Hôm nay,  

Chàng Rể Số Một

15/04/200200:00:00(Xem: 171514)
Người viết: PHẠM NGỌC BÍCH
Bài tham dự số: 2-513-vb70406

Tác giả Phạm Ngọc Bích, trong thư kèm bài viết, cho biết bà đến Mỹ năm 1992, học ở Philadelphia, Pennsylvania và đậu cử nhân ngành điện tử tại đại học Drexel, hiện cư trú tại tiểu bang Vermont và làm việc kỹ sư cho hãng IBM Burlington.

Bà Bích viết, “Câu chuyện ‘Lấy chồng Mỹ không quên văn hóa Việt’ của chú Hải Triều (Bài viết dự thi đợt II số 2-487-vb70309) đã là động cơ thúc đẩy tôi viết. Tôi chính là nhân vật Thanh Vân trong câu chuyện đó và người chồng Mỹ Arthur là chàng "Chàng rể số một" trong bài viết của tôi dưới đây. Đây là bài viết đầu tiên, tôi viết để tặng cho ông chồng Mỹ vui tính của tôi.”

Ước mong bà Bích sẽ còn tiếp tục góp thêm cho Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết giá trị.

Tôi gặp chồng tôi ở Philadelphia, Pennylvania gần 5 năm trước khi chúng tôi quyết định trở thành vợ chồng.

Nếu bạn chỉ nhìn qua chúng tôi, có lẽ bạn nghĩ chúng tôi là hai người có nhiều khác biệt. Anh là thầy giáo còn tôi là học sinh tại một trường cao đẳng ở địa phương. Anh sinh ra ở Mỹ, tôi sinh ở Việt Nam, nơi cách xa nước Mỹ đến 12,000 dặm. Anh là con một, tôi là đứa con thứ sáu trong gia đình 10 người con. Tuy vậy chúng tôi cảm thấy chúng tôi rất giống nhau: giống quan điểm, giống tánh tình và giống niềm tin. Chúng tôi trở thành đôi bạn và chúng tôi cũng biết chúng tôi sẽ tiến xa hơn tình bạn.

Không ai trong chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể "fall in love at first sight" (yêu nhau ngay lần đầu gặp mặt) nhưng chuyện tình giữa chúng tôi đã nảy nở. Chúng tôi không bắt đầu bằng cuộc sống lãng mạn như chàng hoàng tử Charming và cô nàng Cinderella xinh đẹp bằng nụ hôn đầu tiên và sống trong một lâu đài nguy nga tráng lệ. Chúng tôi còn phải hiểu sự khác nhau của hai nền văn hóa Mỹ và Việt và phải biết dung hòa sự khác biệt này. Gia đình Ted chỉ có vài người và họ tin Ted đã có quyết định đúng. Sự khác biệt màu da, chủng tộc không thành vấn đề đối với gia đình anh. Phần tôi, gia đình giữ gìn tôi kỹ lắm. Ted phải chứng tỏ cho gia đình tôi thấy anh là người tốt.

Khi chúng tôi trở thành đôi bạn thân, Ted tỏ ý muốn đến nhà chúng tôi dùng cơm tối thân mật với gia đình. Mẹ tôi rất khéo léo trong công việc nấu nướng. Mẹ luôn tìm những món ngon vật lạ để nấu cho gia đình và đãi bạn bè. Ted ngồi ăn tự nhiên với cha mẹ cùng năm chị em gái chúng tôi (các anh em trai có gia đình ở riêng tại những tiểu bang khác) . Ted được dịp thưởng thức những thức ăn ngon Việt Nam. Những món cay có ớt hoạc tiêu làm cho Ted xuất mồ hôi trên trán. Mẹ tôi đưa cho anh khăn lau mồ hôi còn các chị em tôi phá lên cười khi thấy mặt mày Ted đỏ gay (không phải Ted mắc cỡ mà vì ăn ớt cay). Ted đã ăn thật no vì được thưởng thức những món ăn ngon và cũng vì anh không thể nào từ chối lời mời tận tình của mẹ tôi. Tôi biết tối hôm đó anh ra về lòng tràn đầy vui sướng.

Tôi giải thích để Ted biết rằng gia đình tôi rất giản dị, mộc mạc vì vậy "don't act like a guest" (cứ tự nhiên như người nhà, đừng khách sáo). Có lần chị em chúng tôi đi shopping về thì thấy Ted đang lặt rau muống, tước những cọng bạc hà, rửa hành, ngò, cải, xà lách ... Ted cũng nhận bổn phận rửa chén sau các bữa ăn.

Cha tôi thích nghiên cứu lịch sử, văn hóa Mỹ. Tuy già nhưng cha tôi cũng ráng xách cặp đi học thêm Anh văn ở cùng trường cao đẳng, nơi tôi đang học và anh đang dạy. Thỉnh thoảng Ted đến nói chuyện với cha tôi. Đôi khi cha tôi không hiểu Ted, ông cười chúm chím. Ted biết điều đó và anh cố gắng nói chậm hơn hoặc dùng từ ngữ đơn giản hơn để cha tôi hiểu.

Mẹ tôi thì không nói được tiếng Anh. Mẹ chỉ có thể nói vài câu như
"how are you"" "good morning", "good bye". Những câu mẹ thường nói với Ted là "thank you" hay "eat". Ted biết rằng anh cần phải học vài câu tiếng Việt để làm cho mẹ tôi vui lòng. Khi chúng tôi ngồi ăn cơm với nhau, mẹ tôi lúc nào cũng quan sát kỹ những miếng cắn thử đầu tiên của Ted để xem phản ứng của anh. Tôi hỏi anh ngon không và anh trả lời bằng tiếng Việt "ngon" hoặc "ngon lắm". Mẹ tôi hay ép anh ăn mãi, Ted phải tập nói "no rồi" và dần dà anh nói "con no rồi, bác". Ted tỏ ra kính trọng cha mẹ tôi, "đi thưa về trình". Anh nói "Thưa hai bác con về" hoặc "Thưa bác gái con đi".

Càng ngày mối quan hệ giữa hai chúng tôi càng gắn bó và sau cùng chúng tôi đính hôn với nhau. Sau khi trở thành rể tương lai của gia đình, Ted nói với mẹ tôi "Con thương má nhiều lắm". Mẹ tôi đã khóc vì cảm động.

Chị ba tôi dạy Ted nói "Đừng làm phiền anh". Chúng tôi thỉnh thoảng giả vờ cãi vã trước mặt cha mẹ tôi để xem phản ứng của ông bà thế nào. Tôi cứ tiếp tục nói hoài khiến Ted tức tối trả lời "Biết rồi, khổ qúa, nói mãi" khiến mọi người ôm bụng mà cười, cười ra nước mắt.

Ted thích âm nhạc và yêu thích những bài hát Việt Nam. Nếu chỉ cho anh biết điệu nhạc, anh có thể hát những bản nhạc Việt Nam mặc dầu anh không biết ý nghĩa bài nhạc. Có một lần trong bữa tiệc tại nhà bạn, bạn tôi mở karaoke, Ted hát bản "Lòng mẹ" rất đúng nhịp, giọng Bắc rất rạt rào. Mọi người ngạc nhiên khi thấy Ted phát âm tiếng Việt rất chuẩn, đúng điệu nhạc. - đời thật khó tìm được những người Mỹ hăng hái học tiếng Việt như Ted.

Chỉ biết dăm ba câu tiếng Việt, Ted đã gây ấn tượng tốt đẹp trong gia đình tôi và giữa bạn bè. Một lần khác, bạn tôi chọc "Ted, you should work for Paris by night" (Có lẽ Ted nên làm việc cho Paris by night).
Ted trả lời liền "No, I'm not good enough, maybe I'll start with 'Paris by day'" (không, tôi chưa đủ khả năng ca hát cho Paris by night, tôi chỉ là "amateur" thôi). Ted làm mọi người phá ra cười về sự ứng khẩu dí dỏm của anh.

Đính hôn xong, Ted đồng ý chờ đợi cho đến lúc tôi tốt nghiệp đại học 4 năm, có bằng kỹ sư và có công việc vững chắc thì chúng tôi mới làm đám cưới.

Sau khi tôi tốt nghiệp, hãng IBM ở tiểu bang Vermont "offer" cho tôi một công việc tốt. Đầu tiên tôi không nhận bởi vì tôi không muốn Ted rời bỏ công việc lương cao giáo sư của anh ở Philadelphia. Ted cố gắng khuyến khích tôi nên nhận công việc tại hãng IBM. Tôi cũng tự hỏi việc gì sẽ xảy ra cho đời tôi nếu tôi bỏ lỡ cơ hội, không chấp nhận lời mời của hãng này. Sau cùng tôi quyết định chấp nhận "offer" của hãng IBM và cũng đồng ý lời yêu cầu của Ted, tiến hành đám cưới.

Thời gian trôi đi nhanh chóng. Chúng tôi rất bận rộn cho công việc trọng đại của chúng tôi. Đám cưới của chúng tôi là sự phối hợp giữa Đông và Tây, vừa mang truyền thống dân Việt vừa theo kiểu cách phương Tây. Buổi sáng, trong buổi lễ gia tiên, tôi và Ted mặc y phục Việt Nam áo dài khăn đóng. Vào buổi tiệc tiếp tân buổi tối tại nhà hàng Philadelphia, tôi mặc "Western wedding gown" và Ted mặc "Tuxedo" đen. Hôm đó quả là một ngày tuyệt vời, khó quên. Tối đó mọi người trong gia đình tôi đều thấy nhẹ nhõm và có thể ngủ ngon giấc sau những ngày lo lắng đám cưới cho tôi.

Chỉ hai ngày sau đó, Ted và tôi đáp xe lửa từ Philadelphia đến Essex Junction của tiểu bang Vermont, nơi tôi sẽ làm việc cho hãng IBM. Chúng tôi chỉ mang quần áo và một vài vật dụng cá nhân cần thiết. Chúng tôi đang bắt đầu cuộc đời mới. Tôi nhớ đã đi qua các tiểu bang Pennylvania, New York, New Jersey, Connecticut, Massachusetts, New Hamshire và đến Vermont. Mọi người ở tiểu bang Vermont này dường như cảm thấy rất thoải mái và ổn định cuộc sống. Riêng hai đứa tôi đang bắt đầu bước vào một thế giới xa lạ.

Chiếc xe lửa trở nên im lặng hơn khi giảm bớt tốc độ, nhịp máy nổ nhè nhẹ trong vài dặm trước khi đến trạm ngừng. Loa phóng thanh vang lên cho biết Essex Junction là trạm cuối cùng. Chúng tôi nhìn quanh với vài phút ngỡ ngàng, sửng sốt. - đây không có gì cả ngoại trừ cây cối và nông trại. Cho đến phút cuối thì một "little town" xuất hiện. Chúng tôi rời khỏi trạm xe lửa.

Thành phố Essex Junction của Vermont nằm về phía Bắc New York khoảng 300 dặm và cách chừng 100 dặm về phía Nam đối với Montreal của Canada. Đối với chúng tôi, Vermont dường như cách Philadelphia hàng ngàn dặm (sự thật chỉ có 400 dặm thôi).

Một người bạn của tôi làm việc ở IBM đứng đợi ở trạm và đưa chúng tôi về căn nhà mới của chúng tôi. Tôi không bao giờ ngờ rằng tôi đã có một căn nhà mới cho đến lúc chúng tôi đặt chân đến Vermont. Thì ra chàng Ted yêu dấu của tôi đã đến trước đó vài tháng và anh đã tốn hết 4 ngày cuối tuần và trải qua 31 căn nhà đang bán để chọn căn nhà cuối cùng, một condominium nhỏ làm tổ ấm cho chúng tôi. Tôi tin cậy sự quyết định chính xác của anh. Chủ nhà của condo này trước đây là thợ nề và vợ anh ta là một người đảm đang đã quán xuyến condo này thật tươm tất (tình trạng xuất sắc). Condo này tuy nhỏ nhưng sáng sủa nằm cạnh một dòng suối nhỏ. Ted đã đặt mua đồ đạc như giường, bàn ghế, TV, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy qua điện thoại dường dài khi chúng tôi còn ở Philadelphia mà tôi không hay biết.

Tôi nhớ mãi ngày này. Tôi nằm ngủ trên một cái giường mới, trong một căn nhà mới, ở một thành phố mới của một tiểu bang mới với một người chồng cũng... mới. Ted nhìn tôi và tôi nhìn anh. Chúng tôi như ngầm nói với nhau rằng chúng tôi đang bắt đầu một cuộc hành trình mới, cuộc hành trình của cuộc đời chúng tôi.

Ted lo lắng mãi, chỉ sợ tôi sẽ không cảm thấy thoải mái hoặc sẽ chán nản vì sự thay đổi chỗ ở đột ngột từ một thành phố lớn sầm uất Philadelphia đến thành phố nhỏ bé này. Ted cũng băn khoăn phải chi có vài người Việt ở mảnh đất này để cho tôi có thể "feel at home" (cảm thấy thoải mái như ở nhà).

Vâng, tiểu bang Vermont này tuy nhỏ nhưng có một cộng đồng đầy tình thân hữu. Mọi người cư xử với nhau đậm đà tình dân tộc, thắm thiết nghĩa đồng bào. Hàng năm đều có tổ chức Tết để nhớ về truyền thống dân tộc. Ted là một trong những người Mỹ tham dự nhiều bữa tiệc hoặc những cuộc gặp gỡ thân mật. Dần dần chúng tôi biết được nhiều khuôn mặt Việt Nam hơn. Ted tự hào chỉ dẫn lại cho một vài người bạn Mỹ về phong tục tập quán, ngôn ngữ và thức ăn Việt Nam.

Ted bây giờ là giáo sư trường đại học UVM, một trường đại học lớn của tiểu bang Vermont. Anh thường về nhà trước khi tôi đi làm về. - nhà, chúng tôi nói tiếng Anh pha lẫn tiếng Việt. Mỗi khi đi đâu về anh nói cho tôi biết "Anh về rồi". Đôi khi tôi hỏi bằng tiếng Anh "Are you hungry "" thì anh trả lời bằng tiếng Việt "Chưa đói" hoặc "Đói rồi". Vào những ngày đông lạnh lẽo, anh hỏi tôi "Em lạnh không"" và nếu tôi cảm thấy lạnh thì anh đắp thêm mền ấm cho tôi. Anh cũng hay hỏi tôi "Em uống trà nóng không"". Câu Ted thường dùng nhất là "Trời ơi". Thỉnh thoảng khi Ted nói chuyện với đồng nghiệp hoặc sinh viên Mỹ anh bật thốt lên "Trời ơi" khiến người nghe không hiểu gì cả. Từ ngữ tiếng Việt này đã trở thành quen thuộc với anh rồi.

Ted hãnh diện trở thành "chuyên gia" sử dụng đũa. Anh có thể gắp đậu phộng bằng đũa. Anh đã được nếm thử nào là phở, mì, hoành thánh, hủ tíu, bánh canh, bún bò Huế và anh cũng không từ khước các loại mắm như nước mắm, mắm nêm, mắm tôm, mắm ruốc, mắm và rau. Ted rất thích chả giò, bánh ướt, chả lụa, thịt bò viên. Chúng tôi cũng nếm đủ mùi vị ở các nhà hàng Thái, Tàu, Nhật, Ấn Độ, Mexico, Mỹ. Ted rất ít ăn bánh mì sandwich. Chúng tôi thích thú đi chơi đây đó như thăm china town, vườn bông ở Montreal.

Tôi hay nói đùa rằng Ted "boring" (buồn tẻ) lắm nhỉ" Bởi vì anh không biết tứ đổ tường. Anh không uống rượu, không hút thuốc, không cờ bạc, không trai gái lăng nhăng. Phần tôi, tôi thích sống trong mái nhà êm đềm với sự "boring" của anh. Ted ham thích computer PC. Tôi gọi PC là Phương Châu. Có lần tôi hỏi đùa mẹ tôi rằng "Mẹ có biết rằng Ted đã có tình nhân tên Phương Châu không"". Mẹ tôi tưởng thật mẹ bị "shock" . Tôi phải vội vàng giải thích với mẹ tôi rằng Phương Châu chỉ là cái máy computer mà thôi thì mẹ tôi mới bình tĩnh trở lại.

Ted đã kiên trì và nhẫn nại để trở thành một phần tử trong gia đình chúng tôi. Anh thực tâm tìm hiểu phong tục Việt Nam để có thể làm vừa lòng mọi người trong gia đình. Anh thích những gì chúng tôi thích và anh biết tôn trọng những gì chúng tôi tôn trọng. Vì vậy mẹ tôi rất quý anh. Mẹ tôi coi Ted như rể số một. Các chị em gái tôi cười nhạo và hỏi mẹ "Do you mean he is the first or the best"" (rể số một nghĩa là rể đầu tiên hay là rể tốt nhất). Tôi nghĩ câu trả lời sẽ là "He is both" (cả hai).

Phạm Ngọc Bích

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,055,712
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến