Hôm nay,  

Cám Ơn Cha

04/02/200200:00:00(Xem: 173797)
Bài tham dự số: 2-444-vb20121

Tác giả tên thật: Trương Văn Mạnh Hùng, vượt biên đến Mỹ 10/1989 định cư tại thành phố Blythevill, Arkansas. Nghề nghiệp: Thiết kế và vẽ kiểu cho tiệm vàng Mc Cauhey có vợ và hai con trai là Michael và Tommy, có một cơ sở làm ăn riêng tại thành phố Blytheville, Arkansas. Ông Hùng chính là người đã cùng các em là: Trương Văn Quốc Dũng, Trương Văn Phan Chiến, Trương Văn Bảo Thắng và Trương Thị Quỳnh Châu vượt biên được, nhờ người cha vay tiền ngân hàng gửi về cho các con đóng tầu. Câu chuyện này chính là phần tiếp nối bài Viết Về Nước Mỹ “Một bông hồng cho Blytheville” đã được đăng từ lâu.

Sau khi đã dẫn 4 đứa em -3 trai một gái- ra đi trên chiếc tàu mới đóng do đồng tiền của cha tôi từ Mỹ gởi về để vượt biên, tôi đến được đất Mỹ gặp lại người cha sau 10 năm 6 tháng 20 ngày.
Trên đường đi, chúng tôi vừa ra khỏi cảng Vũng Tàu thì bị tàu đánh cá quốc doanh bắt gặp, may mắn thay trên chuyến đi, tôi có cho một người bạn thân cùng vợ ra đi. Sau khi đã lục soát khắp nơi tìm vàng, ngoài chiếc nhẫn hai chỉ vàng và cái đồng hồ đeo tay để làm vật hộ thân, chúng kéo tàu chúng tôi trở lại Vũng Tàu. Trời đã về chiều, cơn nắng đầu mùa đã bắt đầu oi bức, lại càng bực bội thêm lên khi bị sui xẻo trên chuyến đi, mà anh em chúng tôi tưởng chừng chuyến này coi như toi tất cả.
Khi tàu vừa cặp bến, được báo cáo tên thủ trưởng chạy xuống, chúng tưởng như những chiếc tàu vượt biên khác do chủ tàu tổ chức thì sẽ tịch thu được một số vàng. Vừa mới đến cạnh chiếc tàu của tôi thì người bạn cùng đi với tôi reo lên:
"A! cậu Tư, cậu làm việc ở đây hả"" Cậu Tư cậu của người bạn tôi hỏi lại.
"Tụi bây đi đâu vậy""
"Chúng con đi vượt biên, người bạn tôi trả lời."
"Đi vượt biên thì để cho tụi nó đi, tụi bây bắt chúng nó về đây làm gì""
Tất cả những lo lắng buồn phiền đều đươc trút xuống khỏi vai chúng tôi. Thế rồi những người chủ tàu đánh cá quốc doanh đem trả lại cho chúng tôi những vật mà chúng mới tịch thu được, gồm có hai chỉ vàng và đồng hồ đeo tay, rồi chúng còn nói nhỏ:
"Ra hải ngoại nhớ gởi quà về cho tụi này nhé."
Mừng quá tôi nói: "Chúng tôi sẽ nhớ ơn và nhớ lời."
Rồi tàu chúng tôi trực chỉ hướng Nam Dương thẳng tiến. Sau 3 ngày 3 đêm lênh đênh trên biển, chúng tôi cặp được vào được một giàn khoang dầu của Mỹ, và từ đó tôi liên lạc được với cha tôi.
Ngược thời gian năm 1973, mẹ tôi ra đi không một lời từ tạ, bỏ lại cho cha tôi một đàn con 5 đứa mà tôi mới 8 tuổi còn em nhỏ tôi mới 9 tháng tròn, trong đời sống quân ngủ cha tôi một lúc phải làm hai công việc, vừa làm cha lo sinh kế cho gia đình vừa làm mẹ để dạy dỗ chúng tôi học hành.
30 tháng 4 đổ xuống cha dẫn chúng tôi về Đà Nẵng để nương nhờ bên nội. Với hai bàn tay trắng cha tôi phải làm việc cực nhọc ngày đêm mới có ăn lo cho chúng tôi học hành, tôi chỉ phụ cha tôi trong những ngày lễ hay cuối tuần mà thôi. 2 năm những tưởng cuộc sống của cha con tôi an bình, ai ngờ CSVN chỉ định đi vùng kinh tế mới ở Đắc Lắc, cha tôi chống đối rồi tù tội bị tra tấn dã man mà chính mắt tôi chứng kiến khi chúng trói cha tôi lại để đánh hội đồng. Sau những ngày tù tội chúng trả tự do, thì cha tôi trốn về Đà Nẵng trước sau đó anh em chúng tôi mới dắt nhau về sau. Về tới Huế thì bà nội tôi mất đã 50 ngày mà cô tôi đánh điện lên, nhưng chính quyền xã không trao cho cha tôi, thế là cha tôi trở thành người buôn bột ngọt từ Đông Hà, Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng.
Một hôm cha tôi đi vào Đà Nẵng mà không thấy trở về, chúng tôi nhận được một lá thư của cha tôi gởi về từ Đà nẵng trong thư đại ý cha tôi nói đã đem 4 người con của cô tôi vượt biên. Tôi bàng hoàng vô cùng, nhưng biết làm sao hơn. Khi còn trong quân ngũ cha tôi chưa bao giờ rời xa chúng tôi quá 3 ngày cho đến ngày mẹ tôi ra đi cũng vậy. Chúng tôi biết cha tôi thương chúng tôi vô cùng nhưng vì mới trốn về từ vùng kinh tế mới, sợ bị bắt lại, hơn nữa cha tôi có đi thì chúng tôi mới có tương lai sau này.
Khi cha tôi đi rồi chúng tôi phải sống với ông nội và cô. Mới 12-13 tuổi tôi đã thấy cha tôi rất cơ cực làm việc quá nặng nhọc mà chúng tôi chẳng biết làm sao mà phụ với cha. Ngày tháng dần trôi cô chú Minh cũng vượt biên mà không đem chúng tôi theo như lời cô đã hứa với Cha. Sống bên nội nhờ sự giáo dục của nội chúng tôi ý thức được việc làm của cha tôi lúc đó, chúng tôi mới an tâm lo học hành, ngoài giờ học chúng tôi thường phụ với nội trong công việc đồng áng để sinh sống.
Sau gần một năm chúng tôi vô cùng sung sướng khi nhận được thư của cha tôi gởi về cùng với mấy tấm ảnh, nhìn cha tôi khác và có vẻ mập mạp hơn khi ở vùng kinh tế mới nhiều, nhờ sức chịu đựng khi còn nhỏ cha tôi tập thể thao rất nhiều mới có sức chịu đựng như hôm nay, chúng tôi đem thư và ảnh cho nội, đọc cho nội nghe lá thư của cha tôi gởi về.
Năm 1981 cha tôi có làm bảo lãnh cho anh em chúng tôi, được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận, nhưng phía CSVN thì không, vì chúng tôi trốn về vùng kinh tế mới nên không được nhập hộ khẩu. Chú ruột tôi ở vùng kinh tế mới Tây Ninh, thấy cô chú Minh ra đi nên trở về Huế và nói với nội tôi "Cha đã già sống rày mai chết, cha để con đem mấy đứa con của anh Hữu vào Saigon ở và làm giấy tờ cho chúng nó đi Mỹ, chứ ở Huế không thể đi được.” Nội tôi thì không muốn xa chúng tôi, vì không cha không mẹ nhưng vì tương lai của chúng tôi nên nội tôi bằng lòng.
Thế là chúng tôi trở lại sống ở vùng kinh tế mới Tây Ninh chứ không ở Saigon như chú tôi đã nói. Những ngày sống với chú thím ngoài vấn đề đánh đập, hành hạ chúng tôi, ban đêm chú bắt chúng tôi phải đi giăng câu làm cá, có đêm trời mưa gió lạnh rét căm căm mà chúng tôi vẫn không được ở nhà. Dũng đứa em kế tôi học hết lớp 9 nên phải ra ngoài Tây Ninh học lớp 10, một ngày em tôi trở về lấy giấy tờ gì đó nộp cho trường, tình cờ thấy được địa chỉ của cha tôi Dũng mới dấu đi đem ra Tây Ninh viết thư cho cha tôi hay sự việc.


Chúng tôi sống với chú thím nhưng địa chỉ của cha tôi ở Mỹ chúng tôi không được viết một bức thư tâm tình với cha tôi theo ý muốn. Tất cả thư từ tiền bạc của cha tôi gởi về đều được chú tôi quản lý chặt chẽ và chúng tôi chỉ viết thư cho cha tôi theo lệnh của chú tôi điều khiển mà thôi, mặc dù lúc đó tôi đã 20 tuổi đầu, chú thường hăm dọa "nếu anh em chúng tôi viết thư cho cha chúng tôi mà chú biết được thì chú sẽ giết ngay". Sau khi em tôi viết thư trình bày cho cha tôi xong thì được cha tôi hướng dẫn bằng thư cộng với sự chỉ dẫn của người cha nuôi ở Tây Ninh, rồi chúng tôi sắp xếp để trốn khỏi gia đình chú thím.
Nhờ tiền cha tôi gởi về nên chúng tôi thuê được một căn nhà ở Saigon rồi một ngày nhờ chiếc xe lam của ông Tư tốt bụng cho chúng tôi trốn về tới Saigon. Chúng tôi thoát được địa ngục trần gian nơi căn nhà chú thím tôi ở. Ở Saigon anh em chúng tôi thương yêu lo lắng cho nhau, hàng ngày các em tôi đi học, tôi ở nhà và chỉ học vẽ vào cuối tuần, khi các em ở nhà giữ nhà. Năm 1986 cha tôi nhờ bà mẹ nuôi ở Mỹ bảo lãnh ra nhà băng mượn tiền gởi về cho chúng tôi. Thời gian này việc gởi tiền từ Mỹ về Việt Nam chỉ gởi cho một cơ sở gởi tiền ở Canada mà thôi, cha tôi liên lạc được với một người bạn ở bên Mỹ rồi anh bạn đó viết thư về Việt Nam đưa vàng lại cho anh em chúng tôi, thời gian đó 1 lượng vàng giá 1,000.00 dollars. Sau khi đã nhận đủ số vàng để đóng được tàu, tôi viết thư báo cho cha tôi đừng gởi nữa. Vì muốn bảo vệ số vàng cha tôi gởi về nên tôi không bao giờ rời nhà đi đâu, chỉ khi có các em ở nhà tôi mới đi học vẽ vào các ngày cuối tuần mà thôi. Khi đã có số vàng trong tay anh em chúng tôi rất lo sợ mà sau này khi gặp được cha tôi rồi tôi mới biết rằng cha tôi cũng lo sợ như chúng tôi, vì nếu bọn cộng sản hay công an biết được, không những số vàng bị tịch thu mà chúng tôi còn bị tù tội nữa là đằng khác. Thế mà chú tôi vẫn không để cho chúng tôi yên, vẫn ngày đêm tìm kiếm chúng tôi để làm tiền, nhiều lần gặp được chú tôi hăm dọa sẽ đi báo công an là chúng tôi sắp vượt biên, nên chúng tôi phải đưa tiền cho chú tôi mới được yên thân, cũng vì vậy mà anh em chúng tôi dọn nhà một năm 3-4 lần để trốn chú tôi.
Tháng 3/88 ông nội tôi qua đời, tôi phải để tàu mới đóng lại đứa em kế tôi gìn giữ, tôi chỉ về Huế một mình. Tôi phải quỳ bên quan tài nội tôi khấn nguyện "Chúng con kính cúi lạy nội thương anh em chúng con thì phù hộ cho chúng con vượt biển an toàn để ra đi gặp lại cha chúng con trên đất Mỹ, chúng con sống không cha không mẹ khổ lắm". Sau những ngày cơ cực ở Việt Nam, đến trại tỵ nạn rồi chúng tôi cũng được đến Mỹ đoàn tụ với cha chúng tôi.
Ngày chúng tôi đến Mỹ là ngày 24/10/1989 mà cha tôi cùng bạn bè, hội các bà mẹ tại thành phố Blytheville, hội tin lành ở thành phố và đặc biệt đài truyền hình 13 đến tận phi trường phỏng vấn cha con chúng tôi thật cảm động, riêng các bà mẹ thì họ làm mỗi người một vòng hoa với màu cờ nước Mỹ và choàng cho anh em chúng tôi khi anh em chúng tôi vừa ra khỏi máy bay một cuộc đón tiếp mà chúng tôi không bao giờ quên được, những tấm ảnh và những thước phim Video chúng tôi vẫn lưu giữ, và mỗi lần xem lại chúng tôi không bao giờ cầm được nước mắt, hình ảnh cha con chúng tôi được chiếu trên màn ảnh TV, cũng như hai tuần sau đó đài truyền hình 13 họ đến để xem sinh hoạt của chúng tôi ra sao sau 15 ngày rồi đến lễ Tạ Ơn đầu tiên của chúng tôi đều được đài 13 chiếu cố đến tận nhà thăm hỏi và phỏng vấn tại chỗ, sau đó thì hội các bà mẹ tổ chức đón tiếp chúng tôi bằng một chiếc bánh thật lớn với chữ E.H" Club welcome to USA, một tuần đúng thì hội tin lành đón tiếp chúng tôi tại nhà thờ thật là cảm động, lúc đó chúng tôi chưa rành về anh ngữ nhiều, nhưng nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt cha tôi, thì chúng tôi cũng đoán được những ân tình mà hội nhà thờ dành cho chúng tôi ra sao" Đến ngày chuẩn bị để đón Tết nguyên đán cha tôi biểu tôi vẽ chân dung vị tổng thống George Bush để gởi cho người như một lời cám ơn chân thành nhất của cha con chúng tôi, đối với chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ, sau đó cha con chúng tôi cũng nhận được lá thư của vị Tổng thống George Bush gởi cho cha con chúng tôi.
Giờ đây anh em chúng tôi đã lớn khôn ra đời lập nghiệp, có cơ sở làm ăn, cha tôi đã về hưu và người chọn Orange County để an hưởng tuổi già, và hiện cha tôi đã có một cuộc sống mới vui vẻ và hạnh phúc.
Chúng tôi muốn viết lên đây để nói lời cám ơn chân thành của những người con mà cha chúng tôi đã cưu mang nuôi dưỡng từ khi còn là một đứa bé cho đến ngày hôm nay, một người cha mà suốt đời chỉ biết hy sinh cho các con mà không nghĩ đến bản thân mình.
Chúng con xin cám ơn cha đã cho chúng con một dòng máu, một sức mạnh để chịu đựng và cho chúng con được nhìn thấy núi vẫn cao và biển vẫn tuyệt vời.
Xin cám ơn tất cả mọi người đã dành cho cha con chúng tôi những ân tình cũng như những cay đắng mà cha con chúng tôi đã chịu nhận từ Việt Nam đến Hoa Kỳ, nhờ những cay đắng xót xa mà anh em chúng tôi lấy đó làm kim chỉ nam để đi đến ngày hôm nay.
Chúng tôi xin cám ơn đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang và nuôi dưỡng cha con chúng tôi, nhất là bà nội nuôi chúng tôi, mặc dù người đã ra đi qua bên kia thế giới khác, tình yêu thương và những an ủi khi người còn sống cha con chúng tôi không bao giờ quên được.

Hùng Trương
cùng các em: Dũng, Tiến, Thắng, Châu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,036,167
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến