Hôm nay,  

Tạ Ơn Em

25/04/200200:00:00(Xem: 153314)
Người viết: Trần Minh Khuyến

Bài tham dự số: 2-519-vb20415
Tác giả
Trần Minh Khuyến
49 tuổi, định cư tại Hoa Kỳ từ 1975, tốt nghiệp năm 79, công chức tiểu bang từ 1980, hiện cư trú tại Valencia, CA. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, một truyện ngắn. Mong ông sẽ góp thêm bài viết về những kinh nghiệm sống, làm việc tại Hoa Kỳ mà ông trải qua.

Chỉ còn ít phút nữa máy bay sẽ dáp xuống phi trường San Francisco.
Lòng Khoa bồi hồi khó tả. Ngày xưa dã có lần Khoa cũng hồi hộp như thế khi bị gọi di trình diện cải tạo. Tâm trạng của Khoa lúc này cũng vậy. Có khác chăng là lúc này Khoa bồi hồi trong mong ngóng dợi chờ.
Không bồi hồi sao dược vì chỉ còn trong giây phút nữa thôi, Khoa sẽ gặp lại vợ mình sau bao nhiêu năm dài xa cách. Khoa sốt ruột không biết bây giờ Ngân có thay dổi nhiều không.
Mười mấy năm rồi còn gì!
Chắc Ngân cũng già di nhiều.
Cũng như Khoa, tóc dã phai mầu với tháng ngaỳ chồng chất.

Chiều nay thứ bẩy, cơm nước dã dọn sẵn trên bàn chỉ còn dợi khách dến.
Hôm nay Ngân mời bạn bè dến dể ra mắt ông chồng mới từ việt Nam sang. Khoa cũng muốn gặp bạn bè của Ngân cho biết mặt vì cả tuần nay Ngân vẫn nhắc dến họ luôn. Bữa cơm thân mật kéo dài dến nửa dêm.
Câu chuyện quanh di quẩn lại cũng chỉ toàn là nhắc dến Việt Nam. Nổi bật nhất trong dám bạn bè của Ngân là Ngọc và Lâm.
Ngọc trẻ dẹp duyên dáng tự nhiên nhưng có vẻ hơi bạo mồm bạo miệng. Lâm trí thức lịch thiệp, nói năng khiêm tốn dễ chiếm cảm tình của người dối diện. Cuối cùng khách khứa cũng ra về dể lại một chiến trường dầy bát diã.
Biết bao nhiêu năm rồi Khoa mới có dược một bữa cơm vui như tối hôm nay. Ngân dã ngủ say có lẽ vì mệt mỏi nấu nướng cả ngày, còn Khoa vẫn chưa ngủ dược. Có lẽ vì Khoa chưa quen với giờ giấc ở bên này.

Trời về dêm hơi se sắt lạnh. Nhưng cái lạnh tháng hai của Cali có thấm gì so với cái lạnh buốt xương của vùng thượng du Bắc Việt, nơi Khoa dã bị dầy di cải tạo hơn chục năm trời. Khoa sinh trưởng trong một gia dình quyền thế nhưng Khoa không ỷ lại vào gia dình.
Nguợc lại Khoa sống gần gũi với bạn bè nhiều hơn. Khoa giỏi anh văn nên dịnh học sư phạm nhưng chiều mẹ nên học y khoa.
Ra trường hành nghề chưa dược bao lâu thì Khoa bị gọi dộng viên. Gia dình Khoa có thừa khả năng dể Khoa dược miễn dịch với trăm ngàn lý do. Nhưng với bản chất tự lập, Khoa chọn dời binh nghiệp. Khoa quen Ngân trong dịp Ngân cùng các nữ sinh trung học Saigòn vào thăm các chiến sĩ bị thương tại bệnh viên Cộng Hòa.
Chỉ một tuần sau Khoa dã xuất viện lù lù dến trường tìm Ngân. Tội nghiệp cô bé hôm ấy vừa thẹn thùng vừa hoảng hốt như gặp phải ma. Từ dấy hai dứa yêu nhau rồi lấy nhau. Hạnh phúc dài lâu đâu chưa thấy thì vận nước dổi dời.
Tháng 4 năm 1975, Ngân cùng mấy nhân viên trong sở bị di tản ra khơi không kịp từ giã gia dình.
Trong khi dó Khoa dang bị kẹt tại Nha Trang trên dường di tản từ Kontum về Saigòn.
Sau mười mấy năm cải tạo, Khoa dược ân xá trở về dể thấy gia dình tan nát. Nhà cửa bị tịch thu sau mấy lần dánh tư sản. Bố mẹ của Khoa chết trên vùng kinh tế mới vì uất ức, vì già yếu bệnh hoạn, không thuốc không men. Khoa về tá túc tạm với bà chị lớn. Chị cũng chẳng khá gì hơn. Một mình ôm ba dứa con sống lây lất qua ngày trong lúc chồng di cải tạo chưa về. Cuộc sống của chị em Khoa cơ cực bữa dói bữa no.
Cũng may trong bước dường cùng, Khoa tình cờ bắt dược liên lạc với Ngân. Từ dó Khoa và gia đình bà chị sống tạm yên nhờ tiền viện trợ của Ngân hàng tháng gởi về.

Thấm thoát Khoa dã sang Mỹ gần ba tháng. Ngọc và Lâm thường ghé dến chơi.
Thỉnh thoảng cả bọn dẫn nhau di ăn tối trò chuyện dến khuya. Hình như Ngọc chẳng biết buồn là gì, lúc nào cũng liến thoắng với nụ cười nở sẵn trên môi.
Càng quen Lâm nhiều Khoa càng mến Lâm hơn. Lâm du học ở Mỷ trước 75. Sau ngày mất nước, Lâm bảo lãnh gia dình gồm mẹ Lâm cùng với hai người em sang Mỹ.
Em trai của Lâm dã có gia dình riêng dang hành nghề bác sĩ ở Pháp. Em gái của Lâm cũng sắp sửa ra trường bác sĩ nay mai.
Lâm là phó giám đốc của một hãng diện tử lớn ở San Jose. Với chức vụ như thế nhưng Lâm rất khiêm tốn bình dị, chẳng bao giờ đá động dến công việc mình làm.

Cách dây ít lâu Lâm tặng chiếc xe cũ của Lâm cho Khoa làm phương tiện di chuyển. Lâm tế nhị sợ Khoa tự ái nên phải nhờ Ngọc nói dùm.
Có thể nói Lâm là mẫu người chồng lý tưởng của các cô cho dù các cô có khó tính dến dâu di nũa. Theo Ngoc kể thì có lần Lâm dã định lập gia đình nhưng không hiểu sao sự việc chẳng thành.
Thoạt đầu Khoa cứ tưởng Lâm và Ngọc là ý trung nhân của nhau. Nhưng quen dần Khoa mới biết hai người chỉ là bạn thế thôi.

Tuần trước Lâm mời vợ chồng Khoa ăn mừng em gái Lâm vừa tốt nghiệp bác sĩ, và cũng nhân tiện giới thiệu Khoa với mẹ Lâm.
Mẹ Lâm phúc hậu hiền hòa và thích chuyện trò. Bác mới vềø lại Mỹ sau mấy tháng sang chơi với con trai bên Pháp.
Khoa nhận thấy mẹ và em gái Lâm dối xử với Ngọc và Ngân như người trong nhà.
Trong lúc vui chuyện Khoa nói dùa là Lâm nên sớm lập gia dình cho mẹ Lâm vui.
Dột nhiên mọi người im lặng.
Hình như không ai muốnù nhắc dến chuyện vợ con của Lâm.

Với số vốn học thức và Anh ngữ sẵn có nên Khoa hội nhập vào dời sống mới cũng khá dễ dàng. Nghe qua không bằng mắt thấy. Có ở Mỹ Khoa mới biết thế nào là Mỹ. Ngay cả quyền sống của súc vật cũng dược tôn trọng.


Khoa chợt nhớ dến một ký giả ngoại quốc so sánh sinh mạng của một người ở Viêt Nam không bằng sinh mạng của một con chó trên dất Mỹ. Một sự thật đau lòng! Có biết bao nhiêu bạn tù của Khoa dã chết một cách tức tưởi âm thầm vì dói rét lầm than, vì bị dối xử tàn nhẫn hơn cả những con chó ghẻ.

Quê hương của Khoa là thế dó! Có ai biết rằng hàng trăm hàng ngàn những trẻ thơ dang lang thang đầu dường xó chợ, tranh dành nhau từng cộng bánh còn sót lại trong tô phở của những khách việt kiều vừa dứng dậy phủi dít ra di.
Thế hệ tương lai của dân tộc Khoa là thế dó! Có ở Mỹ Khoa mới hiểu rằng dồng tiền không phải là dễ kiếm.
Dành dụm dược dồng tiền lại càng khó khăn hơn. Có ở Mỹ Khoa mới hiểu tiền viện trợ của Ngân gởi về là cả một sự chắt chiu dành dụm bằng mồ hôi nước mắt của Ngân.
Tiền viện trợ của Ngân dã cứu Khoa và gia đình bà chị thoát khỏi cảnh bữa dói bữa no.
Giờ dây cũng chính tay Ngân dã dưa Khoa về bờ bến tự do. Ngân dã hy sinh cho Khoa quá nhiều.

Càng ngày Ngân càng tỏ ra dăm chiêu tư lự nhiều hơn.
Khoa đoán có lẽ là Ngân lo lắng về vấn đề tài chính gia đình cùng với tương lai của Khoa.
Tối nay Ngân di làm về hơi muộn. Ngân có vẻ mệt mỏi ưu tư chẳng muốn ăn cơm.

-Ngân à, ngồi nhà mãi cũng chán. Anh dịnh di làm em nghĩ sao"

-Ngân tròn xoe mắt nhìn Khoa. Anh dịnh làm gì"
Ai mướn anh"

-Mấy siêu thị Việt Nam gần nhà. Họ dang cần người phụ việc cho quầy cá quầy thịt.

-Trời ơi!
Bộ anh tính dứng bán cá bán thịt sao" Cho em xin di kỳ lắm.
Ngân nhìn Khoa với ánh mắt ngạc nhiên.

-Có gì đâu mà kỳ. Bộ em không biết sau ngày cải tạo anh làm dủ thứ nghề sao"

-Hồi dó khác bây giờ khác. Em muốn sau hè anh ghi danh di học laiï rồi từ từ sẽ tính.

-Anh dã hỏi trường rồi. Anh chưa phải là công dân thường trú của tiểu bang nên học phí cao lắm mình chịu không nổi.
Hay là trong khi chờ dợi, em nhờ Lâm xin cho anh một công việc nào dó trong sở của em.

-Ngân nhíu mày khó chịu. Em dã nói với anh rồi mà. Nhờ vả anh Lâm phiền lắm. Em không muốn mang tiếng lợi dụng bạn bè.

Khoa lặng yên không nói. Không hiểu tại sao Ngân không muốn nhờ Lâm.
Hay là phong tục của Mỹ khác với Việt Nam, một người làm quan cả họ dược nhờ.
Ngọc dã cho Khoa biết là ngày xưa Ngọc dược Lâm nhận vào làm cũng qua sự giới thiệu của Ngân.
Ngọc nói là hãng của Lâm có cả trăm công việc không cần bằng cấp.
Nếu Khoa muốn làm thì Khoa chỉ cần nói với Lâm một tiếng là xong. Khoa nhớ là dã hơn một lần Khoa bàn chuyện này với Ngân nhưng Ngân gạt di. Lý do là Khoa mới chân ướt chân ráo sang Mỹ chưa quen dường di nước bước ở bên này.

Cũng như thường lệ, sáng nay Khoa dưa Ngân ra tận xe di làm.
Dợi chiếc xe khuất bóng Khoa mới quay vào. Ngồi yên lặng một mình trong phòng khách, Khoa chậm rãi hớp từng ngụm cà phê.
Lòng Khoa lãng dãng mơ hồ
theo từng câu hát
" Mười năm không gặp tưởng tình dã cũ...như mây như mưa bay di muôn phương...Nhưng em yêu ơi một trời thương nhớ... vẫn còn trong ta cả một trời yêu..."
Khoa tự hỏi ai dã đặt ra những lời hát này dây" Chẳng lẽ ai dó cũng có cùng một tâm trạng và hoàn cảnh như Khoa" Dồng hồ trên tường chỉ dúng 9 giờ sáng, Khoa đặt tờ giấy lên giữa bàn ăn rồi bước ra cửa. Khoa chợt thấy bước chân của mình hình như nằng nặng

Ngân ơi!

Anh thành thật xin lỗi em vì anh ra di không một lời từ giã.
Anh nghĩ rằng anh không dủ can dảm dể nói thẳng với em. Anh ra di cho tương lai anh, cho hạnh phúc em. Sáu tháng ở Mỹ tuy ngắn ngủi, nhưng anh nghĩ rằng anh dã có dủ khả năng dể tạo cho anh một cuộc dơiø mới.
Em không cần phải lo lắng cho anh. Anh hứa anh sẽ không làm cho em thất vọng. Anh dã trở về sau cuộc chiến với nguyên vẹn hình hài.
Anh vẫn sống sau những năm dài trong lao tù khổ ải. Anh sẽ sống dể nhìn thấy tương lai em, hạnh phúc em.
Anh dã biết tất cả mọi chuyện. Em và Lâm dã hủy bỏ hôn nhân cũng chỉ vì anh. Em dã hy sinh cho anh quá nhiều rồi. Anh không muốn em hy sinh cho anh thêm nữa.
Em phải nghĩ dến tương lai và hạnh phúc của riêng em. Ví dù em không nghĩ dến, nhưng anh có bổn phận phải mưu cầu hạnh phúc cho em. Một diều anh nghĩ dã là quá trễ và cũng có lẽ là anh không thể nào làm dược.
Anh không còn là anh của mười mấy năm về trước. Tóc anh dã phai mầu, thân xác anh dã hư hao sau những năm dài trong tù ngục.

Cám ơn em và Lâm dã âm thầm hy sinh hạnh phúc cho anh. Anh thât sự mến mộ Lâm. Lâm quý trọng em. Gia dình Lâm quý mến em. Anh biết chắc là Lâm sẽ dem lại hạnh phúc cho em.
Anh thừa biết hai chữ thủy chung dã và dang dầy vò em. Không sớm thì muộn nó sẽ giết nát dời em. Nhưng Ngân ơi! anh xin em hãy nhìn vào sự thật.
Anh không trách cứ gì em, và cũng không ai có quyền trách cứ em. Không gian, thời gian và hoàn cảnh dã dổi thay.
Làm sao trách cứ dược em.
Thân gái dặm trường nơi dất khách quê người. Chồng thì biệt tăm vô tín hơn mười mấy năm dài dăng dẳng.

Em dã cho anh quá nhiều rồi. Em dã hy sinh cho anh quá nhiều rồi. Em dã cho anh tình yêu thời son trẻ. Em dã cho anh hy vọng sống trong những ngày tù tội giam cầm.
Em dã cho anh cơm ăn áo mặc sau mấy năm dài bữa dói bữa no. Em dã cho anh một cuộc sống mới trên bờ bến tự do.
Anh không thể nào nhìn thấy em phải hy sinh thêm nữa. Đủ rồi!
Quá đủ rồi Ngân ạ!
Anh cám ơn em.
Tạ ơn em.”

Ngân thẫn thờ úp trang giấy vào lòng mắt rưng rưng lệ. "Thì ra anh dã biết tất cả mọi chuyện rồi.
Khoa ơi! em phải làm sao đây" "

Trần Minh Khuyến

Ý kiến bạn đọc
09/02/201813:34:21
Khách
Sóng... tràn bờ, dễ thương!
“Ơn em hồn sớm ngậm ngùi
Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau...”
(Tạ ơn em! Thơ DTL, nhạc TCP.)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,718,033
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến