Hôm nay,  

Viên Đá Lót Đường

08/04/200200:00:00(Xem: 229790)
Người viết: BÙI XUÂN ĐÁNG
Bài tham dự số: 2-508-vb80331

Tác giả không ghi tiểu sử nhưng theo bài viết, ông là một cựu quân nhân VNCH. Từ 1959, ông từng hai lần du học tại Hoa Kỳ. Năm 1975, cùng gia đình định cư tại xứ xở này, ông đã vào lớp tuổi ngũ tuần. 27 năm sau, khi hồi tưởng những năm tháng đầu tiên để Viết Về Nước Mỹ, tác giả cho thấy ông vẫn tinh tế và sắc bén hiếm có.

Những người tỵ nạn chúng ta kẻ đến trước, người đi sau, dù rằng 75, ODP hay HO ai khi mới đến Hoa Kỳ đều cùng một tâm trạng lo âu như nhau và cũng cần có một thời gian để ổn định cuộc sống. Thời gian này mau lẹ hay lâu dài, vững tâm tiến bước hay long đong vất vả đều tùy thuộc vào sự quyết tâm vượt qua trở ngại không nề gian khổ và số phận may rủi.

Năm 1975, khi còn ở trong trại Pendleton, chúng tôi hết sức băn khoăn lo lắng không biết đời sống tương lai sẽ đi về đâu trên miền đất mới lạ này. Tâm sự của chúng tôi nặng chĩu những ưu tư lo buồn khi bước chân vào chốn thiên đường hạ giới.

Trong giây phút kinh hoàng hỗn lọạn của cuộc đổi đời, chúng tôi ra đi không một lời từ giã, bỏ lại cha mẹ, vợ con, anh em, bằng hữu và quê hương để tìm con đường sống. Chúng tôi đành chấp nhận mọi sự rủi may vì không biết nơi nào sẽ tiếp nhận, chỉ hy vọng có một cuộc sống tự do và an bình. May thay Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón nhận đám người lìa bỏ quê để tìm con đường sống.

Vào năm 1953 gì đó, tôi được xem cuốn phim tựa đề “Les plus belle anneés de notre vie” thì phải. Cuốn phim này tả về đời sống của 3 người quân nhân Hoa Kỳ được giải ngũ sau cuộc đại chiến thứ hai chấm dứt. Một người là phi công chiến đấu, đã từng vào sinh ra tử huy chương đầy ngực. Người thứ hai là một thủy binh đã cụt một chân và người thứ ba là một trung sĩ văn phòng. Trở về đời sống dân sự, vợ ông phi công đã ôm cầm thuyền khác. Khi đi xin việc, được trả lời là họ không cần người lái máy bay đi bỏ bom, bắn phá. Người lính thủy trở về trong nỗi buồn chán của một người tàn phế và bực dọc về sự vồn vã thương hại của gia đình cũng như người yêu cũ vần một lòng chung thủy. Ông Trung sĩ may mắn hơn cả, trở về với một gia đình đầm ấm vợ đẹp con khôn. Cuốn phim còn nhiều tình tiết, nhưng đã nói lên sự thật quá tàn nhẫn, phũ phàng đối với những người đã đứng lên gìn giữ quê hương. Như vậy những người tỵ nạn chúng ta sẽ được đối xử thế nào, khi hội nhập vào xã hôi bên ngoài"

Làm sao không lo cho được vì những năm 1959 và 1963, tôi đã được thụ huấn quân sự tại Hoa Kỳ. Tôi biết Hoa Kỳ là nơi đất rộng người thưa, tài nguyên phong phú và hùng mạnh.

Người Hoa Kỳ rất hiếu khách bằng chứng là những chiều thứ sáu hàng tuần, rất nhiều tư nhân đã tự ý đến quân trường đón các sỹ quan ngoại quốc về nhà đãi đằng hậu hĩ. Nhưng hồi đó, trong xã hội Hoa kỳ nạn kỳ thị chủng tộc không phải là chuyện nhỏ. Ngày đầu tiên tại Fort Benning thuộc tiểu bang Georgia trong phần hướng dẫn (orientation) thuyết trình viên đã nhắc nhở chúng tôi về vấn đề này và lưu ý chúng tôi khi ra ngoài thành phố nên mặc quân phục và tự coi mình như người da trắng.

Thời đó hai tiểu bang Georgia và Alabama là nơi đặc biệt phân rõ trắng đen. Những tấm bảng White only nhan nhản trước cửa tiệm ăn, nhà vệ sinh. Trên xe bus người da mầu tự động ra ngồi ở hàng ghế phía sau.
Một hôm trên chuyến xe bus từ Atlanta đi Burmingham tôi đứng lên nhường ghế cho người đàn bà da trắng bụng chửa vượt măt. Thấy ở phía sau ghế trống rất nhiều mà đường còn xa, tôi vừa dợm bước đi xuống người đàn bà này đã vùng đứng dậy trả chỗ cho tôi và cự nự om sòm. Tôi đành giả vờ như không hiểu gì hết.

Đọc mấy tờ báo cũ trong trại tỵ nạn, thấy tôi nghiệp cho những người cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng phục vụ cho trậân chiến ở Việt Nam, khi đi xin việc họ đã phải dấu nhẹm thay vì hãnh diện về việc này. Nếu việc chiến đấu cho Tự do, Dân chủ tại Việt Nam là sai lầm thì lỗi đâu phải ở họ, mà họ phải gánh chịu sự khinh khi này.

Tôi cũng biết rằng bây giờ mọi chuyên có thể đã khác xưa, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng đầu óc kỳ thị và định kiến sai lầm đã ăn sâu từ cỗi rễ, làm sao thay đổi trong một sớm một chiều. Người mình dù sao vóc dáng nhỏ thó, ngôn ngữ đã không thông, bỡ ngỡ trước những văn minh vật chất, lại thêm sự chán ghét và ngộ nhận về cuộc chiến tại Việt Nam, làm sao chúng ta có thể được đối xử tử tế.

Nỗi băn khoăn thắc mắc của chúng tôi lại càng thêm gia tăng khi một ông Trung tá bi thương tật ở chân cùng vợ và 3 con vừa được anh em tiễn đưa xuất trại. Hai tuần sau ông lại cùng vợ con trở về. Ông cho biết người bảo trợ của ông là chủ một vườn cam tại Florida. Gia đình ông được đưa vào chiếc trailer ở góc vườn cam không có điện, không cầu tiêu, nhà tắm, còn nước phải ra giếng lấy vào. Chiều đến chủ trại đưa cho ông vài ổ bánh mì cùng gói hot dog. Đêm hôm đó một người Mỳ râu ria rậm rạp, quần áo lôi thôi, đến đuổi gia đình ông đi và bảo đây là chỗ của hắn ta. Không biết đi đâu, gia dình ông đành kéo nhau ra vườn cam ngủ đỡ. Sáng hôm sau, khi nghe tự sự người bảo trợ đưa ông cây súng và bảo nếu cần cứ việc bắn. Ông đành xin chở tới hôi Hồng thập tự điạ phương và yêu cầu được trở về trại tìm người bảo trợ khác.

Trong trại có những buổi hướng dẫn về đời sống và tìm việc làm ở Hoa Kỳ. Một ông vào tuổi ngũ tuần, dáng người bệ vệ dứng lên hỏi một câu lãng nhách:

“Trước đây tôi là Gíám đốc, vậy thì tôi có thể tìm được việc làm tương tự hay không"”

Người thông dịch viên dịch lại nguyên văn câu hỏi. Người thuyết trình viên rất nhã nhặn trả lời, “Thưa ông, rất có thể”å và bà ta nói thêm rằng ở Hoa Kỳ thông thường khi tuyển dụng nhân viên người ta thường căn cứ vào những điểm sau để dễ dàng lượng định: bằng cấp, khả năng chuyên môn và kinh nghiệm.

Khốn nỗi chúng tôi lúc đó đào đâu ra mảnh bằng, mà phải là bằng cấp của Hoa Kỳdù là mảnh bằng tốt nghiệp trung học, lại còn chuyên môn và kinh nghiệm thực là chuyện mò kim đáy biển. Chúng tôi lại là những kẻ ở vào cái tuổi ngũ thập chưa đủ kể là già, mà trẻ cũng không còn trẻ mà gia đình lại nặng gánh 10 người gồm mẹ già, cháu nhỏ lại thêm đứa cháu con của người em ruột, thực là nan giải.

Nhờ sự giới thiệu của một Trung sĩ Thuỷ quân lục chiến, gia đình tôi được nhà thờ First Baptist Church ở đường Newport thành phố Tustin bảo trợ. Nhà thờ có chừng 500 hội viên, nhưng chỉ có 12 người đồng ý bảo lãnh. Biết thân phận mình là một kẻ tỵ nạn cho nên ra khỏi trại lúc 10 giờ sáng, 1 giờ chiều tôi đi lấy bằng lái xe và đi làm cho một tiệm sửa xe hơi vào ngày hôm sau. Tôi chẳng nề hà chưa quen công việc lao động. Công việc của tôi gồm có thay dầu nhớt, vá vỏ xe và lên Santa Ana lấy cơ phận xe hơi.

Thời đó xa lộ 5 còn vắng vẻ đi và về chỉ mất khoảng 40 phút. Nhưng muốn mua chai nước mắm phải nhờ cô thư ký nhà thờ, người Nhật đưa lên Los Angeles, tìm mãi mới thấy ở tiệm Thái Lan có 2 chai bụi đã đóng dầy có lẽ không ai mua từ ngày mở tiệm.

Con trai tôi đã tốt nghiệp đại học ở bên nha, đứa đi đổ xăng, đứa khuân thùng cam. Dù rằng cha con tôi đều là lương tối thiểu nhưng chúng tôi cũng tạm đủ sống và đủ sức trả tiền nhà $299 một tháng cho căn appartment 3 phòng ngủ, 2 phòng tắm trên đường Newport để khỏi nhờ vào trợ cấp an sinh xã hội. Thực ra vào thời gian đó nếu người bảo trợ không chỉ đường dẫn lối chúng ta cũng chẳng biết đâu mà xin welfare, food stamps.

Nhưng chỉ một tháng sau, gia đình tôi đã rời Tustin đi Detroit, Texas cho gần gia đình người em ruột.

Chỉ một tháng sau khi đến Tustin, gia đình tôi đã rời đi Detroit, Texas, cho gần gia đình người em ruột.

Detroit là một làng nhỏ heo hút nằm bên xa lộ 82 ở giữa 3 tiểu bang Texas, Oklahoma và Arkansas với dân số gần 600 người phần lớn là ông bà già và da mầu, đa số sống nhờ quỹ an sinh xã hội.

Cả làng chỉ có duy nhất một ngọn đèn lưu thông, một xưởng muối dưa leo do hai cha con vừa là chủ vừa là thợ. Tõi đây chúng tôi lại nhận thêm 3 người cháu vợ.

Cha con, bác cháu chúng tôi đi khắp một vòng bán kính 30 dậm để tìm việc làm. Tôi may mắn được chân khuân thùng ở hãng Campbell Soup lương $3.75 làm ca nhì, mỗi ngày khuân từ 800 đến 1200 thùng từ ngoài vào trong toa xe lửa. Ban đêm 1 giờ mới về tới nhà, chân tay mình mẩy bầm tím quần áo ướt đẫm mồ hôi. Tắm rửa xong vào giường đã gần 2 giờ. 6 giờ sáng đã phải dậy đưa đứa con dâu đi làm ở hãng cung cấp thịt cho quân đội cách đó 17 dậm.

Con trai tôi tuy được nhận vào chương trình CETA để học nghề thợ mộc, nhưng thực ra lại làm tạp dịch cho tòa án tại thi xã Clarkville. Cháu tôi không tìm được việc làm dù là lương tối thiếụ. Trong khi đó một ông khai là Trung uý Không quân nhưng một chữ tiếng Anh chẳng biết, được một nhà thờ tại thành phố Paris bảo lãnh cùng một vợ 4 con.

Nhà thờ cấp nhà cho ở và xin cho ông ta việc kẻ chữ tai một tiệm vẽ bảng hiệu với số lương ngon lành $4.50 một giờ, nhưng chẳng hiểu tại sao ông ta bỗng dưng đòi nhà thờ mua xe và lại còn đòi lấy hộ ông ta bằng lái xe nữa. Khi đó lấy bằng lái xe tại vùng này quá dễ, chỉ cần biết lái sơ qua và lùi xe vào lề đường dù cách xa cả thước cũng đậu, vì đường phố vắng tanh ít xe qua lại. Không được nhà thờ đáp ứng, ông ta lôi vợ con bầu đoàn thê tử ra trước trụ sở Hồng thập tự nằm ăn vạ.

Tội nghiệp cho đám sinh viên Việt nam đang học ở Paris Community College phải ra làm thông ngôn và không biết khuyên nhủ ra sao.

9 tháng sau gia đình tôi lại rời Detroit đi Peoria, Illinois cho gần người con gái cùng chồng ở đó.

Năm 1976 là thời kỳ cực thịnh của Peoria, thành phố đứng vào hàng thứ 6 của Hoa Kỳ tính vào lợi tức trung bình trên đầu người và cũng là một trong 21 thí điểm tiêu thụ và hành chánh trên toàn quốc.

Tại đây hãng Caterpilar chuyên sản xuất máy cầy, máy đào đất, máy phát điện và các động cơ có trên 20.000 nhân viên và người quét rác, lương thấp nhất cũng $12.gi. Người Việt định cư ở đây khá đông, tôi gặp vài người bạn cũ. Ông Tham vụ Ngoại giao khi xưa, giữ chân thủ kho. Ông Đại tá, nay khuân bàn, sắp ghế cho khách sạn Hilton. Tôi xin việc ở Caterpilar và Morton Metal craft bị từ chối khéo là overqualified đành theo gương ông bạn trước kia làm ở văn phòng phủ Tổng thống, xin vào quét dọn trong trường hoc để kiếm cơm nuôi gia đình với số lương $5.7.5 giờ.

Con và cháu tôi đứa đi học, đứa đi làm may mắn tìm được việc tốt và thay đổi viêc làm như thay áo. Vì làm ca nhì cho nên tôi rảnh thì giờ đưa vợ tôi đi hoc Anh văn.

Một bà giáo dạy Anh văn hỏi tôi:

“Theo ông thế nào là good job, bởi vì tôi có người học trò, tôi xin cho chân lái xe xúc với số lương sấp sỉ $8 một giờ, nhưng ông ta chê và muốn làm ở bàn giấy.”

Tôi nửa đùa, nửa thật nói theo tôi Good job phải là lương nhiều, ngồi bàn giấy mà không phải làm gì cả . Bà ta cười và nói rằng nếu như vậy thì không thể nào tìm được Good job ở đất này ngoại trừ sinh ra là con nhà tỷ phú.

Một ông bạn của tôi không muốn lao động, cắp sách đi học mặc vợ con lo chuyên sinh sống. Ông ta bảo tôi tại sao lại không xin trợ cấp welfare rồi đi học, đi làm làm gì cho khổ thân. Không dám trả lời thẳng, tôi đành nói bao nhiêu năm bỏ bút cầm súng cho nên bây giờ chữ nghĩa đả trả thầy gần hết làm sao đi học cho nổi. Tôi nghĩ rằng nếu mình có thể tự lực được, tại sao lai ỷ lại vào cái thứ trợ cấp chỉ tạm đủ sống qua ngày, vả lại đã hơn 50 tuổi rồi, khi lấy được mảnh bằng đại học cũng sấp sỉ 60, ai còn muốn mượn. Hơn nữa đi làm dù là lao động nhưng cũng có nhiều cơ may học hỏi để tiến thân.

Mấy năm sau ông bạn kể trên bất mãn vì không tìm được việc làm dù đã có mảnh bằng đại học trong tay. Nhưng cũng có người thực là may mắn, được người bảo trợ là nhân viên cao cấp một công ty dầu hỏa tại Houston mướn vào làm nhân viên phòng thí nghiệm mặc dầu công việc trước kia chẳng có gì dính dáng đến. Một người bạn khác cũng được một hội viên nhà thờ là chủ ngân hàng mới đầu chỉ cho làm việc lặt vặt nhưng dần dà lên chức chủ sự .

Chúng tôi cũng vậy, chẳng phải lao động vĩnh viễn. Hai ông bạn khuân bàn và thủ kho kể trên sau khi theo học chuơng trình CETA, với số điểm cao nhất của nhà trường từ ngày thành lập đã được báo chí địa phương ca tụng cho nên đã kiếm ngay được việc làm tốt đẹp. Vài bà mới đầu tiếng Anh một chữ cũng không biết, vào quét dọn trong nhà thương, nhưng nhơ` chịu khó làm việc và học hỏi đã được cất nhắc lên chức vụ cao hơn. Mấy người trẻ tuổi nhờ sáng làm tối học đã tốt nghiệp đại học và có việc làm tốt đẹp. Trẻ em người Việt phần đông được xếp trong hạng 10 người đầu lớp và có năm chiếm 7 ngôi thủ khoa trong số 10 trường trung học tại học khu .

Hơn một năm sau, tôi được một công ty dầu hỏa thâu nhận vì đã được huấn luyện tại Tân gia ba, Mã lai và Hồng Kông, nhưng những máy móc và dụng cụ của các nước kể trên so với Hoa Kỳ đã hoàn toàn lạc hậu dù chỉ mới có vài năm.

Từ 1978 cho đến 1982 số người tỵ nạn dến Peoria càng ngày càng đông và càng ngày càng lắm chuyện. Nào là thuyền nhân, nào là ODP, nào là các trẻ em không thân nhân trong các trại tỵ nạn. Một số lớn đã theo lời khuyên nhủ của chúng tôi, những viên đá lót đường, họ đã không ngần ngại nhận những việc làm nặng nhọc hoặc giờ giấc thức khuya dậy sớm. Sáng đi làm tối đi học, vợ chồng thay phiên lo chuyện gia đình hà tiện từng đồng cent đỏ. Quần áo, vât dụng đều mang nhãn hiệu Goodwill hay garage sale, riêng vợ chồng tôi mãi đến 3 năm sau mới bước vào tiệm Mc Donalds.

Những người này đã ổn định cuộc sống nhanh chóng, 70-80% người Việt tai Peoria mua căn nhà đầu tiên trong vòng 16 tháng sau khi lập nghiệp. Nhưng cũng có người vẫn còn hối tiếc cái thời vàng son khi trước hay không thực tế nhìn nhận khả năng và vị trí của mình hay còn suy hơn tính thiệt. Những người này đã gây ra những chuyện làm cho cộng đồng nhỏ bé của chúng tôi dở khóc dở cười.

Một ông xưng là Đại tá Hành chánh Quân Y và gia đình được hội USCC bảo lãnh, ông ta ở nhà bắt vợ con đi làm và khi về nhà phải cung cấp bia rượu cho ông ta và bạn hữu nhậu nhẹt như hồi còn ở bên nhà. Ông ta cũng đòi hội USCC mua xe và lấy bằng lái cho ông ta. Bà Giám đốc hội nhờ tôi giải thích dùm, ông ta không những không nghe và còn nói, “Tôi tưởng bác cũng là người Việt thì phải giúp cho người mình chứ, ai ngờ bác cũng nói theo đuôi người Mỹ.”

Một hôm ông ta chửi vợ, đánh con, cảnh sát đến can thiệp ông năn nỉ nhờ chúng tôi đến nói dùm là ông ta bị bệnh tâm thần cho nên Cảnh sát chỉ cảnh cáo và tha về. Khoảng một tháng sau chuyện đó lại tái diễn, Cảnh sát bắt bỏ ông ta vào nhà thương điên. Khi đựợc thả về, vợ con ông đã lẳng lặng bỏ đi nơi khác. Ông ta đến xin Hội giúp đỡ, chúng tôi đành tặng cho ông một vé xe bus để ông ta rời Peoria đi nơi khác.

Mấy năm sau hội USCC tại Peoria không nhận thêm người tỵ nạn nào nữa, Bà Kessler Giám đốc hội nói với chúng tôi rằng bà không thể nào tìm được người bảo trợ vì họ đã gặp quá nhiều phiền phức. Bà còn nói thêm giá những người bây giờ cũng giống như những người đi trước bà sẵn lòng nhận cả trăm người .

Người Mỹ mới đầu thương hại đám dân tỵ nạn, họ tận tình giúp đờ chỉ bảo
dẫn dắt đủ mọi thứ. Có người chủ trại bảo lãnh các thanh niên độc thân, hết lớp này đến lớp khác tổng cộng gần 20 người. Hội viên nhà thờ thay phiên nhau chở trẻ con đi học, đến nhà dạy Anh ngữ và chỉ dẫn mọi thứ. Lòng tốt của họ dù sao cũng có giới hạn và sự thành công quá mau chóng của đám dân khốn khổ khi xưa sinh ra sự ghen tỵ thêm vào đó những chuyện không tốt của chúng ta, cho nên không thể trách ai được. Dù sao nghiã cử cao đẹp của những người bảo trợ đã mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta thực là đáng ghi nhớ. Hội chúng tôi cũng muốn bảo trợ người mình, song trước những đòi hỏi vô lối, thiếu hiểu biết và sự nghi ngờ ăn chặn nhà, xe hay tiền cứu trợ nên đành chịu bó tay nhận sự trách móc.

Năm 1985, kỷ niệm 10 năm ty nạn để nói lên tấm lòng biết ơn của chúng tôi với những tổ chức và người bảo trợ. Nhưng trong hội truờng gần 300 nguời chỉ có khoảng 50 người mình tham dự trong số gần 1000 người tỵ nạn, còn toàn là người Mỹ. Khi đài truyền hình địa phương hỏi về sự vắng bóng của người mình, tôi đành trả lời là họ phải đi làm cả thứ bẩy chủ nhật để che dấu thái độ thờ ơ, ích kỷ của đám người đã qua sông...

Lớp người đi trước chúng tôi, trong thời gian đầu chỉ những viên đá lót đường không có sự lựa chon hay nói theo Tam quốc chí là những người làm ra con đường Sạn đạo. Con đường đầy gian khổ, đầy mồ hôi nước mắt để cho thế hệ thứ hai bước những bước chân thênh thang, vững chắc đi vào con đường hoa gấm Tự Do, Dân chủ và Thịnh vượng. Những viên đá lót đường, ngày nay nhiều viên đã chìm sâu vào trong lòng đất nhưng chắc cũng mãn nguyện là đã bắc một đầu cầu vững chắc cho giòng người đến sau .

Placentia 12-01

BÙI XUÂN ĐÁNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến