Hôm nay,  

Đẹp Đạo - Đẹp Đời

06/03/200200:00:00(Xem: 247834)
Bài tham dự số: 2-481-vb50302

Tác giả Duy Nhân đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Ông sinh nam 1947. Trước 1975, từng là chuyên viên Ngân Hàng Quốc Gia, và sĩ quan QLVNCH. Hiện cư trú và làm việc tại Chicago. Bài sau đây đề cập tới niềm tin tôn giáo và những suy nghĩ về vụ khủng bồá 9-11.

1 Ngày 22 tháng 11 năm 2001, tôi được mờI tham dự lễ thanksgiving và cầu nguyện cho nạn nhân của biến cố 911 tại thành phố New York và thủ đô Washington, đồng thờI cầu nguyện cho đồng bào ruột thịt đang chịu bao lầm than tủi cực tại quê nhà Việt Nam.
Buổi lễ được tổ chức tại Hội Thánh Tin Lành Methodist số 3100 W. Wilson, Chicago, IL, do Mục sư Văn Vĩnh làm chủ lễ.
Nhân tố chính góp phần vào việc tổ chức thành công thánh lễ chính là các thành viên của một gia đình gồm có 2 ông bà và 7 ngườI con. Họ là chủ lễ, họ là thành viên của ban nhạc, họ tham gia đồng ca, họ tham gia diễn kịch, họ tham gia tiếp tân v.v.. MỗI ngườI đều có nhiệm vụ. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là họ yêu hộI thánh như nhà riêng của họ và họ quý mến khách mờI như bà con ruột thịt. Đối
vớI tôi, đây là một điều lạ. Điều lạ bao giờ cũng dễ gây chú ý. Ban đầu là chú ý, sau đó là tìm hiểụ Từ tìm hiểu đưa đến mến mộ và khâm phục. Tôi thấy cần phải viết ra về gia đình này, về hiện tượng này như niềm vui và điều tốt đẹp không thể giữ mãi trong lòng. Tôi muốn chia xẻ điều đó vớI mọI ngườI, cho dầu mình không cỏ tài viết lách và văn chương, chữ nghĩa cũng không nhiều lắm.
Thật ra những kinh nghiệm về sự hộI nhập của người Việt tị nạn chúng ta vào đờI sống Mỹ, mà nhiều ngườI xem là quê hương thứ hai rất cần được phổ biến rộng rãi, nhất là những gương vượt khó và thành công ở một xã hội phức tạp như nước Mỹ này. Có điều gia đình mà ta đang dề cập ở đây là một gia đình mộ đạo, khiêm tốn và kín đáọ Họ không muốn ai biết về mình, dầu chỉ là tên họ. Họ chỉ muốn sống trong im lặng như 26 năm nay họ đã im lặng, làm việc và phục vụ. Thôi thì, đành phải mạo muộI viết một đôi điều, trong chừng mực nào đó, chắc cũng sẽ được cảm thông.


2 Tôi đến thăm gia đình này vào một buổi sáng đẹp, hai ngày sau lễ tạ ơn (Thanksgiving).
Hai bác ra tận cửa đón tôi như đón một ngườI thân từ xa mới về. Hôm lễ thanksgiving, bác gái có tiếp tôi, nhưng không nói chuyện được nhiềụ Còn bác trai thì tôi chỉ thấy từ xa. Giờ đây, tôi được hai bác đón tiếp tại gia đình trong không khí ấm cúng, thân tình. Các con bác đều có gia đình và ở riêng, chỉ còn hai bác trong căn nhà rộng thênh thang, là chổ ở trước đây của 9 ngườị
Bác trai năm nay khoản 70 tuổI, còn bác gái khoản 65. Trông hai bác vẫn còn tráng kiện và trẻ hơn tuổI rất nhiều, nhất là bác gáị Được hỏi bí quyết gi giúp hai bác duy trì được sức khoẻ tốt như vậy, bác trai trả lờI- Đâu có bí quyết gì. Chỉ có 3 yếu tố là thường xuyên tập thể dục. Vừa nói, bác đưa tay chỉ vào cái máy tập chạy bộ trong nhà. Thứ hai là giữ tâm hồn trong sáng và cuối cùng là làm điều thiện. Điều thiện ở đây, theo tôi phải gọI là thánh thiện mớI đúng. Vì lẽ, ngoài việc giúp đỡ mọI ngườI một cách bình thường, hai bác còn giúp họ tiếp cận và đến vớI Chúa nếu họ muốn. Bác gái còn giải thích thêm- Những ngườI có đạo khi sống thì hạnh phúc, lúc chết cũng vui vẻ, thanh thản vì họ đã có đức tin. Tôi nghĩ trong bụng- Còn hai yếu tố nữa ảnh hưởng tốt đến đời sống hiện thờI mà hai bác không nói rạ Đó là sự mãn nguyện khi nhìn thấy con cái thành đạt, có gia đình ấm êm, hạnh phúc. Thứ hai là hai bác có đến 4 ngườI con là bác sĩ để chăm sóc sức khoẻ cho hai bác. Ba ngướI con còn lại thì cô gái đầu là kỹ sư tin học, từng làm giáo sĩ truyền đạo ở Pháp trong 12 năm. Một ngườI là giáo sư, có hai bằng tiến sĩ làm trưởng khoa về nghiên cứu không gian tại đại học Tennessẹ NgườI còn lại mà cộng đồng ngườI Việt tại Chicago biết đến nhiều hơn. Đó là Mục sư Văn Vĩnh, cũng là một kỹ sư, đang học chương trình tiến sĩ thần học.
Bác trai nhớ lại- Khi mớI vượt biên đến trại tị nạn tại đảo Guam năm 1975, cô gái út chỉ mớI 6 tuổi, cầm chén cơm không nổi, làm rớt lên rớt xuống. Cô út đó chính là bác sĩ Văn Ngân, chuyên khoa tim mạch bây giờ. Diệu Minh, con gái tôi cứ thắc mắc và hỏi hoài- Không hiểu sao bác sĩ Ngân trẻ, đẹp, nói chuyện vui vẻ lại còn có tài ca hát nữạ Dầu chỉ mớI tiếp xúc lần đầu, xem ra cô bé rất ái mộ bác sĩ Văn Ngân.
Nhiều ngườI tưởng gia đình bác có điều kiện rất thuận lợI nên các con bác ai cũng học hành đỗ đạt. Bác nói- Không phải vậỵ Mặc dầu làm trưởng ty ngân khố ở Việt Nam, nhưng bác đâu có nhiều tiền. Sang Mỹ bác phải lao động chân tay, làm đủ nghề vất vả nhất, tầm thường nhất hàng chục năm trờI để nuôi 7 con ăn học. Đâu có dễ dàng gì. Bác sống rất tiết kiệm, thanh đạm và giản dị. Sang Mỹ ngay từ 1975, nhưng mãi đến năm 1978 gia đình bác mớI sắm cái Tivi đầu tiên, lại là tivi đen trắng, không có cablẹ Bác giải thích- Cái cable bắt được nhiều đài, nhất là các đài xấu, thì không có ích lợI gì cho việc học hành của trẻ con. Bác cho biết, khi các con bác đã ra trường và hành nghề bác sĩ, vẫn có ngườI đi chiếc xe trị giá 250 đồng. Theo lờI Mục sư Vĩnh kể lại, trước đây trong lúc mọI ngườI đổ xô đi làm để kiếm thật nhiều tiền thì gia đình ông chỉ biết có học và vượt mọI khó khăn để học. Lúc đó, chỉ dùng phương tiện công cộng như xe lửa, xe bus để đi học, chứ đâu có đi xe hơi như nhiều học sinh bây giờ. Viết tớI đây tôi liên tưởng đến 2 đứa con tôị Một đứa chưa ra trường, một đứa mớI vào đại học, vậy mà đã sắm xe Lexus, loại xe sang trọng và đắc tiền như Mecedes để đi học. Bà xã tôi cứ cằn nhằn tôi mãi về sự quá nuông chìu con của tôị Mục sư Vĩnh cỏn cho biết, sở dĩ các anh chị em ông học được là nhờ tấm gương của bạ Mặc dầu lớn tuổI và phải đi làm hằng ngày nhưng bác trai vẫn miệt mài cắp sách đến trường Devry để sau 3 năm thì lấy được bằng đại học ngành kế toán (accounting). Mặc dầu lấy bằng đại học thì cũng chỉ để đó. Nhưng đó chính là tấm gương mà bác muốn nêu lên để động viên các con trong việc học tập.
Khi tôi hỏi cơ duyên gì khiến cho gia đình bác có nhiều bác sĩ trong khi nghề nghiệp của bác lại là tài chánh kế toán. Như một thí sinh vào vấn đáp bắt thăm trúng đề tủ, bác hứng khởI trả lờI một mạch:
- Có lẽ tôi chịu ảnh hưởng phong trào cải cách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn hồi đó. Hình ảnh một anh sinh viên trường thuốc (y khoa) theo tây học ra trường làm bác sĩ giúp ngườI nghèo khổ, đau yếu bệnh tật, đồng thờI phổ biến kiến thức khoa học, bài trừ mê tín dị đoan trong các quyển tiểu thuyết của Khái Hưng, Nhất Linh, là hình ảnh lãng mạn đẹp đẻ làm saọ Tôi muốn được như vậỵ Nhưng vì nhà nghèo không có tiền theo học, tôi chỉ có thể đến trường nhìn các sinh viên rồi thèm thuồng, mơ ước thế thôị Cho đến khi lớn tuổI qua Mỹ rồi cũng vậỵ Trường đại học y khoa nào tôi cũng đến, cũng nhìn và nuôi mơ ước. Mơ ước đó cứ lớn dần và truyền sang các con tôi lúc nào không biết. Có lẽ do thắm nhuần tinh thần bác ái của Đạo và có Chúa dẫn dắt nên các con tôi đã đi đúng con đường mà cha chúng mơ ước. Vì lẽ tôi không bao giờ ép buộc mà cứ để con cái tự do lựa chọn ngành nghề mà chúng yêu thích. Do đó mà ngoài 4 bác sĩ, tôi còn có 2 kỹ sư và 1 giáo sư đại học.
- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Gia đình bác thì không phải như vậỵ Thật là một hiện tượng lạ và lý thú. Tôi nóị
Sau khi uống một ngụm trà, bác chậm rãi:
- Có điều quan trọng và lý thú hơn, tôi muốn trao đổI vớI anh. Có nhiều vấn đề của cuộc sống mà nền khoa học và văn minh hiện đại không giải thích được hoặc không can thiệp được vì nó thuộc lĩnh vực hoàn toàn khác, lĩnh vực tôn giáọ Thí dụ khoa học có thể làm đủ mọI thứ để phục vụ con ngườI và cải tạo thiên nhiên nhưng không thể nào chế tạo ra được hạt gạo hay lương thực để nuôi sống con ngườI, không tạo ra được nước để con ngườI uống, không tạo ra được không khí để con ngườI thở, bởI vì tất cả những thứ đó là thuộc quyền năng của Thượng Đế, của Đức Chúa Trờị Và chỉ có tôn giáo, qua Thiên Chúa mớI có thể cứu rỗI được con ngườị
Bác nói đến đây làm tôi nhớ đến cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thờI đệ nhất Cộng Hoà. Vào năm 1960 ông đã khuyến cáo toàn thể nhân loại qua câu nói nổI tiếng mà tôi nhớ mãi:


- Cuộc cách mạng kỹ thuật hiện đại sẽ đưa thế giớI vào thờI kỳ dã man mớI nếu song song và cùng một lúc không có cuộc cách mạng tinh thần, và trong khi con ngườithay đổI vũ trụ không tự thay đổI chính mình.
- Chính vì vậy mà con gái đầu của tôi -Bác nói tiếp- Sau khi đậu kỹ sư đã không hành nghề mà đi làm giáo sĩ, đi truyền đạo ở Châu Âu, bên Pháp. Còn Mục Sư Vĩnh thì trước đây làm kỹ sư ở Motorola hàng chục năm, nay cũng xin thôi để dành nhiều thì giờ hơn, phục vụ cộng đồng tại hộI ngườI Việt, dạy tin học miễn phí, phục vụ Thiên Chúa nhiền hơn. Còn những đứa con khác ngoài công việc chuyên môn đều dành tất cả thỉ giờ còn lại để sinh hoạt tôn giáo như anh đã thấy ở HộI Thánh ngày Thanksgiving. Tôi và bà nhà thì hầu như dành toàn thờI gian để làm công tác giúp đỡ mọI ngườI theo hoàn cảnh và khả năng. Tôi luôn luôn cầu nguyện cho mọi ngườI được hưởng ơn Chúạ
Tới đây thì có tiếng chuông điên thoại. Sau khi nghe xong, bác nóị
- Tôi đã cầu nguyện cho một con chó bất hạnh ở nhà hàng xóm, nay đã có kết quả.
Thế rồi bác kể cho tôi nghe trường hợp con chó bất hạnh ra saọ Bác đã cầu nguyện cho nó và nó được cưú vớt như thế nàọ Chuyện này trong gia đình bác chưa có ai biết.
Trong số những câu chuyện lý thú bác kể, có chuyện 3 Mục Sư ngườI Mỹ đáp máy bay sang Việt Nam chỉ để trao một quyển thánh kinh tiếng Việt cho một ngườI Thái ở thượng du Bắc Việt. Khi về Mỹ lại mang được con của một cán bộ cao cấp Cộng Sản về nuôi ăn học không điều kiện. Qua hành động này, vị Mục Sư đã cảm hoá được ít nhất một gia đình Cộng Sản vốn vô thần và thù nghịch trước kiạ Có lẽ tôi sẽ viết lại câu chuyện lý thú, cảm động và nhiều ý nghĩa nàỵ
Không thể từ chối, đến quá trưa tôi ở lại dùng cơm vớI gia đình bác. Trước khi ăn thì bác cầu nguyện. Bác cảm ơn Chúa đã cho gia đình bữa ăn. Bác cầu nguyện cho mọI ngườI cũng đủ ăn như bác. Nhân dịp này, bác cũng xin Chúa gia hộ cho gia đình tôi sớm vượt qua mọI khó khăn hiện tạị Tôi thì cúi đầu, im lặng. Trong giây phút lắng đọng, thiêng liêng, tôi thấy trong lòng lâng lâng niềm cảm xúc dạt dào, thánh thiện. Một cảm xúc tôi chưa hề trải qua và khó lòng diễn tả. Tôi đứng im nghe bác cầu nguyện mà có cảm tưởng như đang nghe lờI thì thầm của Chúạ Tôi nhắm mắt lại, tận hưởng cái giây phút ngắn ngủi mà hoan lạc, hạnh phúc Chúa đã ban cho tôi, một ngườI chưa phải là con Chúạ
Tôi và bác lại tiếp tục nói chuyện trong bữa ăn. Bác nói vế những ngườI con của bác kể cả con dâu và con rễ, toàn là những kỹ sư, bác sỹ, đã giúp đỡ được ngườI đồng hương và những ngườI nghèo khó, bệnh tật như thế nàọ Bác cũng đề cập tớI sự hiếu thảo của những ngườI con đối vớI hai bác. Tôi nói tôi rất lo lắng về tương lai của hai đứa con tôi, nhất là cháu gáị Bác nói, trong luật đạo có điều khuyến cáo ( hay điều răn tôi không nhớ danh từ) là con cái phải hiếu thảo vớI ông bà, cha mẹ. Tôi nói, trong ca dao, tục ngữ Việt Nam có biết bao câu đã dạy như thế. Nhưng vấn đề là con cháu mình có thực hiện được hay không. Đó là điều mà tôi lo lắng, nhất là ở nước Mỹ nàỵ
Về tổ chức gia đình, có một chuyện khi nghe bác kể, về nhà tôi phải kể lại ngay cho các con tôi nghe và tôi rất muốn cho mọI ngườI cùng biết. Ở Mỹ này, hầu như không có ai hoặc không có gia đình nào mà không vay tiền ngân hàng. Nhưng gia đình bác thì không. Đây là một điều lạ. Mặc dầu các con bác đều có gia đình và ở riêng nhưng họ đã lập một quỹ chung. MỗI tháng, các thành viên đều phải đóng vào quỹ một số tiền nhất định. Từ tháng này đến tháng khác, từ năm này sang năm khác, quỹ chung đó cứ lớn dần. Nếu một thành viên nào trong gia đình cần tiền thì sẽ mượn từ quỹ đó, dĩ nhiên, không có tính lãi và phải trả lại dần. Thật là tuyệt vờI! Cái quỹ chung đó thể hiện sự yêu thương, đoàn kết, gắn bó của một gia đình. Ở đầu bài viết này, tôi có nói, rất khâm phục gia đình nàỵ Và đây là lý do của sự khâm phục đó. Không khâm phục sao được khi nhìn lại trong xã hộI mà người ta quá tôn sùng, đến nô lệ vật chất, tiền bạc. Ngươì ta đánh giá nhau chỉ qua số tiền kiếm được mà xa rờI đạo đức,tình cảm. Từ đó, mớI có thảm cảnh gia đình, xã hộI rối loạn. Tôi biết có một gia đình cũng có học, cũng có ngườI rất giàụ Nhưng khi ngườI anh cần, hỏi mượn các em một số tiền thì các em từ chối với lý do sợ người anh không trả được. Từ đó, đưa tới mất đoàn kết, tình cảm anh em ruột thịt bị rạn nứt, đến nay không hàn gắn được.


3 Sự gặp gỡ nào rồi thì cũng đến lúc chia taỵ Sau khi dùng cơm, tôi xin phép ra về và hẹn sẽ thăm bác lần saụ Từ nhà tôi đến nhà bác khi đi chỉ mất nửa tiếng, nhưng khi về phải mất gần một tiếng đồng hồ vì tôi phải lái xe chậm lại vớI nhiều ý nghĩ mong lung.
Tôi nghĩ về gia đình bác, về Đạo, về ĐờI và về bản thân tôi. Gia đình bác đúng là một tấm gương tiêu biểu về sự thành công của ngườI Việt ở nước ngoàị Sự thành công không phải là học hành đổ đạt, có bằng cấp cao, có địa vị xã hộI và có nhiều tiền. Sự thành công ở đây là tự mình biết vươn lên từ khó khăn để trang bị cho mình một kiến thức vững chắc, một điều kiện tốt để giúp đỡ được nhiều ngườI, để phục vụ đờI một cách hiệu quả, chiếm được sự mến mộ và tin yêu của mọI ngườị Sự thành công của gia đình bác gắn liền vớI một tôn giáọ Niềm tin tôn giáo đưa tới thành công. Sự thành công trở lại phục vụ con ngườI, phục vụ tôn giáo, làm đẹp đạo, đẹp đờị Tôi cũng muốn con tôi thành công như con bác.
Ngay từ nhỏ, khi ngắm một buổi bình minh trên cao nguyên có trời xanh, mây trắng, hoa lá, núi non hùng vĩ; khi đứng trước một thác nước nguy nga, tráng lệ, hay khi ngắm buổI hoàng hôn trên bãi biển, thậm chí khi nhìn một bông hoa đẹp giản dị, bao giờ tôi cũng xúc động, thán phục và muốn cảm ơn Người đã sáng tạo ra những công trình tuyệt vời đó. Người đó là ai thì tôi vẫn cố ý tìm kiếm hơn 50 năm nay mà vẫn chưa xác định được, và cũng chưa có ai giúp tôi xác định được. Nhiều người thường nói, từ cát bụi, con người sẽ trở về với cát bụị Tôi vẫn muốn biết đằng sau cát bụi đó là gì. Chưa có ai chứng minh giúp tôi được điều này cho tớI khi biến cố ngày 11/9/2001 xảy ra.
Biến cố lúc 8:45 ở thành phố NewYork và thủ đô Washington D.C. cũng là biến cố quan trọng xảy ra trong tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của tôị Những hành khách trên 4 chuyến máy bay định mệnh, những ngườI làm việc ở Ngũ Giác Đài, ở hai toà cao ốc trung tâm thương mại thế giớI, những ngườI cảnh sát, những lính cứu hoả, tất cả hơn 6000 ngườI thuộc 80 quốc tịch khác nhau đâu có tộI tình gì mà phải chết một cách thảm thương, tức tưởỊ DướI sức nóng hơn 2000 độ, thân xác họ trong phút chốc đã thực sự trở thành cát bụị Nhiều hành khách trên các chuyến bay bị cướp mặc dầu biết mình sắp chết, vẫn cố gắng dùng điện thoại cầm tay gọI về cho người thân để nói lờI yêu thương cuối cùng. Tôi đã khóc khi nghe được những lờI nói đó. Tôi thấy thương họ vô cùng. Tôi muốn làm một điều gì đó cho họ. Tôi ý thức được điều duy nhất mà tôi và mọI ngườI có thể làm được là cầu nguyện cho họ, nghĩa là cầu nguyện cho phần đằng sau cát bụi đó. Khi nói thế, mặc nhiên tôi đã nhìn nhận là họ có linh hồn mà khỏi phải lý luận và đi tìm chứng minh hơn 50 năm naỵ Thế là tôi đã đến với Hội Thánh Tin Lành Methodist ngày thứ năm 22/11/2001. Trong lúc mọi người đến đây để mừng lễ Thanksgiving thì tôi đến vớI mục đích khác. Trong lúc cầu nguyện, tôi rất thành khẩn muốn tất cả nạn nhân đều là tín đồ Jesus Christ để họ được về nước Chúa để được hạnh phúc đơi đờI, ở đó không có khủng bố, hận thù và tộI lỗi.
Lời của Mục Sư Văn Vĩnh ở cuối buổI lễ như còn văng vẳng đâu đâỵ Vì tội lỗi của loài người mà Chúa chịu chết trên thập tự giá để làm một chiếc cầu nối liền với đức Chúa Trời Giê-Hô-Va. Ai muốn đến với Đức Chúa Trời, muốn được cứu rỗI đời đời thì hãy bước qua chiếc cầu nàỵ Sau khi mục sư nói xong, tôi thấy có nhiều bàn tay giơ lên và mục sư đã cầu nguyện cho họ. Hình như Mục Sư Vĩnh đã khóc trong lúc cầu nguyện. Điều này làm tôi xúc động. Tôi thì chưa giơ tay lên kịp trong giây phút bất ngờ đó.
Dầu sao, lần đầu tiên được đến nhà thờ, được nghe những lờI ca, dòng nhạc trong sáng, tôi thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản, vẫn thấy tin yêu cuộc đời, vẫn thấy hy vọng vươn lên và tương lai trước mặt.
Xin cám ơn và cám ơn tất cả.
Chicago, ngày 1/12/200
DUY NHÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,813,524
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2003. Sau nhiều năm ngưng viết, tháng Năm 2017, Iris tái ngộ bạn đọc Việt Báo với "Chuyện Góc Bếp," tự sự của một bà mẹ độc thân nuôi con trên đất Mỹ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa. Bài viết mới của ông có lời ghi “Xin cám ơn Ba vì câu chuyện đã kể, là nội dung chính cho bài viết này!”
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả từng nhận các giải bán kết từ năm đầu tiên 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là một hạm trưởng hải quân VNCH,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu là Fathers Day 2017. Mời đọc bài viết cho ngày này của Đoàn Thị. Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010.
Chủ nhật 18 tháng 6 là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Năng Khiếu: đứa con được sinh ra tại khu kinh tế mới Sông Ray, tỉnh Long Khánh, trở thành một nữ dược sĩ tại Mỹ kể về người cha H.O.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu sẽ là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Trương Ngọc Bảo Xuân. Tác giả hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC)
Tác giả đa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù
Chủ Nhật 18-6 tới đây là Fathers Day 2017. Xin mời đọc bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Cũng “Ngày Lễ Cha” hai năm trước đây, tác giả đã có bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên kể về Ba.
Nhạc sĩ Cung Tiến