Hôm nay,  

Mẹ Tôi Không Lái Được Xe

18/03/200200:00:00(Xem: 197158)
Người viết: Hồ Bích Chi
Bài tham dự số: 2-488-vb80310
Tác giả 31 tuổi, định cư tại Freemont, California. Nghề nghiệp, kế toán viên hãng Trans Cal. Cô đã góp hai bài Viết Về Nước Mỹ: Hai Thế Hệ
(năm 2000), Mùa Giáng Sinh Đầu Tiên ở Mỹ (năm 2001). Sau đây là bài viết thứ ba.
+
Người không đậu bằng lái xe đó là mẹ tôi và trong gia đình tôi là đứa con gần gũi mẹ và hiểu mẹ hơn ai hết.
Gia đình tôi gồm có bốn thành viên là bố mẹ và hai chị em chúng tôi, đến Mỹ theo diện đoàn tụ cách đây hơn 10 năm do chị tôi vượt biên trước đã làm đơn bảo lãnh.
Khi còn ở bên nhà, chúng tôi được bạn bè sang Mỹ trước cho biết ở Mỹ có hai vấn đề mà người di dân hay tị nạn cần giải quyết càng sớm càng tốt:
Đó là học Anh ngữ và lái xe. Dạo đó chị tôi thường viết thư về nhắc nhở gia đình hãy cố gắng học Anh ngữ càng nhiều càng tốt vì đó là mt vấn đề về lâu về dàị
Còn lái xe hãy đợi sang Mỹ rồi tính cũng được. Nếu bên nhà đã biết đi xe gắn máy thì việc học lái xe ở Mỹ không khó khăn gì lắm. Chúng tôi thường nghe nói không biết Anh ng" mà gặp người bản xứ chẳng khác gì "người què". Sự so sánh có phần nói quá nhưng không phải không đúng sự thật.
Và theo nhu cầu của gia đình, bố tôi và hai chị em tôi cần học lái xe trước để đi làm và đi học. Mẹ tôi từ từ rồi tính. Cũng phải rớt lên, rớt xuống vài lần mấy bố con mới lấy được bằng lái. Nhà đã mua được hai chiếc xe cũ để di chuyển. Những lúc mẹ tôi cần đi đâu thì đã có bố và hai chị em chúng tôi thay phiên nhau chở. Nhưng nhiều lúc chúng tôi không chở được ngay vì bận làm overtime hay có những việc học bất ngờ nên mấy bố con hẹn mẹ vào ngày giờ khác. Mẹ tôi đành phải chấp nhận nhưng bà không mấy vui.
Có lúc mẹ than thở với tôi: “Phải chi mẹ lái được xe, cần đi đâu mẹ lái đi ngay, đỡ phải làm phiền mấy bố con. Cứ chờ chờ đợi đợi thật là sốt ruột". Nhiều tháng chờ đợi trôi qua và cũng để cho chúng tôi lái xe được nhuần nhuyễn, mẹ tôi mới bắt đầu mở lời:
-Bây giờ ông và hai đứa lái xe đã rành rồi. Thôi thì cha con sắp xếp giờ giấc mà dạy cho tôi đi.
Tôi mà lái được xe thì mấy bố con cũng rảnh tay chân được phần nào.
Nghe mẹ nói hợp lý, hợp tình nên mấy bố con chúng tôi lên lịch xe cho mẹ một tuần hai lần vào dịp giữa tuần và cuối tuần. Mẹ tôi thi bằng viết một lần là đậu.
Bố tôi lấy xe chở mẹ ra park và nghĩa trang để dạy lái. Theo kinh nghiệm những người đi trước, "nghĩa địa là chổ lý tưởng để tập lái xe!" Những địa điểm này vắng xe, tốc độ lái chậm, ít signals nên mẹ tôi tỏ ra dạn dĩ.
Thấy mẹ tiến bộ, bố đưa mẹ ra lái ở các đường lộ rồi ngã ba, ngã tư cho quen trước khi thi thực hành. Nhưng đến các đường đông người, mẹ tôi lýnh quýnh, phản ứng rất chậm, quên trước quên sau làm cho bố tôi rất sợ và không còn can đảm dạy mẹ nữa. Rồi bố giao "công tác" đó cho chị em chúng tôi. Tuy hai chị em kiên nhẫn và bình tĩnh hơn bố nhiều và tận tình chỉ dẫn cho mẹ nhưng mẹ vẫn vi phạm những luật lệ nghiêm trọng như thắng gấp, chạy chậm hơn tốc độ quy định, vượt đèn đỏ vv...
Chúng tôi không dám nói gì vì sợ mẹ buồn và chúng tôi không còn ý định dạy mẹ lái được.
Chuyện này chúng tôi chỉ tâm sự với bố. Thấy tình hình không cải tiến, bố bàn ra:
- Tôi nghĩ là bà không cần học lái xe. Cứ ở nhà lo cơm nước. Tôi làm full-time, thỉnh thoảng có overtime.
Hai đứa nhỏ có financial aid, có work study. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Bà lái xe như vậy ... chiều nào bà đi làm về trễ là mấy cha con lại "lên ruột" dữ lắm.
Mẹ tôi im lặng nhưng có lẽ bà cũng giận ngầm mấy bố con vì tự ái.
Mẹ tôi là một phụ n" tự lập, không bao giờ muốn làm phiền chồng con. Bên nhà trước 75, mẹ là một cô giáo dạy công lẫn dạy tư nên không khi nào mẹ chấp nhận đóng vai một bà nội trợ thuần túy.
Thua keo này bày keo khác. Đúng là bụt nhà không thiêng. Thấy bằng viết sắp hết hạn, mẹ tôi xem báo để tìm cho được một người Việt Nam dạy lái có bảo đảm đậu xong mới lấy hết tiền. Mới học chỉ đóng một nửa mà thôi.
Mẹ tôi bằng lòng giá cả.
Ông ta dạy hơn một tháng và đưa mẹ tôi đi thi thực hành nhưng vẫn không pass.
Trước khi từ giã, ông ta lắc đầu nói với tôi:
-Mẹ cháu nhát quá và phản ứng lại chậm nữa.
Nhưng mẹ tôi là người không bao giờ lùi bước trước những khó khăn. Để giải quyết vấn đề di chuyển, mẹ tôi bắt đầu tìm cách đi xe bus.
Thế là một hôm mẹ ra trạm xe bus, chờ xe đến gặp người tài xế để xin một quyển bus schedule mang về nhà "nghiên cứu". Sau khi đọc kỹ, nắm vững giờ giấc và các tuyến đường di chuyển, mẹ tôi bắt đầu dùng xe bus để di chuyển khi cần. Tìm được phương tiện di chuyển an toàn, tiện lợi, rẻ tiền mẹ tôi tự tin và yên tâm phần nào.

Bà có cảm tưởng như vừa nắm bắt được chân lý: Không phải không lái xe được xe là không đi đó đi đây được. Cũng không phải không lái xe là không có việc làm như nhiều người thường mỉa mai: No car means no job (Không có xe nghĩa là không có việc làm).
Qua nhiều lần đi xe bus, mẹ tôi lại tâm sự với tôi:
-Chi à, đi xe bus cũng tốt chứ con. Đỡ tốn tiền mua xe, sửa xe, đóng bảo hiểm ... nhưng lắm lúc mẹ cũng bực.
Thành phố Moorpark mình đang ở ít xe bus quá. Hơn nửa giờ có khi cả giờ mới có chuyến. Có hôm đồng hồ nhà hơi chậm mẹ ra trễ chuyến phải đợi cả tiếng đồng hồ. Cũng chán lắm.
Mà mẹ thì không muốn làm phiền mấy bố con.
Tôi tỏ ra thông cảm với mẹ tôi:
Nhưng việc không lái xe của mẹ tôi không ngừng ở đâỵ Không lái xe mẹ tôi vẫn muốn đi làm.
Bạn bè mẹ tôi qua trước cũng nhiều và đang làm hãng. Họ mách cho mẹ tôi các hãng đang mở. Họ lấy đơn giùm. Mẹ tôi điền đơn nhờ họ nạp. Chừng hơn một tuần thì hảng Kavlico ở Moorpark gọi mẹ tôi đến interview và nhận mẹ tôi vào ca hai (swing shift) làm từ 3:30 chiều dến 12 giờ đêm.
Nỗi vui mừng xen lẫn với âu lo hiện ra trên nét mặt, hằn thêm vết nhăn trên trán: 12 giờ khuya xe đâu mà về. Không lẽ đêm nào cũng hành cha con thức khuya đưa đón. Cả nhà ai cũng thương mẹ tôị Thật tình không ai muốn mẹ ở tuổi này phải vất vả đi làm khuya nhưng mẹ tôi đã "quyết tâm" thì không ai cản được.
Qua môt ngày làm việc, mẹ tôi đã "khắc phục khó khăn" bằng cách làm quen với nhiều người trong hảng để đi carpool. Được các "đồng nghiệp" nhận lời, mẹ tôi thở phào nhẹ nhỏm. Mỗi tuần mẹ tôi đi 5 ngày, trả 10 đồng, được đưa đi và đón về tận nhà. Xe chở từ 3 đến 4 ngườị Đi carpool lại được chương trình Rideshare của chính phủ cho 20 đồng mỗi tháng để bớt nạn kẹt xe và ô nhiểm môi sinh. Nhưng có hôm mẹ tôi đi quá sớm về quá mun làm cho cả nhà lo ... có chuyện gì không hay xảy ra. Hỏi ra thì mới biết là chủ xe mới mua xe mới, cần đi sớm để có chỗ đậu xe tốt. Bữa thì chủ carpool làm overtime mà mẹ tôi không làm nên phải ngồi đợi về cùng một lần. Mẹ tôi có làm overtime thì chủ xe không đợị.. Thật là nhiêu khê quá! Cực khổ như vậy nhưng mẹ tôi không bao giờ có ý định từ bỏ công việc.
Ba tháng trôi qua thì mẹ đã "vô biên chế " (permanent) và có bảo hiểm.
Mẹ tôi thường nói với bố tôi và hai chị em chúng tôi:
-Các con học chưa xong, bố thì lớn tuổi, tình hình kinh tế Mỹ đang lúc bấp bênh, lỡ mà họ cho bố nghỉ việc thì còn có mẹ "đỡ"" cho cả nhà.
... Và mỗi lần chúng tôi có ý định dọn nhà là mẹ tôi thường dặn: Ông và các con có dọn đi đâu thì phải tìm chỗ ở gần trạm xe bus để cho tôi có thể di chuyển.
Thỉnh thoảng rỗi rảnh, mẹ tôi gọi điện thoại nói chuyện với bạn bè.
Đề tài cũng xoay quanh vấn đề lái xe ở Mỹ. Việc không lái được xe có cái gì ấm ức khiến cho mẹ tôi phải thổ lộ tâm sự cho vơi đờị. Đến tuổi tri thiên mệnh mà bạn bè của mẹ vẫn xưng hô mày tao rất thân mật như ngày xưa thân ái. Bác Minh bạn thân của mẹ tôi an ủi:
-Mày buồn và bực làm chi cho chóng già! Chờ đợi là một nghệ thuật và là một thứ gia vị của cuộc sống. Biết chờ đợi là tập được tánh kiên nhẫn. Tao phục mầy không xe pháo mà có job đều đềụ
Số mày không giàu mà sang.
Trước năm 75 cũng như sau 75 và bây giờ mày đi đâu cũng có tài xế chính phủ (tài xế xe bus).
An toàn quá còn muốn gì nữa!
Mẹ tôi trả lời:
-Thôi đừng mỉa mai mà tội nghiệp cho thân già của tao.
Một hôm khác mẹ tôi lại gọi điện thoại hỏi một người bạn khác về vấn đề có nên học lái xe nữa hay không. Bác Túc đậu bằng lái nhưng lái một lần gặp tai nạn nên không bao giờ dám lái nữa. Bác Túc đưa lời khuyên:
- Tuổi tụi mình tri thiên mệnh cả rồi. Phản ứng càng ngày càng chậm. Lương lậu không trên mức tối thiểu bao nhiêu. Bày đặt học lái xe chi cho tốn tiền.
Có bằng lái phải mua xe.
Xe tốt không đủ tiền.
Xe xấu hay "đổ nợ" phải sửa chữa hoàị Có khi xe chết máy dọc đường, không biết làm sao mà giải quyết.
Vả lại tuổi già tụi mình mua bảo hiểm rất đắt. Theo ý tao, nếu mày còn muốn "bôn ba" thì nên kiếm việc làm gần nhà để đi làm bằng bus hoặc carpool. Không nên lệ thuộc chồng con nhiều vì lệ thuộc là mất tự dọ
Thấy lời khuyên của bác Túc hợp lý, hợp tình nên mẹ tôi đã làm theo.
Bà vẫn làm hãng điện tử và đi làm bằng carpool. Hôm nào kẹt lắm thì mẹ tôi mới gọi về nhà để bố tôi hay chị em tôi chở.
Có lẽ do lời khuyên này mà mẹ tôi hết ấm ức và từ bỏ hẳn ý định học lái xe. Và dần dần bà không còn mặc cảm vê việc không lái được xe ở Mỹ như ban đầụ
Hôm nay tôi ngồi viết bài nầy để thương kính tặng mẹ. Con rất hiểu mẹ và xin lỗi mẹ vì có nhiều lần con không làm mẹ vui lòng. Tuy mẹ không lái xe, mẹ không để cho chúng con của cải gì nhưng cái ý chí, nghị lực cũng như sự quyết tâm chịu thương chịu khó của mẹ là những bài học quý giá góp phần cho sự thành công của chúng con nơi quê hương thứ hai nàỵ
Hồ Bích Chi
Tháng 3 năm 2002

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,017,978
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến