Hôm nay,  

Hậu Đọc Báo "o.c Tiger"

04/02/200200:00:00(Xem: 185909)
Bài tham dự số: 2-441-vb40116


Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, cư trú tại Westminster. Cựu sĩ quan VNCH. Tù CS 10 năm, đi diện HO 1, hiện làm ở Ocean View School District. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông đề cập tới nạn “coi cọp” báo, vốn rất phổ biến tại Quận Cam. Sau đây là bài viết thứ hai của ông, “hậu đọc báo OC Register”.


**********************

Trong chương trình của "Đất Mỹ người Việt" của ông Phú Bổn và bà Minh Đức thảo luận cùng thính giả về việc hướng dẫn tuổi trẻ làm điều tốt việc tốt, cách đối xử với người già, những người xung quanh từ trong gia đình ra đường phố, chương trình quá hữu ích và quá hay, tuyệt đại đa số thính giả đều mong muốn những chương trình như vậy được mở rộng khắp nơi.
Trong chương trình điểm tin vào sáng thứ hai 7 tháng 1 năm 2002, hai ông Phạm Long và Đinh Quang Anh Thái cũng có nhắc đến việc đọc báo thiếu lành mạnh, và ông L có nói xin đấm ngực thú tội rằng khi mới qua Mỹ, có lần bỏ tiền mua báo L.A Times thì ông đã lấy hai tờ, liền đó con ông nhắc ông rằng: "Bố chỉ có quyền lấy một tờ thôi". Đó là lý do tôi lấy cái tên là "Hậu đọc báo O.C Tiger".
Ngày xưa bố tôi thường mắng: "Nói với mày như nước đổ đầu vịt hay nước đổ lá môn" có ý nói rằng dạy tôi bằng lời suông nó phí quá đi, nó không thấm vào đâu, không hiệu quả, nên ông cụ áp dụng phương pháp "thương cho roi cho gậy". Khi lớn lên đi làm nghề nhổ lông vịt thuê ở chợ Cầu Ông Lãnh, tôi thấy nước đổ đầu vịt nó cũng thấm và thấm ngay nếu trước đó ta chà sát đầu vịt bằng "xà bông", thay vì đổ nước lạnh, ta đổ nước sôi. Do kinh nghiệm này quý vị chủ báo hãy thử xem sao, may ra…hãy làm một cái mộc chữ đỏ, đóng vào đầu tranh nhất của tờ báo hàng chữ sau đây:
"Đừng đọc báo cọp, nếu không bị cọp bắc" (xin lưu ý ông sắp chữ- Bắc ở đây phụ âm cuối cùng là C chớ không phải là T nhá).
Tai nghe chương trình này thì mắt thấy, trước cửa chợ ABC vài tiếng đồng hồ sau đó, một vở "Bi hài kịch" có liên quan đến câu chuyện bà Đức và ông Bổn thảo luận cùng việc đọc báo O.C Tiger.
: Xung quanh thùng báo là ba em nhỏ, tuổi chừng 15 đến 17, đầu hớt cao, tóc chải chỉ thiên gọn ghẽ, đang hì hục kéo những tờ báo ra, nhưng nó bị kẹt nên cứ loay hoay mãi, thấy "hay hay" tôi đứng lại coi, bỗng nghe một tiếng nói lớn:
-Không được lấy thế.
Và người hùng này lấy tay chặn mấy chú bé lại…vóc dáng cao cao, không to con lắm, mặc áo sơ mi carô trắng đỏ, áo bỏ ngoài quần, chân đi giày "Adias". Tôi thầm phục trong bụng, ít nhất phải có những người can đảm hơn mình, tôi chưa kịp kính phục tiếp thì nghe giọng ôn tồn khuyên bảo mấy em nhỏ:


-"Lấy thế không được" và xuống cung xề "phải lấy từng tờ một"
Miệng nói tay làm và tay làm hàm nhai, ông người hùng lúc đầu của tôi bây giờ trở thành "ông hùng hục" đã đem kinh nghiệm “trộm cắp”, truyền lại cho thế hệ sau và họ đã thành công. Hài lòng vì tụi nhỏ biết "vâng lời", ông xoa tay mỉm cười, ngước lên thấy tôi nhìn với vẻ thán phục, ông rộng lượng phán luôn:
-"Lấy không" Cho một tờ".
Tôi ú ớ vì bị hỏi đột ngột, mừng quá đáp cộc lốc “Không” rồi rút lui miệnh huýt sáo bản nhạc "Sáng chủ nhật buồn" nhưng vẫn cứ thắc mắc…với tuổi đó mấy em nhỏ nói tiếng Việt còn chưa thông thì làm sao biết đọc báo Việt, mà lại đọc một lúc nhiều tờ"
Sau chuyện đọc báo cọp, thêm một chuyện khác. Chuyện xưa như trái đất, nhưng vẫn còn ở đây, đó là việc xếp hàng, tuy không nhiều nhưng vẫn xảy ra ở khắp nơi, mấy ngày lễ lớn vừa qua, ông bà nào đến chỗ bán gà tươi, gà đi bộ thì thấy ngay. Cũng trên đường Bolsa, trạm bưu điện cuối đường, góc Golden West Cir, Mỹ, Việt đề huề, ăn nói lịch sự, xếp hàng đẹp mắt, nhưng bưu điện ở khúc giữa cũng xếp hàng, nhưng vì toàn là người Việt nên vẫn có những hạt cát, hạt bụi xen vào…giả đò gặp bạn, xề lại, dăm ba câu chuyện trời ơi rồi nhích vào đứng luôn, cao tay hơn vào hẳn bên trong ghi ghi chép chép gì đó rồi núp luôn trong đó thay vì ra hẳn ngoài nối đuôi theo thứ tự ưu tiên.
Những người Việt đàng hoàng rộng lòng tha thứ, không ồn ào mà chỉ chép miệng lắc đầu, miệng lẩm cẩm câu gì đó giống như chàng A.Q trong chuyện tàu. Chàng A.Q rất lịch sự ưa nể nang, ai làm chàng trái ý cũng mĩm cười lặng thinh ai chửi cũng như chẳng có gì nhưng miệng làu bàu, lẩm bẩm:
"Mày chửi tao cũng giống như mày chửi cha mày" không biết những lẩm bẩm trên có câu nào tương tự như sự phát ngôn bừa bãi của chàng A.Q không"
Còn chuyện "ghét lai" tại parking trước các siêu thị Việt Nam cũng đáng đề cặp tránh tình trạng kẹt cứng. Ông bà cô cậu bật signal chờ vào parking" Đúng và đồng ý nhưng cũng xin quý vị lưu ý phía sau có bao nhiêu xe đứng chờ chỉ một mình bạn, thay vì đậu chình ình ngang nhiên giữa lộ, giữa khoảng trống, quý vị làm ơn chỉ nhích về một bên, một tí thôi là khối lượng xe tắc ùn phía sau có lối thoát "rác rến cản, ống cống tắc".
Chúng ta, người Việt trên đất Mỹ, có lối sống rất văn minh, chỉ còn sót một vài hạt cát, có nên bỏ đi để cho đời sống thoải mái hơn chút chăng. Hơn nữa chúng ta là dân thủ đô tỵ nạn, hàng ngày có bao nhiêu dân "tỉnh lẻ" về thăm thủ đô, ở "tỉnh lẻ" ít người Việt, họ quen nếp sinh hoạt của người bản xứ rồi, về thủ đô thấy dân thủ đô đọc báo cọp, làm những việc coi không được, họ cười cho.
Các Văn Tô

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,165,423
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến