Hôm nay,  

Nghề Làm Đẹp Cho Chó

11/03/200200:00:00(Xem: 164656)
Bài tham dự số: 2-484-vb40306
Bà Võ Ngọc Hạnh, định cư tại Hoa Kỳ theo diện con lai, hiện cư trú và làm việc tại San Jose. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà. Tựa đề bài do Ban Sơ Tuyển GTVVNM chọn theo nội dung bài viết. Mong bà Hạnh sẽ có dịp viết thêm, chia sẻ với chúng ta những chuyện vui buồn trong nghề nghiệp đặc biệt mà ông bà đang làm.

Cả gia đình tôi được đi xuất ngoại diện con lai. Ngày 19-7-1991, tám giờ sáng, bà con chị em tụ lại nói lời chia tay. Đây thật là một ngày cảm động không bao giờ quên trong đời tôi.
Xe đến người đi đưa, kẻ ở lại. Tôi gom đủ con, sáu đứa đi theo còn một đứa ở lại. Hai vợ chồng tôi mừng được đi Mỹ nhưng buồn trước cảnh chia tay, nước mắt từng giọt rơi lả chả, xa cha mẹ hai bên bỏ con ở lại, một nỗi buồn khó tả.
Đến phi trường chờ đợi, sáu giờ chiều hôm ấy bầu trời ảm đạm một cơn mưa đến tiễn gia đình tôi như bao nhiêu nước mắt của tôi và các con tôi tuôn chảy.
Xe buýt chở gia đình tôi ra phi cơ, nhìn lên sân thượng của phi trường thấy đứa con ở lại đưa tay vẫy chào tiễn biệt, lòng mẹ quặn đau như cắt, tôi cố gắng cắn chặt răng để đừng bật khóc to, mặc cho nước mắt tuôn tràn.
Máy bay cất cánh, nhìn xuống quê hương dòng rông như rắn bạc khổng lồ, những miếng ruộng lúa như tấm thảm xanh nhỏ dần rồi mất hút.
Đến phi cảng Manila Phi Luật Tân xe buýt đón về trạm dừng chân nghỉ đó một đêm để sáng đi vào trại Bataan nơi gia đình sẽ phải ở lại học sáu tháng chờ đi Mỹ.
Ở Bataan gia đình tôi vừa học vừa lao động. Tôi cố gắng học Anh Văn nhưng không tiếp thu được bao nhiêu vì tâm óc tôi ngày cũng như đêm nhớ mẹ nhớ con nhớ từng người thân thích nên chẳng học được gì. Tôi thường nói đùa với bạn bè "yes yes, no no sáu tháng cũng go".
Rồi cũng tới ngày tôi cầm giấy đi Mỹ tuần sau. Vui mừng lo lắng lẫn lộn. Tôi chuẩn bị cho gia đình trả đồ đạc cho nhà kho. Sau một đêm dài không ngủ hồi hộp âu lo cuối cùng cũng đến giờ ra xe buýt, vui mừng tiễn biệt nguời quen chung trại, người cầu chúc tôi đi nhiều may mắn, kẻ chúc tôi thượng lộ bình an. Tôi cám ơn và bắt tay tạm biệt những thâm tình đồng ngôn ngữ nơi đất khách quê người.
Chiếc phi cơ Southwest chở gia đình tôi sau hơn mười tiếng đồng hồ bay, hạ thấp từ từ. Tôi thấy màu biển xanh, chiếc cầu đỏ dài có chân cao , xe chạy li chi như đàn kiến. Tôi hỏi ông xã “mình đang ở đâu đây, thiên đàng chưa"” Vì ai cũng nói được đi Mỹ cũng như đi thiên đàng.
Phi cơ đáp, mọi người trật tự ra cửa, tôi biết mình đang ở phi cảng San Francisco như trong giấy chị tôi bảo lãnh qua Cali. Chị và cháu tôi ra đón gia đình tôi trễ. Chúng tôi ngơ ngác giữa chợ người. Da vàng, Da trắng, Da đen, da ngăm, đầu bịt tóc, mặt râu ria. Tim tôi đập mạnh tôi hỏi ông xã: “Mình đi đâu đây nếu chị không ra rước.” Ông xã tôi nói mình chỉ chờ thôi giờ biết đi đâu. Người qua kẻ đi lại ai cũng nhìn gia đình tôi quê mùa sạm nắng dáo dác ngồi đứng không yên mặt tái xanh vì sợ sệt nước mắt đoanh tròng.
Hai tiếng sau chị và cháu tôi mới đến, vợ chồng tôi mừng quá ôm chầm chị tôi và các cháu. Giờ thì tôi mới yên tâm không còn cảm giác bơ vơ lạc lõng nữa. Xe các cháu tôi chở nhà tôi tám người hai vali quần áo về nhà chị tôi ở San Jose.
Trên đường về xe vào xa lộ tôi mở lớn tầm mắt xa lộ thênh thang thẳng tắp không có xe gì khác ngoài xe hơi và xe hơi. Hai bên lề xa lộ nhà lầu và nhà lầu. Tôi so sánh thành phố của quê tôi và thành phố vùng đất mới tương phản thật cách biệt. Ôi biết bao giờ Việt Nam tôi được như nước Mỹ hôm nay.


Về đến nhà chị tôi đã gần tối, chị tôi nói tắm rửa hết đi rồi ăn cơm. Ngồi vào bàn ăn nhìn vào thức ăn tôi ngạc nhiên. Chỉ là bữa cơm thường cho gia đình tôi sao vô cùng thịnh soạn, nào là bò kho bánh mì, thịt quay, bánh hỏi, tôm lăn bột, canh chua cá bông lau, bún, cơm chiên thập cẩm, nước ngọt, trái cây bom táo nho còn hơn bên quê nhà tôi cúng đám giỗ. Sáu tháng dài ở bên Phi ăn cơm cao ủy tị nạn gia đình tôi ăn thật ngon lành. Vừa ăn uống vừa trò chuyện tới khuya mới đi ngủ. Sáng dậy cháu tôi chở gia đình tôi đi xin thẻ an ninh xã hội, xin trợ cấp làm tất cả những gì cần làm khi mới nhập cư. Những ngày tiếp theo, ở nhà buồn tôi và ông xã đón xe buýt, đi dạo cho biết thành phố San Jose. Thế là đời sống bước vào khúc quanh mới.
Ngồi ở trạm xe buýt tôi gặp ông Mỹ đen cùng chờ xe. Ông ấy hỏi tôi Việt Nam mới qua phải không" Bằng tiếng Mỹ tôi trả lời vâng,
ông ấy hỏi tôi có cần giúp không" Tôi cám ơn lòng tốt của ông và hỏi ông giúp tôi được gì" Ông Mỹ đen trả lời tiệm ông ấy cần người làm, nếu vợ chồng tôi muốn đi làm ông ấy sẽ giới thiệu. Ông cho tôi một tấm Business cart và nói về nhà suy nghĩ, nếu muốn đến địa chỉ này gặp ông ấy. Tôi hỏi ông ấy làm gì ở đó" Ông ấy nói: làm đẹp cho chó. Tôi phì cười, tôi thấy không hợp với khả năng của tôi vì ở Việt Nam có khi nào làm đẹp cho chó bao giờ. Tôi nói chắc khó quá vợ chồng tôi không làm được. Ông ấy nói: không có gì khó nếu thích thì làm được. Tôi gật đầu cảm ơn vừa đúng lúc xe buýt đến thế là lên xe ai về nhà nấy.
Đêm đó vợ chồng tôi bàn về chuyện có nên đi tiệm chó để xin đi làm không. Bàn xong, sáng thức dậy vợ chồng tôi quyết định đi cho biết. Leo bên xe buýt đưa địa chỉ cho ông tài xế và ông ấy chỉ cho chúng tôi tìm số nhà đến tiệm và vào.
Vợ chồng tôi gặp ngayông Mỹ đen gặp ở trạm xe buýt hôm qua, ông ấy dẫn chúng tôi đến gặp bà chu. Phỏng vấn qua loa vài câu vợ chồng tôi bắt tay vào việc ngay.
Nhìn vào chuồng nhốt chó, lớn có nhỏ có, đen có trắng đen vàng đủ thứ loại tôi hơi sợ nhưng ông Mỹ trấn tĩnh tôi, giúp tôi đem chó ra để lên bàn, ông ấy dạy tôi cách dùng dụng cụ thế nào cho hợp với lông nào và dạy tôi cầm tông đơ hớt lông làm sao. Tôi và ông xã tôi làm thấy nhẹ nhàng hơn những công việc chúng tôi phải làm ở quê nhà nhiều.
Chiều về vợ chồng tôi mừng quá vì tính theo tiền Việt Nam, hai vợ chồng chỉ làm một ngày mà có hơn một triệu đồng. Đó là năm 1992.
Vợ chồng tôi làm được một năm tiền lương và tiền típ dành dụm dư được một ít chúng tôi xin phép bà chủ nghỉ một tháng về Việt Nam thăm cha mẹ và con. Thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi chỉ một năm thôi ước mơ thánh sự thật.
Hai năm sau tôi dẫn hết các con tôi về thăm nơi chôn nhau cắt rún. Tôi khoe với bà con ở Mỹ tôi có nghề làm đẹp cho chó ai cũng nói ngộ vậy sao"
Tôi nói với bà con tôi người Mỹ thương chó nhiều lắm, chó được chụp hình để dành làm kỷ niệm. Nói chung chó là một thành viên trong gia đình người Mỹ. Chó được lên đài TV thi tài, thi đẹp và được tuyên dương làm anh hùng khi giúp chủ thoát nạn. Bà con tôi nghe ai cũng mê và nói chó của nước Mỹ sướng thật.
Nhờ các đồng nghiệp làm chung, tôi học được kinh nghiệm trong nghề, hiểu được cách thức chăm sóc và làm đẹp cho cả trăm loài chó khác nhau. Sau nhiều năm, tôi cũng đã học được cách tổ chức công việc, giao thiệp với người Mỹ.
Bây giờ con tôi đã có tiệm riêng, vợ chồng tôi cũng có cuộc sống thoải mái hơn. Tôi luôn biết ơn nước Mỹ đã cưu mang chúng tôi. Tôi cũng luôn nhớ ơn ông Mỹ da đen co’o lòng tốt, đã chỉ dạy chúng tôi nghề làm đẹp cho chó. Nhờ vậy mà gia đình tôi sớm vui vẻ hạnh phúc.
San Jose 1-25-2002
Võ Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,059,391
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến