Hôm nay,  

Nguời Đi Qua Đời Tôi, Không Nhớ Gì Sao, Nguời?

17/04/200200:00:00(Xem: 23269)
Người viết: Chu tất Tiến
Bài tham dự số: 2-516-vb50411

Tác giả Chu Tất Tiến là một tên tuổi quen biết của sinh hoạt truyền thông Việt ngữ hải ngoại. Ông làm thơ, viết văn, viết tham luận trên nhiều báo; là diễn giả trong nhiều cuộc họp mặt văn hoá; đồng thời cũng là người thực hiện nhiều chương trình phỏng vấn truyền hình. Riêng với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, ông đã lặng lẽ góp một số bài viết đặc biệt với bút hiệu Chu Tếu. Trong số này, bài “Tôi Bị Sạn Thận” được đông đảo bạn đọc và cả giới y sĩ chuyên khoa rất mực coi trọng. Lần này, bài mới của ông góp phần Viết Về Nước Mỹ được ký bút hiệu chính thức: Chu Tất Tiến. Đề tài của bài viết là vấn đề ly hôn và tình trạng “dễ vỡ” của gia đình Việt Nam tại Mỹ.

+

Ngày xưa, nghe bài hát này, thấy não nuột quá, buồn quá. Và, cứ
nghĩ rằng đây chỉ là vài truòng hợp lẻ tẻ được lãng mạn hóa. Ai dè, sang Mỹ rồi mới thấy nguời ta "đi qua đời nhau mà chẳng nhớ gì nhau" nhiều lắm.

Chắc chúng ta không ai nghĩ rằng ở Cali, cứ 3 cặp vợ chồng lại có một cặp ly hôn, và cũng không ai nghĩ rằng năm 1995, có tới 1,169,000 cặp vợ chồng ca bài "Anh đi đường anh, tôi đuờng tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi", chưa kể những cặp chỉ ở chung với nhau kiểu chung phòng, chung tình một vài năm, thậm chí cả chục năm, rồi lặng lẽ khăn gói quả mướp lên đuờng, mỗi nguời một ngả. Điều quan trọng là, trong số này, có không ít những gia đình có "Đạo" (đạo Công Giáo, đạo Phật , đạo Tin Lành...).

Trong phạm vi bài viết có giới hạn, nguời viết xin không bàn đến những nguyên nhân rất thường thấy trong mọi gia đình là sự khác biệt về cá tính, mà chỉ đề cập đến những nguyên nhân hơi bất thuờng đã gây mâu thuẫn và đổ vỡ gia đình. Đó là nguyên nhân khách quan đến từ bên ngoài và nguyên nhân chủ quan đến từ chính các đuơng sự.

A- NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN:

-Aûnh huởng đại gia đình:
Ở trong cộng đồng chúng ta đã có nhiều tiểu gia đình đang sống êm ấm thì gia đình nhà chồng hay nhà vợ đuợc bảo lãnh qua. Mới đầu thì còn yên, nhưng sau một thời gian ngắn thì bắt đầu có chuyện. Hoặc là con dâu không ưa bên chồng, hoặc những cô em chồng chưa quen với nếp sống tự do cuả bà chị dâu nên lời ra lời vào: "Sao chị ấy không chăm nom anh ấy gì hết" không rửa bát, lau nhà mà để anh ấy làm ráo trọi"" (Thật ra thì hai nguời cùng chia nhau làm việc nhà sau thời gian đi cầy bá thở.) Cũng có truờng hợp người mới qua trở tính, trái nết. Như
một bà cụ ở Westminster sau khi quen với nhiều bạn mới đã muốn đi ở riêng để tiếp bạn bè. Bà muốn đòi con gái những món nợ xưa kia như tiền nuôi nấng, dậây dỗ, tiền vượt biên. Bà nói: "Tao đã nuôi mày 18, 19 năm, bây giờ mày phải nuôi lại tao cũng 18, 19 năm. Rồi, hồi mày đi vượt biên, tao tốn bao nhiêu là vàng, nay mày phải
trả lại tao chứ!"
Cô con gái tá hoả, không biết lấy đâu ra mà trả, phải bàn với chồng. Và lập tức gia đình trở nên
bất hòa, cãi qua cãi lại. Vợ thì muốn trả phứt cho khỏi nhức đầu, chồng thì không chịu, nói lý lẽ là đã bảo lãnh qua tốn kém quá, rồi lại nuôi ăn ở, tiền đâu mà trả nữa. Thế là câu tới câu lui, mới đầu thì hơi gay gắt, càng lúc càng nặng nề, dần dần nóng tánh, tự aí, đi tới chỗ có ý định bỏ nhau...

Truờng hợp khác, thay vì bên vợ rầy rà, lại tới bên chồng. Bà mẹ chồng qua sau thấy cô con dâu không phải do tay mình kén chọn, không hợp ý mình, nên cứ lời ra lời vô, cứ khen cậu hàng xóm có cô vợ ngoan. "Ối dào ơi, người ta có phúc, lấy vợ thế mới là lấy vợ chứ, người đâu mà nết na, chăm chỉ, chỉ biết lo cho chồng cho con, lại còn
biết chiều mẹ chồng như chiều vong ấy. Sao mà phúc đức quá!" Cô vợ thấy mẹ chồng cứ khen hoài vợ người khác, biết bà cụ nói kháy mình
thì tức, bèn lờ đi không thèm chăm sóc cho cụ nữa. Lửa đổ thêm dầu, bà cụ nói thẳng với con trai, anh này thương mẹ, cự nự vợ mình, và bắt đầu
cãi lộn liên miên. Cô vợ diễn tả ra không đuợc, ức mình bèn chờ chồng đi làm là dông luôn. Chồng tự ái, lại có bà mẹ kèm bên, khuyên can rằng: "Bộ đất nuớc này hết con gái rồi sao mà mày sợ" Mày kiếm không đuợc, tao kiếm cho." VaØ, như vậy là một tiểu gia đình tan nát.

Ngoài truờng hợp này ra, có nhiều truờng hợp vợ không muốn bảo lãnh cho gia đình mẹ chồng ở chung, hay ngược lại, chồng không thích mấy cô em vợ mới sang lắm chuyện hoặc không ưa phải nuôi báo cô nhà vợ, nên
bất hoà rồi cãi cọ liên miên. Nếu không đuợc ai cố vấn thì điêu tàn. Bởi vậy, để tránh trường hợp này, ta nên thận trọng không nên để đại gia đình lôi cuốn quá sức. Khi nghe càm ràm, bới móc từ những nhân vật này nọ liên hệ đến vợ chồng mình thì nên nhẹ nhàng gạt qua một bên, đừng để tái diễn nhiều lần. Gạt vấn đề ngay lần đầu một cách nhẹ nhàng nhưng cương quyết thì sẽ khó có cơ hội tái diễn. Để nói tới nói lui vài lần là sẽ thành tật, nói hoài. Mới đầu là khói, sau là lửa bùng lên, cháy tiêu căn nhà.

Ngoài ra, những nguời anh em, bà con, ở chung hay ở riêng, không nên xí xọn vào chuyện vợ chồng nguời ta, đèn nhà ai rạng nhà nguời ấy, chớ có dèm pha mà làm gia đình nguời thân mình tan nát. Về các cụ, cũng xin thông cảm cho "chúng nó", đã lấy nhau rồi, cho dù không ưa, cũng xin chấp nhận cho nhà cửa êm vui. "Đời cua, cua máy; đời cáy, cáy đào." Xin đừng ra lườm vào nguýt mà tội cho lũ cháu nhỏ mất bố mất mẹ.

-Aûnh hưởng người ngoài: Ai cũng biết ở xứ Mỹ này, vấùn
đề ly dị rất dễ dàng, chỉ cần một bên không thích là có quyềân nhờ ba toà quan lớn cho xé hôn thú, nên đa số người ta coi thuờng chuyện ly hôn. Ngay đến cả cái danh từ nói về chuyện này cũng gọn gàng hơn.

Ngày xưa trong chuyện trò, mỗi khi nhắc đến vấn đề đổ vỡ gia đình, người ta thường
nói là "ly dị", như "họ ly dị nhau rồi", ly có nghĩa là tách ra, dị có nghĩa là khác nhau, ly dị là tách ra những cái gì không hợp nhau, bây giờ thì người ta hay nói là "bỏ". Rất đơn giản. " Bả ấy bỏ ông ấy, ông ấy bỏ bà ấy. " Tiếng Mỹ trước đây thì nói là "divorce", nay thì nghe nói chuyện chỉ có chữ "break" mà hôi. "Break" nghĩa là gẫy, vỡ. Cũng rấùt đơn giản. "Chúng tôi break nhau rồi." Do đó mà thiên hạ không kiêng cữ gì cả, nếu thấy gia đình nào có chút bất hoà thì xúi họ bỏ nhau luôn. "Oùi, bỏ quách nó đi là xong! Tội nợ gì mà phải nhường nhịn." Hoặc "Đừng lo, chị sẽ qua khỏi chuyện đó dễ dàng thôi. Thiên hạ bỏ nhau thiếu gì , có ai chết vì ly dị đâu"" Hơn nữa, có kẻ còn kháy vô: "Bà chị còn trẻ đẹp chán, bỏ thằng chả đi, có khối người theo, biết đâu lại chẳng vớ đuợc ngưòi ngon lành hơn gấp bội."

Nhiều kẻ ham hưởng thụ, lại có những tư tưởng cao cấp hơn: " Chơi bây giờ đi, rồi sau này đứng đắn trở lại mấy hồi. Không chơi là không biết mùi đời, tới lúc muốn huởng thì quá trễ." Đại khái là thiên hạ hay nhúng mũi vô chuyện vợ chồng nguời ta một cách quyết lietä, nhất là ở mấy cơ sở toàn người mình với nhau thì nhiều chuyện lắm…

Cũng như trường hợp trên, nếu có vị nào bị thiên hạ khích tướng, thì cương quyết gạt đi giùm. Những kẻ "cuốc ra mà không chịu cuốc vào" đó đa số là những cố vấn tầm bậy, nói cho đã miệng mà không biết lời nói mình tai hại như thế nào. Những cố vấn đó lại có thể là những tấm gương xấu, luôn mong có bạn cho đỡ ngượng với lương tâm, nên xúi người khác làm bậy giống mình.

Trừ một số trường hợp một bên (vợ hay chồng) ăn hiếp bên kia quá, hoặc có những trường hợp căng thẳng thì nên hỏi ý kiến những chuyên viên tâm lý, chứ đừng mang chuyện nhà ra chỗ làm việc mà kể. Nguời ngồi cạnh ta cũng chỉ kiến thức giống ta mà thôi, tội gì mà hỏi để bị ám ảnh lôi thôi và đổ vỡ oan uổng…

-Bị tấn công trực tiếp: Điều này hơi có liên hệ đến điều trên nhưng mức độ trầm trọng hơn. Vì coi thường chuyện ly dị, ly hôn, nên thiên hạ không coi việc tấn công, chinh phục người khác, nói đơn giản hơn là "đi cua người có gia đình" là một tội cần xa lánh. Có những nguời đã hai vợ, ba chồng rồi mà nếâu thấây ai hợp nhãn là tấn công liền. Các ông thường nhát hơn các bà, sợ "cua"
không dính thì chỉ có nuớc mấùt mạng, nhưng cũng chẳng vì vậy mà chịu không dám thả "dê" chạy rông. Có cơ hội là nửa nạc nửa mỡ tấn công, phòng khi các bà phản pháo lại thì cũng có đường chuồn trong danh dự. Nhưng cứ giỡn riết rồi thành thật. Gặp mấy bà cũng tưng tửng là dính thôi.
"Văn mình, vợ nguời" mà! Truờng hợp gặp ngưòi đẹp kiêu kỳ, sáng giá thì các ông thận trọng hơn, phải thử bằng lời qua tiếng lại xem phản ứng thế nào rồi mới tiến tới bằng quà cáp. Nhẹ nhàng thì hoa hoét. Nặng ký hơn thì cứ mua ngay một cái.. hột ! Hột số 2 không dính thì hột số 4, tới số 6 là cùng. Hột càng to, càng lóng lánh thì kết
quả càng nhanh.

Ngược lại, một khi các bà đã muốn ai thì... có cả 1001 cách để "cua." Đàn ông thì tuy bề ngoài gân guốc nhưng lại hay cả nể, khoái nịnh, thấy ngưòi khác phái chớp đèn pha, cốt mấy lần là muốn xiêu ngay, chưa kể có những bà tấn công trực diện bằng sự hấp dẫn cuả thể xác nưã, nếu không tỉnh táo là rớt đài.

Hình thức tấn công của các bà thì muôn hình vạn trạng, từ nhẹ nhàng cho đến kịch liệt, các bà không ngán ai cả, vì có ông nào đi méc chồng nguời ta là "vợ ông tán tôi đấy" bao giờ" Trăm ông được khen, được tán thì khoái đủ chín chín ông, trừ một vài ông tu tại gia thì cũng im lặng, chẳng ông nào nỡ cự nự! Thế là các bà đuợc đà cứ xông tới...

Phương pháp phản công để bảo vệ hạnh phúc gia đình trong các trường hợp này thì tương đối dễ: chọn bạn mà chơi, và luôn đứng đắn. Gặp ai nói lời lơi lả là chuồn liền, thì chẳng có sự gì xẩy ra. Những nguời mê say hội đoàn quá sức cũng nên cẩn thận. Cứ họp hành liên miên, ông này bà nọ lại hay bỏ cơm nhà, thì có ngày cũng bỏ con, bỏ vợ, bỏ chồng. Nếu muốn đi họp, nhất là họp tối, thì đi cả cặp là chắc ăn. Oâng nào tin vợ quá đến nỗi không cần để ý đến giờ giấc đi về của vợ thì có lúc triền miên ăn cơm… tháng!

-Tác động cuả phim ảnh, báo chí: Chắc chúng ta đều biết rằng phim ảnh trên Tivi và trong rạp thuờng có nội dung rất dễ khích động con nguời ta đi đến chỗ hư hỏng. VaÁn đề này đã đuợc các chính trị gia, các nhà xã hội học chống đối dữ dội, nhưng rất tiếc, ở đây đồng tiền mạnh hơn đạo đức, nên những gì có thể mang lại lợi nhuận nhiều là thiên hạ làm tuốt.

Những kiến nghị, những dự luật hạn chế nội dung đề cao bạo lực, tính dục, những cuộc xuống đuờng phản đối sự khuyến khích tính dục trong phim ảnh đều không chiếm đuợc đa số phiếu trong quốc hội. Do dó mà phim ảnh đua nhau
làm ra những phim không lành mạnh. Thậm chí cả những phim thiếu nhi, những phim hoạt hoạ cũng lồng vào những nội dung thiếu đứng đắn. Nhiều phim thiếu nhi nổi tiếng cũng có ông bố ly dị, bà mẹ ly hôn. Một số phim thì cho
chiếu những cảnh cha mẹ cãi nhau rồi bỏ nhau tỉnh bơ truớc mắt con trẻ. Rồi những cảnh về tình dục xen kẽ với giáo dục, cứ mập mờ, nhập nhằng như vậy để thu hút khán giả từ trẻ tới già theo đúng nguyên tắc cuả các nhà làm phim là làm sao cho mọi loại khán giả đều đến xem. Cho nên, trong một phim con nít, cũng phải có cảnh làm cho mấy anh thanh niên thích bằng cách ráp mâùy cảnh triển lãm da thịt, phải có cảnh bố mẹ linh tinh với nhau để cho cỡ trung niên, xồn xồn động lòng, có những cảnh êm đềm để làm hài lòng mấy cụ già.

Nói chung là phim nào cũng không ít thì nhiều có những chi tiết bậy bạ, hấp dẫn, phi luân lý. Ngay trong những phim hoạt hoạ nổi tiếng, những nhân vật thiếu nữ trẻ cũng thuờng đuợc vẽ rất hở hang. Những cảnh đó, những nội dung đó dễ làm cho quan niệm luân lý cổ điển bị lao đao. Ai cũng có thể thấây chuyện trao đổi tính dục là chuyện bình thuờng, chuyện ly dị là điều đơn giản. Ngay cả trong những gia đình dạo đức có chức vụ trong họ đạo, cũng có nhiều câu nói dỡn rấùt bạo như "bỏ nhau đi, tôi lấùy người khác liền." Dỡn riết rồi ám ảnh thành
sự thật lúc nào không hay. Báo chí, sách vở ở đây không kiểm duyệt nên viết líu lo, ai đọc vô rồi
chỉ có mong làm bậy. Kỵ nhất là mang phim XXX về nhà coi. Xem riết rồi bị ám, thế nào cũng có lúc đòi hỏi của lạ!

B-NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN:

-Tính khí thay đổi vì môi truờng mới: Nhiều gia đình khi còn ở Việt Nam thì rất đầm ấm, nhưng khi qua đến đây rồi thì vì lạ nước lạ cái, mọi sinh hoạt đều rối loạn, kinh tế khó khăn, nên bị tẩu hoả nhập ma, biến tính đổi nết, rồi gây gổ cãi cọ liên miên.

Có những ông chồng gặp hoàn cảnh quá căng thẳng, có khi lại nhục nhằn nữa, nên thuờng đăm chiêu, cau có, mở miệng ra là gắt. Vợ lúc đầu thì cố chịu đựng, nhưng sau một thời gian, vì cũng lo âu, căng thẳng nên chịu hết nổi, quặc lại, thế là chỉ câu truớc câu sau là cãi lộn. Nhiều truờng hợp mâu thuẫn là có những ông chồng vì quá thương yêu vợ con, quá nhiều tinh thần trách nhiệm, nên khi không biết xoay sở ra sao trong môi truờng mới để cho gia đình hạnh phúc, lại
cũng hay gắt. Nhiều vị vì đi đâu cũng bị mấy tay "ruồi bu" đầu độc tinh thần, chê bai "bác già yếu quá rồi, tóc bạc, tay rung, chả còn tích sự gì.." nên mặc cảm tối đa, trở thành khó chịu, càm ràm suốt ngày. Vợ con gần phát điên. Đã có nhiều trường hợp tìm cách tự sát vì quá căng thẳng, quý bà cũng như quý ông, mặc dầu các ông đã từng nhận rất nhiều anh dũng
bội tinh, chiến thương
bội tinh...

Một ít trường hợp đổ vỡ vì ông không thể bắt tay hội nhập với cuộc sống cực khổ đuợc, cứ tà tà đi tới đi lui, chẳng tạo cho vợ con một viễn ảnh tốt đẹp nào, trong khi các bà quá mệt với cuộc sống chạy từ tiệm "neo" qua tiệm may, bán hàng chợ này qua chợ khác, nên các bà chạy luôn..

-Aûnh hưởng lối sống mới: Trong khi có những nguời cảm thấy không thích hợp với môi truờng mới thì lại có những
người coi nơi đây là thiên đàng hạ giới, được tự do huởng thụ lu bù. Nếu hôn phu hay hôn thê nhắc nhở thì coi như kỳ đà cản mũi, tìm cách bứt phá ra mà đi lối khác.

Nhiều ông qua đây thành nghiện rượu, suốt ngày tìm cách uống cho đã. Sáng mở mắt dậy đã một chai, trưa thì hai xị, tối làm năm bẩy lon. Vợ con không thể chiều nổi, thì gây chuyện. Ngược lại, nhiều quý bà khi còn ở Việt Nam thì lam lam lũ lũ, nay có cơ hội diện láng tưng bừng. Cứ nghe chỗ nào "xeo xeo" là tiền cũng "xèo xèo" đi theo. Chồng con ngăn cản thì có chuyện. Có những vị phu nhân cứ nhất định phải sắm đồ thiệt xịn trong ngoài, phải mua đúng hiệu sang trọng, tiêu bao nhiêu cho việc mặc
diện cũng không tiếc, nhưng nếu bảo chi cho gia đình thì khựng lại ngay.

Một số khác lại thích nhẩy đầm nhẩy đià, có chút tiền là cuối tuần nào cũng đến vũ trường, nhẩy nhót loi choi. Nhiều bà trên duới sáu bó rồi cũng khập khiễng nhẩy lò cò, có ông đầu gối đã long "bù loong" rồi vẫn lắc loạn lên. Cách đây vài tháng, có một ông trên năm bó, đang nhẩy đầm thành nhẩy đất, ngã lăn ra bất tỉnh, phải kêu 911. Đối với những nguời ấy, nếu cả hai vợ chồng cùng thích huởng thụ như
vậy thì nhất định sẽ có ngày bà thích ôm nguời khác trẻ hơn, dẻo hơn, điệu nghệ hơn, ông chồng cũng thích cặp với bà khác đẫy đà hơn, nói ngọt ngào hơn, dần dần là rã đám. Ngược lại, nếu chỉ có một bên thích đi nhẩy, bên kia cứ
ru rú ở nhà, thì cũng có ngày nguời kia nhẩy trường kỳ ở nhà khác.

Ngoài ra, với những nguời có máu mê, tuần nào cũng lên Las Vegas, thì chắc chắn có ngày hai vợ chồng bỏ nhau vì những trận cãi nhau liên tục sau khi sập tiệm. Hết tiền thì vợ chồng cũng mất. Tiền đi ra cửa sổ thì tình đi theo cưả cái."

-Tranh chấp về cách giáo dục con cái: Ở bên Mỹ này, việc gíao dục con cái như
làm xiếc vậy. Lạng quạng là mất con. Cưng chiều con quá thì chúng dỡn mặt, đến
khi chúng quyết định làm chuyện gì nguy hiểm, muốn cản lại thì đã trễ.

Có những gia đình chiều con quá đến độ sợ con như sợ cọp. Một số không ít bậc phụ huynh không biết dậy con thế nào nên "thả nổi" con cái, tới đâu hay tới đó.Trong khi ấy thì lại vẫn có những bậc cha mẹ còn
quan niệm xưa, cứng rắn với con cái còn hơn cai tù. Có bà mẹ nóng lên là đuổi: "Nhà này là nhà tao, mày không chịu nghe lời thì cút!" Oâng bố tức khí nhẩy vào: "Nhà này cũng là nhà của tôi, bà không có quyền đuổi nó!" Đôi khi nóng quá, ông tuơng ngay một câu: "Bà không chịu thì tôi bỏ, đi lấy vợ khác khoẻ hơn!" Ở một vài gia đình , vẫn còn những bậc phụ huynh đánh con rồi đánh nhau, tranh luậïn về cách
dậy con, làm con cái khóc lóc um sùm. Tiếng gào cuả mẹ, tiếng hét cuả bố, tiếng khóc cuả con
làm cho nhà y hệt một cái địa ngục trần gian. Thật ra, chưa chắc ai đã giỏi hơn ai về cách giáo dục con cái, nếu không đi họp phụ huynh thường xuyên hoặc đọc sách về tuổi trẻ, đồng thời tham dự vào các buổi hội luận trên đài về giáo dục. Cũng có thể viết thư hỏi ý trên báo. Còn không thì chỉ giáo dục theo hứng là dễ…xa nhau.

- Quan niệm hồi xuân: Đại đa số các ông các bà đến tuổi 40, 50 là cứ nghĩ rằng mình tự nhiên khoẻ lại, trẻ lại, và có nguời còn cho rằng mình xung hơn hồi trẻ nữa.

Chẳng biết
dựa vào đâu mà ông già xấp xỉ 60 lại cứ cho rằng mình mạnh như thanh niên hai ba chục tuổi" Và cũng không biết từ đâu mà nhiều "bà ngoại" nghĩ rằng mình nhanh nhẹn và đẹp không thua cháu gái 18, đôi mươi" Do đó mà nhiều người đua đòi ăn chơi, gỡ gạc, diện hơn, nói nhiều hơn, gặp nguời khác phái là nháy nhó, pha cốt lia chia. Nhiều ông sửa giọng, sửa dáng đi, nhiều bà đi nhờ máy móc đắp vá, ủi, khâu, hút mỡ chỗ này, bơm dầu chỗ kia, làm "đại tu" thân thể. Với những quan niệm này, tự nhiên ta nhìn thấy ông chồng ta vừa già, vừa xấu, vưà yếu đuối, hết thời; ta thấy bà vợ ta vừa nhăn nhúm, nói dai nói dở nói dô duyên. Ngày xưa thì "hai trái đào tiên", bây giờ là "hai quả mướp"! Không ai còn nhìn thấy ở ông chồng đã hy sinh cầy hai ba dóp, nhịn ruợu, nhịn thuôùc; không ai còn nhớ bà vợ đã từng nuôi mình vất vả gian truân, lo liệu việc nhà từ trên xuống duới, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm. Và vì quên như vậy nên chuyện gấu ó rất dễ xẩy ra.

-Không hoà hợp tính dục: Chuyện này thì
tế nhị, người mình kiêng, không muốn đả động tới vì rất nhiều người cứ
nghĩ rằng nói ra thì sợ chồng hay vợ chê là mình ham hố. Nhưng thật ra vấn đề này quan trọng lắm và chiếm tỷ lệ cao trong những cuộc ly hôn. Khi một bên thấùy bên kia thiếu khả năng hay không đáp ứng đựơc điều mình thích là
bực bội, muốn gây chuyện.

Bởi vậy, nên thoải mái nói ra để cùng tìm biện pháp. Một khi đã đề cập đến rồi thì cả hai nên dứt khoát tiến hành. Nếu một bên có đề cập đến mà bên kia cứ lờ đi không chịu cải thiện thì có ngày đứt gánh. Nhiều bà hay nói: "sắp về hưu đến nơi rồi mà ông ấùy cứ như gà thế này thì chán quá!" trong khi có ông lại than phiền: "Bà ấy cứ như cục nước đá ấy, bực cả mình." Hiện tại, y học có rất nhiều phương pháp chữa trị cho các bà lãnh cảm lẫn các ông bất lực. Ngoài ra những nguyên nhân tâm lý cũng nên được để ý đến, nếu thật sự muốn tạo hạnh phúc gia đình, cả hai bên nên ngồi lại với nhau, bàn thảo làm cách nào cho cả hai cùng thơ thới hân hoan. Nhiều nguời có những đòi hỏi hơi bất thường thì cũng nên chiều nhau một tí. Dĩ nhiên, đòi hỏi quá đáng thì… chào thua. Chẳng hạn như phải đánh đập nhau cho "phù mỏ" lên mới thích thì xin can, chiều không nổi đâu.

-Kết hợp vội vã và chênh lệch: Nhiều cặp thanh niên nam nữ sau này lấùy nhau chỉ sau vài tháng làm quen. Có những người chỉ mê tài, mê sắc mà không để ý đến
tính nết. Có nguời lại chỉ mê tiền, thấy anh ấy, cô ấy có việc làm thơm là nhào vô. Nhiều bậc phụ huynh ngày xưa bị ép gả hay lấy lầm, nay có cơ hội xả cản là kiếm chuyện dông. Vì thế, các bậc cha mẹ nên cố vấn con nhiều về vấn đề này. Lấy ai thì lấy nhưng phải cẩn thận, tìm hiểu cho kỹ, mặc dù không kể giầu nghèo, vì bên này, có đi làm là có sống được.

Điều kiện trước hết là phải yêu nhau không vì tiền, vì việc làm, hay vì cái xe láng! Tiền có ngày hết, việc làm có ngày mất, xe có khi bị kéo! Chỉ có yêu nhau thiệt, hợp tính hợp nết mới lâu bền. Ở bên này, có nhiều trường hợp điên điên rồ rồ, con gái còn ngon mà cứ lăn xả vào mấy tay Sở khanh, có vợ hai ba lần rồi! Gặp trường hợp này, Bố mẹ hay nguời thân phải nhào vô kéo ra cho được, bởi trước sau gì con gái mình cũng bị đá. Bị đá sớm còn đỡ khổ, để ôm thêm một cu nhóc nữa thì đau đớn hơn.

-Bản chất xấu: Người ta thuờng hay nói: " Thằng chả dê quá", "Mụ ấy dê như điên!", hoặc "Oâng ấy dữ như cọp, bà ấy dữ như chằng" để chỉ những người có bản chất xấu kinh niên mãn tính. Nhiều ông cứ thấy nguời khác phái là động lòng, già trẻ lớn bé xấu đẹp gì cũng cứ tán tuốt luốt. Nhiều bà có cháu ngoại rồi mà gặp "chàng" trẻ hơn chừng muời tuổi vẫn xưng "mình". Với những ngừơi như thế thì nguời phối ngẫu có hiền đến đâu cũng phải có thái độ: Một là cứ ở với nhau vì không muốn ly dị làm khổ con nhưng lòng như chai đá, sống với nhau mà không bao giờ mở miệng nói chuyện với nhau, có gì cần thì nhờ con làm liên lạc viên; hai là dứt quách cho khỏi mang nợ. Ngược lại, với những nguời vợ quá dữ hay quá lẳng, thì có ngày con cháu
cũng bỏ rơi chứ đừng nói đến chồng. (Nhưng trường hợp này ít lắm, vì đã quen thờ bà rồi thì khó mà ôm tượng bà quăng xuống đất!)

- Những
truờng hợp kỳ dị: Ngoài những nguyên nhân chung, còn nhiều nguyên nhân quái đản nữa. Một bà làm đơn ly dị vì ông chồng cứ thích ăn cơm nhà, không chịu ăn tiệm, mà bà vợ đảm đang này lại không thích nấu cơm. Sau khi ly dị rồi, bà vợ cúng mấùy con gà. Một ông chồng cứ đay nghiến bà vợ vì việc bất ngờ gặp nguời bạn trai cũ từ hơn 30 năm qua, cãi qua cãi lại thế là bỏ nhau. Oâng
ra ở riêng, bà vợ ở lại một mình, chả ai sung suớng. Nhiều bà viện cớ ông chồng ngáy to mà xin ra riêng, trong khi nếu thâu băng thì bà vợ cũng rống còn lên bổng xuống trầm điệu nghệ hơn chồng. Mấy bà nại lý do " tụi tôi không hợp " nên phải bỏ nhau. Không đưa ra một chi tiết gì khác. Một bà làm hôn phu đã in thiệp cưói rồi , phải chạy lại đứng chờ ở cửa nhà hàng xin lỗi mọi ngưòi vì rã đám rồi. Lý do là có lần bà hôn thê này tới văn phòng chồng sắp cuới bảo ông ta phải đưa đi mua mấùy cái aó lót đang "xeo", ông đang kẹt khách, bảo "thôi em chịu khó đi mua một mình, anh đưa tiền cho" .Thế là đùng đùng dẹp đám cuới, nói rằng "chưa cuới mà không biết chiều ngưòi yêu như thế này, thì lấy rồi còn khó kinh khủng tới đâu nữa!" Một vị không chịu
bỏ thuốc lá, bà vợ bỏ ổng. Một ông khác cứ luôn miệng nói dỡn: "mượn vợ tôi thì đuợc chứ đừng có muợn xe." Bà vợ tức mình: " Tôi mà ông coi không bằng cái xe cuả ông hả"" rồi bỏ luôn cho hết nói, hết làm tàng. Dĩ nhiên, những chuyện quái gở này cũng hiếm, cả vài trăm ngàn nguời mới có vài vụ. Nhưng mà dù sao cũng là chuyện xấu, nói mãi thì cũng buồn. Cho nên, chỉ mong rằng mấy chữ: Nhường Nhịn, Trách Nhiệm, Tình Nghĩa, và Cảm Thông được áp dụng trong các gia đình Việt Nam hầu duy trì được nền nếp tốt đẹp của những con nguời Việt Nam chân chính.

Nhưng điều quan trọng nhất phải cân nhắc thật kỹ lưỡng một khi nghĩ đến việc chia tay là vấn đề CON CÁI. Đã sinh ra một con người, phải có trách nhiệm với con người ấy, phải lo sao cho con người ấy lớn lên hạnh phúc, vui vẻ, và thăng tiến. Không thể chỉ vì tính ích kỷ, vì quan niệm "Oái dào, đời cua cua máy, đời cáy cáy đào" mà cứ đùng đùng bỏ vợ, bỏ chồng để đi tìm "hạnh phúc" cho riệng mình, rồi quên đi rằng mình đã từng tạo ra một đứa con, hay nhiều đứa con buồn thảm, bi quan, thiếu hạnh phúc căn bản của một con người có cha có mẹ. Khi nói "đi tìm hạnh phúc mới", người ta không thể loại trừ ý nghĩa là đi tìm khoái lạc xác thịt. Chỉ trừ vài trường hợp quá quắt, không thể chịu đựng được thì phải chia tay, còn lại là có chi khác hơn một vóc dáng mới, một giọng nói mới, một thỏa mãn mới" Có ai dám nói chữ "yêu" thật tình với người thứ hai, người thứ ba" Có ai còn thấy lãng mạn khi phải ở chung với người cũng đã từng có một, hai đời vợ hay chồng" Có ai không suốt ngày ghen tuông, nghi ngờ vì biết rằng ông chồng mới của mình cũng có thể bỏ mình vì một "con mẹ khác ngon hơn, trẻ hơn""

Trong khi đó, thì những đứa con bị bỏ rơi, bị cô đơn sẽ lại mở đầu cho một thế hệ tiếp nối buồn thảm hơn, hiện thực hơn, cô đơn hơn nữa theo cấp số nhân. Và cứ thế, xã hội sẽ không còn là những sợi dây tình cảm nối kết với nhau, mà chỉ còn là một tập hợp những đơn vị có tính cách chung đụng xác thịt và tiền bạc, rồi sẽ từ từ suy sụp, tan vỡ, trở lại với tinh thần của thời đồ đá. Con người sẽ giết nhau nhiều hơn, tinh vi hơn, sẽ đối xử với nhau như thú dử. Ở trong nhà thì đóng kín cửa buồng, không dám tâm sự về tiền bạc, về quyền lợi, sợ "chồng, vợ, hay con" giết chết. Ra đường thì phải mặc áo giáp. Nhà cửa là những "lô cốt" kiên cố. Tội ác dẫy đầy…

Lý luận như vậy không phải bi quan, nhưng suy nghĩ cho kỹ thì chắc chắn, nếu con người không còn Tình Thương, không còn Hy Sinh, Nhường Nhịn thì tất phải đi tới thế hệ như thế. Chỉ còn vấn đề Thời Gian mà thôi.

Chu tất Tiến

Ý kiến bạn đọc
07/10/201808:03:35
Khách
Dạ cháu kính chào chú. Dù đọc được rất muộn, nhưng vẫn đúng ngàn lần. Chúng ta bị chỉ phối hoạt cảnh, cuộc sống chung quanh quá nhiều mà không nghĩ mình là ai và mình có gì trong tay. Khi nghèo khổ vợ chồng chung tay gầy dựng. Khi vươn lên được,sao thấy vợ(chồng) hèn, kém thế. Rồi vợ(chồng)không phải là người mẹ cha chọn,lựa. Quá nghe lời mẹ cha để gây nên cảnh đổ vỡ. Cháu nghĩ: có khi nào các bà mẹ chồng (vợ) nghĩ lại khi xưa mình đi làm dâu như thế nào. Để bây giờ vì chữ hiếu con mình khổ. Còn cháu mình...... Ôi thôi! Chẳng bao giờ hết chuyện.

.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,229,771
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến