Hôm nay,  

Nhân Viên Thất Nghiệp

08/04/200200:00:00(Xem: 180472)
Người viết: NGUYỄN HÀ
Bài tham dự số: 2-507-vb70330
Nguyễn Hà tên thật Nguyễn Thị Minh Hà, 36 tuổi, cư trú tại Corona, California, hiện theo học ngành Human Service tại Cal State Fullerton, đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ: chuyện về Mr Right, về anh Tư nghệ sĩ, anh Năm vượt dốc, hai bà má học thi quốc tịch, Mẹ dắt con đi. Bài viết mới của Nguyễn Hà, vẫn với lối viết nhởn nha vui vẻ, là chuyện mùa suy thoái: “thất nghiệp”.

NGÀY ẤY, CHÚNG MÌNH
... THẤT NGHIỆP
Vừa bước vào nhà, Hoàng đã gọi rùm trời, “Con-Nít ơi, lại đây nghe tin mới nhận được của anh nè.”
Con-Nít là nickname của vợ anh. Anh đặt cho cô tên đó vì cái giọng nói nhão nhẹt của cô, và cũng vì tính tình cô hơi bị giống những nhân vật trong phim hoạt họa Peter Pan, không bao giờ thích trở thành người lớn hoàn toàn mặc cho
‘tuổi hạc’ càng ngày càng cao.
Con-Nít chạy ra bá cổ Hoàng, “Tin mới gì vậy anh" Chắc là tin vui; thấy anh coi bộ khoái dữ.”
“Ừ, tin vui. Anh sẽ đổi job, qua làm EPR (Employment Program Representative) cho sở Phát Triển Nhân Dụng.”
“Anh nói gì" Cái sở gì vậy anh" Tên gì nghe đao to búa lớn dữ vậy, em hổng hiểu gì hết hà.”
“Là EDD (Employment Development Department) đó mà.”
“À, sở thất nghiệp chứ gì. Em biết rồi. Lương có nhiều hơn chỗ anh đang làm không"”

“Nhiều hơn chút đỉnh thôi, nhưng mà làm việc cực hơn.”
“Vậy sao anh lại xin đổi qua làm gì" À, em hiểu rồi. Tại lịch sử thất nghìệp năm năm của anh phải không"”
Hoàng ghì sát cái đầu cá trê dẹp lép của Con-Nít vào ngực, xoa lấy xoa để,
“Con nít
mà cũng hiểu chuyện người lớn nữa ta. Anh đã từng khổ sở vì thất nghiệp nên anh muốn làm việc ở sở thất nghiệp, thử coi mình có giúp được những người thất nghiệp chút gì không. Con-Nít à, em có nghe anh nói không"”
Con-Nít đang chăm chú vuốt vuốt sửa sửa những sợi tóc cứng lòa xòa trước trán chồng. Tóc của anh sao mà lì lợm quá chừng, vuốt cách gì tụi nó cũng vẫn nhảy loi choi, không chịu nằm yên. Tức mình, Con-Nít lấy tay đè bẹp chúng xuống, rồi hôn nhẹ lên trán Hoàng, rủ rỉ, “Em đang nghe đây mà, ông xã. Đúng rồi, anh có một lịch sử
thất nghiệp kinh dị như vậy, bây giờ anh sẽ hiểu và thông cảm cho những người thất nghiệp, làm việc ở sở thất nghiệp là phải rồi. Mà Hoàng nè, anh nói thiếu rồi, lúc đó đâu phải một mình anh khổ đâu, con nhỏ vợ cũng khổ muốn chết.”
Phải rồi, lúc đó, cả hai đứa đều khổ. Bây giờ nhớ lại những ngày Hoàng làm khách hàng pẹc ma năng của sở thất nghiệp, hai vợ
chồng vẫn còn thấy ớn chè đậu.
*
Lúc hai đứa mới quen nhau, Hoàng đang có việc làm, tuy lương không nhiều nhưng cũng đủ sống. Hai đứa đã tính toán xong đâu đó, đám cưới xong thì mướn một căn apartment nho nhỏ, Hoàng vừa đi làm vừa đi học, còn Con-Nít thì chỉ đi học thôi. Con-Nít hí hửng lo chuyện đám cưới và chờ ngày dọn ra nhà mới, tuy chỉ là nhà mướn nhưng được thoát khỏi cảnh share phòng. Nhưng túp apartment lý tưởng của hai đứa xây chưa tới đâu thì đã sụp đổ tan tành.
Đêm đó, Hoàng chở Con-Nít ra ngoài chơi mà lầm lì mãi, không nói tiếng nào. Mặt trăng trên đầu hai nguời sáng trưng, nhưng mặt Hoàng thì tối thui, tối hơn đêm ba mươi. Chịu hết nổi bầu không khí ngột ngạt, Con-Nít nắm cánh tay anh, lay lay,
“Có chuyện gì vậy anh, nói cho em nghe đi.”
Hoàng đáp, giọng buồn xo, xuôi xị, “Anh thất nghiệp rồi, không lo lắng gì cho em được nữa, không có tiền mướn túp apartment lý tưởng, cũng không có tiền để lo đám cưới hai đứa mình. Hay là...”
“Hay là sao hả anh"”
“Hay là, em đi theo người khác đi, ráng tìm người nào có việc làm vững chắc mà theo, anh không giận gì em đâu.”
Con-Nít lắc đầu lia lịa, ôm Hoàng thật chặt, dụi đầu vào ngực anh, “Sao anh biểu em kỳ cục vậy" Thất nghiệp thì thất, sao lại đuổi em đi" Em không đi theo người nào khác đâu, em theo anh hoài thôi.”

Mặc cho Con-Nít cứ dụi dụi đầu vào lòng anh, Hoàng vẫn ngồi bất động, không đuổi Con-Nít nữa nhưng cũng không ôm cô vào lòng.
“Hoàng ơi, cười một cái đi anh, nhếnh mép thôi cũng được mà, mặt anh buồn thấy... chán quá hà, hổng có anh hùng
chút nào.”

“Trời đất, giờ này mà còn đòi anh hùng với chị hùng!” Hoàng phì cười. Con-Nít chỉ chờ có vậy, hôn thật kêu vào cái lúm đồng tiền vừa dài vừa sâu của anh. Vậy mới ngon lành chứ. Anh đừng thèm buồn, anh sẽ tìm được việc khác mà, lo gì.
Và kể từ đó, hai đứa trở thành một cặp tình nhân thất nghiệp.
Vào những năm đó (1991, 1992...) kinh tế xuống dốc dữ dội. Con-Nít thì vừa mới qua Mỹ, lại yếu xìu như cọng bún thiu. Còn Hoàng, xin việc làm đã trở thành full-time job của anh. Hoàng kiên trì lê chân khắp nơi nhưng không ăn thua gì. Lúc thì anh sống bằng tiền thất nghiệp, lúc thì bằng số lương ít ỏi từ những việc làm part-time. Rất nhiều lần vì chán nản, Hoàng lập lại điệp khúc, “em đi theo người khác đi.” Có nhiều lúc quá bực bội vì cảnh thất nghiệp kéo dài, người yêu thỉnh thoảng lại lằng nhằng than thở, anh bực mình gắt lên,
“anh nghèo quá rồi mà còn vướng thêm em, thôi em đi chỗ khác chơi đi, cho sung sướng cái thân.”
Nhưng lần nào Con-Nít cũng lắc đầu, nhất định không chịu đi chỗ khác chơi.
Cặp tình nhân thất nghiệp đã chờ nhau được năm năm. Lúc này thì Con-Nít sợ hết hồn rồi, cô đã sắp bước từ hăm
qua
băm. “Hổng được rồi anh ơi, mình phải tìm cách nào đó làm đám cưới đi, em sắp quá đát rồi.”

Má biểu, “Thôi hai đứa bây nghèo quá, không có tiền làm đám cưới thì làm một mâm cơm cúng ông bà và mời gia đình hai bên một bữa cơm để ra mắt là được rồi.”
Ý của má cũng hợp lý, nhưng khổ nỗi Con-Nít ham làm cô dâu đẹp, mơ được khoác chiếc áo đẹp nhất đời áo cô dâu, và đội voan thướt tha lộng lẫy, nên hai đứa không thể nào làm theo lời gợi ý của má.
Lục lạo khắp nơi, cuối cùng hai người cũng kiếm được tiền làm một đám cưới thất nghiệp. “Con-Nít ơi, anh vừa mới tìm được mấy chuyện làm thêm, chắc cũng gom được một ít tiền lẻ. Anh sẽ đi quảng cáo bán băng dạy tiếng Anh trên mấy đài radio và TV Việt ngữ.”
Từ những talk show quảng cáo bán băng “Look, listen, and talk”
trên radio và TV, Hoàng quảng cáo luôn cho tiệm bán áo thung, chợ Việt Nam, show nào kêu anh cũng làm tuốt luốt. Con-Nít gom từng chục, từng trăm, tính toán gói ghém cũng làm được một cái đám cưới thiệt là nhỏ, khách khứa vỏn vẹn chưa tới mười bàn. Không hề gì, miễn được làm cô dâu đẹp trong chiếc áo cưới trắng muốt, cùng nhau đứng trên sân khấu cao cao chéo tay nhau uống champagne và đút cho nhau miếng bánh cưới ngọt lịm trước mặt gia đình, bà con, bạn bè hai bên là cũng đủ lắm rồi. Cặp tình nhân thất nghiệp đã bền chí chờ đợi nhau thì cũng phải có một ngày thành cặp vợ chồng thất nghiệp chứ.
Mùi mắm đồng kho thơm lạ lùng từ trong bếp bay ra đã len lỏi vào đánh đu trên sợi dây thần kinh tham ăn của Con-Nít, làm sợi dây nhạy cảm đó rung lên từng chập, cắt đứt cái rụp những hoài niệm về cặp tình nhân-vợ chồng thất nghiệp. Cô lập tức kéo Hoàng vô bếp.
Mới thấy hai đứa, má hỏi liền, “Hai đứa bây làm gì mà không lo ăn cơm, đứng ngoài trước xì xầm cả buổi vậy" Có chuyện gì không con" “
Con-Nít nhanh nhẩu báo cáo, “Má biết hông, anh Hoàng sẽ làm nhân viên thất nghiệp đó.”

“Cái gì" Trời thần ơi, thằng Hoàng lại bị thất nghiệp nữa hả"”

“Không có đâu má ơi, ảnh sẽ làm nhân viên thất nghiệp, xét đơn xin tiền thất nghiệp của người ta.”
“Vậy hả, vậy mà nghe bây nói cái gì thất nghiệp, má tưởng...”
Tội nghiệp má, tới giờ này hai chữ thất nghiệp vẫn còn làm má sợ điếng hồn.
*
NHÂN VIÊN THẤT NGHIỆP
Đã là
nhân viên
thì không thể nào
thất nghiệp. Đúng ra phải gọi Hoàng là nhân viên sở thất nghiệp, nhưng Con-Nít đã nuốt mất chữ
sở, cứ gọi anh là
nhân viên thất nghiệp. “Thiệt tình, con nhỏ vợ... Thôi, để con nhỏ lộn xộn ở nhà, bây giờ bắt đầu làm việc.“
Ngày làm việc của một nhân viên thất nghiệp được nối kết bằng những chuổi tiếng reng vang vang, giục giã.
*
Ring & Ring
“Hello,
nhân viên thất nghiệp & xin lỗi, Phòng Thất Nghiệp tiểu bang California, tôi là Hoàng, tôi có thể giúp gì cho quý vị"”
“Tôi vừa mới bị laid off, tôi muốn xin tiền thất nghiệp.”
“Cho tôi xin số social security của anh.”
...
“Xong xuôi, không phải, xong hên
chứ. Hồ sơ của anh đã được chấp thuận, trong vòng từ bảy đến mười ngày anh sẽ nhận được hồ sơ cùng với các mẫu đơn cần thiết, xin anh điền vào và gởi trả lại, và anh sẽ nhận được số tiền...”
*
Ring & ring
“Hello, Phòng Thất Nghiệp...”
“Anh làm ơn xét lại giùm tôi cái vụ này, hình như mấy anh đã cho tôi tiền thất nghiệp thiếu rồi. Anh nghĩ coi, tôi đi làm đã hơn mười mấy năm, còn người bạn tôi đi làm chỉ hơn một năm, vậy sao thời gian lãnh tiền thất nghiệp của tôi và của cô ta lại bằng nhau, chỉ có mấy tháng! Đáng lẽ tôi phải được lãnh lâu hơn chứ, tôi đã đóng thuế nhiều quá mà.”
“Để tôi trình bày cho chị rõ: tiền thất nghiệp chỉ căn cứ trên số lương năm ngoái của chị thôi, không tính đến những năm trước đó, và cũng không căn cứ trên số tiền chị đã đóng thuế, vì đây không phải là tiền nhà nước trả cho chị mà là một loại bảo hiểm của người chủ trả cho nhân viên, nhà nước chỉ là cơ quan trung gian thôi.”


“À, thì ra vậy. Vậy mà tôi cứ tưởng làm việc và đóng thuế mười lăm năm thì phải được lãnh tiền ít nhất là... năm năm chứ. Xin lỗi anh.”
“Không có gì. Nhiều người cũng nghĩ như chị.”
*
“Ring & ring”
“Hello, Phòng &chào chú, cháu có thể giúp gì cho chú"”
“Chán quá cậu ơi, lại thất nghiệp nữa rồi. Đánh tụi Việt Cộng hết mười mấy năm, rồi lại thêm mười mấy năm trong tù. Qua tới Mỹ thì đã già khú rồi, không học hành gì được, đi làm ba cái hãng assembly này cứ bị lây ốp hoài. Thất nghiệp hoài, tôi thấy mình vô dụng quá, không có khả năng làm việc gì cả.”
“Theo cháu nghĩ thì thất nghiệp và không có khả năng làm việc không liên quan đến nhau đâu chú. Có nhiều người rất có khả năng nhưng vì nhiều lý do, không tìm được việc gì để làm, và ngược lại cũng có người khả năng làm việc rất trung bình nhưng lại có việc làm tốt. Đừng buồn chú ạ, cứ từ từ ...”
“Tôi biết là cậu an ủi tôi, nhưng mấy câu nói của cậu làm tôi thấy vui vui. Hôm nào hai chú cháu mình hẹn nhau đi uống cà phê ngoài Phước Lộc Thọ, bàn chuyện đời lên lên xuống xuống cho vui.”

*
Ring & ring
“Hello...”
“Dạ, trong mấy tờ đơn này có nhiều chỗ tui hổng hiểu, cậu làm ơn chỉ dùm.”
“Dạ, được, chỗ nào vậy cô...
“Rồi, tui hiểu rồi, cám ơn cậu nhiều. Tui sẽ điền đơn, gởi đi liền. Tui kêu phon vô để hỏi hai lần rồi, mà mấy lần trước gặp mấy cô kia dữ dằn lắm, vừa chỉ vừa nạt nộ tui quá trời. Bị tui hổng được sáng trí như người ta, chậm chạp quá nên mấy cổ nổi sùng. Mấy cổ càng nạt tui lại càng quýnh quáng, tối mò luôn. À, nhà cậu có ở gần khu Bón Sà hôn" Hôm nào tui đỗ bánh xèo, bánh khọt, mời cậu tới ăn nghen.”
*
“Tic tic tic te te te...”
“Hello, Phòng Thất Nghiệp tiểu bang California, tôi tên Hoàng...”

“Hì hì, em biết anh tên Hoàng lâu rồi, ông xã ơi.”
“Em đó hả, tại anh quen miệng. Có chuyện gì đó, cục bột nhão"”
“Bữa nay đi làm có gì lạ không anh, kể cho em nghe đi.”
“Có, bữa nay anh được một chú HO rủ đi uống cà phê.”
“Đi uống cà phê với mấy chú HO cũng vui; ông xã có đi hông"”
“Đi chứ. Chú còn hứa là sẽ giới thiệu con gái của chú cho anh nữa, ngu gì không đi.”
“ÔNG XÃÃÃÃ...”
“Con khờ, anh chọc em thôi. Hét muốn điếc lỗ tai anh luôn.“
“Thì tại anh muốn thử giọng của em mà. Rồi còn gì nữa"”
“Còn một cô muốn mời anh tới nhà ăn bánh xèo bánh khọt.”
“Í, sướng quá vậy, cho em đi với. Mà sao anh lại được mời ăn vậ"”
“Tại cổ có thắc mắc mà mấy lần trước gặp phải mấy người vừa giảng vừa nạt nộ quá trời, cô ấy không hiểu gì hết. Chắc nhờ anh giảng từ từ, cổ hiểu rõ nên muốn thưởng cho anh một bữa bánh xèo. Thôi xe đông quá, anh cúp nha.”
Nói chuyện với Hoàng xong, Con-Nít bóp trán, suy nghĩ lung dữ. Đã vào làm trong helping profession, nhưng có một số ít workers không thích help
mà lại thích ra oai sấm sét, làm việc theo kiểu đồng hương ăn hiếp đồng hương. Cách đối xử đó làm cho những người đang ở trong thế kẹt, vốn đã mang nhiều mặc cảm, lại càng thêm tủi thân, càng cảm thấy mình
không ra gì. Nhớ hồi đó, lúc cả gia đình dẫn nhau đi xin food stamps, vị worker phỏng vấn gia đình cô xém một chút là phải đi đến nhờ thầy Năm Cầu Sắt nắn lại cái cổ bị trặc.
Cứ sau mỗi câu hỏi, anh ta lại hất mặt lên, hất lên, lên & cứ hất mãi như vậy cho đến khi xong cuộc phỏng vấn thì cái cằm dài và chiếc cổ ngắn của anh ta gần như họp thành góc bẹt 180 độ. Cũng may là anh ta ngồi trong lúc phỏng vấn nên chỉ bị trặc cổ, chứ nếu vừa đi vừa phỏng vấn thì bị vấp té u đầu mẻ trán là cái chắc.
*
“Ring & ring , ring... ring, ring... ring...”
“Con-Nít nghe kể toàn là chuyện vui nên cứ nói là Hoàng làm việc vui vẻ quá. Thật ra, đâu phải lần nào nói chuyện với khách hàng cũng được kết thúc bằng những lời mời đi uống cà phê, ăn bánh xèo, hay những tiếng cám ơn thân ái. Có những cú điện thoại cũng nặng nề như cú giáng xuống của một cây búa tạ.”
*
“Ring... ring...”
“Hello...”
“Tôi muốn mở hồ sơ xin tiền thất nghiệp.”
“Chị đã làm việc ở đâu, và làm được bao nhiêu lâu"”
“Tôi chưa bao giờ đi làm.”
“Vậy sao chị lại xin tiền thất nghiệp" Tiền này là một loại bảo hiểm của người chủ trả cho nhân viên để bảo đảm đời sống trong một thời gian sau khi bị thất nghiệp...
“Tôi chưa bao giờ đi làm, không có tiền xài nên muốn xin tiền, có vậy thôi. Không cho thì thôi, giảng giải lung tung làm cái gì. Đồ khùng!”
*
“Ring & ring”
“Hello...”
“Tôi muốn xin đi học nghề để được lãnh thêm tiền. Lúc này tôi khổ quá, việc làm thì tìm không ra, chồng lại bỏ về Việt Nam xây tổ uyên ương, tôi không biết phải sống bằng cách nào.”
“Hoàn cảnh của chị khó khăn thật, nhưng chị không xin đi học nghề để lãnh thêm tiền thất nghiệp được nữa.”
“Sao vậy" Cậu ráng giúp giùm.”
“Tôi cũng muốn giúp chị, nhưng đành chịu thua. Hồ sơ của chị là hồ sơ chết. Muốn xin đi học nghề và vẫn được lãnh tiền cho đến khi học xong, khách hàng phải xin đi học từ lúc còn đang lãnh tiền thất nghiệp. Đằng này, hồ sơ của chị đã đóng lâu quá rồi...”
“Thôi cậu im đi, không chịu giúp thì thôi, nói nhiều nghe phát mệt, đồ đàn ông nhiều chuyện. Sáng sớm gặp cậu là tôi đã thấy xui xẻo lắm rồi. Trời ơi, đã khổ mà còn gặp nhằm thứ hắc ám.”

Mấy cú búa tạ làm Hoàng tức anh ách, gạt mạnh tay xuống bàn. Chồng hồ sơ đổ tung tóe, vương vãi khắp nơi. Nhìn chúng, anh càng thêm bực bội. Nhưng sao lại có một bộ hồ sơ cũ mèm; xấp hồ sơ này Hoàng vừa mới điền xong mà. “Claimant: Hoang Nguyen.”
À, thì ra là hồ sơ xin tiền thất nghiệp của Hoàng, mấy ngày trước anh đã lục ra để nhìn lại cố nhân. Hồ sơ đã bị từ chối, không xin được tiền. Lúc đó Hoàng đã lo nẫu ruột. Biết lấy gì đóng tiền nhà, tiền cơm tháng, lấy tiền đâu ra để mua bánh mì và chè Cali mua-hai-tặng-một, hamburger 99 cent, taco một-đồng-ba-cái cho Con-Nít ăn. Lo đã rồi lại tức. Tức đến mặt đỏ như mặt Quan Công, nóng phừng phừng như Trương Phi, chỉ muốn đấm thật mạnh, hét thật lớn vào mặt thằng cha Số Xui. Thằng cha này sao mà chơi ác quá, cứ đeo theo ám tấm thân bảy thước của anh bằng những tháng ngày thất nghiệp dài đăng đẳng, dài như những năm tháng bị giam cầm của một người tù không có án.
Bây giờ thằng chả lại đang ám những người khách hàng liên tục gọi đến sở thất nghiệp.
Những ngưòi khách hàng đang bị ám quẻ
đương nhiên là có đủ loại phản ứng, khóc cười than thở cay đắng và chửi bới. Phải chịu khó cảm thông với họ hơn nữa. Hoàng xếp cố nhân lại, vuốt mặt nàng
một cái trước khi cho vào tủ hồ sơ lưu. Tạm biệt cố nhân xong, anh cúi xuống kiên nhẫn nhặt từng bộ hồ sơ nằm la lết lên, xếp chúng lại ngay ngắn, rồi tiếp tục nhấc điện thoại trả lời những cú ring & ring -- thật rõ ràng, từ tốn.
*
TỐI THỨ SÁU THẤT NGHIỆP
Chiều thứ Sáu. Hoàng hăm hở lái xe về nhà, vui vui trong lòng vì đã giải quyết được nhiều chuyện rắc rối dồn đọng suốt cả tuần. Ngày mai là weekend, tối nay khỏe re, tha hồ nằm phè cánh nhạn với con nhỏ vợ con-nít-lớn-đầu.
Hoàng không ngờ, nguyên một cục rắc rối bự tổ chảng đang đợi anh ở nhà.
Con-Nít đón anh với bộ mặt cực kỳ bèo nhèo, mắt mũi đỏ hoét.
Hoàng giựt mình, hỏi: “Chuyện gì vậy em"”
Con-Nít vò đầu bứt tóc: “Em bị thất nghiệp rồi ông xã ơi. Tiêu tùng rồi, em sắp đói dài dài.”
Nhìn bộ điệu thê thảm của vợ, Hoàng vừa tội nghiệp vừa cố nén cười. Anh vò đầu vợ, dỗ dành:
“Em nói gì nghe ghê quá vậy cưng. Tiền nhà tiền ăn là phần anh lo mà, tiền em đi làm chỉ để em xài chơi cho vui thôi, làm gì mà em thất nghiệp thì bị đói dài dài thảm thiết vậy. Không có sao đâu con vợ ơi, từ từ rồi kiếm việc khác.”
“Anh hổng hiểu gì hết hà, em nói đói
là em sẽ không có tiền ăn hàng nữa đó. Tiền lương của anh đâu vô đấy hết rồi, đâu có khoản nào cho em ăn hàng và đi mua sắm lặt vặt đâu. Hổng phải là em sẽ vừa đói vừa nghèo sao"”
Con-Nít vừa nói vừa dụi mắt không ngừng. Bỗng cô ngừng tay, cố nhướng đôi mắt sưng tù vù lên, “Anh nè, quên nữa, anh là nhân viên thất nghiệp mà. Anh xin tiền thất nghiệp cho em đi, để em có chút đỉnh tiền xài, nghe anh.”
“Xin tiền thất nghiệp cho em" Để anh tính thử coi em có xin được không.”
Hoàng cẩn thận tính tới tính lui. Dính dấp tới bà client nhão nhẹt này là mệt rồi đây.
“Không được rồi em ơi. Em đi làm part-time chỉ có mấy tiếng một tuần, lương của em chưa tới $500 một tháng, thấp hơn mức quy định tối thiểu. Anh không xin được tiền thất nghiệp cho em đâu.”
Con-Nít lại dụi mắt liên miên: “Em hổng biết, anh làm sao đó thì làm. Nhân viên thất nghiệp gì mà bỏ mặc vợ lâm cảnh đói nghèo.”
Lâm ly bi đát. Hoàng lắc đầu rầu rĩ. Trong lúc làm việc, anh đã nghe các bà các cô thất nghiệp khóc hoài, lúc thì rấm rức, khi thì bù lu bù loa, cũng ngán lắm, nhưng chưa bao giờ cảm thấy nhức xương như lần này.
Tối đến, nhân viên thất nghiệp càng thê thảm hơn. Sau khi làu bàu đã đời,
ông xã hổng thương con nhỏ vợ,
nhân viên thất nghiệp không biết thương người bị thất nghiệp. Con-Nít quay qua một bên ôm con bear nhỏ xíu ngủ queo, không thèm rúc vào nách chồng như mọi đêm.
Nằm một mình trống trải, Hoàng gác tay lên trán, thở ra. Nhìn khoảng giường trống giữa hai người, anh lẩm bẩm trong đầu “Làm nhân viên thất nghiệp lắm lúc cũng xấc bấc xang bang. Ai đời, tối thứ Sáu mà nằm chèo queo, thất nghiệp!”
Nguyễn Hà
3/2002

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,659,720
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến