Hôm nay,  

Theo Con Đi Học Crime Prevention: Thăm Sở Cảnh Sát Garden Grove

12/05/200200:00:00(Xem: 130360)
Người viết: Nguyễn Ngọc Tú
Bài tham dự số: 2-535-vb20506
Tác giả Nguyễn Ngọc Tú, cư trú tại Westminster, qua bài viết bắt đầu bằng tựa đề “Theo Con Đi Học...”, gợi ý cho nhiều đề tài hữu ích khi Viết Về Nước Mỹ. Theo bước con em vào đời sống, chúng ta sẽ khám phá biết bao sinh hoạt và kinh nghiệm. Mong sẽ có thêm nhiều bài viết về nước Mỹ theo sự gợi ý này.

Đã mấy khi có được dịp may đi thăm một sở cảnh sát ở Mỹ, lớn như Garden Grove Police Department với khoảng 200 cảnh sát viên giữ gìn an ninh trật tự cho hơn 200 ngàn dân cư, nhất là đến sở cảnh sát với tâm trạng của một khách mời chứ không phải tâm trạng ngại ngùng của một công dân có vấn đề với pháp luật, đã làm cho chúng tôi hăng hái ghi tên tham dự buổi thăm viếng Garden Grove Police Department hồi chiều ngày 18 tháng 4 năm 2001 với chị Bích, một Scoutmaster rất năng nổ của Liên đoàn hướng đạo Trường Sơn.
Chúng tôi hẹn gặp nhau ngay ở Garden Grove PD vào hồi 5 giờ 30 chiều, nhưng mới 5 giờ 20, mọi người đã có mặt đông đủ. Thế mới biết các em hướng đạo sinh nghành thiếu nam và thiếu nữ đã được các Trưởng huấn luyện kỹ lưỡng về việc giữ đúng giờ giấc thật hoàn hảo.
Chúng tôi gồm 10 phụ huynh tháp tùng 20 cháu hướng đạo sinh tập họp trước đài tưởng niệm 5 vị cảnh sát, đã bỏ mình vì công vụ từ khi thành lập sở cảnh sát tới nay. Đài tưởng niệm đặt ở nơi vinh dự nhất trước mặt tiền của sở cảnh sát, tọa lạc tại số 11301 Acacia Parkway trong Garden Grove Civic Center gồm Sở cứu hỏa, Sở cảnh sát, Thư viện Garden Grove và dĩ nhiên là Garden Grove City Hall.
Tôi nói tháp tùng các cháu hướng đạo sinh là đúng thôi vì hôm nay là ngày các cháu phải làm cho xong các thủ tục cần thiết (requirements) cho ngày thứ bảy sắp đến họp mặt, học hỏi để lấy cho được Merit Badge về phòng ngừa tội phạm (Crime prevention). Thành ra các cháu hướng đạo sinh hôm nay là các nhân vật chính, còn chúng tôi chỉ là nhân vật phụ, hay nói đúng hơn là làm tài xế cho các cô, các cậu ấy mà thôi.
Tiện đây tôi cũng xin nói về chương trình lấy bằng Eagle, một đẳng cấp cao quý nhất của hướng đạo sinh mà em nào cũng mơ ước thực hiện cho được. Dĩ nhiên, không phải dễ đâu. Theo các trưởng cho biết thì khoảng 4 trên 10 em thành công mà thôi. Thứ nhất là đòi hỏi về thời gian từ 2 đến 3 năm sinh hoạt, thứ hai là phải lấy được 21 Merit badges trong số đó có 11 badges bó buộc (required) và 10 badges lựa chọn (electives) về các nghành chuyên môn sau đây:
1/ Cứu thương giáo dục quốc gia công cộng hay đối phó thiên tai cá nhân, gia đình.
2/ Công dân giáo dục cộng đồng.
3/ Công dân.
4/ Công dân giáo dục thế giới.
5/ Giao tế.
6/ Thể dục.
7/ Cấp cứu.
8/ Môi trường sống.
9/ Quản trị
10/ Cắm trại.
11/ Đời sống.
Ngoài ra các em còn phải thực hiện một service project giúp các cơ quan bất vụ lợi như: Nhà thờ, hội thiện nguyện...Đây là dự án tương đối lớn nên các em phải vận dụng thời giờ, khả năng quyên góp tài chánh, óc sáng tạo, tài hoạch định và sự giúp đở của các ban hướng đạo khác mới hoàn thành được. Tuy nhiên các em sẽ nhận được sự hổ trợ về tinh thần từ các cấp chính quyền như City, dân biểu, nhà thờ để dễ dàng hoàn thành dự án. Với cấp bằng Eagle, các em sẽ nhận được rất nhiều ưu tiên. Khi nộp đơn vào các đại học danh tiếng và khi ra trường dĩ nhiên các hãng xưỡng lớn cũng chú ý đến các em hơn khi có job interviewing.
Người hướng dẫn chúng tôi là nữ cảnh sát viên Kris Backouris. Bà là sĩ quan cảnh sát chuyên về phòng ngừa tội phạm và giao tiếp công cộng nên rất vui vẻ và lịch thiệp. Bà rất ngạc nhiên khi thấy các em hướng đạo sinh viên liên đoàn 680 Trường Sơn ngoan và tham dự đông như vậy. Thành ra bà phải nhờ tới một vị nam cảnh sát khác hướng dẫn một nửa phái đoàn khi đi thăm các phòng Records (lưu trữ hồ sơ lý lịch) phòng hội, phòng điện thoại khẩn cấp 911, phòng tạm giam (detention).
Các em rất chú ý đến phòng khẩn cấp 911. Tại phòng này lúc nào cũng có 10 nhân viên túc trực 24/24 trước 10 dàn Computer cao cấp, nhằm giải quyết các vụ tai nạn, trộm cướp, hỏa hoạn... Các em hướng đạo sinh cũng đặt ra những câu hỏi lý thú về sự lạm dụng số phone 911. Thí dụ một em bé 5 tuổi bấm số 911 hai ba lần để nói chuyện chơi với tổng đài. Bà Kris Backouris cho biết là trong trường hợp ấy, nhân viên tổng đài cũng nhẫn nại nói chuyện với em và tìm cách bảo em giao phone lại cho người lớn. Nếu sự việc này cứ xảy ra tiếp mà không có việc gì khẩn cấp xảy ra thì rất có thể phụ huynh sẽ nhận một giấy phạt của cảnh sát gởi tới. Mỗi giấy phạt này là 25 đô. Phụ huynh đừng ngạc nhiên khi thấy một ngày nào đó mình nhận được loại giấy phạt loại này, chắc chắn là mình không chối được là vì khi mình nhấn số 911 là đương nhiên số phone và địa chỉ của người gọi đã hiện ra trên màn ảnh của Computer tổng đài từ lâu. Bà Kris cũng nhắc nhở các em chỉ dùng 911 khi thực sự có chuyện khẩn cấp để tổng đài không bị tràn ngập những cú phone vô ích.


Khi bà Kris giới thiệu về các đơn vị xe cảnh sát hoạt động, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều loại xe. Từ xe hơi cảnh sát sơn 2 màu quen thuộc, tới mô tô, xe van, xe cảnh sát chở cảnh khuyển (canine) dĩ nhiên loại xe nào cũng có one line computer và trang bị súng. Bà Kris cho biết có khoảng 200 cảnh sát viên phục vụ ở Garden Grove PD, chia ra làm nhiều shift, thành phố Garden Grove chia làm 2 khu vực đông, tây và 7 khu vực nhỏ khác. Lúc nào ở mỗi khu vực cũng có hai xe hoạt động bình thường, tức là trên khắp thành phố lúc nào cũng có 18 xe chạy vòng vòng, giữ an ninh, trật tự. Tuy nhiên, điều đáng buồn là theo lời bà Kris, so với các City khác số cảnh sát Garden Grove thiệt mạng trong khi thi hành công vụ là cao nhất, 5 người. Đài tưởng niệm 5 vị cảnh sát này sẽ được chính thức khánh thành long trọng vào tháng 5/2001. Mọi dân cư Garden Grove sẽ được mời tham dự dịp lễ này.
Tuy nhiên điều làm phụ huynh chúng tôi hài lòng nhất là trong khi bà Kris giới thiệu về nhà tạm giam thì có một phạm nhân được cảnh sát áp giải từ ngoài phố vào tới. Hai tay bị còng, chân không giầy dép, mặt mũi ỉu xìu chắc chắn không phải là một hình ảnh đáng cho các em ghi nhớ nơi phạm nhân này. Crime Prevention là ở lúc này đây. Bà Kris cũng không quên nhắc nhở các em là lúc nào cũng phải tôn trọng pháp luật để tránh các cảnh can thiệp phiền phức của cảnh sát và cảnh tù đày mất tự do.
Kế tiếp chúng tôi được một sĩ quan cảnh sát khác chuyên về thủ tục tống giam thuyết giảng về các phương pháp lấy dấu tay tân tiến bằng các máy điện tử của hãng NEC giúp lưu trữ, chọn lựa, so sánh hàng chục ngàn dấu tay chính xác. Kế bên phòng thủ tục là một dãy phòng tạm giam. Chúng tôi hơn mười người được mời bước dồn vào một phòng tạm giam thật nhỏ kích thước không quá 1.5m X 3m X 2m. Nếu so sánh với một restroom ở nhà chúng ta thì phòng giam này chỉ lớn hơn một chút xíu. Chỉ có một băng ghế ciment thấp, chung quanh là tường gạch hoặc song sắt. Trên trần có gắn máy thu hình. Phạm nhân bị giữ tối đa ở đây là 4 tiếng mà thôi, nếu cần giữ lâu hơn thì sẽ phải gởi đi Huntington Beach PD hoặc County vì ở hai nơi này mới có thức ăn cho phạm nhân. Bài học cho các em ở đây là đừng bao giờ phạm pháp dù trong hoàn cảnh nào, luôn luôn sống lương thiện và hướng thượng. Bởi vì, như lời cảnh sát viên kia nói, đừng coi thường pháp luật (You can run but you can not hide), đi đêm thì thế nào cũng có ngày gặp ma. Phòng tạm giam này chỉ là mở đầu cho rắc rối về sau. Các em luôn ghi nhớ nhé.
Sau hơn một giờ thăm viếng, chúng tôi trở ra chỗ tập họp lúc trước. Bà Kris vui vẻ ký tên chứng nhận vào các thẻ xanh của các em hướng đạo và tặng các em mỗi em một Sticker có đề Junior Officer để các em gắn lên ngực áo. Một lần nữa khuôn mặt bà lại vui hẳn lên khi tất cả các em hướng đạo cùng hô to: “Thank you officer Kris”.
Trước khi ra về chị Trưởng Bích lại còn cẩn thận nhắc thêm một lần nữa về các requirements của Crime Prevention Badge. Đó là thu thập và đọc kỹ 6 bài báo, 3 bài nói về các tội phạm và 3 bài nói về phòng ngừa phạm pháp. Chị cũng phân phát một số bài báo do chính chị đã cắt ra từ các báo OC Register và LA Time có liên quan đến đề tài kể trên.
Sau đây là số phone và địa chỉ của bà Kris để anh chị Trưởng khác nếu cần thì liên lạc:
Kris Backouris, Crime Prevention Officer and Community Liaison Division, Garden Grove PD, Phone (714) 741-5761.
Vài lời với các anh chị Trưởng trong Liên đoàn Hướng Đạo Trường Sơn:
Chúng tôi là các phụ huynh có con em sinh hoạt hằng tuần với các anh chị, rất cảm kích và khâm phục, khi thấy các anh chị hết lòng chỉ bảo hướng dẫn các em vui học những điều hay lẽ phải của một hướng đạo sinh gương mẫu. Các anh chị hơn chúng tôi ở chỗ là dám dành nhiều thì giờ nghỉ cuối tuần cho các em, năm này qua năm khác, không mệt mỏi hay ngừng nghỉ để giúp các em vừa học, vừa chơi trong một khuôn cảnh an toàn. Cầu chúc Liên đoàn hướng đạo Trường Sơn luôn luôn phát triển.
Ở một khía cạnh nào đó, quý anh chị đã cho các em một bài học cần thiết về đạo đức, công dân giáo dục nhưng rất ít được đề cập tới trong các trường học Mỹ. Riêng đối với các chị Trưởng Liên Hương, Bích và Phong Nhã cũng như anh Trưởng Đoàn, Trưởng Minh thì xin anh chị cứ giữ vững tinh thần hăng hái làm đầu tàu hướng dẫn các em thiếu nam để trong vòng 2 năm nữa theo kế hoạch của chị Bích, chúng ta sẽ có khoảng 20 em thiếu Nam đoạt được cấp bậc Đại Bàng cao quý và đầy vinh dự.
Chắc chắn là Liên đoàn chúng ta cũng sẽ đoạt danh hiệu vô địch về thành tích huy hoàng này. Quá khứ đã chứng tỏ điều này. Tháng ba vừa qua chúng ta đã có tới 9 Eagles ở hội trường thuộc nhà thờ công giáo St Columban. Các anh chị đã có đủ lý do để tự hào đấy.
Nguyễn Ngọc Tú

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,095,722
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến