Hôm nay,  

Thiên Đường Đánh Mất, Thiên Đường Tìm Lại

04/02/200200:00:00(Xem: 183624)
Bài tham dự số: 2-445-vb30122

Tác giả NVK đã 73 tuổi, hiện đã nghỉ hưu, cư trú tại Westminster, California.

Vào khoảng thời gian nào đó, người viết bài này không còn nhớ rõ, đã đọc một cuốn truyện mô tả người phải bỏ xứ ra đi. Khi bước chân xuống thuyền, người đi chỉ tay vào đất liền mà thốt lên rằng: "Hỡi quê hương vô hậu, sẽ không bao giờ ta gởi nắm xương tàn cho ngươi đâu (Patrie ingrate tee n'auras pas mes os).
Hồi đó và cả sau này nữa, nhất là sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, bọn chúng đã đày đọa hằng trăm ngàn người, vì vận nước nổi trôi, đã xô đẩy những người ngã ngựa trong một cơn mê sảng đầy oán hờn, oan khiên vào các ngục tù, các vùng kinh tế mới mà chúng thiết lập khắp từ Bắc vào Nam, người viết đã rất đắc ý với câu nói này. Nó mô tả đúng tâm trạng đau đớn, tủi hờn, uất ức, ngào nghẹn của những người đã phải xa lìa quê hương.
Mãi sau này, khi phải sống cuộc đời viễn xứ, người viết mới đích thực cảm nhận được rằng câu nói đó chỉ là một biểu lộ tâm tình, trong một giai đoạn quá đau khổ, quá dồn nén của một con người bị quá nhiều áp bức đến nổi phải bỏ xứ ra đi. Thực ra thì quê hương bao giờ cũng là một cái gì thiêng liêng cao cả, thắm thiết không dễ gì mà rũ bỏ được dễ dàng.
Người xưa đã có câu nói "Bất ly cố hương nhất thốn" không thể xa rời quê hương, dù chỉ là một tấc. Thế mà oan nghiệt thay, chúng ta đã để đánh mất quê hương, đánh mất thiên đường của chúng ta. Tội lỗi đó, chúng ta đừng đổ cho ai. Hãy cam đảm và thẳng thắn mà nhận lấy là do chúng ta gây nên.
Nam Bắc chia cắt năm 1954, không do các định mệnh an bài, mà do sự sắp xếp của các thế lực không trọng nghĩa. Tuy vậy miền Nam chúng ta đã có được một cuộc sống tuy không hoàn toàn tuyệt hảo, nhưng phải nói rằng chúng ta đã có một thiên đường nho nhỏ. Miền Nam mưa nắng hai mùa, thiên nhiên ưu đãi, đời sống dễ dàng, thóc lúa đầy đồng, hoa trái đầy vườn, tôm cá đầy sông rạch.
Người miền Nam chúng ta đã có một thời chỉ làm chơi mà ăn thiệt. Tuyệt nhiên không có bóng dáng của đói nghèo. Kinh tế phồn vinh, nhân dân sống an bình hạnh phúc, tương thương, tương nhượng, bất kể là do gốc gác từ miền Bắc di cư, hay từ gốc Triều Châu- Chân lạp- một miền Nam đa văn hóa, tôn giáo hài hòa. Phải công nhận rằng miền Nam chúng ta đã thật sự có dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Nhưng oan nghiệt thay, chúng ta đã không được hưởng diễm phúc này trong bao lâu, chúng ta đã phải đánh mất quê hương, đánh mất thiên đường ngay trên quê hương của chúng ta.


Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, chốc đã hai mươi mấy năm trời, kể từ những ngày bánh xe molotova dày xéo, dẫm nát quê hương. Những con người mộng du, vẫn là không biết đến bao giờ mới biết tự soi bóng mình trước tấm gương lịch sử để hồi tâm, cải hóa, cho con Lạc cháu Hồng chúng ta ngẩng cao mặt với đời. Gần tám chục triệu sinh linh ruột thịt của chúng ta vẫn đêm ngày ngậm đắng nuốt cay trong xiềng xích của bọn thiểu số hung tàn, suốt đời chỉ biết nhai lại và lại nhai.
Xin chân thành thắp một nén hương lòng nguyện cầu cho đồng bào hẩm hiu của chúng ta sớm được ra khỏi kiếp nô lệ mà bọn cộng sản đã dăng mắc, thiết lập trên khắp quê hương.
Chúng ta đã đánh mất quê hương, đánh mất thiên đường. Nhưng may mắn thay, hơn một triệu đồng bào chúng ta, nhất là những người ở đây hiện nay đã nhận nơi này làm quê hương thứ hai, nước Mỹ sau khi đau những cơn đau dằn vặt lương tâm đã hướng thượng để có một tầm nhìn và những suy nghĩ thức thời quảng đại, đầy tình người để bao dung chúng ta với một tâm hồn rất cởi mở, cao thượng, bình đẳng và bác ái.
"All men are created equal" mọi người sinh ra đều bình đẳng. Người Mỹ xưa đã nói được như vậy. Người Mỹ ngày nay đã giữ được như vậy, cao quý thay.
Nếu nói rằng thiên nhiên đã ưu đãi miền Nam của chúng ta, thì phải công nhận thêm rằng thiên nhiên đã ưu đãi nước Mỹ cả ngàn lần hơn. Đất rộng, người thưa, tài nguyên phong phú. Nhân dân Mỹ giỏi học và cũng giỏi hành. Do đó, chỉ mới lập quốc hơn hai trăm năm, mà nước Mỹ đã thống lãnh được hoàn cầu trên khắp các địa hạt. Từ khoa học đến kinh tế, từ quốc kế dân sinh đến bảo trọng nhân quyền. Người Mỹ ngưỡng mộ và noi gương người xưa, rèn luyện người đời nay và chăm lo cho thế hệ tương lai. Được sống trong một môi trường tốt lành và sáng lạn như vậy, đúng là chúng ta đã tìm lại được thiên đường.
Thiên đường nguyên gốc của chúng ta đã lỡ để đánh mất. Phúc đức làm sao ta lại tìm được thiên đường ở nơi đây. Xin cám ơn nước Mỹ, người Mỹ và xin thượng đế phù hộ cho thiên đường tìm lại của chúng con.
Mùa giáng sinh 2001.
NVK

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,351,359
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến