Hôm nay,  

Tiếng Anh, Ôi Tiếng Anh!

26/03/200200:00:00(Xem: 199361)
Người viết: Trần Quốc Sỹ
Bài tham dự số: 2-497-vb30319

Bạn Trần Quốc Sỹ, một kỹ sư làm việc và cư trú tại Nam California, là tác giả đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ rất sống động, hữu ích. Sau đây là bài viết mới nhất của anh.

Sống trên đất nước Hoa Kỳ, khả năng nói, viết và hiểu tiếng Anh đối với tập thể người Việt tị nạn là điều tối cần thiết cho công việc làm ăn sinh sống hàng ngày.

Đối với những người định cư lâu năm hay những bạn trẻ sanh đẻ tại đây, nói tiếng Anh là điều thật dễ dàng. Nhưng với những người mới đến hoặc những vị lớn tuổi, việc phải dùng tiếng Anh để giao dịch quả là một cực hình.

Riêng tôi, câu Anh ngữ đầu tiên tôi được học trong đời là "What's this" This is a book" trong quyển Let's Learn English. Năm đó tôi 10 tuổi và đang học lớp Nhất.
Vậy mà, sau 7 năm, 4 giờ một tuần, với môn Anh Văn là sinh ngữ phụ tại bậc Trung học, thêm 11 tháng thụ huấn tại trường Sinh Ngữ Quân Đội, rồi 9 tháng du học tại Lackland Airforce Base và Keesler Airforce Base, và gần 27 năm định cư tại Quận Cam, các bạn biết không" Anh Ngữ đối với tôi vẫn là thứ ngôn ngữ được liệt vào loại khó học, rắc rối và phức tạp vì cách cấu trúc văn phạm của nó hoàn toàn khác với tiếng Việt của chúng ta.

Bạn không tin ư " Mời bạn cùng tôi điểm qua một vài vấn đề.

Thứ nhất, vấn đề chia động từ.

Trong tiếng Việt, chúng ta không phải đổi động từ khi nói về quá khứ hoặc tương lai. Để diễn tả một hành động, sự việc trong quá khứ, chúng ta chỉ cần thêm chữ "hôm qua" vào đầu câu. Thí dụ như chúng ta nói "Hôm qua tôi đi chợ". "Hôm qua" tự nó đã nói lên hành động "đi chợ" trong quá khứ rồi, cần gì phải đổi động từ "đi" làm gì cho mệt.
Hay là chúng ta thêm vào chữ "đã" như trong câu "Thuý đã đi rồi", hoặc đôi khi, cho gọn lẹ, chúng ta bỏ luôn chữ "đã", như trong câu "Tôi ăn rồi".
Thật dễ dàng phải không bạn"

Nhưng tiếng Anh không giản dị như vậy. Chúng ta không được nói "Yesterday, I go to supermarket" mà phải nói "Yesterday I went to supermarket". Đã dùng chữ "yesterday" để chỉ ngày hôm qua mà lại còn phải đổi động từ "go" thành "went" nữa. Rườm rà và vô ích.

Đây là lỗi thông thường nhất mà người Việt chúng ta thường vấp phải khi mới học tiếng Anh.

Tôi nghe nói trong tiếng Pháp, tiếng Spanish, tiếng Đức, việc chia động từ phức tạp hơn nhiều, nhưng với tôi, chia động từ tiếng Anh cũng đủ nhức óc rồi.

Động từ trong tiếng Anh có ba thể. Thể hiện tại, thể quá khứ và thể quá khứ phân từ.
Mặc dầu, hầu hết, chúng ta chỉ cần thêm hai mẫu tự "ed" vào cuối động từ để đổi chúng ra thể quá khứ hay quá khứ phân từ, như trường hợp của động từ "to look", khi đổi sang quá khứ và quá khứ phân từ thành "looked".
Nhưng tiếng Anh lại có một danh sách dài, gồm 154 động từ cả thảy, được coi như những động từ bất thường, không theo quy luật "ed". Thí dụ như động từ "to go" khi đổi sang quá khứ, không thể thêm "ed" để trở thành "goed" mà phải dùng "went" (chẳng thấy dính dáng gì đến ''go" cả), cho thể quá khứ và "gone" cho thể quá khứ phân từ.
Trong khi đó động từ "to do" (viết gần giống động từ "to go") khi đổi sang quá khứ lại là "did" chứ không là "dent". Động từ "to learn" (học) có thể quá khứ được viết là "learned" or "learnt".

Có lẽ rắc rối nhất là trường hợp của các động từ "to lie" (nói dối), "to lie" (nằm), và "to lay" (đặt xuống). Ba động từ này rất dễ lẫn lộn. Chúng ta hãy xem dưới đây.

Động từ "to lie"(nói dối) khi đổi sang quá khứ và quá khứ phân từ sẽ trở thành "lied", trong khi đó động từ "to lie" (nằm) khi đổi sang quá khứ và quá khứ phân từ lại trở thành "lay và lain" và động từ "to lay" (đặt xuống) khi đổi sang quá khứ và quá khứ phân từ sẽ là "laid".

Một trường hợp nữa cũng khá rắc rối đó là trường hợp của động từ "to rise" (đi lên) và "to raise" (giơ lên). "To rise" chỉ hành động đi lên, như "quả bóng bay lên cao", trong khi đó, động từ "to raise" chỉ hành động giơ lên, như "giơ tay lên".
"To rise" khi đổi sang quá khứ và quá khứ phân sẽ trở thành "rose và risen", trong khi đó động từ "to raise" khi đổi sang quá khứ và quá khứ phân từ lại trở thành "raised". Khổ thật.

Thứ hai, vấn đề số nhiều.

Trong tiếng Việt, chúng ta không nói "Hai con vịt-sờ" nhưng trong tiếng Anh, chúng ta buộc phải dùng số nhiều khi đặt câu. Thông thường, chúng ta thêm chữ "s" vào cuối danh tự để biến chúng thành số nhiều. Nhưng, lại chữ nhưng quái ác, không phải lúc nào cũng vậy.
Tiếng Anh cũng có một danh sách dài của những danh tự bất thường, khi đổi sang số nhiều không theo quy luật thêm "s".

Những trường hợp điển hình được ghi lại dưới đây.

Danh từ "foot" (bàn chân) khi đổi sang số nhiều trở thành "feet", không giống như
danh từ "booth" (quầy) khi đổi sang số nhiều ta chỉ cần thêm "s" để trở thành "booths".
Danh từ "auto" (một chiếc xe), khi đổi sang số nhiều chỉ cần thêm "s" để trở thành "autos", nhưng danh từ "potato" (khoai tây) hay "hero" (vị anh hùng) khi đổi sang số nhiều lại phải thêm "es" để thành "potatoes" và "heroes".
Vậy thì,
bạn hỏi, danh từ "mosquito"(con muỗi) khi đổi sang số nhiều thì sao " "mosquitos" hay "mosquitoes""
Dạ thưa, cả hai đều đúng, như trong trường hợp của danh từ "volcano" (núi lửa), số nhiều có thể dùng "volcanos" hay "volcanoes" hay "buffalos" (những con trâu) và "buffaloes". Những trường hợp bất thường khác như: "One child"(một đứa bé) nhưng lại "two children" (hai đứa bé) và "one goose" (một con ngỗng) và số nhiều là "two geese" (hai con ngỗng). Trong khi đó, "one moose" (một con hươu) số nhiều là "two mooses" (hai con hươu), không phải "two meese". Nếu vậy, một con trừu là "one sheep" thì hai con trừu thì viết làm sao "
Dạ thưa, hai con trừu cũng giống như một con trừu: "one sheep" hay "two sheep", cũng thế.


Tương tự như trường hợp của một con cá, được viết là "one fish" và hai con cá là "two fish", chỉ khác ở chỗ, khi được viết "fishes", danh từ này dùng để chỉ tất cả loài cá. Tương tự, "one person" (một người) và "two people" (hai người) nhưng danh từ "persons" dùng để chỉ nhân loại. Ngoài ra, Anh ngữ còn có những danh từ số ít hay số nhiều viết cũng giống nhau nhưng với chữ "s" theo sau. Thí dụ như danh từ "barracks" (trại lính), danh từ "series" (một chuỗi), vân…vân… Vì vậy, khi chúng ta viết "one barracks" hay "one series" thì chúng hoàn toàn đúng theo văn phạm.

Thứ ba là vấn đề phát âm.

Có lẽ đây là vấn đề nhức đầu nhất của những người mà Anh ngữ là sinh ngữ phụ.
Nhất là đối với người Việt Nam chúng ta.

Trong tiếng Việt, chữ viết giống nhau, đọc giống nhau. Thí dụ như "ông", "thông", "công", "bông", "đông", "sông"… vân…vân…Nhưng trong Anh ngữ, điều này không hẳn như vậy.

Chẳng hạn như liên tự "though"(mặc dầu) đọc là "thzầu", trong khi đó trạng tự "through" (xuyên qua) đọc là "thru" và danh từ "thought" (ý nghĩ) lại đọc là "thót-tờ". Danh từ
"poor" (người nghèo) được đọc là "pua-rờ" trong khi đó danh từ "door" (cánh cửa) lại được đọc là "đo-rờ". Động tự "read" (đọc) được phát âm là "rít-đờ", trong khi đó quá khứ và quá khứ phân từ của nó, tuy viết giống nhau "read", nhưng phải phát âm là "rét-đờ", cùng âm với tĩnh tự "red"(màu đỏ). Danh từ "chaos" đọc là "cây-ót-sờ" chứ không đọc là "chao-sờ". Động từ "iron" (ủi) đọc là "i- ân" vì chữ "r" câm, và danh từ "island" (quần đảo) đọc là "i-lân-đờ" vì chữ "s" câm.

Tôi nhớ lại vào năm 1975, khi thấy chiếc xe hơn hiệu "Plymouth", tôi đọc là "plai-mao-thờ", thì liền bị bà bảo trợ tôi chỉnh liền.
Bà nói, "Plymouth" đọc là "pli-mút-thờ". Tôi liền hỏi, thế tại sao "ply" (một xấp) đọc là "plai" và "mouth" (cái miệng) đọc là "mao-thờ"" Bà ta chịu, không giải thích được.

So với tiếng Việt, tiếng Anh còn rất ngược ngạo và vô lý.

Này nhé, trong tiếng Việt, chúng ta đặt tĩnh tự sau danh tự. Thí dụ như "cái xe đỏ" hoặc "ngôi nhà trắng". Nghe xuôi tai. Nếu tôi viết "cái đỏ xe" hay "ngôi trắng nhà" thì bạn nghĩ sao"

Trong khi đó, trong tiếng Anh, họ lại viết "A red car", "A white house".
Thế có giận không chứ "

Trong tiếng Việt, chúng ta theo thứ tự ngày, tháng, năm, rất hợp lý.
Trong khi đó, trong tiếng Anh họ lại đặt tháng trước, rồi ngày rồi năm. Rất nhiều người mới đến vẫn còn lẫn lộn về vấn đề này.

Trong tiếng Việt, chúng ta để dấu đồng sau số tiền. Thí dụ như 5$ (năm đồng, rất xuôi).
Trong khi đó, trong tiếng Anh họ để dấu đồng đi trước số tiền, $5 (đôla năm).

Tiếng Việt dùng dấu phẩy cho số thập phân và dấu chấm cho hàng ngàn, thì trong tiếng Anh họ lại dùng dấu chấm cho số thập phân và dấu phẩy cho hàng ngàn.

Trong tiếng Việt, chúng ta viết tên họ, rồi tên đệm, rồi mới đến tên gọi (theo thứ tự, rất hợp lý). Trong khi đó, tiếng Anh, họ lại đặt tên gọi đi trước, rồi đến tên họ. Nếu một chị tên là Công Tằng Tôn Nữ Thị Mỹ Hạnh ngày đầu tiên đi xin thẻ I-94, không biết nhân viên sở di trú phải viết tên chị như thế nào nhỉ" Phiền thiệt.

Các bạn đã lẫn lộn chưa" Nếu chưa, xin mời bạn tiếp tục.

Anh ngữ quả là một ngôn ngữ kỳ quặc. Chúng ta hãy xem những trường hợp dưới đây.

(Phần này có thể khó hiểu với một vài đọc giả)

- Trong trái "eggplan" (quả cà tím) làm gì có "egg" (trứng).

- Trong cái "hamburger" của McDonald làm gì có "ham" (thịt heo), mà chỉ có miếng thịt bò.
Đáng lẽ phải gọi là "beefburger".

- Trong "pineapple" (trái thơm), làm gì có "pine" (cây thông) hay "apple"( trái táo).

- "Flydragon"(con chuồn chuồn) đâu có giống con rồng (dragon) chút nào.

- "English muffins" (bánh bông lan) chẳng được phát minh tại Anh và "French fries"(khoai tây chiên) cũng chẳng được phát minh tại Pháp.

- "Quicksands" (bãi đầm lầy) thực ra giết người rất chậm.

- "Boxing ring" (vòng đấu quyền Anh) không tròn mà lại hình vuông.

- "Guinea pig" (một loại chuột hay được dùng trong phòng thí nghiệm) chẳng phải từ Guinea mà cũng chẳng phải là giống pig (heo).

- Tại sao lại "Ship by truck" nhưng lại "send cargo by ship""

- Tại sao lại nói "running nose" nhưng lại nói "smelling feet""

- Tại sao chúng ta "park on driveways" nhưng lại "drive on parkways""

- Tại sao "slim chance" lại có thể đồng nghĩa với "fat chance""

- Tại sao "wise man" lại có thể phản nghĩa với "wise guy""

- Tại sao "overlook" lại có thể phản nghĩa với "oversee""

- Tại sao "quite a lot" có thể đồng nghĩa với "quite a few""

Rắc rối quá phải không bạn.

Để chấm dứt bài viết này, tôi xin kể cùng các bạn một chuyện thật đã xảy ra cho chính tôi, mà cho đến bây giờ, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn buồn cười.

Chuyện xảy ra khoảng năm 1983. Một buổi sáng, tôi nói với một cô bạn, người Mỹ trắng, cùng sở:

- Barbara, last night I went to see "Tootsie" and it was very good"
(Barbara, tối hôm qua tôi đi xem "Tootsie", hay lắm. ("Tootsie", là một phim nổi tiếng thời bấy giờ, được thủ diễn bởi Dustin Hofman)

Babara, sau khi nghe xong, bỗng ném cho tôi một cái nhìn khó hiểu.
Tôi cảm thấy hơi kỳ, quay gót trở về phòng làm việc. Cả ngày tôi vẫn thắc mắc về chuyện đó nhưng không tiện hỏi cô ta.

Vài ngày sau, Barbara đến nói với tôi:

- Steve, I went to see "Toosie" last night and you're right, it was good. (Steve, tôi cũng đi xem phim "Tootsie" tối hôm qua, anh nói đúng, phim rất hay).

Tôi bỗng nhớ đến ánh mắt kỳ quặc của nàng mấy hôm trước nên hỏi:

- How come, when I told you I went to see "Toosie", you gave me a strange look.
Did I say something wrong" (Tại sao khi tôi nói tôi đi xem phim "Tootsie", cô nhìn tôi với ánh mắt lạ kỳ như là tôi nói một câu gì không phải")

Barbara mỉm cười nói:

- Cause, when you said "Tootsie" you did not sound like "Tootsie", you sounded like "something" else, and you don't discuss that "thing" with women (Bởi vì khi anh nói "Tootsie" anh phát âm không giống "Tootsie", mà lại nghe như cái "ấy", và anh không bao giờ nên nói về cái "ấy" với phụ nữ).

Tôi chợt hiểu và nghe tai nóng bừng. Thật là tai hại cho sự lầm lẫn vô tình. Cũng may ngày ấy chưa có vấn đề sexual harrassement (sách nhiễu tình dục nơi sở làm), nếu không, tôi có thể bị xếp gọi lên dũa cho một mách.

Trần Quốc Sỹ

Ý kiến bạn đọc
25/10/202308:22:32
Khách
do you already know the vaccines you should give to your new babies come on and visit my site to find out
http://kheymomo.blogspot.com
25/04/202101:44:16
Khách
Hi, here on the forum guys advised a cool Dating site, be sure to register - you will not REGRET it <a href=https://bit.ly/3sCrmNV>https://bit.ly/3sCrmNV</a>
30/03/202112:19:42
Khách
Hi, cool video to watch for everyone <a href=https://bit.ly/3suWfVn>https://bit.ly/3suWfVn</a>
25/03/202115:13:51
Khách
Hi, cool video to watch for everyone <a href=https://bit.ly/2PoSCl9>https://bit.ly/2PoSCl9</a>
04/03/202110:07:33
Khách
Hi, here on the forum guys advised a cool Dating site, be sure to register - you will not REGRET it <a href=https://bit.ly/2MpL94b>https://bit.ly/2MpL94b</a>
02/02/202104:00:48
Khách
Hi, here on the forum guys advised a cool Dating site, be sure to register - you will not REGRET it <a href=https://bit.ly/2MpL94b>https://bit.ly/2MpL94b</a>
21/01/202104:28:49
Khách
Hi, here on the forum guys advised a cool Dating site, be sure to register - you will not REGRET it <a href=https://bit.ly/2LtgS3Z>https://bit.ly/2LtgS3Z</a>
08/04/201923:00:47
Khách
".....tôi vẫn buồn cười." Buồn nhưng sao lại cười...tiếng Việt khó hiểu thiệt! hihihi....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,862,439
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.