Hôm nay,  

Tình Người

01/05/200200:00:00(Xem: 175376)
Người viết: NGUYỄN QUÍ THẢO

Bài tham dự số: 2-526-vb60426
Tác giả 53 tuổi, cựu sĩ quan Quân Lực VNCH, cựu tù cải tạo, hiện cư trú tại Los Angeles.

Nơi tôi làm việc cách trung tâm thành phố Los Angeles chừng 2 dặm, vùng này đa số là vùng Mỹ đen, Mễ và một số dân Trung Mỹ khác. Cũng có nhiều người Mỹ trắng mà tôi vẫn thấy trên đường họ đến hoặc tan sở, nhưng chắc họ sống một nơi nào đó khá hơn. Đại để, nơi đây qui tụ những sắc dân có lợi tức thấp. Đen, trắng, đỏ, vàng. …Thậm chí có cả da xanh, da xám của những người chuyên kết bạn với các nàng tiên nâu, tiên trắng.

Nhiều người, thoạt nhìn, cứ tưởng họ là Mỹ đen nhưng qua giao thiệp mới biết rằng họ không nói được tiếng Mỹ. Nhiều sắc dân, nhiều ngôn ngữ, nhiều tệ đoan nên bức tranh tổng thể của thành phố này cứ như là tranh của… Picasso vậy! Bởi lẽ khi xem tranh của nhà đại danh họa này tôi chẳng hiểu ất giáp, mô tê gì cả! Nhưng rồi cứ mãi sống, làm việc với nó hàng ngày, tôi cũng nhận ra nhiều điều đẹp đẽ, tốt lành, mới lạ, pha chút kỳ bí.

Là tôi, một người Việt Nam da vàng, mũi tẹt, mắt lờ đờ, giọng Quảng Nam cứng như cá gỗ, bị đọa đày hàng chục năm trong "Đại học máu" tù cải tạo. Thân thể gầy còm, cân cả bì không hơn 110 lbs. Chẳng hiểu, Mỹ trắng, Mỹ đen nhìn tôi họ nghĩ gì" Một thằng bệnh hoạn mới ra khỏi nhà thương" Vẫn biết thế, nhưng thú thật từ lâu, ngay khi còn ở quê nhà Việt Nam tôi vẫn ít khi giao thiệp với những người khác màu da, tiếng nói. Biết họ văn minh, giàu có nhưng ít khi nào họ có chỗ đứng trong đầu óc tôi. Mãi đến bây giờ qua chuyện kể dưới đây, sau gần 10 năm sống trên đất Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, từ những người Mỹ trắng cổ còn cà vạt, những người Mỹ đen homeless, những chị Mễ tây Cơ không một chữ tiếng Anh, không số an ninh xã hộii. Tất cả đã dạy cho tôi những bài học vô cùng quý giá để đời, đã đánh tan mọi thiên kiến, hẹp hòi trong đầu óc tôi bấy lâu nay: Bài học Tình Người mà tôi đã nhận được từ một người Mỹ đen già homeless.

Ông ta nằm đó, một khoảng hiên nhà thờ Tin Lành, cách chỗ đậu xe hàng ngày của tôi chừng hơn 10 mét. Cái túi ngủ dơ dáy, bạc màu có đôi chỗ rách. Vài miếng cạc tông làm chiếu, một chiếc shopping cart chứa vật dụng linh tinh…, chẳng biết làm sao ông đẩy nổi cái xe này.

Tôi nhớ có lần thấy ông không tài nào đứng lên được. Ông cố bám vào xe, rướn cong người, chập choạng rồi cuối cùng ông nằm vật xuống với những tiếng chửi thề nghe rõ mồn một.

Có thể ông ta rung vì bệnh, vì đói" Nhớ hồi còn ở trong tù của “chế độ xã hội chủ nghĩa ưu Việt, đỉnh cao trí tuệ loài người,” được lao động là vinh quang làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, làm thêm Chủ Nhật. Được cho ăn toàn "cao lương" mỹ vị. Nghe nói cao lương hay còn gọi là bo bo là thức ăn dành cho ngựa, chẳng biết sao mà ngựa nó khỏe thế, còn tù càng ăn thì càng yếu, chân tay cứ run bần bật, có lúc đứng lên không nổi. Hiểu nỗi khó khăn của ông già Mỹ đen, tôi thấy tội nghiệp nên định đến giúp ông đứng dậy. Chân thì muốn bước nhưng bên tai cứ văng vẵng đâu đây, nào là: Ách giữa đàng mang vào cổ, làm ơn mắc oán, tình ngay lý gian vv… Thấy mình có lý, tôi quay vào để mặc ông tự xoay xở, lòng chẳng chút bâng khuâng…

Một lần khác, buổi sáng nắng ấm, tôi thấy ông ta vịn tay vào chiếc shopping cart, đi lại loanh quanh chỗ nằm. Tôi nghĩ chắc ông đang cố tập exercise. Thình lình, bằng một giọng Mỹ đen đặc sệt ông gọi tôi: “Eh! Man, come here.” Nhìn khuôn mặt ông dữ dằn, đôi mắt lồi gợn lên những tia nắng ngoằn ngoèo, đôi môi dày cui như thách thức, tôi cố trấn tỉnh bước đến. Ông nói như ra lệnh:

“Mày cho tao một đồng 75 xu và một điếu thuốc.”

Từ cha sanh mẹ đẻ tôi chưa gặp ai đi xin mà phách lối như thế. Nhưng hàng ngày vẫn gặp ông, vẫn đậu xe ở đấy, thôi thì mua sự bình an vậy. Tôi đưa ông chẳn 2 đồng, 1 điếu thuốc, còn cẩn thận bật diêm cho ông. Vừa quay lưng bước đi, ông hỏi tiếp:

“Mày có phải Việt Nam không"”

“Phải, tôi đáp gọn.”

“Mày có biết ‘bú c., không"

Tôi giật mình. Ông ta vừa nói một câu tiếng Mỹ có xen tiếng Việt, tôi nghe không sai một chữ nào. Sau cái giật mình là chưng hửng, tôi không thể tưởng tượng nổi. Một ông già Mỹ đen bệnh hoạn đến thế là cùng. Phải trả lời ông ta thế nào"

Sợ quá, nhưng vẫn cố nghe ông nói, đến khi nghe rõ hai tiếng Qui Nhơn thì mới nhận ra ông hỏi tôi là mày có biết Phù Cát không" Vậy mà...

Thì ra ngày xưa ông đã từng chiến đấu ở đó, ngày nay ông homeless ở đây! Biết ông là cựu chiến binh, một thời ngang dọc ở chiến trường miền Trung Việt Nam sôi động, tôi thấy yên tâm, lòng thầm cảm phục.

Dần dà tôi thường nói chuyện với ông. Có lần cũng bằng một giọng xấc xược như thế, ông kêu tôi lại. Moi từ shopping cart đưa tôi một lon bia, tôi lịch sự từ chối. Ông bảo:

“Mày uống đi, xâu bia con gái tao cho hôm sinh nhật thứ 59 đó. Mày sợ dơ à" Còn sạch hơn nhiều lần nước hố bom có lẫn xác người nữa đấy. Mày là lính, tao cũng là lính, mày từ chối sao"”

Tôi uống lon bia, nghe ngọt ngào đến tận tim gan, quên mất rằng lon bia này là của một người homeless!

Ngày qua tháng lại, lu bu với công việc, thường khi tôi đến chỗ làm thì ông vẫn còn say ngủ. Cho đến một buổi sáng mùa đông, ngoài trời mưa to, gió lớn, lạnh tê buốt cả chân tay.

Hôm ấy, vừa xuống xe, lấy mấy thứ cần dùng xong đóng sầm cốp xe lại định chạy nhanh vào trú mưa. Tôi chết điếng người, la lên một tiếng lớn. Hai ngón tay tôi bị kẹt cứng ở cốp xe như nát nghiến, ổ khóa bị hư từ lâu nên không mở được. Tôi cố loay hoay dùng hết sức mình để lấy tay ra nhưng không tài nào làm nổi. Sáng sớm không người qua lại, tôi đứng chết trân với cơn đau khủng khiếp giữa trời mưa gió. Tôi la to gọi ông đến cả chục lần “wake up! Help me-please.” Cuối cùng thì cái túi ngủ động đậy, ông tỉnh dậy thấy tôi vừa la cầu cứu, vừa chỉ vào hai ngón tay mình bị kẹt ở đó. ông bám vào chiếc shopping cart cố đứng dậy rồi lại khụyu xuống đôi lần nhưng vẫn không sao đứng được. Thấy tôi trong cơn nguy khốn mà ông cũng đang lúc khốn nguy. Chợt tôi thấy mắt ông sáng rực lên như muốn quyết định một điều gì đó để cứu tôi mà tôi không thể nào hiểu được.

Ông rút một đoạn sắt từ trong shopping cart, có lẽ vật dụng để bới rác của ông hàng ngày, với thế bò hỏa lực của một người lính chiến, 2 tay nâng thỏi kim loại tưởng chừng như khẩu M16 ngày nào. Ông cố bò đến chỗ tôi. Một người homeless da đen, cứu một người ngộ nạn da vàng! Ông cố bò, cố bò từng bước một. Mặt đường ướt sũng, thân thể ông ướt sũng…...

Vậy là với một quyết định vô cùng thông minh, dũng cảm của một người lính như đang chạm địch, cố cứu bạn đồng đội.

Tháng lại ngày qua ông vẫn ở đó, lúc khỏe chẳng biết ông kiếm ăn ở chỗ nào. Có lúc tôi mời ông điếu thuốc, tặng ông cái bánh bao. Đôi khi chuyện trò ông bảo: Việt Nam mày đẹp lắm, người Việt Nam mày nghèo nhưng hiếu khách, ông còn khoe biết ăn cả nước mắm Việt Nam, và nói về bánh mì ông cho rằng không chê vào chỗ nào được. Vâng, tôi sẽ mua cho ông ngày mai, tôi nghĩ vậy.

Và rồi, trên đường đến chỗ làm, 2 ổ bánh mì chả gói sẵn. Một cho tôi, và một cho ông, chắc là ông thích lắm. Vừa quẹo xe vào ngã tư, tôi thấy nhiều xe cảnh sát, ambulance vây quanh khoảng hiên nhà thờ chỗ ông trú ngụ. Cầm hai ổ bánh mì trên tay, nhảy vội xuống xe tôi đến gần, cảnh sát ngăn tôi lại. Phút chốc, một chiếc xe khác chạy đến, vài người trên xe nhảy xuống, nhìn áo họ mặc với hàng chữ sau lưng tôi biết: Ông đã vĩnh viễn xa rồi!

Từ đó khoảng hiên nhà thờ sạch đẹp hơn xưa, nhưng với tôi chẳng nghĩa lý gì. Thà cứ để ông nằm đó cho tôi còn được một người bạn tốt. Ông ơi, giờ này ông ở đâu" Ông đã thực sự đi được rồi, ông đi vào cõi vĩnh hằng bằng đôi cánh bay xa…xa mãi. Cám ơn ông, người bạn mà cho tới bây giờ tôi vẫn chưa kịp hỏi tên. Ông đã cắt nghĩa cho tôi bài học đơn sơ của Thiên Chúa mà tôi đã từng nghe nhưng chưa từng hiểu được: Yêu người như yêu mình ta vậy.

Vâng, Lạy Chúa từ đây con biết yêu thương hết thảy mọi người bất kể màu da, tiếng nói. Nhưng cũng lạy Chúa, xin tha cho con, vẫn còn một màu mà chắc suốt đời con chẳng thể thương được: màu đỏ máu của một lá cờ!

Nguyễn Quý Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,246,390
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến