Hôm nay,  

Những Ngày Đầu Trong Đời Lính

25/02/200200:00:00(Xem: 194402)
Bài tham dự số: 2-473-vb30219

Tác giả Huỳnh Phương Lộc, cư trú tại Irvine, từng phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Bài viết sau đây kể lại câu chuyện cảm động của lần đầu tiên chàng hải quân gốc Việt trình diện vị hạm trưởng Mỹ, người được dân lính biển gọi đùa là ông vua của “vương quốc lênh đênh”. Mong bạn Lộc sẽ còn tiếp tục kể thêm nhiều chuyện khác của đời lính.


Bahrain , thành phố vùng vịnh của Cộng hòa Immigrates, đang phơi mình dưới những cơn nắng cực kỳ oai bức.

Tàu bè tứ xứ, nhất là những tàu chở dầu khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới đã dùng nơi đây làm trạm nghỉ chân cho chuyến hải hành trên khắp địa cầu. Không khí chiến tranh như bao trùm khắp nơi trên bến cảng tấp nập này. Những quân nhân trong quân phục tác chiến, khuôn mặt lạnh lùng cùng với những công sự chiến đấu nằm rải rác đó đây khiến tôi thêm phân vân và lo ngại.

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi đến trình diện với chiến hạm của mình, căn nhà lênh đênh, lưu động của tôi trong suốt mấy năm liền sắp tới. Theo sự bố trí, tôi và Dixon, một chiến hữu sẽ được đưa đến chiến hạm bằng canô của hải quân Hoa Kỳ. Có lý do nào khiến tàu không thể cập bến và phải neo ngoài khơi của cảng Bahrain. Tôi thấy bồi hồi lạ lùng. Những tin tức nóng hổi về những đụng độ lẻ tẻ trên vùng vịnh, những lo nghĩ về tinh thần trong sinh hoạt với những người bạn khác màu da, những hình ảnh viễn du đầy hào hứng, những bức tranh tuyệt vời của sóng nước đại dương, nổi nhớ gia đình, bè bạn, ước mơ được làm thủy thủ thuở ấu thơ…tất cả đang quyện chặt vào nhau trong suy tư của tôi như một bức tranh linh động đầy màu sắc của một cuộc phiêu lưu kỳ thú.

Dixon đứng khoanh tay và nghĩ ngợi. Có lẽ anh đang nghĩ về vợ và bốn đứa con thơ nơi vùng nội cỏ Kentucky. Tôi mới gặp anh một tuần nay ở trung tâm dưỡng quân Bahrain. Biết sắp về chung một chiến hạm nên chúng tôi dễ thân nhau. Dixon cười hồn nhiên bảo tôi:

-We will see the real war out there, Loc. Tôi mĩm cười đáp lại:

- Sure!

Chỉ trong chốc lát bầu trời bỗng âm u, mây đen từ xa ùn ùn kéo đến, có hơi lạnh trong cơn gió nhẹ. Chắc sắp có một cơn mưa giông sau những ngày nóng bức. Kia rồi chiếc canô với chàng lính hải quân Hoa Kỳ trong quân phục làm việc màu xanh biển đang từ từ về phía chúng tôi. Canô lượn một vòng nhỏ gần chiếc xà lan gập gềnh và từ từ cặp vào đấy rồi ngừng máy. Anh vẫy tay chào với nụ cười toe toét rồi hét lớn:

- Hello guys, ready to go"

- Sure, thanks for coming!

Tôi và Dixon cùng tươi cười đáp lại rồi bước vội xuống xà lan để nhảy sang canô. Biển hôm nay hơi động, mặt nước không im lìm như những ngày trước. Có lẽ đây là dấu hiệu báo trước cho một cuộc phiêu lưu đầy sóng gió của tôi trong những năm sắp tới.

Canô rẽ sóng đưa chúng tôi rời khỏi bến rồi trực chỉ hướng chiến hạm đang thả neo. Tôi suýt ngã nhào mấy lần vì những đợt sóng khá cao. Bến cảng từ từ rời xa khỏi tầm mắt rồi mất hẳn, chung quanh chúng tôi chỉ còn là sóng nước và những tàu bè nằm rãi rác khắp đó đây. Rồi từ xa một chấm nhỏ hiện ra cuối chân trời, lớn dần lớn dần để cho tôi đủ nhận ra đây là căn nhà mới lênh đênh của chúng tôi.

- She's over there!

Dixon nói nhỏ bên tai tôi. Khuôn mặt anh cũng không dấu nổi vẻ xúc động có pha chút hoang mang lo lắng. Kể từ giây phút này chúng tôi bắt đầu tham gia những cuộc tuần dương, hộ tống để ngăn chận những cuộc tấn công của Iran vào các tàu bè thuộc khối Arab, bảo vệ trực lưu thông huyết mạch từ Kuwait đến cửa ra vào của vịnh Batư.

Chiến hạm hiện rõ trong tầm mắt của tôi rồi sừng sững trước mặt một pháo đài kiên cố giữa trùng khơi.

Canô cặp vào bực thang sắt nơi hông tàu, tròng trành theo những con sóng. Phải loay hoay một hồi chúng tôi mới bước được lên những bậc cấp cùng với các túi quân trang, mấy anh lính trực phiên cười toe toét chào chúng tôi. Hình như ai cũng vui hơn khi có thêm bạn đồng hành để chia xẻ bớt hiểm nguy trên vùng vịnh sóng gió. Phóng thanh loa vang tên của anh trưởng toán, chỉ huy trực tiếp của tôi. Khoảng mười phút sau, từ phía cuối hành lang của chiến hạm, một thanh niên cao dong dỏng xuất hiện với nụ cười tươi rất thoải mái. Đặc biệt ở đây ai cũng cười khi gặp mặt, hay có lẽ đây chỉ là cử chỉ lịch sự thông thường dành cho khách mới đến. Chúng tôi bắt tay, giới thiệu tên nhau rồi theo anh trưởng toán về chỗ nghỉ ngơi.

Những hành lang rất chật hẹp, không rộng quá một thước tây, không cao lắm và chằng chịt những dây điện, ống dẫn nước, dẫn khí trên trần khiến tôi liên tưởng đến một địa đạo bí mật nào đó. Phải lên xuống mấy lần các cầu thang nhỏ và cửa thông nhau, vừa rộng để đủ cho một người lọt qua, chúng tôi mới đến được phòng ngủ tập thể của binh sĩ.

Giường của tôi nằm trên tầng ba cao ngất ngêu, khi lên xuống phải trãi qua một màn "leo núi" khó khăn. Đây là một chiếc hộp lớn bề dài khoảng hơn sáu feet, bề rộng và bề cao khoảng hơn hai feet. Mỗi giường có một đèn nêon, một cửa sổ tý hon cở bằng nắm tay dành cho máy điều hòa không khí. Hai chiếc màn đủ che kín khoảng rộng của chiếc giường, khi kéo lại sẽ hoàn toàn cách biệt với thế giới chung quanh. Mỗi người đều có một tủ áo riêng nhưng rất nhỏ, cần phải sắp đặt thật ngăn nắp và gọn gàng mới mong chứa hết những vật dụng cá nhân. Tóm lại chỗ ở mới này thật di biệt so với những gì tôi đã có trước đây.

Phòng ngủ của chúng tôi nằm dưới mực nước nên lúc nào cũng nghe tiếng sóng vỗ, tiếng tàu xẻ nước như một điệu nhạc triền miên.

Đêm đầu tiên ngã mình trên chiếc giường mới lòng tôi dâng đầy những cảm giác khó nói. Theo từng nhịp sóng, chiếc giường của tôi cũng lắc lư như nhịp võng ru con. Từ nay một ngày hai mươi bốn tiếng tôi sẽ sống trong một đại gia đình mới vời nề nếp, truyền thống, ngôn ngữ nếu không hoàn toàn thì cũng phần nào khác biệt với những ngày qua. Mặc dầu đã sống trên quê hương mới bao năm rồi, nhưng chỉ bắt đầu từ hôm nay tôi mới thật sự len lỏi vào những ngỏ ngách sâu nhất của cuộc sống này. Nơi đây chỉ là một góc nhỏ trong một bức tranh vĩ đại của đất nước Hoa Kỳ, nhưng vẫn từ góc nhỏ này tôi ước mong sẽ tìm thấy được những màu sắc đáng yêu và thi vị.

Trong đêm đầu tiên này tiềm thức cũng khơi lại những đêm nằm nghe mưa rơi trên một công trường sỏi đá nơi quê nhà. Mưa vỡ trên mái tranh, đập vào những vách nứa, hòa với tiếng gió rít rợn người. Ngày ấy, sự kết thân thật dễ dàng với những người bạn đồng cảnh ngộ, những ngậm ngùi cay đắng đều cùng chung một mối, bao băn khoăn lo lắng đều từ cùng một hoàn cảnh. Còn giữa nơi đây, trên chiếc hạm này tôi không biết rồi sẽ ra sao trong mối quan hệ với những người anh em khác màu da, nhưng tôi thầm cầu nguyện rồi mọi sự sẽ an lành. Thế nhưng có một điều tôi cảm nhận được là những giọt mưa năm xưa trên công trường sỏi đá đi qua lòng tôi như những giòng nước mắt của cuộc đời, xót xa cay đắng. Còn những cơn sóng đại dương đêm nay như vỗ về thôi thúc, đưa tôi lên những nấc thang mới của cuộc sống với một tương lai nhiều hy vọng và niềm tin.

Sáng hôm sau tôi phải đến trình diện vị hạm trưởng. Tôi chào ông trong tư thế nghiêm rất đúng qui cách. Ông nhìn tôi một cách hiền từ, giọng dõng dạc nhưng thật ấm:

- Ông ngồi xuống ghế đi, cứ tự nhiên.

Tôi như giật nãy người với câu tiếng Việt thật rõ và trịnh trọng này, nhưng vẫn cố giữ vẻ bình tỉnh rồi kéo ghế ngồi xuống, chuẩn bị để nghe ông hỏi tiếp. Nụ cười rất điềm đạm như không bao giờ tắt trên khuôn mặt của ông khiến tôi bớt bỡ ngỡ rất nhiều. Tàu vẫn đang lướt giữa những cơn thịnh nộ của thủy thần. Tiếng tàu xẻ sống, tiếng gió rít nghe rợn người. Cả căn phòng làm việc của ông đang lắc lư theo từng cuộn sóng. Đây là một căn phòng rất nhỏ, nhỏ hơn phòng ngủ thường ngày của một người độc thân nhưng bày biện rất ngăn nắp và gọn gàng. Đây cũng là nơi tiếp khách, làm việc, nghỉ ngơi của vị hạm trưởng, một hoàng đế của vương quốc lênh đênh.

- Ở Việt Nam ông ở đâu"

- Thưa tôi ở Đà Nẵng.

- Đà nẵng có China Beach, có tượng Phật lớn ở Hòa Mỹ còn nhớ không" Tôi có đi Camranh, Vũng Tàu. Mấy nơi đó đẹp lắm, ở Việt Nam ông làm cái gì"

- Thưa tôi đi học, sau năm 75 tôi thành "boat people". Do you know boat people sir"

- Vâng, tôi có biết. Gia đình ông có mạnh khỏe không"

- Thưa cha tôi bị ép vào "reeducation camp" một thời gian. Nhà tôi bị Chính quyền mới lấy mất.

- Tôi hiểu chuyện đó lắm. Ông có nơi ăn chỗ ở tốt chưa"

- Yes, I do sir.

- Thôi ông về nghỉ nhé. Cám ơn ông đã đến. Welcome aboard!

Tôi đứng nghiêm chào ông giọng nghèn nghẹn:

- Thank you, sir!

Lúc tôi vừa quay lưng đi, ông gọi tôi trở lại:

- Ông Huỳnh (tên họ của tôi) ơi! Lúc rảnh ông giúp tôi tiếng Việt nhé. Tôi không muốn quên tiếng Việt đâu.

Tôi nhìn ông như ngây người trong chốc lát rồi đáp lại bằng giọng thật mềm vì cảm động:

- Yes, sir.

Cánh cửa phòng đã khép lại sau lưng, tôi bước những bước thật khó khăn trên hành lang thật hẹp của con tàu. Sóng vẫn điên cuồng. Cuộc đối thoại không ngờ vừa rồi khiến lòng tôi bâng khuâng không ít. Tôi không nghĩ là mình đã đối thoại với một vị hạm trưởng Hoa Kỳ. Tôi vẫn tưởng như thấy ông rảo bước qua lại, dáng đăm chiêu nghĩ ngợi trong cung cách khả kính của một vị sĩ quan cao cấp Việt Nam thuần túy. Tự nhiên tôi thấy ít bơ vơ hơn dự tưởng.

- Welcome aboard!

Một anh lính trẻ vẫy tay, cười hồn nhiên chào tôi.

- Thanks!

Đầu tôi bắt đầu choáng váng, bụng muốn buồn nôn. Hôm nay tôi là người lính hải quân thật sự trong kiếp sống lênh đênh của quân lực Hoa Kỳ. Giữa vùng biển nước Ấn Độ Dương xa ngút ngàn này, trong tôi bỗng dấy lên nổi nhớ quê nhà, một nơi chôn nhau cắt rún Việt Nam ngàn đời yêu dấu và một khoảng trời bao la ở đất nước Hoa Kỳ mà những anh em và bằng hữu thân tình đang vươn lên sống trọn kiếp người.

Biển đang đón chào tôi bằng những trận cuồng phong thay vì ánh nắng dịu hiền và mặt đại dương im lìm thơ mộng. Đêm thứ hai tôi thiếp đi trong những giấc mơ lộn xộn "tôi không muốn quên tiếng Việt đâu" câu nói ấy cứ vẳng hoài bên tai và êm ái ru tôi vào giấc ngủ say như lời mẹ ru con.

Irvine 1/2001.

Huỳnh Phương Lộc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,446,781
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến