ít cười, tôi là người vốn tiết kiệm những nụ cười mà có lúc còn thấy mình sử dụng nó một cách quá... phung phí nếu đem so với Rob.
Trò chuyện với Rob tôi mới thấy khả năng đánh giá con người qua cái gặp gỡ đầu tiên của mình quả là...tồi. Vì trong ba điều "gọn gàng" mình đưa ra về Rob, đã có hai điều không đúng; nghiêm khắc và khó tính. 66.7% sai cho một ước lượng" Khả năng...nghĩ đúng của tôi không thể không gọi là...tồi.
Công việc không cần di chuyển nên Rob ít khi rời phòng làm việc.
Cystic Fibrosis không cho phép Rob tiếp tục những chuyến công tác xa, còn buộc Rob nhận một việc làm hoàn toàn không phải của nghành nghề mình theo đuổi.
Kiến thức 4 năm ở trường cộng với 15 năm kinh nghiệm của người kỹ sư mà mỗi ngày phải ngồi trả lời những cú điện thoại gắt gỏng của những người khách không bao giờ vừa lòng với món hàng mình mua ngoài chợ, tôi thấy...tội nghiệp Rob. Những lúc, như ngay lúc này, tôi nghe tiếng Rob nhẫn nại giải thích cái nổ của hộp bánh lên men để quá lâu ở nhiệt độ cao hơn chỉ dẫn không thể dẫn đến tình trạng... nhồi máu cơ tim cho bất kỳ ai, mà đâm lo cho tương lai mình. Không có gì đặc biệt hơn những lần tranh cãi khác giữa Rob và khách hàng mà tôi loáng thoáng nghe được; vẫn kiên nhần, vẫn cam chịu và vẫn tiếng cúp máy bực tức. Tôi ngồi, gác mọi chuyện đang làm, chỉ để nghe tiếng Rob bên kia thở những hơi thở phẫn uất, mà ước mong cho con người thôi làm khổ lẫn nhau.
Người ta ít khi nào nhận ra cái may mắn mình có được đến khi sa vào cái gương bất hạnh của người khác. điều không thể không đúng mà sao tôi vẫn nghi ngờ; với những cơn ho điên dại, hơi thở không đều và những câu hạch sách, buộc tội rất ngu ngốc từ những người xa lạ, thì Rob sẽ soi vào cái gương bất hạnh của ai đây để được thấy mình may mắn"


Rob ngừng trước cửa phòng rủ tôi đi ăn trưa. Tôi không nghe đói và sống rất...vô tâm với bao tử của mình nên để Rob quyết định chỗ ăn. Suốt buổi ăn, Rob kể tôi nghe những cái thưa kiện rất... dở hơi của khách hàng mà mỗi ngày ông phải nghe. Chất men phản ứng nhanh ở nhiệt độ cao hơn cho phép, làm cấu trúc của bột nở liên tục khiến áp suất trong hộp cao hơn khả năng níu giữ và bật tung nắp đậy. Vì nhu cầu an toàn nên nắp đậy được làm từ những loại nhôm có khối lượng rất nhỏ, khi bật tung, vận tốc và đoạn đường nắp di chuyển không thể làm... trầy sướt gì đến vật bị va chạm.
Vậy mà, người ta vẫn thưa, cùng lý do, không phải cho những vết trầy sướt ngoài da mà cho những cái hoảng hồn, dẫn đến những cơn... nhồi máu cơ tim gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc mỗi ngày! Tôi nghe, vừa khâm phục, vừa... khinh thường những nhà tâm lý học nơi đây, nghĩ ra được hàng trăm cái tên bệnh mà cách chữa trị thì...mù tịt, để người mang bệnh toàn quyền quyết định khi nào ...bắt đầu và khi nào ...hết bệnh. Nướng bánh, để lâu hơn thời gian chỉ dẫn, bánh cháy, cái cháy dẫn từ lò nướng đến bếp rồi toàn nhà phát hỏa, sau đó đi thưa gửi để có căn nhà mới!! Tôi há hốc mồm kinh ngạc ngồi nghe Rob nói, không biết nói sao trước cái khả năng...thưa kiện của con người nên quay qua ...khâm phục Rob.
Tôi chắc là nếu Rob... biết ít hơn những điều đã biết thì đã không phải phẫn uất ngồi nghe những lời thưa gởi... dở hơi mỗi ngày ở sở. Tôi muốn hỏi Rob nghĩ gì về việc làm của mình mà vẫn chưa hỏi, không biết tại sao. Có thể đó chỉ là một điều dở dang trong vô số những điều dở dang tôi đã vội vã hứa mà chưa kịp làm. Tìm đọc về căn bệnh của Rob là một trong những điều dở dang đó.
Khi tôi và Rob rời khỏi chỗ ăn thì tôi tin mình hiểu thêm về Rob rất nhiều.
Buổi ăn trưa không dài nhưng đủ để tôi biết phía sau cái dáng cao xiêu vẹo và gương mặt khắc khổ kia là cái khát khao được sống cho con mình. Rob thương Andrew, đứa con trai duy nhất vừa lên 10 tuổi.
Tôi ước mình có thể giải thích được cái điều quá đơn giản của tình phụ tử trong Rob, dẫu chỉ một phần. Hầu như mỗi người sống, mang theo bên cạnh mình một bóng hình của người khác.
Từ mọi việc mình làm, mọi suy nghĩ mình mang đều, trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến sự hiện diện của người kia. Tôi tin điều này nhưng không tin ai cũng sẽ may mắn tìm gặp được nguyên nhân cuộc đời mình trước lúc muộn màng. Tôi nghĩ Andrew là nguyên nhân của cuộc đời Rob vì ông cười và khóc bằng nhau khi kể về con mình. Tôi không cảm nhận, mà thấy rất rõ ràng trước mắt mình những nụ cười, không yếu ớt, của Rob khi nói về cái nhớ cháy lòng lúc Andrew đi trại nhiều ngày. Và cũng không cảm nhận, tôi nhìn thấy những giọt nước mắt cam chịu khi Rob linh cảm ông sống không đủ dài để nhìn con trưởng thành.
Tôi nghe lòng quặn thắt và đầu óc tượng hình những ýÏ tưởng lạ lùng. Không có nổi bất hạnh nào lớn hơn cái bất hạnh mỗi ngày phải bất lực ngồi nhìn niềm khát khao của mình trôi mất.
Nhưng những lóng tay của Rob khẳng khiu quá, có bụm cho thật chặt, kẽ tay vẫn cứ rỗng toác và thưa rinh, thời gian và tuổi trẻ còn trôi tuốt thì kể gì niềm khát khao vốn nhỏ nhoi như những hạt cát xa xôi.
Vẫn chưa biết gì nhiều hơn về Cystic Fibrosis nhưng tôi đã bắt đầu mường tượng được những tác hới của nó qua hình ảnh tiều tụy của Rob mỗi ngày.
Tôi không còn trò chuyện nhiều với Rob như lúc trước, có lẽ vì mình đã quen dần với công việc và vì Rob đã không còn đến sở thường xuyên.
Thỉnh thoảng Rob vẫn quyết định làm việc ngay tại nhà. Có thể vì bận, cho dù cái lý do này đã không còn thuyết phục được tôi nửa, tôi vẫn chưa thực hiện được nhiều điều mình tự nhủ sẽ làm.
Đi xa liên tục nên tôi vẫn chưa có dịp mời Rob đi ăn trưa như Rob đã hẹn khi dứt khoát không để tôi trả tiền phần ăn của mình lần trước.
Tôi ghé phòng Rob sau một chuyến công tác dài ngày. Rob cười, vẫn nụ cười rất yếu ớt, chào tôi qua những lằn dây chằng chịt từ mũi và miệng. Tôi hỏi Rob khỏe không như một phản xạ, rồi chợt thất câu hỏi quá đỗi vô nghĩa và thừa thãi. Người khỏe chắc không cần dùng đến những ống dây nhờn nhợt trắng kia để thở. Tôi nhìn cái phập phồng lên xuống của cái bao tròn nhỏ nằm giữa đường dây từ bình dẫn khí đến mũi, cái màu tím nhợt nhớt trong những móng tay, cái xanh xao trên gương mặt, cùng dáng ngồi vàng vọt, xiêu vẹo của Rob mà thấy thương Rob lạ lùng. Với người đàn ông khát khao mong được sống, với người cha mong mỏi được nhìn thấy con mình trưởng thành, và với người chồng ngóng trông được thức dậy bên cạnh vợ mỗi sáng thì những gam màu tôi nhìn thấy trước mặt rõ ràng không nên có. Tôi ngồi, tự tại an nhiên trước mặt Rob mà không làm được điều gì cụ thể để tỏ bày với Rob những suy nghĩ mình đang vương mang. Ý định sang mời Rob đi ăn trưa cũng đột nhiên lẩn tránh. Ít nhất tôi nói Rob nghe về dự định khiến mình đến đây.
Rob cười, hẹn tôi tuần tới.
Ngổn ngang, thật sự ngổn ngang, với công việc. Tôi đến sở không tin sẽ đón nhận điều gì xấu hơn những bận rộn mình đang có. Cái thư báo tin Rob, vừa đúng 40 tuổi, mất tối hôm qua bật tung tôi ra khỏi ghế.
Bốn hàng chữ, tôi đọc đi đọc lại hơn... bốn lần vẫn không tin điều mình đang đọc.
Biết Rob sẽ ra đi, nhưng không ai đóan được ngày đó đến quá sớm. Vẫn ngồi bất động, tôi nghe tiếng xì xào bên ngoài về cái hung tin vừa được loan báo. Người ta đang tranh cãi về cái chết của Rob, có người cho đó là một giải thoát, có người bảo đó là một tai họa cho người ở lại. Tôi không biết mình đứng về phía nào trong cuộc tranh cãi bên ngoài, chỉ thấy xung quanh mình toàn hình ảnh của Rob. Cái hẹn ăn trưa với Rob hôm nay trong sổ bỗng trở thành mai mỉa. Căn bệnh chưa được đọc, buổi ăn trưa hẹn hoài không thể đến, câu hỏi về buồn vui trong công việc mỗi ngày không còn dịp để hỏi ... Tôi nghe giận mình, giận cái lý do mình đã dùng để che lấp cho những hời hợt hẹn hò.
Bỏ ngang bản báo cáo dở dang, tôi tìm kiếm những thông tin về Cystic Fibrosis trên mạng. Cầm sấp giấy chứa đựng đầy đủ những điều tôi muốn biết về căn bệnh, tôi ra cửa. đïến phòng đợi, tôi cẩn thận nhắc với người dẫn khách mình muốn ngồi ở cái bàn nơi góc phòng bên trái, cho dù có phải đợi lâu thêm chút nửa.
Ngồi vào chỗ Rob đã ngồi, tôi nghe mình gọi món ăn và loại nước uống hôm trước Rob đã gọi.
Lần đầu tiên tôi thấy mình làm những điều... gàn dở mà không cân nhắc, đắn đo; đi ăn một mình, kèo nài người khác chỗ mình phải được ngồi, ăn món ăn chưa bao giờ ăn tới, đọc say sưa gần 10 trang giấy những danh từ
"quái gở "của y học và ngang nhiên khóc giữa bao nhiêu người khác. Tôi nghe mình thầm ước cho Rob có mặt trong buổi ăn trưa hôm nay. Mà không, tôi biết Rob đang ngồi trước mặt mình - vì tôi đang đi ăn trưa với người đã chết.
St. Louis 2/2001
Quí Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến