Hôm nay,  

Một Ban Chấp Hành

26/03/200200:00:00(Xem: 190285)
Người viết: Thương Hồng Ngọc
Bài tham dự số: 2-491-vb40313

Tác giả là “nội tướng” của một cựu thiếu sinh quân VNCH, hiện cư trú tại Seattle, tiểu bang Washington. Bài Viết Về Nước Mỹ thứ nhất của bà là kể lại tấm lòng thương yêu, chia sẻ giữa những cựu thiếu sinh VNCH trên đất Mỹ. Lần này, bà kể về sinh hoạt đặc biệt của Hội Thiếu Sinh Quân.
Hiện nay hầu như Hội Đoàn Việt Nam được thành lập khá nhiều trên khắp các tiểu bang của nước Mỹ. Nhưng tôi chỉ viết về ban chấp hành Hội Cựu Thiếu Sinh Quân của Việt Nam Cộng Hòa thuộc vùng Tây Bắc Hoa Kỳ mà giờ đây gia đình tôi là một trong những thành viên.

Hội Cựu Thiếu Sinh Quân Tây Bắc Washington thành hình được là nhờ các anh đã không ngại khó khăn thành lập Hội, ngay khi tiểu bang còn ít người Việt định cư. Mới đầu, Hội chỉ có ít người. Đến nay Hội trở nên lớn mạnh bao gồm các anh từ Oregan, Canada, Portland về gia nhập.
Ngoài những buổi họp thường xuyên mỗi tháng, Hội Cựu Thiếu Sinh Quân chúng tôi còn nhiều sinh hoạt khác như cắm trại vui hè, mừng Giáng Sinh, hay Tết Nguyên Đán hoặc những ngày quốc lễ các anh cũng đến tham dự chung với nhiều đoàn thể khác. Buổi lễ có vẻ trang trọng hơn khi có các anh Thiếu Sinh Quân đi đầu thao diễn rước quốc kỳ với bộ lễ phục trắng, mũ bê-rê đỏ nổi bật giữa bao rắc áo làm tăng thêm nét oai nghiêm hùng tráng.
Theo thông lệ lúc nào cũng vậy, nhận được thư mời họp mặt, các anh cựu Thiếu Sinh Quân nhiệt tình đưa vợ con đến tham dự thật đông vui kể cả các anh ở xa như Oregon, Canada, Portland cũng thu xếp về dự. Trừ anh nào lỡ bận việc đúng ngày họp là xin phép vắng mặt thôi.
Điều tôi muốn nói ở đây không phải là hội tổ chức sinh hoạt tại những nhà hàng sang trọng hay các thức ăn đắt tiền được đặt mua từ nhà hàng lớn ở Mỹ. Bởi vì hội chúng tôi thường họp sinh hoạt trong không khí thân mật vui vẻ thật thoải mái ở nhà các anh Thắng anh Tùng hay anh Phước với thức ăn do mỗi gia đình tự nấu mang đến chung vui. Tôi thật sự ngạc nhiên và mến phục sáng kiến của các anh trong Ban chấp hành đã nghĩ ra để mỗi năm đều mang đến bao điều vui mới lạ cho mọi gia đình hội viên.
Lễ Giáng Sinh thì quây quần bên cây thông các anh chị trao đổi quà với nhau. Có cả tiết mục hội tặng thưởng cho các cháu học sinh giỏi trong năm, vang lên từng tràng pháo tay lúc các bé nhận quà để khuyến khích các cháu cố gắng nâng trình độ học vấn lên cao nơi xứ người hầu tiếp bước cha anh.
Mùa Giáng Sinh vừa qua các anh đem nhiều bất ngờ làm mọi người ngạc nhiên khi ông già Noel xuất hiện luôn tay phát bánh kẹo. Ai cũng ngẩn ra với câu hỏi chung chẳng biết người nào trong vai ông già Noel Thiếu Sinh Quân" Thì ra các anh trong ban chấp hành muốn giữ bí mật tới phút chót để mọi người vui nhộn hơn. Và anh Vĩnh dù vóc người hơi ốm nhưng hóa trang ông già Noel rất giống cũng độn bụng to, cũng râu bạc dài, cũng quần áo mũ đỏ với bị quà trên vai thật xuất sắc. Để thưởng công mang bao niềm vui đến mọi người ông già Noel Vĩnh đã nhận được nhiều nụ hôn của các bé khi từng gia đình lên chụp hình lưu niệm chung với ông Noel.


Đến ngày Tết Nguyên Đán các anh cũng biết người Việt sống ly hương rất buồn, thường hướng lòng nhớ về những ngày xưa thân ái khi còn xuân thanh bình an lạc trên khắp miền Nam Việt Nam để rồi mơ ước được sống lại cảnh gia đình xum họp một nhà, khắp nơi pháo nổ vang rền người người chúc xuân bên bánh mứt chung trà, trẻ con khoe nhau quần áo mới. Cho nên các Anh trong ban chấp hành Cựu Thiếu Sinh Quân vùng Tây Bắc Hoa Kỳ tổ chức chương trình đón xuân của Hội thay đổi từng năm sao cho ngày càng sinh động hơn mong xoa dịu bớt phần nào sự mất mát lớn trong lòng mỗi người.
Thường thì các Anh mời một cụ lớn tuổi nhứt trong đại gia đình Cựu Thiếu Sinh Quân để lì xì bao tiền đỏ và nhắn nhủ các bé chăm ngoan hơn năm vừa qua để các em hiểu phong tục tập quán Việt Nam vẫn luôn được lưu truyền gìn giữ. Có một năm thật vui nhộn với mục xổ số để gia dình Cựu Thiếu Sinh Quân nhận quà của Hội. Mọi người cũng có dịp hồi hộp theo dõi ảo thuật gia Quốc Đại biểu diễn những pha hấp dẫn như nuốt lửa, đâm kiếm xuyên cổ họng hay biến hoa ra bông hoa đủ màu sắc… Khi thì từng gia đình lên hái lộc đầu năm có sẵn nhiều bao lì xì treo trên cành mai. Có năm vui nhất, là chúng tôi đón giao thừa với cuộc tổ chức thi "Hoa hậu áo dài Thiếu Sinh Quân". Thôi thì bao nhiêu là câu hỏi đặt ra cho các chị lấy biểu tượng của Tết Việt Nam làm chuẩn như hoa mai, hoa đào, ngũ quả, bánh tét, bánh chưng. Có cả câu hỏi về tiểu sử các vị anh thư như hai Bà Trưng, Bà Triệu…. Thế là dù giữa lòng đất Mỹ các anh vẫn được dịp ngắm lại các chị trong tà áo dài Việt Nam bằng đủ loại tơ lụa, xoa nhung in hay thêu hoặc kết cườm khoe màu sắc trong dáng du xuân thướt tha thật đẹp của ngày nào.
Dĩ nhiên đến với nhiều buổi họp mặt vui vẻ thân tình như vậy cũng là lúc chúng tôi tạm quên đi những Pizza, những hot dog hoặc cheese của Mỹ để cùng nhau thưởng thức bao hương vị đậm đà của quê cha đất tổ mà khi bước chân nước Mỹ tôi tưởng như đã mất tất cả…Nào
xôi cúc của chị Tư, giò thủ, chả của chị Ngân, chị Nghĩa, gỏi khô bò, cháo cá, bánh chưng của chị Quý. Bánh bột lọc của chị Hường. Bánh đúc của chị Phước. Gà hấp muối của chị Tùng. Dưa chua của chị Nuôi rồi chả giò, xu xoa, bì cuốn, thịt nướng… nhiều lắm lại thêm vị ngọt ổ bánh kem to của anh chị Hải
mang tới hòa lẫn nhạc Karaoke do cháu Khanh phụ trách tạo không khí sinh động tươi trẻ cho mọi người tạm quên bao cuộc biển dâu thăng trầm của quê nhà.
Mặc dù rất thích bao tiết mục trong chương trình được thay đổi, từng năm, nhưng chưa bao giờ tôi hỏi các Anh về những sáng kiến đó của ai đưa ra để thực hiện. Vì tôi nghĩ của tấùt cả các Anh trong ban chấp hành. Lớn tuổi có Anh Hải, anh Tư, Anh Vĩnh, Anh Dũng. Trung niên có Anh Thắng, Anh Ngọc Anh, Anh Thi, Anh Quang, Anh Ngân, Anh Hường. Trẻ tuổi có Anh Tùng, Anh Phước, Anh Có. Các Anh cùng đoàn kết ngồi lại với nhau mỗi người một ý tạo thành nhiều sáng kiến để có sự đổi mới đề mục giải trí mỗi khi đại gia đình Cựu Thiếu Sinh Quân họp mặt.
Chúng tôi luôn đợi chờ bao hương thơm cỏ lạ chứa đầy mật ngọt được mang đến từ các anh. Tôi nghe tin sắp tới đây các anh ban chấp hành của Hội đã nhận lời Tổng Hội sẽ tổ chức Đại Hội Cựu Thiếu Sinh Quân tại Seattle tiểu bang Washington. Tôi chân thành chúc các anh mã đáo thành công.
Ngọn đuốc Olympic đã làm bầu trời nước Mỹ thật rực rỡ sôi động hẳn lên. Thì nơi đây bên cạnh chúng tôi đang có những ngọn đuốc âm thầm đã, đang và mãi mãi lúc nào cũng luôn sáng chói làm ấm lòng người từ các Anh Ban Chấp Hành Cựu Thiếu Sinh Quân của Việt Nam Cộng Hòa vùng Tây Bắc Hoa Kỳ.
Thương Hồng Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,040,077
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến