Hôm nay,  

Tập Làm Văn

06/03/200200:00:00(Xem: 246159)
Bài tham dự số: 2-468-vb20211
Bà Nguyễn Hà tên thật Nguyễn Thị Minh Hà, 35 tuổi, cư trú tại Corona, California, hiện theo học ngành Human Service tại Cal State Fullerton, đồng thời làm việc cho Concept 7, Family Support and Treatment Center. đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ: chuyện về Mr Right, về anh Tư nghệ sĩ, anh Năm vượt dốc, hai bà má học thi quốc tịch... Hôm nay, nhân tất niên Năm Tỵ, Việt Báo xin trích lại bài viết đặc biệt của bà Hà đã được chọn đăng trong báo Xuân Việt Báo Tết Nhâm Ngọ. Bài viết kể chuyện tập viết văn và Viết Về Nước Mỹ.
Viết về chuyện viết văn là ''thẩm quyền'' của các nhà văn. Giống như những vị tướng đem kinh nghiệm chiến trường của mình ra viết thành binh pháp, một số nhà văn cũng đem kinh nghiệm viết văn của mình viết ra cho mọi người cùng học hỏi. Lính lác, (lính tập, binh ba) không ai lại đi viết binh pháp bao giờ, cũng như một người có một vài bài tham dự giải Viết Về Nước Mỹ như tôi mà viết về chuyện viết văn là ''illegal.'' Nhưng viết về những kỷ niệm khó quên trong chuyện ''tập làm văn'' thì hình như là ''legal'' đối với một ''tên lính'' ngẩn tò te.
Cũng như tất cả mọi người, tôi đã tập nhiều thứ, tập ăn, tập nói, tập đi, tập chạy, rồi tập đọc, tập viết, và... tập làm văn.
Lúc nhỏ, tôi rất thích viết những bài tập làm văn, thích nhất là những bài văn tả đồ vật hay thú vật theo kiểu nhân cách hóạ Tôi còn nhớ, năm lớp bảy, hai bài văn tôi viết thuộc loại đó đã được sự ''hưởng ứng nồng nhiệt'' của đám bạn nhỏ. Trong lúc cô giáo đọc bài văn tả mảnh đất bị bỏ hoang và cái bàn gãy chân, đám bạn ngồi nghe chăm chú, mặt mày có vẻ xúc động lắm. Một cô bạn ''vô địch mít ướt'' trong lớp tôi đã gục xuống bàn và .., khóc thút thít, thương cho ''bác Đất Hoang'' và ''anh Bàn Cũ''. Mà bác Đất Hoang và anh Bàn Cũ cũng đáng thương thật:
''Bác Đất Hoang nằm im, hồi hộp lắng nghe tiếng chân người đang đi đến. Khi những người đó đến gần, bác van nài, 'Xin hãy dẫm chân lên và cày bừa cho nát mặt tôi, đau đến đâu tôi cũng chịu đựng được. Chỉ xin đừng chê tôi cứng, chê tôi vô dụng, và lại bỏ đi như những tốp người trước.' ''
''Anh Bàn Cũ nằm một mình trơ trọi trong một góc nhà kho chứa đồ phế thảị Anh cảm thấy buồn sao là buồn, cái buồn thấm vào từng thớ gỗ mục, hiện rõ trên mặt anh, làm khuôn mặt dơ bẩn bám đầy bụi trông càng thêm thảm nãọ Một chân anh bị gãy, anh không còn đứng vững vàng được nữa, vậy là người ta mang anh vứt vào đâỵ Ngaụy ngaụy, khi lũ bạn gián, chuột đã đi ngủ, anh Bàn thường khóc tức tưởI một mình, nhớ những lúc đứng hiên ngang trên bốn cái chân cứng cáp trong lớp học đông vuị Cái chân gãy khốn khổ đã làm hại đời anh!''
Từ lớp mười, ''hành trình tập làm văn'' của tôi bị trở ngạị Cô giáo dạy văn của tôi, cô Lê, là một phụ nữ xinh đẹp, ngọt như đường cát mát như đường phèn, giảng bài hay mê ly. Nhưng cô bị một hội chứng khá kinh dị, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng là bệnh nan y, tạm gọi là ''kissing the butt (buttock) syndrome.'' Những người mắc phải hội chứng này, theo như người xưa truyền lại, muốn khỏi bị vấp té u đầu mẻ trán thì phải sắm hai cái áo dài: một cái vạt trước ngắn để khom người xuống, cái kia thì vạt sau ngắn để ưỡn ngực và vác hất mặt lên trời.
Trở lại với cô Lê, hình như cô thuộc loại người được mệnh danh là ''dân 30- 4,'' chuyên theo đuôi đám người của ''chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt''. Trong lớp, học trò cưng nhất, của cô là đám con cán bộ. Tiếp theo là những cô cậu học trò tặng quà đều đều cho cô, hoặc ít ra thì mặt mũi cũng phải xinh đẹp dể coi, ăn nói lanh lợi và biết cách tâng bốc cô. Còn tôi là con ''ngụy,'' mặt mũi xấu xí, lại ngốc nghếch không biết cách bợ đỡ, nên bị xếp vào loại học trò ''không được ưa thích''. Không biết có phải đó là một trong những lý do làm biến mất những chiếc nơ số tám đỏ chói trên các bài tập làm văn của tôi không. Thay vào đó là những con số năm có cái bụng tròn vo, y như ông địa bụng bự, nhìn phát chán.
Một ngườI bạn cùng lớp của tôi, Hữu, là người đồng cảnh ngộ, mà ''cảnh ngộ'' của Hữu còn thê thảm hơn tôi nhiều. Hữu hơn tôi nhiều thứ: làm văn hay hơn, nhưng cũng xấu xí hơn, nghèo hơn, bướng bỉnh hơn, nên bị cô Lê ghét hơn và cho điểm thấp hơn. Cứ mỗi lần cô Lê phát bài ra là thím ngỗng to đầu lại ngồi chễm chệ trên bài văn của Hữu, mặc dù trước đó Hữu đã là học sinh giỏi văn nhiều năm liên tiếp.
Nếu chỉ có những bài viết bình luận mấy bài thơ tứ tuyệt ... dở trong tập ''Nhật ký trong tù'' mà bị xơi năm điểm và hai điểm thì chúng tôi không hề tức cô Lê. Những bài bình luận đó chúng tôi không tài nào nặn ra nên viết cụt ngủn, vì học sinh bắt buộc phải ca ngợI mấy bài thơ tuyệt .., dở đó chứ không được quyền phê bình. Nhưng những bài viết công phu bình luận những áng văn thơ tuyệt hay của Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương của chúng tôi vẫn bị xơi năm điểm và hai điểm thì quả là chán chường. Khi viết xong những bài ấy, trao đổi cho nhau đọc, chúng tôi hy vọng rằng sẽ không gặp ''ngườI quen'' nữa, vậy mà ông địa và thím ngỗng vẫn ngồi chình ình trên bài viết. Hết chịu đựng nổi, Hữu bàn với tôi:
''Hà này, hình như bả không hề đọc bài của mình. Đã vậy, mình đừng thèm cặm cụi viết nhiều làm gì cho nhọc xác. Liều mạng ''chơí' bả đi. Mỗi bài, mình chỉ viết đàng hoàng vài trang đầu và cuối thôi, còn đoạn giữa thì cứ viết nhăng viết cuội. Hà cứ thử đi, Hữu bảo đảm mình vẫn được mấy cái điểm chết tiệt này như thường.''
Thử thì thử, ''cùi không sợ lở'' mà. Bài văn lần đó, chỉ có trang đầu và trang cuối là chúng tôi viết theo đề bài. Đoạn giữa, Hữu chép bài thơ ''Hổ nhớ rừng'' của Thế Lữ. Anh chàng còn viết thêm: ''Con hổ của Thế Lữ thì 'gặm một khối căm hờn trong củi sắt', còn em thì đang gặm một khối căm hờn trong lớp học đây. Thú thật là em đã 'căm' cô lắm rồi'' Còn tôi thì viết nhẹ nhàng ai oán hơn, vì ''trình độ'' bướng và lì của tôi vẫn còn kém Hữu. Tôi chép hai câu thơ của Xuân Diệu: ''Hôm nay trời nhẹ lên cao/Tôi buồn không biết vì sao tôi buồn.'' Rồi tôi ''tỏ bày tâm sự'': ''Thi sĩ Xuân Diệu không biết vì sao ông ta buồn, còn em thì biết rất rõ tại sao em buồn. Em buồn vì nhiều bài văn em đã cong đuôi ra làm cho thật ''xịn'' mà hình như là cô không hề đọc, lúc nào cũng cho em con năm chán phèo phèo, chán cỡ như .., cô.''
Nộp bài xong, Hữu và tôi hồi hộp chờ ngày phát bài, cũng hơi ''quỷnh''. Nhưng không sao, hai đứa học trò .. .ghét của cô vẫn ''an toàn xa lộ'': vẫn là ông bụng bự và thím to đầụ Vậy là rõ rồi, cô Lê đã không đọc bài của chúng tôi mà cứ ban cho mấy con số tệ hạị Suy ra, chắc cô cũng không hề đọc bài của anh chàng lớp trưởng con cán bộ ''gộc'' mà vẫn cho hắn những con số tám tươi roi rói, tươi như cái mặt cườI của cô mỗI lần cô nói chuyện vớI hắn. ''Chế độ ưu việt'' đã tạo ra một bậc làm thầy ''ưu việt.''
Ba năm lớp 10, 11, 12, bị bà cô ''ưu việt'' ''đì'' thê thảm, nhưng tôi vẫn còn thích ''tập làm văn.'' Tôi đã tham gia vào một ''câu lạc bộ sáng tác trẻ.'' Trong câu lạc bộ này, anh trưởng nhóm hình như cũng khá ''ưu việt.'' Anh ta chỉ chấp nhận và cho đăng báo những bài viết theo ''đường lối văn nghệ của Đảng'' thôi.
Bài viết đầu tiên tôi nộp cho anh ta là một truyện ngắn, kể chuyện một cô bé tuổi cặp kê yêu thầm anh hàng xóm của cô, là một họa sĩ nghèo chưa thành danh. Đọc xong, anh ta lắc đầu: ''Truyện này của Hà cũng dễ thương, nhưng chưa đúng 'đường lối. Hà phải cho cô bé này yêu một anh bộ đội hay thanh niên xung phong mớI đúng.''
Tôi cãi: ''Ôi trời, cô bé muốn yêu ai thì yêu chứ, sao lại có chuyện phải yêu người này hay người kia thì mới đúng" Ba mẹ của cô ta còn chưa bắt buộc nỗi, huống gì là .., tác giả.''

Cãi vậy nhưng tôi cũng về nhà viết lại truyện ngắn khác. Tôi cho cô bé nhân vật của tôi yêu một anh chàng, không phải thuộc gia đình gốc gác gậy gộc, nhưng cũng là ''thanh niên xung phong.'' Hai ngườI yêu nhau tha thiết, nhưng cô bé phải bỏ anh ở lại vớI những cánh đồng hoang nắng cháy để đi xuất cảnh.
Vác truyện ngắn ướt đẫm này đến trình diện anh trưởng nhóm, tôi chưng hửng khi anh ta lại lắc đầu, nghiêm nghị nói: ''Vẫn chưa đúng chính sách! Không thể có cuộc chia ly nàỵ''
''Sao vậy, Hà thấy đã đúng quá rồi mà, Hà đã cho cô bé của Hà yêu anh thanh niên xung phong rồi còn gì nữa. Còn cuộc chia ly này thì tại sao lại không thể với không được, nhân vật muốn yêu nhau thì yêu, rồi tới lúc nào đó, người ta muốn chia tay chia chân thì chia chứ.'' ''Đúng, nhưng nếu cô bé đã yêu anh thanh niên xung phong rồi thì phải ở lại xây dựng đất nước với anh ta, chứ không thể đi xuất cảnh được, Hà hiểu chửa.''
Tôi ngán ngẫm, cầm bản thảo vứt vào sọt rác. Tôi đã hiểu ''đường lốí' rồi, nhưng cô bé của tôi sức mấy mà chịu ở lại ''xây dựng đất nước'' theo ''đường lối của Đảng'', cô phải ra nước ngoài xây dựng tương lai và về nước bốc người yêu cùng vượt thoát ''chế độ ưu việt'' chứ. Tôi không tham gia vào cái câu lạc bộ ''ưu việt'' đó nữa, và cũng không ''tập làm văn'' nữ. Thà để thời gian đi học ngoại ngữ chờ ngày đi nước ngoài như cô bé nhân vật ướt át bị vứt vào sọt rác còn hơn là hì hục viết mãi mà vẫn không đúng ''đường lối văn nghệ.''
Qua đến Mỹ, bận rộn với đám bài essays, researches, projects, tôi không còn nghĩ đến việc ''tập làm văn'' nữa.
Tình cờ, đi lạc vào website của Việt Báo, tôi thích thú đọc mê mẩn những bài viết tham dự giải Viết Về Nước Mỹ, với những lời dẫn nhập cô đọng và ý nhị của tòa soạn. Ước muốn ''tập làm văn'' lại được khơi dậy. Mình cứ thử viết đi, biết đâu bài viết của mình lần này sẽ không bị lắc đầu mà sẽ được đứng chung với những bài viết thú vị khác. Vốn thích viết chuyện ''tình cảm nhẹ nhàng'', tôi ''mở hàng'' bằng chuyện tình của ''ảnh'' và tôi.
Hôm đó, tôi ngồi trong ''thư phòng'' gần như suốt ngày, lúc thì chống tó nhìn chằm chằm lên trần nhà suy nghĩ dữ dội, lúc thì gõ trối chết lên keyboard. ''Mr. Right'' của tôi đi ngang, thấy vậy liền bước vào, nắm hai tai tôi giật giật mấy cái kêu rốp rốp, hình như để cho tôi ... tỉnh mộng. Rồi anh cười cười, chọc tôi: ''Úi cha, bà xã của tôi đang viết văn đó hả" Anh lo quá hà. Liệu người đọc có hiểu nổi 'ngôn ngữ riêng' của em không đây, bé Bi.'' (Ông xã tôi quen gọi bà vợ ''sồn sồn'' của anh là bé Bi).
Mắc cỡ quá, tôi lấy cả hai tay gãi đầu sồn sột, làm cho mái tóc quăn bờm xờm càng bờm xờm hơn. Tôi không thể cãi lại anh, vì ''Mr. Right is right.'' Tôi thuộc loại ''nửa chừng xuân,'' tiếng Mỹ nói thì chưa giống Mỹ ''rặt'', nhưng tiếng Việt thì đôi khi cũng tìm không ra chữ để nói. Có lần, thay vì nói ''to tổ bố'' thì tôi nói là ''lớn bự'' hay ''khi có khi không'' thì lại nói ''một lần có, một lần không.'' Nói kiểu đó thì đúng là chỉ có Mr. Right của tôi mới hiểu thôi, vậy mà lại ham viết văn. Thôi kệ, cứ thử đại, biết đâu lúc viết, văn chương từ đâu .., hiện về thì sao.
Thôi kệ, cứ thử đại, biết đâu lúc viết, văn chương từ đâu... hiện về thì sao"
Mà hình như văn chương "õtồn kho" từ... ngàn năm trước, từ thời con nít trốn ba đọc chuyện tình cảm ướt át của người lớn và từ thời trung học say mê đọc tiểu thuyết giữa các kỳ thi, cũng có "õhiện về" chút chút, nên tôi đã viết xong bài "õMr Right, em đã tìm được anh."
Gởi bài đi rồi, tôi háo hức đợi. Ngày nào cũng canh website của Việt Báo, nhưng chẳng thấy "õMr. Right.. . "õ đâu, chỉ có Mr Right thật cứ nheo nheo mắt nhìn tôi cười mỉm chi. Tôi đâm ra quạu quọ với Mr. Right của tôi, cự nự anh, "õTại anh nói là người ta không hiểu 'ngôn ngữ riêng' của em nên em mới xui xẻo, bây giờ người ta không thèm đăng bài của em rồi đó. Anh còn ở đó mà cười đắc chí nữa."
Cự nự Mr. Right xong, tôi cũng chưa hết quạu. Dù sao cũng bỏ công chống tó nhìn lên trần nhà tìm ý và gõ "õbúa xua" lên keyboard cả ngày trời, chẳng lẽ chịu để bài viết của mình "õmột đi không trở lại" sao" "õChịu chơi chơi tới cùng," tôi liền gởi e-mail "õkiện" Việt Báo:
"õThưa quí anh, xin anh cho Hà biết "số phận"õ bài Mr. Right... của Hà."
Sau đó, tôi nhận được một e-mail từ Việt Báo, của anh Phan Tấn Hải gởi cho chú Trần Dạ Từ và forward cho tôi: "õXin anh Từ cho anh Hà Nguyễn biết số phận bài viết của anh ta ra sao."
Trời đất, sao lại là "õanh"" Tôi không thích làm đàn ông chút nào. Tôi gởi liền một cái email "õla làng": "õThưa chú Từ và anh Hải, Hà là female chứ không phải là male đâu, xin đừng gọi Hà là 'anh ta'.
Hai cái e-mail này của tôi hình như đã làm cho chú Từ và anh Hải vui vui và chịu khó lôi bài "õMr. Right.. . "õ từ.. . đống giấy bỏ ra. Thì ra, lần này, bài viết của tôi bị vứt sọt rác vì nguyên nhân khác, chứ không phải vì không đúng "õđường lối văn nghệ." Tôi đã đánh máy năm trang bài theo kiểu viết... essay, tức là bằng font "õTimes New Roman" không co' bỏ dấu sắc huyền hỏi ngã nặng. Bài viết bằng chữ Việt theo kiểu Mỹ của tôi làm cho ban sơ tuyển nhìn sơ sơ là đã phát mệt, nên đã cho bài viết "õyên nghi" trong đống giấy bỏ. Sau khi vừa đọc vừa đoán, ban sơ tuyển đăng bài "õMr. Right..." và không quên gởi cho tôi một e-mail "õrăn đe": "õLần sau xin vui lòng viết bằng font chữ tiếng Việt có dấu."
Cuối cùng, Mr. Right của tôi không chỉ xuất hiện ở nhà, đi qua đi lại kéo tai vợ kêu "õrốp rốp," mà còn được xuất hiện trên báo. Tới phiên anh mắc cỡ, vừa đọc bài của tôi trên báo vừa vò đầu bứt tóc, đến khi anh đọc xong "õlove story" của hai vợ chồng thì những sợi tóc cứng của anh cũng bị anh vò đến nỗi dựng đứng cả lên. Miệng thì cười toét đến mang tai, tóc lại dựng đứng tua tủa, trông Mr. Right của tôi lúc ấy không giống một "õMr." mà giống chú bé người gỗ Pinocchio quá chừng.
Đó là những kỷ niệm khó quên của tôi trên con đường "õtập làm văn." Tập làm văn tuy phải chịu cực một chút nhưng thú vị lắm bạn ạ, nhất là khi mình không bị bắt buộc phải viết những bài văn dở òm ca tụng mấy bài thơ dở ẹc trong chương trình ngữ văn "õdưới mái trường xã hội chủ nghĩa," và tự do để cho nhân vật của mình muốn yêu ai thì yêu, làm gì thì làm.
Tôi sẽ còn "õtập làm văn" dài dài. Tôi thích viết và gởi những "õchuyện kể rỉ rả (lời chú thích của Việt Báo)" của tôi đến ban sơ tuyển GTVVNM của Việt Báo, để cho các nhà báo ở đó đã bận rồi thì sẽ bận thêm một chút, và đã vui rồi cũng sẽ vui thêm một chút. Tôi thích viết cho những độc giả trong gia đình và một vài "õđộc giả ruột" của tôi, những người đang mong cho tôi được một giải nhỏ xíu xiu hay là.. . "õlớn bự" để được ăn khao một bữa... bò bảy món và một chầu cà phê (ui da, tách cà phê và món bò bảy món này coi bộ khó nuốt dữ!). Và tôi rất thích viết cho những độc giả không quen nhưng thân thương, thân thương vì đã bỏ chút thời gian đọc những bài viết của tôi, và biết đâu có vài người vừa đọc vừa nhếch mép cười một tí ti.
Còn bạn, nếu bạn chưa viết, cứ thử "õtập làm văn" một lần xem sao. Một ngày đẹp trời nào đó (hay xấu trời cũng chẳng sao, vì bạn ngồi trong "õthư phòng" mà), bạn thử ngồi "õchống tó" và nhìn lên trần nhà tìm ý văn (chứ đừng tìm mạng nhện), rồi gõ búa xua lên keyboard, bạn sẽ thấy vui hết biết. Xong xuôi, bạn gởi đến Việt Báo, và chẳng cần là một VIP (very important person) trong cộng đồng lớn, cộng đồng nhỏ gì cả, bạn, Mr./Mrs. Right của bạn, và những người thân khác, sẽ được lên báo ngồi tỉnh bơ.
Ooops, còn một việc quan trọng cần nhớ nếu bạn không muốn gởi e-mail "õkiện tụng" ban sơ tuyển của Việt Báo, đó là: "õXin vui lòng viết bằng font chữ tiếng Việt có dấu." Vậy là xong, bài tập làm văn của bạn sẽ có một số phận tốt đẹp.
Nguyễn Hà
11/ 2001

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến