Hôm nay,  

Hoang Vắng

26/03/200200:00:00(Xem: 204830)
Người viết: Lê Đăng
Bài tham dự số: 2-496-vb20318
Tác giả tên thật là Lê Đăng Huệ, 51 tuổi, cư ttrú tại Los Angeles; Công việc: Teacher assistant. Mong tác giả sẽ tiếp tục góp thêm bài Viết Về Nước Mỹ, đặc biệt về những kinh nghiệm và suy ngẫm sâu sắc của ông trong nghề nghiệp đang làm.

Bà Bảy vén tấm màn cửa sổ nhìn ra ngoài , chợt bà sựng lại và vội vàng bỏ màn cửa xuống, bà ngồi phịch xuống giường, tay ôm ngực.
- Lạy Chúa, cái thằng Tây đen làm mình hết hồn.
Sự thực cái thằng Tây đen, cái thầng bé làm bà Bảy hoảng sợ là thằng bé Mỹ đen ởû cạnh nhà. Phòng ngủ của bà nhìn ra sân sau nhà thằng bé, mỗi lần mở cửa sổ bà vẫn thấy nó, nhưng hôm nay bà Bảy giật mình vì nó là vì khi bà vừa mở màn cửa nhìn ra thì cũng vừa lúc thằng bé bên kia sân đi ngang cửa sổ. Nghe tiếng động nó nhìn sang, thấy dáng của bà bên cửa sổ nó đứng lại đưa tay vẫy chào và nhe răng cười, nước da đen bóng của thằng bé, mỗi lần nó cười để lộ hàm răng trắng bóng giữa cặp môi khá dầy của nó vẫn làm bà giật mình……nhất là sáng hôm nay.
Bà Bảy qua Mỹ được hơn 10 tháng nay do sự bảo lãnh của đứa con trai út. Bà ở chung với gia đình con trai….. gia đình gồm 5 người: Vợ chồng Hưng ( con trai bà Bảy) 3 đứa con , 2 gái, 1 trai nay thêm bà Bảy là 6 người sống trong một căn nhà ba phòng ngủ. Bà Bảy được dành riêng cho một căn phòng. Những ngày đầu tiên ở Mỹ là những ngày vui vì đã bao nhiêu năm rồi bà mới gặp lại được đứa con của bà. Nhưng rồi những ngày sau đó bà Bảy cảm thấy tất cả mọi sự việc chung quanh bà đều xa lạ…. và bà cảm thấy ngại ngùng khi phải đụng chạm đến nó, từ cái màn cửa phải cầm giây kéo để nó mở ra đến cái Tivi, cái bếp điện, nút này cho bếp ngoài, nút kia cho bếp bên trong. Ngay cả đến các đứa cháu của bà tuy thằng Hoà, con Hoa, con Hảo vẫn hằng ngày ở cạnh bà nhưng hình như nó cũng xa lạ với bà và chính bà cũng cảm thấy như vậy. Thằng Hòa năm nay 11 tuoiå, con Hoa 9 tuổi và con Hảo 5 tuổi, có lẻ những đứa trẻ đã được ba má căn dặn nên mỗi lần nói chuyện với bà chúng nó cố gắng nói tiếng Việt, nhưng đôi lúc bà chẳng hiểu chúng nó nói gì và có lẽ chính chúng cũng không hiểu bà nói gì…. Đã nhiều lần bà Bảy bắt gặp khuôn mặt ngơ ngác của con Hoa khi bà sai bảo nó. Một lần bà gọi con Hoa vào phòng và bảo nó:
- Con cài hộ bà cái cửa sổ.
Hoa đứng nhìn bà rồi cất giọng gọi anh nó, thằng Hòa chạy vào và con Hoa nói một tràng tiếng gì đó mà bà Bảy nghĩ là nó nói tiếng Mỹ với anh nó, và thằng Hòa nhìn bà
- Bà ơi , bà muốn cái gì vậy bà "
- Cài cưả lại cho bà.
- Cài "
Thằng Hòa nhún vai nhìn em rồi lắc đầu, biết rằng cả hai đứa bé chưa hiểu ý mình…. Bà Bảy nắm tay thằng Hòa lại gần cửa sổ và chỉ cái móc khóa cửa sổ mà lúc sáng ba thằng Hòa đã vào phòng mở cửa sổ để có không khí vào phòng. Nhìn cái móc cửa cả hai đứa bé à lên một tiếng và cùng gật đầu nhìn bà mĩm cười.
Những cái nhỏ nhặt xảy ra hằng ngày giữa bà và đám cháu nhỏ làm bàBảy cảm thấy muộn phiền. Vợ chồng Hòa đi làm từ sáng, vợ Hưng làm hảng may rời nhà từ lúc 6 giờ sáng , còn Hưng làm thợ hàn cũng đi làm sau vợ khoảng nửa tiếng, rồi lũ trẻ thức dậy sử soạn đi học. Từ khi có bà Bảy, Hưng đổi về làm ca sáng ( theo lời Hưng kể lại trước khi bà Bảy đến Hưng làm ca tối để buổi sáng ở nhà lo cho các con và để sửa soạn cho chúng đi học ) Cả nhà đều vắng mặt đến khoảng 3 giờ thì lũ trẻ về trước… rồi đến vợ Hưng và Hưng về lúc 5 giờ chiều. Chỉ khi nào mọi người về đầy đủ bà Bảy mới cảm thấy có một sự ấm áp, vui vẻ…. và bớt sợ hãi, một sự lo lắng, sợ hãi mà bà Bảy khọng dám nói cho con trai, con dâu nghe vì bà biết có thể chúng nó không muốn nghe và có thể làm chúng nó bận tâm hay khó chịu. Cái sợ của bà là mỗi lần điện thoại reo lên là tim bà đập loạn….. vì đã có một lần khi ở nhà buổi sáng tiếng chuông điện thoại reo, bà Bảy đứng nhìn cái điện thoại, chuông vẫn reo, bà cầm đại cái điện thoại lên nhưng rồi bà chẳng biết,( bà quên thì đúng hơn vì Hưng đã chỉ dẫn cho bà cách xử dụng điện thoại ),có tiếng nói ở đâu và bà không biết từ đâu bà nghe văng vẳng như ai thì thầm, bà Bảy cảm thấy lạnh người …. Bà lật đật bỏ điện thoại xuống, căn nhà thật im lặng, cái im lặng làm bà sợ. Bà đi vào phòng và đóng cửa chặt lại, và bà khóc một mình.


Nỗi cô đơn của bà Bảy ngày càng lớn, mặc dù vợ chồng Hưng săn sóc bà rất chu đáo, đám cháu nhỏ vẫn bên cạnh bà. Linh, vợ Hưng mỗi cuối tuần đi chợ đều đưa bà đi nhưng chỉ đi một vài lần bà Bảy cảm thấy chán chẳng muốn đi, cần gì bà bảo Linh mua cho bà.
- Sao mẹ không đi chợ với nhà con "
Hưng thấy mẹ ngồi nhà dù chàng nghe Linh vào hỏi mẹ đi chợ.
- Đi chợ ở đây chán quá, mẹ chẳng thích.
- Sao vậy mẹ "
- Vật gì người ta cũng cho vào bao, vào bọc mình có được chọn lựa, trả giá gì đâu
Hưng phì cười nhìn mẹ, bà Bảy tiếp tục kể lễ.
- Ở đây đưa tiền cho đứa con nít nó cũng đi chợ được, đi chợ ở quê mình là cả chuyện khó, mua cá phải biết coi man,mua rau phải biết chọn rau tươi , rau non. Rồi đến màn trả giá ,không khéo kỳ kèo là con mua hớ ngay, nhìn người lựa cá, lựa rau, chọn thịt là con biết ngay người đó có phải là người đàn bà khéo không.
Hưng nhìn mẹ và biết mẹ đang nhớ lại những ngày ở quê hương, và chàng hiểu nỗi buồn của mẹ…..nhưng Hưng chẳng biết làm thế nào. Có mẹ ở đây Hưng cảm thấy vui và an lòng vì có mẹ bên cạnh để được săn sóc lo lắng cho bà, nhưng nhìn mẹ lủi thủi một mình ở nhà khi cả nhà bận bịu kẻ đi học, người đi làm Hưng thấy thương mẹ vô cùng. Hưng tìm cách đưa mẹ chơi nhưng đi đến đâu bà Bảy cũng cảm thấy mình quá xa lạ, lạc lõng và cuối cùng bà chỉ thích ngồi nhà, bà vẫn thường tự nghĩ :
- Cái nước gì mà ra đường giờ nào cũng thấy xe chạy đầy đường nhìn mà chóng mặt, chẳng ai quen.
Hàng xóm hai bên nhà bà Bảy , vẫn vui vẻ gật đầu chào, nhưng bà vẫn thấy nhát sợ mỗi lần gặp họ, nhất là gia đình người Mỹ đen bên cạnh. Một buổi sáng khi cả nhà đi vắng, bà Bảy mở cửa ra sân sau, đang thơ thẩn nhặt những đồ chơi, giấy rác mà các cháu và đám bạn của chúng bỏ lại trong sân, bà Bảy thấy có một bóng hình to lớn đang phủ trùm trên người bà. Hoảng hốt giật mình nhìn lên, ông hàng xóm da màu bên kia hàng rào đang nhìn bà, cái con người to lớn với nước da đen kịt, với cặp mắt trắng dã vẫn chưa quen được với bà. Thấy bà nhìn, ông ta mĩm cười và nói một tràng gì đó với bà, bà Bảy vội vã gật đầu và bước giật lùi đi nhanh vào nhà và khóa cửa chặt lại. Từ đó bà tự giam mình trong nhà, khi cả nhà đi vắng bà chỉ biết ngồi đọc hết kinh này đến kinh kia và thơ thẩn hết cửa sổ này đến cửa sổ nọ. Bà Bảy mỗi ngày mang bệnh " thở dài" nhiều hơn và nói chuyện với mình nhiều hơn, ngay cả khi lũ trẻ ở nhà, bà vẫn nói chuyện với bà vì chúng mỗi khi tụ lại chơi giỡn, nghịch phá chúng nói tiếng Mỹ với nhau, bà Bảy ngồi nghe đám cháu nói chuyện mà thấy buồn và tủi thân, bà cháu ở chung một nhà nhưng một ngày nói được với nhau bao nhiêu câu. Mỗi lần tủi thân bà lại thở dài, và bà nhớ lại những ngày ở quê hương. Bà nhớ khuôn viên nhà thờ, ngày ngày hai bận sáng chiều bà vẫn đi bộ đến nhà thờ đi lễ đọc kinh. Bà nhớ những buổi sáng xách giỏ đi chợ và bà nhớ đến bà Năm, bà Tân…… và những người bạn còn lại nơi quê nhà, bà nhớ những ngày tháng bên nhau vui vẻ chuyện trò. Ở đây bà cũng có quen một vài bà bạn mà bà đã gặp họ vào những lần đi lễ Chúa Nhật, nhưng họ đều ở xa bà, Hưng có xin số điện thọai để bà nói chuyện với họ, nhưng bà Bảy không cảm thấy thích thú gì khi nói chuyện mà chẳng thấy mặt mủi người mình nói chuyện đâu cả, vả lại ôm cái điện thoại mới một chút bà cảm thấy hai tay mỏi rời nên bà chào hỏi vài cau và câu chuyện cũng đâm ra rời rã, chán chường như cái tâm trạng của bà.
Nỗi trống vắng, buồn tẻ vẫn bao vây bà, tiếng thở dài ngày càng gia tăng, bà Bảy cảm thấy ngày thêm lạc lỏng bơ vơ. Nhưng nỗi buồn bà vẫn cố dấu Hưng vì bà không muốn nhìn thấy sự lo lắng của vợ chồng Hưng, vì họ vẫn luôn tìm cách cho bà vui, các cháu vẫn luôn lễ phép đối với bà. Bà bảy thở dài và lẩm bẩm:
- Sống ở đâu cũng không bằng quê hương mình…..
LÊ ĐĂNG

Ý kiến bạn đọc
24/04/201815:13:57
Khách
người già ra đi là mang theo cã hàng xóm láng giềng , quê hương sang nước ngoài , nhưng 1 số người lại cố chấp kg chịu hoà nhập vào cuộc sống mới từ trong nhà ra ngoài xã hội ..... bác gái trong câu chuyện nàu nên suy nghĩ lại mình vì con vì cháu mới qua giúp chúng thay vì ngồi than thở ngậm nhấm quá khứ thì nên dạy cho các cháu tiếng Việt , hoà nhập với chúng nó kêu chúng dạy vài từ tiếng Anh chào hỏi dễ nhớ .... có gì khó khăn thì nói với con dâu con trai ...... sống trong nhà mà cứ buồn chán nãn thì sẽ đem cái chán của mình lây sang cho cã nhà , chúc bác sớm nhận ra và hoà nhập vào đời sống mới
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,307,212
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.