Hôm nay,  

Ngày Hội Lớn Của Bà Ngoại

1/15/200200:00:00(View: 198844)
Bài tham dự số: 02-429-vb51227

Bài viết về nước Mỹ lần này nguyên tác Anh ngữ, vốn chỉ là một bài viết được điểm A trong lớp English. Người viết, Đặng Trần Ly-Lan chỉ mới... 14 tuổi, đang học lớp 10 trường trung học La Quinta. Bản Việt ngữ do chính bà mẹ của cháu chuyển dịch. Trong thư gửi người bạn ở Việt Báo, bà viết “Tối hôm qua tình cờ chị đọc được bài con gái chị viết cho lớp English của cháu. Chị cảm động không thể không chuyển dịch qua Việt Ngữ. Vì số chữ có giới hạn cho bài làm nên bài của cháu tương đối ngắn và không tả đủ mọi chuyện đã xẩy ra trong buổi tối hôm đó. Dẫu sao đi nữa, chị tin rằng với tuổi 14 cháu diễn tả như vậy khá là đầy đủ về cảm xúc của đứa trẻ vào tuổi của cháu. Chị dịch rất sát với những chữ cháu dùng trong Anh ngữ, kể cả văn phạm và bút pháp (dĩ nhiên phải thêm tý mắm muối cho nó đúng văn phạm Việt Nam).
+
"Surprise!! Happy birthday!!!"
Đấy chỉ là ba tiếng thông thường mà bà tôi được nghe khi bước chân vào nhà hàng sau chuyến du lịch dài từ bên Tây về và dì tôi nói khéo là "con mời mẹ đi ăn tối". Cuối cùng, công lao của mọi người trong bao nhiêu tháng sửa soạn cho buổi tiệc mừng thọ của bà được "đền trả" bằng nụ cười thật tươi, thật rạng rỡ trên khuôn mặt của bà - nụ cười và những giọt long lanh trong ánh mắt. Bà bước đi giữa hai hàng người gồm con cháu, họ hàng và bạn bè. Mọi người đứng hai bên dõi theo bước chân bà bước lần lên sân khấu. Những giọt lệ sung sướng, hạnh phúc của bà rơi trên vai chúng tôi mỗi khi bà ôm từng người con, đứa cháu của bà nói lời cám ơn. Chỉ ngần ấy thôi tôi biết chắc một điều là từng giây từng phút của những ngày bận rộn vừa qua quả là đáng giá vô ngần.
Các cháu bà đồng thanh hét to: "Happy birthday, bà. Chúng con yêu bà".
Các con bà cũng hét to: "Mừng mẹ trở về bình yên, mừng sinh nhật Mẹ".
Bà bước đi giữa hai hàng người trong niềm hoan lạc, ánh mắt bà rạng rỡ hơn khi nhìn thấy bảng "Happy 70th Brithday" lấp lánh. Nụ cười trên khuôn mặt bà toả sáng trong bóng tối, giữa ánh nến lung linh các cháu trai bà từ từ mang lên sân khấu. Các cháu gái trao tận tay bà bẩy chiếc bánh sinh nhật. Bẩy ngọn nến hồng, bẩy chiếc bánh ngọt tượng trưng cho bẩy mươi năm bà đã trải qua trong những nỗi vui, buồn, sướng, khổ và thăng trầm của cuộc đời. Các con bà gửi đến bà những đoá hồng tỏa hương thơm.
Bà đứng giữa đàn cháu nội ngoại - nụ cười giữ mãi trên môi - khi chúng cùng cất tiếng hát bài "Ơn Đức Sinh Thành" như những lời cảm tạ công ơn bà đã cưu mang, dậy dỗ, nuôi nấng đàn cháu từng đứa một từ ngày chúng sinh ra. Màn trình diễn kết thúc bằng lời chúc: "Happy Birthday, bà. Chúc bà sống lâu trăm tuổi". Các cháu bà từng đứa rời sân khấu, ôm và tặng bà những nụ hôn nồng ấm. Nước mắt bà lại tiếp tục rơi trong khi môi miệng vẫn giữ nụ cười tươi. Sau đó, các con bà mời bà ngồi và gửi đến bà bài "Lòng Mẹ", bầy tỏ tình yêu của bà dành cho các con.
Tình yêu đã khiến bà hy sinh cả cuộc đời mình cho đàn con và cho cả đàn cháu. Trong lúc đó, đứa cháu trai nhỏ nhất lên bốn của bà chạy lên ôm bà thật chặt và nói: "I love you". Cảnh đó không chỉ làm mình tôi xúc động mà hình như đã làm mọi người cảm động. Bầu không khí trong phòng dường như ngưng đọng lại khi các con bà từng đứa bước khỏi sân khấu, cúi xuống trao cho bà từng nụ hôn trong vòng ôm không muốn rời.


Những màn trình diễn nhạc cụ, hát, kể chuyện tiếp theo do những người trong họ và bạn bè đảm trách. Điều này hình như không khó khăn lắm vì mọi người trong dòng họ của bà ai cũng có tý "máu văn nghệ" trong người. Trong khi nhà hàng dọn thức ăn ra, bà đi các bàn chào hỏi, cám ơn mọi người đã đến chung vui với bà, đã dành cho bà lòng ưu ái. Chúng tôi thoải mái ngồi thưởng thức những món ăn khoái khẩu - nhất là súp măng cua là món ăn tôi thích nhất. Hương vị của những món ăn này chúng tôi vẫn còn thèm thuồng trong những ngày sau đó.
Phần chính của buổi tiệc bắt đầu khi mọi người hát bài "Happy Birthday" cho bà trước khi bà thổi tắt hết bẩy ngọn nến. Những làn khói đã khiến hệ thống báo động réo lên inh ỏi. Cả gian phòng nổi lên những tiếng nổ lốp bốp, bông giấy dính đầy trên tóc mọi người. Niềm vui của mọi người trong buổi tối hôm ấy tràn đầy như giòng suối chẩy mãi không ngừng. Bà cắt bánh, tay run run vì cảm động, cuối cùng bà trao lại cho con gái vì "run quá, không cắt nổi". Những miếng bánh ngọt ngào như tình bà luôn dành cho chúng tôi. Cảm động nhất là lúc bà mở gói quà mà bố tôi đã thay mặt mọi người tặng bà. Đó chỉ là một quyển sách nhỏ gói ghém tâm sự của các con, các cháu bà cũng như bạn bè thưở ấu thơ của bà mà mẹ tôi đã khổ công liên lạc về Việt Nam, tìm kiếm và nhờ họ viết gửi qua cùng hình ảnh của họ - trong đó có một người bạn tri kỷ tri âm của bà, người đã không còn hiện hữu sau khi viết những lời tâm tình cho bà và gửi lại cho bà bài thơ ông làm từ hơn năm mươi năm về trước để tặng bà. Tôi tin rằng, bà sẽ rất trân quý quyển sách này và sẽ đọc nó cho dẫu kể cả khi bà đã thuộc lòng.
Màn cuối cùng của buổi tiệc là chương trình dạ vũ. Các con, các cháu kéo bà ra sàn nhẩy, mỗi người chỉ được nhẩy với bà một hai đoạn ngắn không đầy hai phút trong bài hát mà thôi. Suốt cuộc đời của bà tôi không hề biết vũ trường là gì, không hề biết đến một điệu nhẩy nào, thế mà tối hôm ấy bà đã theo bước các con các cháu, nhẩy với mọi người. Bà nhẩy không biết mệt cho dù cuộc du lịch vừa qua đã lấy của bà một số cân, cho dù đôi chân của bà không được khỏe lắm vì chứng phong thấp, cho dù tim của bà đập liên hồi vì bệnh tim. Niềm vui, hạnh phúc đã khiến bà quên...quên hết...chỉ còn biết hưởng trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc đó. Những cảm giác đó cũng tràn đầy trong trái tim mọi người - thỏa mãn với những gì đã làm để tạo nên một buổi tối quá kỳ diệu này. Một buổi tối đã khiến mọi người trong gia đình dù có đang bất hòa, giận hờn, ghét bỏ nhau vì những lý do nào đó đã ngồi lại với nhau và cùng nhau đến với bà ngoại, cùng bà ngoại hưởng những giờ phút quá là tuyệt diệu. Một buổi tối tôi không thể nào quên được và có lẽ sẽ ở lại trong tâm trí tôi đến suốt cuộc đời. Tiếc rằng tôi còn quá nhỏ để diễn tả hoàn toàn cảm xúc của tôi. Tôi cũng không thể diễn tả cho đủ từng thay đổi trên nét mặt của bà qua từng cơn xúc động.
Người lớn không thích biểu lộ hết tâm hồn của mình, và hình như tôi bắt đầu lây bệnh dấu diếm cảm xúc của mình khi tự hỏi lòng: đã bao lần mình nói lên câu "con yêu bố, con yêu mẹ""
Ngày 19/12/01

Send comment
Off
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Your Name
Your email address
)
Add a posting
Total View: 867,866,385
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến