Hôm nay,  

Nước Mỹ Mở Rộng Qua Những Chuyến Đi

04/02/200200:00:00(Xem: 174425)
Bài tham dự số: 2-448-vb60125

Tác giả Lê Thành Giai, 52 tuổi, trước 1975, là Thông Dịch Viên khoá 4/66 của QLVNCH, từng phục vụ trong Americal LRRP, một đơn vị viễn thám Mỹ trên chiến trường Việt Nam. 25 năm sau khi miền Nam xụp đổ, ông Giai tình cờ gặp một cựu viễn thám Mỹ du lịch giữa Saigon, qua đó, liên lạc lại được với người bạn Mỹ cựu toán trưởng. Tháng 6-2000, nhờ tinh thần "Viễn Thám không bỏ rơi chiến hữu," ông Giai đã tới được Hoa Kỳ hiện định cư tại Milpitas, Bắc California. Sau đây là bài viết mới của ông.

Các nhà thiết kế giao thông California đã rất khéo trong việc chọn lựa các trạm dừng cho Caltrain khu vực bắc Cali. Từ trạm Santa Clara đến San Francisco, Caltrain sẽ lần lượt ghé qua: Lawrence, Sunnyvale, Mountain View, San Antonio, California Ave, Stanford, Palo Alto… Đó là những thành phố đẹp, có nét riêng, mà tôi hay ước ao được dịp đến thăm mỗi khi nhìn vào bản đồ địa lý của California, The Golden State.
Mua một return ticket từ ticket machine, tôi và người bạn Việt - chưa được quyền lái xe - làm một cú du lịch nội địa có giá rẻ hơn bất kỳ một chuyến đi nào trong đời.
Tiện nghi trên Caltrain làm hài lòng bất kỳ người khó tính nào. Ngồi trên Caltrain đang lướt đi nhẹ nhàng, tôi dường như quên đi những chuyến xe lửa nặng nhọc ở quê nhà Việt Nam, quên đi những phiền toái ở các ga hàng không trên đất Mỹ - sau cú khủng bố tấn công nine one one ở New York.
Tôi cũng tin rằng, vị mục sư quá cố Martin Luther King Jr. sẽ rất vui lòng khi nhìn thấy trong lòng chiếc Caltrain, những dãy ghế ngồi có mặt người Mễ, người Mỹ gốc Hispanic, gốc Latin, gốc Africa, gốc Asia .. cộng với cung cách phục vụ tự nhiên của các nhân viên kiểm soát vé khó chê trách.
Thời kinh tế khủng hoảng tạm, Caltrain cung cấp đủ chuyến cho những người đi làm từ Gilroy, San Jose đến hàng trăm nơi làm việc dọc lên tới San Francisco. Tính thử một so sánh, đi Caltrain rẻ hơn đi bằng xe hơi riêng và an toàn hơn. Chưa kể với return ticket trong tay, những người còn rãnh rỗi như chúng tôi có thể nhảy xuống tại Redwood City để thưởng thức khí hậu tốt nhất nước Mỹ, thăm Burlingame rồi nhảy lên ... tới trạm Broadway lại nhẩy xuống ..
Đụng tay vào chiếc dây cáp của Golden Gate Bridge, bên trái là dòng xe xuôi ngược, phía dưới cầu là hàng loạt tàu thuyền qua lại, đằng xa bên phải là phi trường quốc tế San Francisco .. Đứng trên cầu nhìn các phương tiên giao thông đang chuyển động, dường như thấy được phần nào sự chuyển dịch nhanh của cuộc sống Mỹ.
Chúng tôi get line trước ticket counter của Continental Airlines rất sớm. Tôi trở về Cali, H. anh bạn người Việt, qua Mỹ hồi bảy lăm, làm việc tại toà án Little Rock, cũng bay qua Cali thăm mẹ sau sáu năm xa cách. Nhìn lên lịch bay tôi và anh bạn hồi hộp băn khoăn: Flight 216: Little Rock, Arkansas - Houston Geo Bush, Texas: 07.00 am: Cancel. Sân ga hàng không nhộn nhịp. Người đi co ro trong quần áo dầy. Bên ngoài phi đạo, xe ủi tuyết - nhìn thấy một lớp tuyết không dày - đang làm việc.
Janet, điều hành quầy vé, cầm cặp vé của chúng tôi nói:"Thời tiết Texas chưa cho phép các chuyến bay đáp xuống. Xin vui lòng chờ. Nếu hôm nay còn chổ trống, chúng tôi sẽ thu xếp cho hai anh." Janet trả lại vé kèm tiếng cám ơn nhỏ xiú. Tôi ú ớ nhưng còn thấy H. giật mình. Anh nói nhanh như người sinh ra lớn lên ở Mỹ. "Tôi có đổi chuyến bay. Đã đóng tiền thêm. Sao lại có vụ còn chổ trống"," Janet trả lời "Ưu tiên dành cho hành khách đi hôm nay. Khách đổi vé phải stanby, nhưng còn tuỳ tình hình sân bay Texas mở sớm hay chậm. Xin hiểu dùm nguyên tắc phục vụ của chúng tôi. Tuy nhiên, anh có thể liên hệ với các airlines có chuyến bay về Cali. Nếu họ nhận, chúng tôi sẽ trả tiền vé cho họ. Chúc anh may mắn."


Southwest Airlines, American Airlines, Northwest Airlines... cô phụ trách quầy vé nào cũng nhã nhặn từ chối. Chúng tôi hiểu các Airlines còn phải lo số khách ứ đọng của mình. H. đề nghị mua mới ticket tại một airlines còn chổ cho ngày hôm nay. Phi cơ phải transit ở Phoenix, Arizona trước khi bay về San Jose, cô bán vé nói. Nhưng điều làm tôi bàng hoàng nhất là sáu giờ chiều mới có chuyến bay. Tôi không thể gọi gia đình Jacks ra đón. Buổi sáng sớm chia tay, giờ nầy chắc Jacks chưa lái xe về đến nhà. Tôi và H. nhìn đồng hồ tay, mới bảy giờ hai mươi lăm phút. Như thế có nghĩa, chúng tôi phải chờ thêm mười một tiếng đồng hồ nữa. Tôi thật tiếc cho sự không may của mình. Tôi tính nhẩm, tiền vé đi về + tiền vé mới mất đứt bảy trăm đô! Oâi gần một tháng tiền lương của tôi. Mấy trăm đồng saving trong lúc về Milpitas nằm chờ có job mới bị bay tuốt.
Chúng tôi vào snack bar uống cà phê tán láo chuyện Mỹ chuyện Viêt Nam, chuyện Cali chuyện Sài Gòn, chuyện vượt biên chuyện di tản, chuyện vô phi trường bị xét tới mức phải cởi cả giày .. kế đến ra các băng ghế nằm lăn ra ngủ, bất kể.
Thức dậy một lượt nhìn kim đồng hồ mới chỉ ba giờ. Lai lo người quen ra đón .. hụt mà không biết sao để liên lạc về. H. đi lui tới lầm bầm bằng tiếng Mỹ. Cuối cùng anh nói:" Đi đứng kiểu nầy trể mất sáu tiếng. Chỉ sợ bà cụ lại lo tôi bị không tặc."
Chúng tôi không nhớ ra ngồi ở hành lang từ lúc nào. Có tiếng phụ nữ hỏi: "các anh vẫn còn đây à,". Quay sang, cô Janet đã đứng trước mặt. " Buổi sáng cô không cho đi nên chúng tôi phải mua vé Northwest. Chờ từ lúc ấy đến giờ. Cô không quý khách ở xa chút nào," tôi nói. Janet ra hiệu cho chúng tôi theo. Vừa đi cô vừa giải thích, rằng chúng tôi không chịu check lại với Continental, rằng Texas mở lúc tám giờ sáng, rằng những người stanby đã được đi hết .. chỉ còn hai chúng tôi. Janet xin lỗi vì chúng tôi .. không biết nhiều về sự phục vụ của Continental và hàng không Mỹ. Cô làm thủ tục đổi chuyến bay cho H. và tôi, nhưng cũng standby. Cô nói như điều kiện:" Chuyến bay của Continental lúc năm giờ bốn mươi lăm. Chuyến bay Northwest lúc sáu giờ. Cả hai phi cơ, một từ New York tới, một từ Texas tới. Northwest đến sớm, tuỳ các anh quyết định. Continental đến sớm, tôi sẽ loại khách đến trể dành chổ cho hai anh. Nếu may mắn Continental còn chổ, hai anh save được bốn trăm đô. Chúc hai anh may mắn."
Nhớ lại thời chiến ở Việt Nam, mỗi lần đi phép từ Đức Phổ - Đà Nẳng - Sài Gòn, tôi và các bạn cũng nằm cạnh phi đạo ngóng cổ, dỏng tai .. để nghe hơi một chiếc C-130. Hôm nay, cách xa quê hương mấy chục ngàn cây số, tôi cũng có cảm giác đó. Một chiếc, Continental đáp xuống, taxi vào ga hàng không … năm phút sau, một chiếc nữa, Northwest đáp xuống. Chiếc nào cũng đẹp. Tôi có hai 'đường binh' để về Milpitas trước mười hai giờ khuya; nơi đó, các bạn người Việt đang chuẩn bị sinh nhật lần đầu trên đất Mỹ cho tôi. Hai line hành khách đối diện vào checking counter. Continental hết khách trước. Tôi và H. nhìn nhau, vái thầm cho có người đến trễ. Chúng tôi bước tới đứng trước mặt Janet. " Oâng Le, ông H., vé lên phi cơ của hai ông," Janet nói trịnh trọng. "
Đại diện cho Continental tại Arkansas, tôi chúc hai ông may mắn. Đừng quên đổi vé Northwest lấy tiền lại tại bất kỳ quầy vé nào."
Một người bạn ở Little Saigon có nói với tôi, người dân miền đông nước Mỹ nice lắm. Hình như anh đã sống nhiều năm ở Virginia. Những cộng đồng người Mỹ ở đấy đã chia xẽ lòng nhân ái với gia đình anh. Anh nhận xét rất đúng. Tôi cũng có các bạn Mỹ ở Arkansas và Memphis, những người dân miền nam tuyệt vời. Tôi muốn nói thêm rằng, hồi chiến tranh, các bạn ấy đã đến Việt Nam để chiến đấu vì tự do cho một miền đất nước, mà đến nay tôi vẫn còn vọng tưởng. Hôm nay, tôi còn hiểu thêm tính cách Mỹ qua những lần đi lại.

Lê Thành Giai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,148,799
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến