Hôm nay,  

Đọc Báo O.C Tiger

15/01/200200:00:00(Xem: 197342)
Bài tham dự số: 02-431-vb61230

Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, cư trú tại Westminster. Cựu sĩ quan VNCH. Tù CS 10 năm, đi diện HO 1, hiện làm ở Ocean View School District. Bài viết đề cập tới nạn “coi cọp” báo, vốn rất phổ biến tại Quận Cam. Tên bài OC Tiger được đặt theo nghĩa “ông coi cọp”. Tác giả chắc chắn đã viết với thiện chí mong muốn sự cư xử chính đáng giữa người đọc và tờ báo. Xin cám ơn ông, mong ông sẽ còn tiếp tục viết. Và mong thiện ý của ông được tôn trọng, phẩm giá chung của người Việt chữ Việt được bảo vệ, gìn giữ.

Tôi "mu" về quận Cam hơn tháng nay, được sống trong cộng đồng người Việt trên đất Mỹ mới thấy có nhiều cái tuyệt vời , không những "chúng ta đi mang theo quê hương" mà còn làm hơn quê hương gốc trước 75 nhiều lần, tôi không muốn nói đến những gì sau 75.
Nếu bạn sống ở các tiểu bang xa xôi ít người Việt, muốn về Việt Nam để tìm lại những hương vị, những đặc sản, tôi nghĩ không cần thiết, mời các bạn cứ về "Saigon nhỏ" là sẽ thấy "Saigon to" ngay. Không chỉ Saigon Chợ Lớn mà các bạn còn tìm thấy Hà Nội- Huế- Đà Nẵng- Nha Trang- Cần Thơ vv…khắp mọi miền đất nước VN ở quận Cam này.
Cái gì cũng tuyệt vời hết từ y tế, văn hóa, chính trị, nhà hàng, chợ búa…không nơi nào trên thế giới có một "nước Việt Nam" giàu đẹp hơn nơi đây, chỉ cần quan sát đọc báo Việt ở một góc phố nào đó cũng làm bạn mê tới hết hồn.
Nhớ lại hồi xưa, cái thuở hàn vi, không có tiền mua báo, thấy ai đọc báo thì xề lại, đứng hay ngồi phía đối diện đọc "ké" đọc nhảy cóc, mình đọc chưa xong mà họ sang trang là lở chuyến đò ngay. Khi khá hơn tiến đến giai đoạn đọc báo "for rent" nghĩa là ra sạp báo, lấy bất cứ tờ nào đọc xong mang trả lại, chỉ phải trả nửa tiền thôi, tôi gọi là đọc báo theo chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ người nghèo cờ cao, đọc kiểu này chẳng khác gì "thắt cổ buộc họng" chủ báo, chỉ còn nước gom báo cũ lại bán cho ve chai.
Chuyện đó xa rồi, ngày nay tại Saigon nhỏ này không còn cảnh đọc báo ké, đọc báo trả nưã tiền hay đi mượn báo cũ về đọc nữa, có đủ loại từ nhật báo, tuần báo, báo tháng…báo cho không, có vài tờ bán với giá tượng trưng, 1 tờ nhật báo là 25 xu, 1 giờ lao động hạng chót cũng được 6 đồng, làm tính nhẩm bấm đốt tay cũng mua được 24 tờ báo, vậy là vẫn có…báo "O.C tiger".
Có 3 tờ tiếng Việt dành cho giới ít tiếng Mỹ, một tờ nhật báo dành cho người ít tiếng Việt là tờ O.C Register (Orange County Register) thế còn tờ O.C Tiger dành cho ai" Xin mời các bạn theo tôi…
Buổi sáng đầu tiên sau khi dọn về Little Saigon tôi chạy ra phố kiếm mua tờ báo, đọc tin nóng sốt xem có cái "job" nào khá khá. Hai nơi tôi thường ghé vẫn còn đóng cửa, may quá trước cửa bưu điện Bolsa có mấy thùng bán nhật báo.
Thùng nhật báo "Người Việt" trống không, nhân viên chưa bỏ vào hay báo đã đi hết" còn thùng "Việt Báo và Viễn Đông".
Bỏ 25 xu vào cái khe, nghe nói kêu leng keng cũng thấy vui tai, cầm tờ báo mới tinh còn thơm mùi mực, liếc qua là mọi tin tức vừa và đang xảy ra trên khắp thế giới, nhất là sau vụ 911..cầm tờ nhật báo đầu tiên trong ngày dù chưa đọc cũng thấy vui vui, ấm lòng.
Vừa giở nắp thùng kính lên, chưa kịp lấy tờ Việt Báo ra thì …ô hay, cái gì thế này" Ôi, một bàn tay năm ngón, bàn tay đưa đón…ngay tờ báo tôi định lấy. Không lẽ tôi có 3 tay" Người ta thường nói "Ba chân bốn cẳng" chớ làm gì có 3 tay, tay này là tay ai" Quay lại, à thì ra một vị nữ lưu, nhác trông "Nhờn nhợt màu da" và có vẻ "trước sau như một". Dù sau thì cũng phải "Lét- đi-phớt" để cho cô ta kéo ra trước (cô hay bà ai mà biết được) xong rồi cô đứng dậy đi ngay, ngẩn ngơ chưa kịp làm quen thì Thúy đã đi rồi….tới phiên tôi sao mà kéo mãi nó không ra…
"Tuy rằng nó mỏng đủ xài
Mà sao nó cứ nửa ngoài nửa trong"
Đành giở thói vũ phu nắm giựt, khi ra rồi thì ôi thôi, sao nó bèo nhèo thế này, tờ báo nhăn trên rách dưới. Rõ chán mấy ông nhà báo, làm cái thùng không đúng tiêu chuẩn quốc tế, tôi thấy mấy dân địa phương (người Mỹ) họ lấy báo từ các thùng ra rất nhẹ nhàng thoải mái, bỏ tiền vào, lấy ra dễ dàng, gọn gàng, đâu có vất vả như thế này. Tôi đem tờ Việt Báo cho mấy vị khách đang sắp hàng trước cửa bưu điện coi và than phiền thì có vị giải thích rằng là "Để bảo tồn nền báo chí, các chủ báo đã "set up" cẩn thận, bỏ 25 xu thì lấy một tờ, kéo tờ thứ hai không cho, nếu nhất định đòi và giở thói vũ phu thì "thí cô hồn" cho nhưng sẽ bị "bèo nhèo"".
À, ra thế! Văn minh thật, dân bản xứ vẫn chậm tiến hơn "Người Việt trên đất Mỹ".
Buổi sáng ngày thứ nhì, vẫn đến địa điểm cũ để mua báo. Rút kinh nghiệm ngày hôm trước, cầm 25 xu trong tay, ngó quanh xem có ai đứng gần không" Không có ai, chỉ có mấy ông bà quần áo bảnh bao, đứng gần chiếc xe bus lớn, có vẻ như sắp đi du lịch xa, từng cặp, từng cặp nhưng chắc chắn họ không phải là vợ chồng, vì họ có dáng vẻ lịch sự và lời lẽ "ngọt lịm" với nhau, họ phải là những người Việt trưởng giả trên đất Mỹ.
Yên tâm, bỏ 25 xu vào lỗ, tiếng leng keng dứt giở nắp lên, kéo tờ báo ra, vừa toan hạ nắp kính xuống thì …không phải một bàn tay năm ngón mà có lẽ tới năm bàn tay năm ngón cùng thò vào một chỗ, ngoáy lung tung, những tờ báo tuy có chống cự mãnh liệt nhưng cũng bị lôi ra khỏi hang ổ giống như những tàn quân Taliban bị kéo ra khỏi hang ổ ở "Tora Bora".


Hoạt cảnh này trông rất vui mắt, nếu có máy quay gởi cho chương trình TV "The funiest people" chắc chắn sẽ chiếm giải nhất. Dễ thương hơn cả, đáng yêu hơn cả là 1 lão ông, cầm tờ báo trịnh trọng trao cho một lão bà, giống như một bó hoa hồng, trong khi tay kia, lão bà cầm một sâu chuỗi. Tôi nghĩ thầm: hạnh phúc thay cho những vị này. Không phải là kiếp người Việt trên đất Việt sau 75, đã vậy, mai kia có cụ nào trong số này quá vãng, khuất núi, qua đời vv…thế nào cũng được con cháu đăng quảng cáo rầm rộ là Rất đau khổ báo tin cụ X, cụ Y, đã về nước Chúa, đã được Chúa gọi về. Nhưng tôi có tí lấn cấn là tại sao được về nước Chúa, tức là được về Thiên đàng thì lại kêu ầm lên là "Rất đau khổ" có lẽ Bolsa đáng sống, Bolsa đầy đủ tiện nghi bị (hay được) Chúa gọi về, đau khổ là phải, cứ y như bị V.C gọi đi cải tạo.
Thôi, xin giã từ những thùng báo khu bưu điện Bolsa, về khu chợ A.B. C có nhiều thùng hơn, nhưng lạ thay, thùng Người Việt vẫn "còng không da trống" không lẽ có ai đó "đỗ thùng sớm thế, phải chờ chợ mở cửa lúc 9 giờ vào trong mới mua được, còn thùng Việt Báo bỏ tiền vào nhưng kéo báo ra cũng rất khó khăn và ở đây cũng có hội "nâng đỡ" sẵn sàng giúp bạn một tay để nâng và đỡ nắp kính của thùng báo…
Sáng ra, mua tờ báo mà không thoải mái tí nào bỏ khu A.B.C, về khu chợ Phát Tài, chủ nhật 21/10/2001 lúc 11 giờ sáng, đứng trước cửa chợ ngắm ông đi qua bà đi lại trong khi chờ "bà già trầu" vào trong chợ kiếm ít hàng sale, bất chợt thấy một vị, chân đi giày "giôn" mang kính gọng vàng, mở thùng báo Viễn Đông lấy ra gần chục tờ. Với vóc dáng và tướng mạo này ắt hẳn phải là "Giám đốc điều hành" các thùng báo, lấy chỗ còn bỏ chỗ hết. Báo nào có một ông giám đốc hoạt động hăng hái như thế chắc là sẽ rầu lắm, khá lắm, nếu không phải thì vị này cũng là người nhiều chữ, đọc một lúc gần 10 tờ báo đâu phải là tay vừa.
Trở về khu chợ Vĩnh Phát, chợ mới, địa điểm mới, nhưng cũng không có gì mới hơn những nơi khác, vẫn có những người hùng, đầy đủ cử chỉ hào phóng, sẵn sàng chờ cơ hội ra tay "nâng" và "đỡ" những ai thích đọc báo và mua báo.
9 giờ sáng ngày 17 tháng 12, trước cửa chợ Vĩnh Phát, một cặp nam nữ đẩy 1 xe đầy đồ ăn, người nữ trạc 25 đến 30 mặc áo len màu lá chuối non, người nam độ 30 đến 35, mặc áo da nâu, chắc chắn họ là vợ chồng, vì người nữ ì ạch đẩy xe đồ ăn, còn nam tay không, sẵn tay không nên mở thùng "Việt Báo" ôm một chồng đi ra xe, chiếc xe jeep màu rêu mang số 3K…698…rồi quẹo trái trên đường Westminster…tôi phục người trẻ tài cao này "Đọc báo Việt để duy trì tiếng Việt" kỹ quá nên nhìn theo với lòng ngưỡng mộ.
"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" nên xung quanh thùng báo thường có những người "văn hay chữ tốt" đầy lòng "vị" và "tha" dỡ nắp kính hộ những người bỏ 25 xu vào thùng báo.
Nhắc đến những tấm lòng "vị" và "tha" tôi lại nhớ đến chữ Chùa, ai cũng biết Chùa là nơi tôn nghiêm dành cho phật tử, và chùa cũng là nơi thường có đồ chay cho ăn "Free". Nên có nhiều người, dù không phải phật tử, không đến chùa để lễ phật mà là để ăn đồ chay mà không phải trả 1 xu nào. Vì thế tiếng Chùa đã biến nghĩa thành 1 tiếng thông dụng với hàm ý hưởng lợi mà không tốn công, tốn tiền. Thí dụ như hút chùa, ăn chùa, uống chùa vv…
Ra đi vợ có dặn rằng: "Thuốc xin thì hút, thuốc mua thì đừng" vì thế khi thấy bạn nó móc bao thuốc ra bèn chìa tay xin, bạn nó cho nhưng nó hỏi kèm theo:
-Ngửi thử xem thuốc có mùi gì"
-Thì mùi Winston, Lucky, Salem…
-Không đâu, thuốc này ngon lắm, mùi nhang đấy.
Ý thằng bạn muốn nhắc khéo mình đừng có hút chùa nữa, đừng nghe vợ dặn. Hình như có một nhà báo nào đó có xếp loại tu như sau:
-Thứ nhất tu tại Ba (Bar)
-Thứ nhì tu tại Gia
-Thứ ba tu Chùa
Tu đây có nghĩa là cầm cái chai, mở nắp dùng hai cái môi kẹp miệng chai lại, ngửa cổ lên dốc ngược chai xuống, sao cho cái nước trong chai chảy vào họng liền tù tì một hơi, tu kiểu này hao địa lắm nên tu chùa là sướng nhất.
Chủ nhật ngày 21/10/2001 chúng tôi đi lễ ở nhà thờ Saint Barbara, trong lúc cha Hùng có nhắc nhở giáo dân ghi danh vào giáo xứ và bổn phận đóng góp rồi linh mục Hùng kết thúc bằng một câu:
"Không thể đi lễ chùa được" ý cha muốn nói, đi nhà thờ nào thì phải có bổn phận với nhà thờ đó. Chúng tôi cư ngụ thuộc giáo xứ Westminster mà lại sang Barbara, mà không đóng góp công sức gì cho cả hai nơi thì đúng là chúng tôi đi lễ chùa ở nhà thờ Saint Barbara rồi.
Nếu lý luận như vậy thì chúng ta có nên thêm một danh mục mới là "Đọc báo chùa” không"
"Chúng ta đi mang theo quê hương" là điều quá hay, nhưng nên mang theo những gì thanh tao, nhẹ nhàng, chứ những cái nặng nề quá như chợ cầu Ông Lãnh, chợ cá Trần Quốc Toản thì nên để lại và nhất là đừng mang theo những gì xuất hiện ở quê hương sau năm 75.
Xin đề nghị với các chủ thùng báo nên gắn alarm, nếu anh nào thích đọc báo chùa thì alarm làm việc, bỏ hẳn những miếng sắt kềm kẹp tờ báo, coi không giống thùng báo bản xứ và làm vất vả những người bỏ 25 xu vào. Hay là xin đặt riêng 1 thùng báo có chữ to và rõ ràng báo O.C TIGER không phải là Orange County Tiger mà là chữ tắt của "Ông Coi Cọp".
CAO TÔ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,576,396
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến