Hôm nay,  

Dở Dang Đường Tình

10/02/200200:00:00(Xem: 195706)
Người viết: Lưu Nguyễn
Bài tham dự số: 2-463-vb70302

Bà Lưu Nguyễn, hiện đang làm Office Manager cho một Bác Sĩ chuyên khoa về Tai Mũi Họng và giải phẫu Head & Neck, ở St. Louis, Missouri. Tuổi 46, có chồng, ba con, vẫn yêu đời, yêu người, thích thể thao và mê golf.ù Bà Nguyễn ghi thêm ở cuối bài “Xin thân tặng và cảm ơn những người bạn thân thương (D90) đã đưa "em" vào "thế giới e-mail" gõ tiếng Việt và tìm ra Việt Báọ.”
Mong bà Nguyễn sẽ còn tiếp tục viết.

Hình ảnh một buổi sáng mù sương, giữa cảnh hỗn loạn của biển người từ khắp phương đổ về ven biển Vũng Tầu vẫn còn ẩn hiện trong tiềm thức tôi.
Hôm ấy, mẹ lặng lẽ thu dọn hành trang với đầy vẻ lo âu, mẹ đã ẵm dắt bốn chị em chúng tôi đi theo gia đình hai bên nội ngoại xuống tàu. Mẹ gạt nước mắt giấu đi những đau thương sâu thẳm tận tâm hồn. Ngày ấy nào tôi đã hiểu! Mẹ nghẹn ngào nói với chúng tôi rằng bố không được phép rời đơn vị nên không thể cùng đi với mẹ con tôi được, nhưng bố sẽ tìm mọi cách để theo mẹ con mình khi có thể được.
Ba năm sau khi mẹ con tôi định cư ở nước Mỹ. Bóng bố vẫn biệt tăm! Ngày tháng lặng lẽ trôi qua, bỗng một hôm mẹ nhận được thư bố. Chị em chúng tôi mừng vui vì biết bố được khoẻ mạnh và bình an, nhưng mẹ thì khóc ngất, tôi mới hiểu ra rằng bố đang ở Việt Nam và hiện sống chung với một người đàn bà khác và còn hơn thế nữa, bố đã có con với người đàn bà ấy. Bố xin mẹ tha lỗi đã phụ tình mẹ. Những dòng chữ và lời nói thú nhận xin tha thứ nghe thật đơn giản, nhưng nó như nhát dao đâm qua cõi lòng của me.ï Bố đã giết đời me bằng lá thư đầu tiên chuyển đến vùng đất lạ. Giờ tôi mới hiểu rõ được rằng ngày mẹ con tôi rời quê hương, bố đãù chọn ở lại sống vớiù người tình để mẹ ra đi tay bồng, tay bế bốn đứa con thơ, tuổi chưa đầy từ hai cho tới sáụ. Nhờ có ông bà nội ngoại nên đỡ phần nào sự vất vả chăm con, nhưng làm việc thì thật hết sức và phải nhờ đồng tiền trợ cấp mới đủ sinh sống.
Mẹ Đã chọn sống đời còn lại cho lũ con thơ dại và mong có một ngày bố sẽ ăn năn trở về vói gia đình. Mẹ Lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận và tha thứ cho sự bạc tình, bội nghĩa của bố mà không đòi hỏi điều kiện gì.
Cay đắng nhất là khi bố viết thư (nhắn qua mẹ), ngỏ ý xin ông bà nội nhận người đàn bà đang sống với bố như con dâu trong gia đình. Mẹ nghẹn ngào không còn khóc như những lần khác nhận được thư bố. Có lẽ mẹ không còn nước mắt hay chẳng còn gì đểkhóc.
Đời mẹ mới nửa chừng xuân mà đã cằn cỗi, không son phấn, không tình yêu, còn lại chăng mối tình mẫu tử để đủ lê từng bước nhọc nhằn trong công việc
Một điều mà mẹ khác hẳn với người đàn bà khác, là mẹ vẫn tin tưởng một ngày nào đó bố sẽ trở về với me và con cái. Rồi từ đó, mẹ sống trong mong đợi. Không những vậy mẹ còn dành dụm và cung cấp cho bố những gói đồ cần thiết và tìm cách gởi cả tiền để giúp đỡ bố và dĩ nhiên là cả người đàn bàkia nữa. Tôi thật chẳng bao giờ hiểu nổi tình cảm và lòng vị tha của mẹ.
Thời gian vẫn trôi qua, sự đau khổ của mẹ càng kéo dàị. Mỗi lần gặp người quen kể chuyện về đời sống hiện tại của bố, mẹ vẫn tỏ vẻ ngậm ngùi, thương cho sự vất vả kiếm kế sinh nhai của người chồng ngày ngày chèo chiếc ghe lênh đênh trên dòng sông đẻ vớt những tấm gỗ mục trôi lềnh bềnh kiếm sống.
Quả thật niềm tin của mẹ đã thành sự thật - Bố đã viết thư xin mẹ bảo lãnh để đoàn tụ gia đình, có lẽ vì bố không thể kham nổi những cực nhọc của thân xác, hay là tình mới đã vội tàn thì tôi không hiểu rõø.


Chẳng bao lâu thì bố qua Mỹ và dĩ nhiên là dọn vào sống với vợ con như không có chuyện gì xảy ra trong dĩ vãng. Nhưng đối với chị em tôi bố như một khoảng cách thật xa vắng, không biết có phải vì cái dĩ vãng mù mờ đen tối, hay tại thời gian xa cách đã khiến chị em tôi không có sự gần gũi trong tình cha con.
Rồi ba đứa em tôi nối tiếp nhau chào đời. Chỉ được vài năm sau, bố bắt đầu thường xuyên nhắc nhở đến người đàn bà ấy và mấy đứa con riêng. Bố không cần biết mẹ nghĩ gì hay đau lòng vì ghen tức.
Mẹ ngày càng hao gầy, nét buồn hiện rõ trên khuôn mặt, mẹ trở nên ít nói. Mẹ buồn khổ trong cô đơn., còn tệ hơn những ngày trước khi bố đoàn tụ với gia đình. Bầu không khí trong nhà ngày càng khó thở, thêm vào đó bố còn hạch hỏi tại sao tôi không lo đi lấy chồng hay đi kiếm việc.
Khi tôI vừa tốt nghiệp trung học, bố hay ca điệp khúc "con gái cần gì phải học cao". Còn hai đứa em trai tôi bố cũng không muốn cho tụi no ùtheo tiếp chương trình đại học, viện cớ bố cần chúng nó giúp việc nhà. Tôi theo chính sách "im lặng là vàng" tiếp tục theo học cho tới khi vô đại học bố cũng chẳng hay biết. Tôi chỉ nhớ mỗi lần về nhàgặp mặt tôi là bố cứ cằn nhằn và hỏi tại sao tôi không đi làm việc để kiếm tiền thêm cho gia đình. Mẹ tuy không học cao, hiểu rộng nhưng hết lòng khuyến khích cho tôi tiếp tục đường học vấn hầu tương lai sáng lạng và có thể tự lập thân.
Tôi tuy chọn sự im lặng nhưng thái độ của bố khiến tôi mỏi mệt về tình thần không ít. Suy nghĩ một thời gian tôi quyết định đi ra khỏi nhà. "Run away" thì sợ thiên hạ chê cười làm mẹ khổ tâm, nên tôi tìm được một giải pháp là xin vào tu viện. Mẹ là người đạo đức nên chấp nhận ngay ý định của tôi. Nhưng tôi thì chỉ muốn đi xa thật xa nhà để tránh cảnh gia đình buồn chán và ánh mắt khó hiểu của bố.
Bố đã hoàn toàn thay đổi đời sống và quyết định của đời tôi.
Mỗi lần về thăm nhà cảnh cũ lại tái diễn.. Sự im lặng của mẹ vẫn kéo dài vô tận, bố thì vẫn sống trong mơ và có lẽ chẳng có thể tự lập được để mà đón người đàn bà nào đó qua Mỹ, vì bố chẳng khi nào muốn thăng tiến, ngay cả vấn đề ngôn ngữ. Những sinh hoạt trong gia đình như đi chơi cuối tuần bố cũng không muốn tham dự. Mỗi lần mẹ và chúng tôi về nhà vui vẻ kể chuyện về chuyến đi chơi bố tỏ vẻ bực bộị Có lẽ bố chẳng bao giờ mong muốn cái gia đình hiện tạỉ. Ngày lễ ra trường ở trung học của mỗi đứa em tôi, bố cũng chẳ ng thèm đi dự. Bố chẳng thà đi chơi và ăn nhậu với mấy người bạn thay vì"spend time" với gia đình.
Các em tôi lần lượt lớn lên và không thể đợi đến ngày tụi nó đủ tuổi để dọn ra riêng. Giờ chỉ còn lại cô em út chưa đủ lông cánh nên còn đó. Bố mẹ thì đi làmá mỗi người một ca để tránh gặp mặt nhaụ Rồi đời sống của bố mẹ sẽ đi về đâu" Tôi vẫn thầm nguyện cầu để bố mẹ tìm ra một lối đi yên ổn cho cả hai tâm hồn.

Chung sống với nhau dưới một mái nhà, như câu truyện trên cho thấy, chưa hẳn là tình không dang dở.
Viết lên tâm trạng này tôi hy vọng người đọc hiểu cho nỗi lòng của những người con đang sống dưới mái nhà thiếu sự êm ấm của tình yêu gia đình. Tình yêu giữa cha mẹ rất ảnh hưởng đến những quyết định tương lai của con cáị. Nhưng dù sao đi nữa những người trẻ cũng nên sáng suốt nhận định hoàn cảnh của mình, để tìm kiếm sự giúp đỡ qua những vị đáng tin tưởng, nhự những bậc lãnh đạo tinh thần, hầu giúp mình quyết định hướng đi cho cuộc đờị. Chúng ta được may mắn sống trên vùng đất đầy cơ hội để phát triển bất cứ khả năng nào thích hợp. Đừng để cho hoàn cảnh đưa đẩy đến những quyết định mà thực sự lòng mình không mong muốn...
Luu Nguyen
Nhớ ngày thăm lại phố xưa (Houston, Texas) 3/2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,960,207
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.