Hôm nay,  

Quản Lý Kinh Tế Ở Mỹ

11/04/200200:00:00(Xem: 227471)
Người viết: DUY NHÂN
Bài tham dự số: 2-511-vb50404
Tác giả Duy Nhân đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Ông sinh nam 1947. Trước 1975, từng là chuyên viên Ngân Hàng Quốc Gia,
và sĩ quan QLVNCH. Hiện cư trú và làm việc tại Chicago. Sau đây là bài viết mới của ông.
Chicago, Ngày 01 tháng 01 năm 2002
Thư gửi: Bạn Việt Nam,
Có lần bạn hỏi tôi tại sao nước Mỹ giàu còn nước Việt Nam thì nghèo và làm thế nào để Việt Nam thoát ra khỏi tình trạng hiện nay, là một trong những nước nghèo nhất thế giớI"
Trước hết, ta hãy nói chuyện vớI nhau về tình hình nước Mỹ. Như bạn đã biết đồng đô la Mỹ hiện giờ là một thứ tiền tệ mạnh, quốc gia nào và cá nhân nào cũng ưa chuộng. Bằng đồng đô la và qua các cơ chế tài chánh, tiền tệ quốc tế như IMF(qũy tiền tệ quốc tế) WB (Ngân hàng thế giớI) ADB (Ngân hàng phát triển Á Châu) và chính sách viện trợ kinh tế cuả mình, Mỹ đã và đang ảnh hưởng, chi phối và áp đặt những gì mình muốn lên mọI quốc gia. MỗI năm Mỹ điều dành ra hàng trăm tỷ viện trợ cho các quốc gia nghèo và kém mở mang. Không kể những lần cứu trợ đột xuất giúp mọi nạn nhân chiến tranh, thiên tai ở mọI nơi trên thế giới.
Bạn có biết, Pháp là một nước giàu của thế giớI (nằm trong G7) vậy mà tổng sản lượng hàng năm (GDP) còn thấp hơn tiểu bang California của Mỹ.
Chỉ riêng quận Cam (Orange county) cuả Cali cũng có tổng sản lượng lớn hơn hầu hết các quốc gia Châu Phi và Nam Mỹ. Trong khi đó, nước Việt Nam Cộng Sản có thu nhập bình quân đầu ngườI còn thua xứ Công gô (Mà ngườI ta thường gọI là mọI Phi Châu).
NgườI Cộng Sản Việt Nam luôn có ảo tưởng dối trá là kẻ chiến thắng đế quốc sừng sỏ nhất thế giới là Mỹ, giờ đây phải trải thảm đỏ mờI Tổng Thống Mỹ sang và cầu cạnh ký vớI Mỹ hiệp ước thương mại ngỏ hầu vực dậy “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộI chủ nghĩa” bằng đồng đô la.
Sở dĩ đồng đô la Mỹ có giá trị trên toàn thế giới là vì nó có một bảo đảm, một nền tảng vững chắc, không phải chỉ là vàng mà chính là sự vững mạnh của nền kinh tế Mỹ. Hàng hóa lúc nào cũng thừa mứa và rẽ so vớI thu nhập của ngườI công nhân sau khi đã bị trừ rất nhiều loại thuế. Có thể nói, thành phần tị nạn và nhập cư như ngườI Việt mình là thành phần có thu nhập thấp nhưng hầu hết đều có nhà cửa khang trang vớI đày đủ trang bị sinh hoạt hiện đại. Vợ chồng, con cái đều có xe riêng, ngườI đi làm, ngườI đi học, mỗI năm còn gửI về quê nhà hàng tỉ Mỹ kim.
Nền kinh tế Mỹ sở dĩ phát triển như ngày nay là vì nó được xây dựng trên chế độ Tự do, Dân chủ, lấy quyền tư hữu làm nền tảng, lấy kinh tế thị trường làm động lực. Ngoài ra, một môi trường pháp lý lành mạnh và cung cách quản lý hiện đại và tiên tiến là lý do cụ thể và trực tiếp làm cho nước Mỹ giàu.
Nếu đề cập đến những vấn đề lớn lao có tầm quan trọng chiến lược thì phải tốn nhiều thờI gian và bút mực. Ở đây chỉ giớI hạn trong khuôn khổ quản lý thôi. Mình cũng sẽ không đề cập tớI những lý thuyết, những nguyên tắc, không phân tích, đánh giá những chỉ số có tính cách khoa học, thống kê ..v..v...
Mình chỉ nói tớI những vấn đề đơn giản nhất, mà ai cũng thấy, ai cũng hiểu và có thể làm được để làm giàu cho cá nhân, cho doanh nghiệp và cho đất nước. Tôi cho rằng những thí dụ cụ thể bao giờ cũng là những bài học thực tế, sinh động và lý thú nhất.
Nhớ lại ngày đầu tiên mớI đến Mỹ được ngườI em họ dẫn ra quán Burger King ăn bánh, uống nước. Khách hàng thật là đông, nhưng không hề ồn ào. Ai cũng im lặng xếp hàng theo thứ tự chờ đến phiên mình để order thứ mình muốn và trả tiền.
Vì không có ai phục vụ tại bàn, nên ăn uống xong, khách tự động mang thức ăn thừa, cùng đĩa và ly giấy bỏ vào những thùng nhỏ được trang trí đẹp, trên có chữ THANK YOU, được đặt ở các góc nhà. Các quán ăn cuả Mỹ do đó bao giờ cũng gọn gàng, sạch sẽ và đẹp mắt.
Ấn tượng đầu tiên: ngườI Mỹ có tinh thần tự giác, rất tiết kiệm nhân công là vì tiền công ở Mỹ được trả theo giờ và rất cao. Có những món đồ hư sơ sài nếu bạn đem đi sửa thì ngườI ta sẽ tính tiền công bằng hoặc cao hơn giá trị của món hàng mới tương đương.
Do đó, bạn tưởng Mỹ xài sang khi họ bỏ đi những món đồ cũ còn xài được, thực ra thì họ làm hành động tiết kiệm đó bạn. Những năm đầu tiên đến Mỹ tôi chỉ xài toàn đồ đi lượm ngoài đường như tủ ghế, tủ lạnh, tivi, đồng hồ...vv.. Sau này mới biết có rất nhiều ngườI cũng làm như tôi.
Để biết ngườI Mỹ quý thờI gian như thế nào thì bạn hãy tưởng tượng vào giờ cao điểm buổI sáng trên xe lửa, trên xe bus hoặc trên các vỉa hè thành phố lớn, trên đường đi đến sở làm, người ta phải tranh thủ vừa đọc báo, vừa uống cà phê. Các cô đi xe thì chờ đến ngả tư, lúc đèn đỏ thì tranh thủ chải lại mái tóc hoặc trang điểm chút phấn son. Điện thoại cầm tay thì hoạt động 24/24, lúc ngườI ta lái xe, lúc nghỉ trưa, lúc ăn sáng, lúc đang tắm ...vv..
Máy móc, Kỷ thuật khoa học tiên tiến cũng giúp ngườI Mỹ tiết kiệm nhân lực và thờI gian rất nhiều. Ta sẽ thấy rõ đều này khi vào trạm đổ xăng. Ở Mỹ không chỉ bán xăng mà cùng lúc thực hiện nhiều chức năng như bán bánh kẹo, thức ăn khô, các loại dầu, nhớt cho xe, bán vé số lottery, rửa xe, điện thoại công cộng...vv..
Vậy mà, bạn có biết không, chỉ có một ngườI thôi. Khi bạn đổ xăng thì bạn phải tự đổ lấy, gọI là self service. Muốn đổ đầy bình hay bao nhiêu tùy ý. Sau khi đổ xăng thì bạn vào quày trả tiền hoặc trả bằng thẻ tín dụng (credit card) ngay tại cây xăng, như thế bạn khỏi mất thì giờ, khỏi sợ đổ xăng thiếu và tiền lẽ thì không thối như ở Việt Nam.
Khi muốn rửa xe thì bạn mua phiếu, trả tiền bằng thẻ tín dụng hoặc tiền mặt, chờ đến phiên mình rồi cho xe chạy vào phòng rửa. Trong vài phút, máy móc sẽ rửa xe bạn sạch bóng.
Nêú muốn gọi điện thọai ư " Bạn trả tiền và làm theo các hiệu lệnh đã set up sẵn tại chỗ, như vậy đâu cần có người. Vấn đề tế nhị mà bạn có thể đặt ra là khi bạn đổ xăng xong, bạn không vào quày trả tiền, bạn cũng không gạt thẻ Master Card, Visa Card, Discover Card.. mà lên xe chạy luôn, thì sao"
Thì thôi chứ sao.
Nhưng tôi chưa thấy ai làm như vậy bao giờ.
Người ta đâu có nhiều kẻ ăn cắp như ở các xứ nghèo khổ, kém văn minh. Một thí dụ khác: ở đây hầu như không có sạp báo và ngườI bán báo dạo như ở Việt Nam. Nếu muốn nua báo, bạn chỉ việc ra đường đến những thùng báo ở đó có sẳn các loại báo. Nếu muốn mua tờ nào, thì bạn bỏ đúng số tiền vào một khe hở thì nắp hộp sẽ bật ra, bạn lấy báo rồi đóng nắp lộp lại như cũ. Đến đây, tôi có một ý tưởng vui là nếu như ở Việt Nam, các em bán báo dạo chỉ cần bỏ 35 cent để mua một tờ báo rồi hốt hết báo trong thùng đem đi bán thì... khoẻ re.
Thật ra không phải ở Mỹ không có những ngườI ăn cắp vặt, không có những sự thất thoát hay mất mát. Vấn đề ngườI Mỹ quan tâm là quản lý sao cho vừa đắc nhân tâm, vừa hiệu qủa. Các siêu thị và cửa hàng Mỹ thường có hàng ngàn và hàng chục ngàn món hàng mà không có ai đứng bán cả.
Nếu như ở Việt Nam, mỗI sạp, mỗI quày phải có ít nhất một người vừa bán hàng vừa thu tiền. Ở Mỹ thì họ bố trí vài ngườI thu tiền thôi. Sự quản lý có vẻ lỏng lẽo, rất dễ bị mất cắp. Thực tế không phải vậy. Chỉ cần một nhân viên an ninh ngồI ở phòng riêng, qua máy truyền hình, họ nhìn thấy tất cả mọI việc xảy ra ở quày hàng. Việc lấy căp ở các cửa hàng gọI là shoplifting. Những ngườI ăn cắp lấy hàng bỏ vào túi xách hoặc giấu trong quần áo đều bị nhận diện. Nhưng cách cư xử của Mỹ rất tế nhị.

Đối vớI những vụ ăn cắp nhỏ họ cho qua và coi là sự thất thoát phải có. Họ quan niệm nếu chận bắt, những ngườI này sẽ mắc cở và ảnh hưởng đến những ngườI khác, lần sau sẽ không đến mua sắm nữa và họ sẽ mất khách hàng. Đối vớI những ngườI ăn cắp những món hàng giá cao thì đừng hòng ra khỏi cửa.
Đi mua sắm ở Mỹ gọI là shopping bạn có cái an tâm là không sợ bị hố về giá cả.
Bạn chỉ việc lấy món hàng bạn thích rồi ra cửa trả tiền theo giá niêm yết trên từng món hàng. Nhiều siêu thị có bố trí máy thu tiền. Nếu muốn thì bạn đến đó tự trả tiền lấy rồi ra về. Không như ở Việt Nam, nếu bạn trả giá mà không mua vì cảm thấy bị hố thì bạn sẽ bị ngườI bán mắng chưởI, thậm chí còn bị hành hung. Thật là khinh hoàng phải không bạn.
Ở đây, khi mua hàng xong bao giờ ngườI ta cũng hỏi bạn là có cần giúp mang hàng ra xe không và cuối cùng là lờI chúc “have a good day”. Thật là văn minh và lịch sự-phải không bạn"
Ở Mỹ còn có cái rất hay là khi bạn mua hàng xong vì lý do gì đó bạn không thích, thì đem đổI lấy món khác, gọi là return hoặc không mua nữa, xin nhận tiền lại, gọI là refund, chỉ vớI điều kiện là bạn phải còn biên lai món hàng. Tùy theo mặt hàng, ngườI ta quy định thờI gian trả lại là một tháng đến nhiều tháng. Có những sinh viên lớp computer mua máy vi tính mớI toanh về tháo bung ra để tìm hiểu, học tập xong rồi ráp lại trả cho cửa hàng. Còn sinh viên lớp nhiếp ảnh thì mua máy ảnh về học, chụp hình đã đờI, xong khóa học rồi đem trả, lấy tiền lại. Sự lợi dụng này có hơi qúa đáng, nhưng ngườI bán hàng chỉ xem là một sự quảng cáo. Mà bạn biết, nếu quảng cáo hay, tiếp thị giỏi thì sẽ mang lại lợI ích như thế nào!
Khi đi shopping bạn sẽ thấy ngườI ta niêm yết giá hàng là $0.99, $1.99, $2.99 hoặc $99.99. Món hàng nào cũng lẽ 99xu. 99 xu thì chưa phải là một đồng. Bạn có cảm tưởng người ta tiết kiệm cho bạn từng xu. Thực ra đó là cách đánh lừa tâm lý khách hàng của những nhà quảng cáo có đầu óc.
Còn cách tiếp thị khác không đánh lừa tí nào. Đó là sự giảm giá, gọI là “on sale” vào những ngày lễ, kỷ niệm trong năm như ngày Thanksgiving, Christmas, New year, Labor day, Independence day, Father day, Mother day, ngày cho tình yêu ..vv..
Vào những ngày này, hầu hết các siêu thị, cửa hàng đều bán giảm giá từ 10% đến 50% hoặc buy one get one free (mua một tặng một). Vào những ngày này thì ngườI ta đi mua hàng tấp nập.
Hàng hóa bán được nhiều lần hơn ngày thường, người mua có lợI mà người bán cũng có lợI, thúc đẩy việc kinh doanh sản xuất. Hầu hết ngườI Việt Nam mình chỉ chờ dịp onsale thì mua hàng chất đầy kho để xài dần.
Trong lĩnh vực sản xuất thì ngườI Mỹ cũng tiết kiệm thì giờ, tiền bạc và làm việc với năng suất tối đa. Cùng với máy móc hiện đại, dây chuyền sản xuất tinh vi, đã tự động hóa, vi tính hóa, nên sản phẩm được sản xuất nhanh, nhiều và có chất lượng. Các nhà máy, xí nghiệp Mỹ thường làm việc 3,4 ca liên tục, không để máy móc ở không. Trong mỗi shift thường có một supervisor, ở các phân xưởng thì có department leader. Các supervisor và leader sau khi phân công cho từng bộ phận, từng cá nhân thì chính họ cũng ngồi làm một công việc cụ thể như công nhân chứ không phải chỉ tay năm ngón như ở Việt Nam. Công nhân thì làm việc liên tục, không được nói chuyện, chỉ được ngừng tay khi nghe tiếng chuông reo báo hiệu giờ break, giờ cơm. Bạn không thể nào hình dung được trong một xí nghiệp rộng bao la nhưng Mỹ chỉ mướn một ngườI lao công làm công tác vệ sinh lau sàn nhà, máy móc, đổ rác ở các phân xưởng, văn phòng và làm sạch các nhà vệ sinh ..vv..
Nếu như ở Việt Nam thì công tác đó phải có từ 2 đến 3 người.
Suy nghĩ đầu tiên của tôi khi đến một công ty ở Mỹ là họ làm việc như thế, họ giàu là phải. Việt Nam thì tà tà, làm sao khá được. Chỉ một tháng đầu sau khi đến nước Mỹ, thi bằng lái xe thì mình đã có nhận xét và thán phục cách làm việc nhanh, gọn, khoa học và công bằng, vô tư như vậy. Sau khi pass phần thi lý thuyết đến phần thực hành gọI là Road Test. Sau khi thi xong thì giám khảo cho bạn kết qủa ngay, nếu đậu thì bạn làm thủ tục, chụp hình trong vài phút thì bạn được cấp bằng lái ngay.
Công tác này ở Việt Nam thì phải chờ đợI nhiều tháng. Nhớ laị khi còn ở Việt Nam, vợ chồng, con cái khi đi thi lấy bằng lái xe gắn máy trên 50 phân phối đều phải hối lộ.
Nhiều khi đã hối lộ mà còn bị đánh rớt.
Thật là thiếu sót nếu không đề cập tớI một nhân tố khác, nếu không có nó thì kinh tế Mỹ chưa chắc đã phát triển như ngày hôm nay. Đó là việc sử dụng thẻ tín dụng credit Card và việc cho vay mua hàng trả góp. Ở Mỹ khi đi mua sắm nếu không có tiền trả một lần thì bạn có thể trã góp làm nhiều kỳ từ vật dụng dùng trong nhà cho đến chiếc xe, cái nhà, kể cả các dịch vụ khác. Hầu hết những người tị nạn Việt Nam qua Mỹ với 2 bàn tay trắng thì chế độ này rất là cần thiết. Nếu mua một chiếc xe 10 ngàn, bạn chỉ cần trả trước gọI là down 2 ngàn, số tiền còn lại bạn có thể vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng và trả dần, dĩ nhiên, cộng thêm lãi suất. Nhiều ngườI nói mua xe trả góp là lỗ. Thật ra không phải vậy, vì chiếc xe đó sẽ chở bạn đi làm, chở con đi học, đi mua sắm và chở cả gia đình đi chơi..vv..
Ở Mỹ mà không có xe thì cũng như không có chân. Nếu bạn mua một căn nhà trị giá 100 ngàn, bạn chỉ cần down 10 hoặc 20 ngàn. Số tiền còn lại bạn vay ngân hàng và trả dần từ 20 đến 30 năm.
Thí dụ sau 2,3 năm bạn bán căn nhà đó thì số tiền lãi bạn trả cho ngân hàng 2, 3 năm vẫn thấp nhiều so vớI trị giá gia tăng của căn nhà đó và bạn có một số lãi lớn.
Nghiệp vụ này rõ ràng có lợi cho ngân hàng, cho ngườI bán nhà, người mua nhà, cho nhà nước (được thu thuế) và cho vô số những tổ chức và cá nhân khác có liên quan. Một học sinh học đại học không có tiền đều có thể vay ngân hàng và chỉ hoàn lại ngân hàng vớI lãi suất thấp sau khi ra trường đi làm có thu nhập. Việc đầu tư này thì có lợI to lớn cho xã hội không thể tính toán được.
Thẻ tín dụng là một hình thức cho vay không tính lãi, trừ khi bạn trả chậm so vớI quy định. Những cơ quan cấp thẻ tín dụng sẽ có lợi nhuận dướI hình thức hoa hồng từ những cơ quan bán hàng hoặc bán dịch vụ cho ngườI có thẻ.
Người có thẻ là khách hàng sẽ viết check theo hóa đơn mua hàng để trả cho cơ quan cấp thẻ sau và có thể trả làm nhiều kỳ. Chỉ những người có uy tín, trả nợ vay sòng phẳng mớI được cấp thẻ tín dụng. Số tiền cấp gọi là credit line.
Có loại thẻ tín dụng như Discover còn thuởng cho khách hàng 2% hay hơn nữa tiền Bonus tùy theo nón hàng hoặc dịch vụ mà bạn mua qua thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng là một phương tiện, có thể gọi là một “kỹ thuật tài chánh” để thúc đẩy nền kinh tế từ không đến có và phát triển không ngừng.
Theo ý riêng tôi, thì trình độ văn minh và phát triển của một quốc gia sẽ được đo lường bằng số lượng thẻ tín dụng mà quốc gia đó phát hành.
Chỉ ngồi nhà vớI máy vi tính và thẻ tính dụng trong vài phút, thậm chí vài giây bạn cũng có thể thực hiện được một việc mua sắm tại một quốc gia cách xa bạn nửa vòng trái đất. Một lần nửa, xin cám ơn ông William Boyle, cha đẻ của thẻ tín dụng.
Bạn thân mến,
Đọc đến đây chắc bạn cũng hiểu được phần nào các lý do khiến nước Mỹ trở nên giàu mạnh. Tôi chỉ hy vọng Ềphần nàoỂ thôi vì trong gIớI hạn một lá thư thì không thể nào nói hết được những gì mình muốn dầu chỉ trong giớI hạn sự hiểu biết của mình. Điều hài lòng là được viết về nước Mỹ cho một ngườI bạn tâm giao ở Việt Nam luôn luôn mong mỏi vớI khát vọng cháy bỏng của tuổI hoa niên là sớm được thấy nước mình thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu như hiện nay.
Làm thế nào để thực hiện điều đó"
Xin hẹn bạn thư sau
DUY NHÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,605,046
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến