Hôm nay,  

Chỉ Là Giấc Mơ

25/04/200200:00:00(Xem: 218276)
Người viết: HẢI TRIỀU

Bài tham dự số: 2-518-vb80413

Tác giả Hải Triều Lại Thế Lãng cư trú và làm việc tại tiển bang Vermont, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ thuộc đủ thể loại. Bài nào cũng cho thấy một tấm lòng tử tế. Bài mới của ông hôm nay là một giấc mơ thời kinh tế suy thoái.

Tâm đọc đi đọc lại bản tin trong tờ báo sáng nay. Chàng thả tờ báo xuống bàn, buông một tiếng thở dài, rồi ngồi bất động giống như người bị thôi miên. Bản tin nói về việc sa thải nhân viên tại công ty của chàng.

Sau những lời đồn đại cả tháng trời, bây giờ thì tin đồn sa thải đã chính thức được xác nhận. Theo tin tức trong báo, chiều hôm qua người đại diện của công ty đã đến gặp ông thống đốc tiểu bang để thông báo quyết định cuối cùng của công ty về việc sa thải hai ngàn người đang làm việc cho công ty. Quyết định này đạt đến sau mấy lần công ty gặp gỡ và tham khảo ý kiến với văn phòng thống đốc. Trả lời câu hỏi của ký giả sau khi từ văn phòng thống đốc đi ra, viên đại diện công ty cho biết danh sách nhân viên bị nghỉ việc sẽ được công ty loan báo trong một vài ngày sắp tới.

Tâm tính nhẩm trong đầu. Công ty có tất cả tám ngàn người, nay cho nghỉ hai ngàn người nghĩa là cứ bốn người thì có một người bị cho nghỉ. Chỉ vài ngày nữa sẽ có hai ngàn người mất việc. Tâm rùng mình khi nghĩ tới ngày đó. Tâm rất lo lắng là vì nếu anh có tên trong số những người không may mắn thì gia đình anh sẽ gặp khốn đốn. Tiền nhà, tiền thuế nhà đất, tiền xe, rồi còn bao nhiêu thứ bill lỉnh kỉnh khác nữa. Tâm hối hận đã nghe lời vợ mua chiếc xe mới. Thục nói đã có nhà mới, đồ đạc trong nhà cái gì cũng mới thì cũng nên thay xe mới luôn cho nó đồng bộ. Nghe vợ nói bùi tai và cũng vì chiều chuộng vợ, ngày hôm sau Tâm "vác" ngay về chiếc Cadilac Escalade mới tinh. Giá mua chiếc xe đến gần sáu chục ngàn. Tính ra mỗi tháng Tâm phải chi trả đến hơn ba ngàn cho mọi thứ. Nếu lỡ thất nghiệp thì ...kẹt lắm. Lại còn chuyện về Việt Nam nữa chứ. Mấy đứa bạn thân của Thục cứ gọi điện thoại nói trong xóm Việt kiều người ta về hà rầm mà sao hai người cứ biệt tăm biệt tích. Hai vợ chồng bàn tính năm nay nhất định phải về Việt Nam một chuyến cho biết với người ta. Vé đã mua rồi. Nếu mất việc thì chắc phải trả lại, phải hủy bỏ chuyến đi.

Bao nhiêu chuyện suy nghĩ làm cho đầu Tâm nặng trịch, nhức như búa bổ. Đi làm về, chàng cố làm ra vẻ tự nhiên, không muốn để cho vợ biết chàng đang lo lắng về cái tin sa thải. Nhưng nét mặt rầu rĩ của chàng đã tố cáo chàng đang có điều gì đó phải bận tâm. Phái nữ họ tinh ý lắm, Thục thấy rõ điều đó chứ nhưng nàng nghĩ có lẽ chồng gặp rắc rối thường có trong công việc mà nàng chẳng giúp gì được; vả lại vì tôn trọng sự riêng tư của chồng, Tâm đã không nói ra thì Thục cũng không đề cập đến làm gì. Cơm nước xong, Tâm bồng con một lúc cho vợ dọn dẹp rồi trao lại thằng bé cho vợ. Tâm nói bữa nay chàng không khỏe nên cần đi ngủ sớm.

Nói là đi ngủ mà thật ra Tâm đâu có ngủ được. Chàng trằn trọc suốt đêm với những giấc ngủ chập chờn, đầy mộng mị.

*

Tâm thất thểu bước vào phòng làm việc. Chàng uể oải ngồi xuống ghế, rồi theo thói quen, chàng mở chiếc computer trên bàn để chek mail. Đây là công việc chàng làm mỗi buổi sáng khi đến công ty. Đọc xong mấy cái email không có gì quan trọng lắm, Tâm đứng dậy bước ra cửa phòng định đi đâu đó thì thấy ông Shawn, người boss của chàng đang đi tới. Ông Shawn cũng nhìn thấy Tâm nhưng sao hôm nay trông ông có vẻ khác lạ quá. Mọi lần vừa nhìn thấy Tâm là ông tươi cười, vồn vã. Hôm nay nhìn thấy Tâm, ông lại làm mặt nghiêm. Ông đang lầm lũi đi thẳng tới chỗ Tâm. Khi đã đứng sát bên Tâm, ông mới nói nhỏ vừa đủ để chàng nghe được:

- Can you come to my office" I need to talk to you.

Vừa nói xong ông Shawn đã vội quay gót, không đợi Tâm trả lời. Chẳng hiểu ông Shawn sẽ nói gì nhưng hồi giờ ông là người tốt, nói năng từ tốn, lịch sự và nhất là ông luôn đem đến cho chàng những good news. Nghĩ vậy Tâm thấy an lòng.

Tâm bước vào phòng người boss. Ông Shawn chỉ ghế mời Tâm ngồi rồi cũng với nét mặt không được tự nhiên như thường ngày, ông nói sorry phải cho Tâm biết một bad news. Tâm bị công ty cho nghỉ việc kể từ hôm nay. Ông giải thích rằng cũng như những người khác bị cho nghỉ, Tâm không có lỗi lầm gì cả. Chỉ vì tình trạng kinh tế trì trệ, công ty làm ăn lỗ lã nên phải bớt nhân viên. Ông cũng cho biết, công ty cho nhân viên nghỉ căn cứ trên nguyên tắc thâm niên. Tâm ở trong số
những người làm việc cho công ty chưa lâu lắm nên bị cho nghỉ. Nghe xong bad news, Tâm tái mặt nhưng chàng cố giữ bình tĩnh chờ xem ông Shawn còn nói gì nữa không. Ông cho Tâm biết công ty sẽ trả cho chàng một tháng lương và sẽ thanh toán hết khỏan tiền trong Personal Pension account của chàng. Hai khoản tiền này cộng chung được khoảng hơn bốn chục ngàn. Ông Shawn hỏi Tâm có câu hỏi gì không. Tâm lắc đầu. Ông Shawn đứng dậy, đưa tay siết mạnh bàn tay Tâm, chúc Tâm mau kiếm được công việc làm khác và tiễn Tâm ra cửa.

Tâm nhìn ông Shawn nói " Thank you" giọng chàng lạc đi như sắp khóc. Chàng lảo đảo đi về phòng mình. Những gì chàng lo sợ nay đã thực sự đến với chàng. Ngồi phịch xuống ghế, Tâm đưa mắt nhìn khắp gian phòng quen thuộc mà chàng sắp phải từ giã. Tâm đã làm việc tại công ty này được chín năm. Ngày đầu chàng nhận việc tại công ty ở level thấp nhất nhưng là người cầu tiến, ham học hỏi nên nghề nghiệp của chàng mỗi ngày một thăng tiến. Với sự khuyến khích của công ty, Tâm không ngừng trau dồi văn hóa và rất thành công trong học vấn. Cứ mỗi lần Tâm giật được một mảnh bằng là mỗi lần chàng được cất nhắc lên vị trí cao hơn trong công ty. Cho đến nay tiền lương hàng năm của Tâm đã lên đến hơn bảy chục ngàn. Cuộc đời của Tâm như diều gặp gió.Tâm mãn nguyện lắm. Chàng nghĩ rằng với mức lương này, chàng có thể bảo đảm cho gia đình một cuộc sống tương đối đầy đủ. Nào ngờ!

Tâm về nhà với nét mặt buồn rầu. Vừa thấy Thục chàng nói cho vợ biết ngay chàng đã bị lay off. Thục sững sờ khi nghe tin đó. Bé Phong đang ngủ trên tay nàng. Nàng bế con vào phòng đặt trên nôi rồi trở ra phòng khách ngồi đối diện với Tâm. Nàng hỏi chồng:

- Bây giờ anh tính sao"

Tính sao nữa. Chỉ còn nước đi xin tiền thất nghiệp. Tiền này dĩ nhiên không đủ để trang trải các bill hàng tháng. Phải dùng thêm tiền lãnh được từ công ty, rồi phải bán hết stock dù đang xuống dốc thê thảm. Sau đó thì đến khoản 401K và IRA cũng phải rút hết, dù cho có bị phạt vì chưa đến tuổi được rút ra. Trong thời gian ăn thất nghiệp, Tâm sẽ đi tìm job. Job nào cũng làm, thù lao ít cũng được, kiếm được đồng nào hay đồng đó trong lúc chờ kinh tế phục hồi. Tâm còn đưa ý kiến cả Thục cũng nên đi kiếm việc làm trong giai đoạn ngân sách gia đình đang gặp khủng hoảng.

- Thì phải tận dụng hết mọi cách. Em cũng cần đi xin việc làm.

- Anh nói sao" Em đi làm ấy à" Ai coi con"

- Thì đem con đi gửi Day carre.

Trước khi về làm vợ Tâm, Thục làm việc cho một hãng bảo hiểm. Khi có chồng nàng còn làm thêm một job cuối tuần. Hai vợ chồng bảo nhau chịu thương chịu khó kiếm cho đủ tiền dawn để mua một căn nhà mới. Sau khi mua nhà thì cũng là lúc Thục sắp đến ngày sanh. Tâm bảo Thục xin nghỉ ở nhà trông nom nhà cửa và chuẩn bị chăm sóc cho đứa con sắp ra đời của họ. Lúc đó lương của Tâm cũng đã khá, đủ để trang trải mọi chi phí trong gia đình. Thục đã nghỉ ở nhà mấy năm nay; bây giờ nói tới chuyện đi làm nàng thấy ngại ngùng làm sao. Nghe con khóc, nàng đứng dậy đi vào phòng với con. Khi thằng bé đã ngủ lại, nàng trở ra phòng khách, tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở.

- Em không đi làm đâu . Em nhất định không đi làm đâu. Anh muốn làm sao thì làm.

- Hôm nay em làm sao vậy Thục" Gặp chuyện khó khăn trong gia đình thì vợ chồng cùng lo tìm cách giải quyết chứ sao lại một mình anh"

Chưa bao giờ chàng thấy nàng có thái độ hay nghe nàng nói năng với chồng như thế. Tâm nhớ lại mối tình có chút thử thách nhưng đầy hy sinh và đẹp đẽ giữa chàng và Thục. Họ yêu nhau từ khi còn ở quê nhà. Hoàn cảnh của hai người giống nhau. Cả hai đều có cha đi học tập cải tạo. Khi ông Tấn, cha của Tâm được thả về, Thục mừng cho Tâm nhưng lại thủi thân vì gia đình nàng vẫn vắng bóng người gia chủ. Nhưng rồi chỉ vài tháng sau đó thì ông Hạnh, cha của Thục cũng được đoàn tụ với gia đình. Cả hai gia đình đều thuộc diện được nộp đơn đi Mỹ nhưng gia đình Tâm nộp đơn trước và được xếp vào danh sách HO5. Gia đình Thục nộp đơn sau chỉ ít lâu mà được xếp mãi HO18. Khi ông Tấn đến ngỏ ý xin cưới Thục cho Tâm, ông Hạnh bằng lòng liền nhưng ông cũng có một yêu cầu. Ông muốn sang Mỹ mới tổ chức đám cưới. Tâm không buồn. Đã yêu nhau thành thật, tin tưởng nhau rồi thì chừng nào cưới chẳng được. Ngày tiễn Tâm lên đường Thục không khỏi buồn nhưng nàng cố che giấu để Tâm được vui. Gia đình Tâm đi Mỹ được gần 4 năm thì gia đình Thục mới lên đường. Sang tới Mỹ, ông Hạnh lại xin cho Thục đi học ít năm rồi mới làm đám cưới. Tâm không phản đối mà còn khuyến khích nàng. Ba năm sau Thục lấy được cái bằng 2 năm về accounting . Cả hai gia đình đều nghĩ đa đến lúc tiến hành đám cưới cho họ.

Từ khi trở thành vợ chồng, Thục là người vợ đảm đang, rất mực thương yêu chồng. Mặc dầu đang sống ở Mỹ và ít nhiều hấp thụ văn hóa Mỹ, nàng hoàn toàn phục tùng chồng. Những khi Tâm hỏi ý kiến, nàng đều nói tùy chàng quyết định. Không bao giờ Thục làm buồn lòng chồng. Vậy mà sao bữa nay nàng lại ăn nói ngang ngược, phản đối chồng không cần biết phải quấy. Lạ thật.

Bỗng Tâm nhớ ra điều gì. À phải rồi rồi. Tâm nhớ đã đọc một bài báo phân tích về những nguyên nhân gây đổ vỡ trong gia đình. Bài báo nói rằng áp lực tiền bạc là một nguyên nhân đáng kể. Trong bài báo ghi nhiều con số thống kê nhưng chàng không còn nhớ. Chàng chỉ còn nhớ là sau mỗi lần có khủng hoảng kinh tế thì có nhiều gia đình đổ vỡ hơn, con số những vụ ly dị tăng cao hơn. Phải chăng thái độ của Thục do từ chuyện chàng mất việc mà ra" Nhưng chuyện bỏ nhau vì tiền bạc là chuyện của người ta, chuyện của những người coi nhẹ tình vợ chồng, những người thay vợ đổi chồng như thay áo. Còn Thục thì khác, nàng là một phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống trung thành với chồng, hy sinh cho con cái cơ ma.ø Tâm đang miên man suy nghĩ thì chuông điện thoại reo.

Thục bỏ ngang câu chuyện, đứng dậy ngúng nguẩy đi về phía chiếc điện thoại treo trên tường. Tâm thấy trong người mệt mỏi và buồn ngủ kinh khủng nhưng chàng cũng cố theo dõi xem Thục nói chuyện với ai. Chàng mơ mơ màng màng, nghe tiếng được tiếng không nhưng cũng hiểu người đang nói chuyện với Thục hẹn sẽ đến chở nàng đi đâu đó. Ai đến đón Thục" Và chở Thục đi đâu" Tâm hỏi vợ mấy lần mà Thục chẳng thèm trả lời. Chàng cố gào thật to nhưng sao tiếng nói của chàng cứ lí nhí trong cổ họng, không sao phát ra âm được làm cho chàng vô cùng bục bội.

Thục máng ông nghe lên máy điện thoại. Một lát sau Tâm nghe tiếng nước chảy trong phòng tắm, rồi lại nghe Thục mở tủ quần áo. Kìa Thục đang lấy từng chiếc áo ướm thử lên người và cuối cùng thì chọn chiếc áo xườn xám màu hồng nhạt. Thay áo xong, Thục đứng ưỡn ẹo trước gương vừa vẽ mắt, tô son, đánh phấn vừa ngắm nghía. Sao hôm nay Thục xí xon quá chừng. Chưng diện xong, Thục với lấy chiếc bóp có quai đeo lên vai. Bé Phong vừa thức giấc khóc đòi mẹ. Cũng đúng lúc đó thì có tiếng còi xe ở trước nhà. Thục vội vã bước nhanh ra cửa mặc cho thằng bé gào to hơn.

Thấy con khóc mà vợ lại điềm nhiên ra đi, Tâm chạy sang phòng con, vội vàng ẵm thằng bé rồi phóng ra cửa đuổi theo Thục. Một tay ẵm con, một tay chàng chộp được cánh tay Thục lúc đó đang loay hoay mở cửa để bước lên chiếc xe hơi
đậu sát lề đường. Thục vùng vẫy, cố thoát khỏi tay chồng, miệng la oai oái:

- Buông tôi ra. Anh làm gì vậy"

- Làm gì à" Tôi muốn bằm cô ra trăm mảnh. Đồ phản bội, thứ ngoại tình, con dâm phụ, người mẹ bất lương. - Tâm tuôn ra một tràng dài những lời xỉ vả mà vẫn chưa nguôi giận.

- Thả tôi ra. Bớ người ta! Anh điên rồi.

- Tôi điên hay cô điên" Cô đi đâu" Thằng nào kia"

- Tôi đi đâu và đi với ai là quyền của tôi, anh không có quyền hỏi.

Nhìn cảnh Tâm và Thục giằng co, nhiều người qua đường hiếu kỳ đứng lại xem. Người đàn ông lái xe đến chở Thục có vẻ nóng ruột. Gã mở cửa bước ra như có ý muốn can thiệp. Gã đi vòng qua phía đầu xe, tiến thẳng đến phía Tâm, lên tiếng hăm dọa:

- Có buông người ta ra không hay là muốn ăn đòn"

Tâm nhìn thẳng vào mặt gã và lập tức buông Thục ra. Không phải vì chàng sợ ăn đòn mà chàng muốn đọ sức với kẻ vừa hăm doạ mình. Tâm ngó tới ngó lui rồi dúi đại bé Phong vào tay một người đàn bà đi ngang qua đó. Tâm đã rảnh tay để đối phó với địch thủ. Bỗng Tâm thấy buồn ngủ rã rời, hai mắt cứ nhíu lại. Tâm cố nhướng mắt nhìn cho rõ mặt địch thủ. Chàng cố đứng thật vững, bàn tay phải nắm thật chặt. Tâm cắn răng, lấy hết sức lực đưa mạnh quả đấm vào mặt gã. Nhưng chàng không đấm trúng mặt gã đàn ông mà trúng một vật gì cứng như gỗ làm tay chàng đau điếng. Tâm mở choàng đôi mắt. Chàng ngơ ngác thấy mình đang nằm trên giường.

*

Tâm chạy như bay tới phòng bé Phong. Thằng bé đang ngon giấc. Tâm chạy ra phòng khách, rồi phòng tắm . Chàng chạy lung tung và cuối cùng thấy vợ đang loay hoay ở trong bếp.

- Em làm gì đó" -

Tâm hỏi vợ.

- Em đang nấu mì. Cà phê em đã pha rồi. Anh đi đánh răng rửa mặt, ăn sáng rồi còn đi làm kẻo trễ giờ.

- Ờ ... ờ ...

- Đêm qua anh lăn lộn cả đêm, em phải sang phòng con để nhường cả cái giường cho anh tha hồ vùng vẫy.

- Vậy à"

Tâm dụi mắt như để chắc chắn những gì chàng đang nhìn thấy trước mắt là sự thật rồi mới quay gót. Vừa đi về phía phòng tắm chàng vừa lẩm bẩm:

- Chỉ là một giấc mơ.

Ngay lúc đó chuông điện thoại reo. Ông Shawn báo cho Tâm biết chàng được an toàn, chàng không có tên trong số những nhân viên bị mất việc. Tâm thở phào nhẹ nhõm. Chàng thì thầm "thank God". Tâm tần ngần đứng nhìn vợ. Dáng điệu chàng giống như một kẻ làm lỗi vừa bị bắt gặp. Hình như chàng đang hối hận và muốn nói một lời gì đó với Thục.

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến