Hôm nay,  

Tôi Đi Dạy Học

09/01/200200:00:00(Xem: 185282)
Bài tham dự số: 2-437-vb70105

Tác giả Vũ Phương Nam, cư trú và làm việc trong ngành giáo dục Mỹ tại New York, đã từng có bài tham dự Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, về “nghề dạy trung học Mỹ mà chính ông từng có kinh nghiệm sống.

Đây chỉ là một câu chuyện về một quãng đời của tôi. Nó không gắn liền với một giai đoạn lịch sử hay một biến cố nào của đất nước Việt Nam cả.
Lật lại trang sách cũ, bạn đã thấy người Việt đi cắt cỏ, làm nghề thẩm mỹ, uốn tóc, cắt móng tay, xây dựng, nội trợ, vân vân... hoặc không làm gì cả. Tôi muốn kể cho bạn nghe thêm một nghề nữa.ï Nghề dạy học. Bạn sẽ thấy người Việt làm thầy giáo trung học như thế nào.
Làm thầy giáo dạy dỗ đám học sinh tuổi "teenagers" ở Mỹ khôngù phải là một nghề dễ nuốt. Bạn có nghĩ thế không"
Tôi bước vào ngành giáo dục chỉ là một sự rất tình cờ. Vào đầu những năm 90, đang nhằm đợt thất nghiệp thì tôi gặp một thằng bạn cũ trong lúc đang đứng chờ xe điện ngầm ở New York. Sau khi nghe tôi than thở nó mới hoỉ tôi muốn đi day học không. Thoạt nghe thì tôi hơi chưng hửõng. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đó, dù chỉ là thoáng qua. Làm sao một giống dân thiểu số, ngôn ngữ chính không phải là anh văn thì làm sao mà dạy dỗ ai. Tôi có nói với thằng bạn tôi về nỗi băn khoăn đó thì nó gạt đi và nói vớt tôi rằng nó cũng đang đi dạy và chẳng có gì khó khăn cả. Nó nói có người Việt Nam còn dạy cả môn anh văn nữa còn chả saọ Điều này sau này tôi mới nghiệm ra là sự thật.
Quả nhiên, bộ giáo dục họ chỉ dựa vào trình độ, bằng cấp, bằng hành nghề là họ nhận vào làm. Còn việc mình đối phó với học sinh thế nào là chuyện riêng của mình. Nhằm lúc túng quẩn quá tôi mới nhắm mắt đưa chân làm liều nghe lời nó. Qua bao thủ túc nhiêu khê rồi cuối cùng tôi đã trở thành thầy giáo lúc nào mà không haỵ Nhưng đó chỉ mới là khởi đầu câu chuyện mà tôi muốn chia xẻ với bạn sau đây.
Tôi được điều về một trường trung học nằm ở phía Đông của thành phố Brooklyn. Tôi đảm nhiệm lớp mười hai, môn Toán.
New York là một thành phố hỗn tạp về các sắc dân. Lớp học tôi đảm nhiệm cũng không ngoại lệ Nhưng đa số làdân gốc Xì, tiếng lóng mà người Việt mình gọi chung những dân nói tiếng Tây Ban Nha. Còn lại là Mỹ đen, trắng và cả Mỹ vàng Việt Nam. Đó là năm đầu tiên trong cuộc đời dạy học của tôị Được nửa năm vào cuối học kỳ một thì có chuyện.
Thi tổng kết học kỳ đã xong. Điểm chấm đâu đã vào đấy. Đây là điểm quyết định chung với học kỳ hai để tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong số những học sinh thi rớt có con nhỏ tên Maria, gốc Puerto Rican. Maria Gomez. Sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Nhưng nói tiếng Spanish thông thạo như tiếng Anh vì cộng đồng Xì ở New York rất mạnh.
Maria thuộc loại chịu chơi. Học hành chỉ vào lớp quơ cào cho có lệ. Tối ngày chỉ lo ăn diện, tiệc tùng, đàn đúm bồ bịch lung tung.
Hôm đó là ngày học cuối trước khi nghĩ lễ giáng sinh. Tôi viết lên bảng một lô bài tập đem về nhà làm, Hy vọng học sinh bận rộn chút đỉnh trong thời gian dài nghỉ lễ. Lớp học đã tan mà nhỏ Maria còn nấn ná ở lạị. Maria là đứa con gái mới lớn. Căng căng cái tuổi dậy thì. Hôm đó nó măc cái áo thun bó sát, cổ rộng, trễ xuống lộ ra cả một vùng da thịt trắng ngần. Nó xin tôi cho nó "pass" cái bài thi final vừa rồi. Nó nói nếu mà Ba Má nó biết nó thi rớt chắc "they'll kill me".
Tôi nghĩ thầm, kill thì kill chớ cái bài thi nó làm cứu không nổi. Nó chỉ quơ quơ vài ba chữ, chép lại câu hỏi, còn thì toàn giấy trắng. Tôi đã nói không được mà nó cứ cố năn nỉ ỉ ôị. Nó dùng cả mỹ nhân kế. Vừa nói chuyện, nó vừa chồm vào tôi, cố tình cho tôi thấy hai quả đào căng cứng, phập phồng với cái rãnh sâu khêu gợi ở giữa.
Đây là thời gian mà tổng thống Clinton đang bị đàn hặc bởi hệ thống tư pháp của Mỹ. Mỹ nhân Monica, cũng chỉ với cái vũ khí đơn giản, còn muốn lật đổ được cả một ông vua thì xá gì thân tôi, chỉ là thầy giáo quèn ở một trường trung học.
Như vậy đó. Tôi liên hệ đến ngài Clinton mà rùng mình sợ hãị. Tôi như chợt tỉnh giấc Nam Kha, lắc lắc đầu mấy cái liền. Tôi đứng bật dậy rời bàn giấy, đi ra phía cửa,
khoát tay ra hiệu. Con nhỏ như hiể ý, bước theo, mặt mày bí xị. Tôi an ủi: "Thôi em chịu khó, mùa hè này đi học thêm, thi lại, rồi đâu cũng vào đó thôi". Nói thì nói vậy thôi, chứ tôi biết nó đâu có muốn học hè. Đã gọi là cái đứa thích chơi hơn học mà lại kêu đi học hè thì chả khác nàọ...
Nó vùng vằng đi ra mà mồm thì câm như hến. Tôi vỗ vai an ủi nó.. Nó rụt vai co người lạị. Hai con mắt như căm hờn nhìn tôi lần chót rồi quày quả bước đị. Tôi trở vào phòng mới nhận ra còn một học trò nữa ngồi ở cuối lớp đang hí hoáy chép nốt mấy cái bài làm tôi cho trên bảng. Đó là con nhỏ Esther, nhưng nó thuộc loại học sinh khá trong lớp. Sau đó tôi trở lại văn phòng trả lại một số giấy tờ, chuẩn bị ra về đón Giáng sinh. Lòng tôi phơi phới nghĩ đến mười ngày sắp đến, được nghỉ ngơi rong chơi đây đó.


Tự do cho đến qua Tết tây. Tôi chợt buột miêng huýt sáo một điệu nhạc nho nhỏ. Nhưng niềm vui chợt tắt ngúm khi tôi ghé phòng bà hiệu trưởng để từ giã. Bà nói với tôi, con nhỏ Maria vừa báo cáo với bà rằng tôi quấy nhiểu tình dục nó, tôi vỗ mông nó. Tôi giật nẩy mình, "What" Sexual harrastment"". Tôi nghĩ thầm, thôi bỏ mẹ rồi, ngay gian thì chưa biết, nhưng đây chả phải là chuyện đùa. Bà còn nói với tôi, nó chỉ nói vắn tắt vậy rồi ra về. Bà bảo tôi cứ yên tâm, chuyện đâu còn có đó, mai bắt đầu nghỉ rồi, cứ vui vẻ mà đón giáng sinh.
Vui vẻ cái nỗi gì. Giáng sinh năm đó quả là một giáng sinh buồn thảm nhất trong đời tôi. Nghỉ ở nhà mà cứ mong đi làm trở lại để giải quyết vấn đề.
Quả thật con nhỏ Maria về méc má nó và bà đã đâm đơn kiện tôi. Trở lại làm việc ngày đầu tiên tôi nhận được lệnh đình chỉ công tác, không còn đứng lớp dạy nữa, chỉ
cho ngồi văn phòng làm việc giấy tờ, trong khi chờ điều tra.
Điều tra viên của bộ giáo dục làm việc cả mấy tháng trời vẫn không đi tới đâụ. Chả có bằng chứng nào nói rằng tôi vỗ đít học trò. Tôi cũng không có gì để biện hộ rằng
tôi không làm việc đó. Dù rằng chưa có kết luận gì nhưng cả trường ai cũng biết ông thầy Việt Nam như vậy đó. Lúc đầu tôi còn thấy hổ thẹn, nhất là đối với mấy nữ đồng nghiệp. Nhưng sau đó, tôi liên quan sự việc của tổng thống Clinton. Ông ta chối biến đi và nhấn mạnh rằng ông không có liên hệ tình dục gì với Monica cả. Trên truyền hình cả nước đều biết. Sau một thời gian ngắn, không đủ lý do chối cãi nữa thì ông lại nhận tội, xin lỗi quốc dân đồng bào. Có sao đâu nàọ Vì vậy tôi lại ung dung hưởng thụ những ngày tháng ngồi chơi xơi nước ở văn phòng, không thèm lo nghĩ gì cho mệt óc.
Sau gần sáu tháng trời cù cưa, con nhỏ Esther, đứa học trò trong lớp ngoài Maria ra hôm cuối trước khi nghỉ giáng sinh, đồng ý làm chứng là tôi chỉ vỗ vai an ủi con Maria thôi, chứ chẳng hề có vỗ mông vỗ đít gì cả. Vụ án chấm dứt. Đơn giản vô cùng. Tôi trở lại lớp dạỵ Con nhỏ Maria chỉ bị cảnh cáo vì tội nói dốị Nhưng cũng nhắc lại là tổng thống nói dối còn chả sao thì sá gì một đứa học sinh trung học. Nó ra trường năm đó không có một mảnh bằng lận lưng. Tôi cũng không biết cuộc đời nó đi về đâu. Biết đâu chừng nó gặp được thằng chồng giàu có thì bằng cấp rồi cũng chả cần thiết nữạ
Tôi tiếp tục đứng lớp cho đến hết năm rồi tìm cách đổi nghề. Nói là đổi nghề chứ tôi vẫn quan niệm bám lấy bộ Giáo dục. Có những lợi ích thiết thực mà tôi không nỡ từ bỏ. Tôi sẽ kể cho bạn nghe sau về những lợi ích nàỵ Làm gì thì làm chứ tôi nhất định không chịu làm việc trực tiếp với đám học trò quỷ quái nữa.
Sau một thời gian mày mò tôi khám phá được còn có một nghề khác là chuyên viên phòng thí nghiệm của những trường kỹ thuật. Nghề này chỉ làm việc trực tiếp với thầy giáọ. Mặc dù lương lậu có thấp hơn nhưng tâm hồn thanh thản hơn.
Vì là một nghề khác nên tôi phải thi lấy bằng hành nghề khác. Thi viết, thực tập, anh văn, vấn đáp, điề tra lý lịch. Nhiêu khê đủ thứ thủ tục. Cuối cùng rồi mọi việc cũng qua đi.
Bằng hành nghề mới có trong tay còn chưa ráo mực thì tôi được gọi đi phỏng vấn và nhận việc ở một trường kỹ thuật ở Brooklyn, New York. Việc làm đã đi tìm tôi trước khi tôi kịp làm resume đi xin việc.
Thế nào là lợi ích khi làm việc cho chính phủ, nhất là Bộ giáo dục. Khi về hưu, ngoài tiền an sinh xã hội ra bạn còn lãnh thêm tiền hưu trí. Cho nên lúc đó cứ thảnh thơi về
Việt Nam chơi, không cần phải xin xỏ con cháu gì cả . Giờ giấc làm việc thì cũng như học trò. Ba giờ chiều là xong một ngàỵ Nhưng học trò còn có homework. Bạn thìcó thểù lai rai uống bia và nằm bật ngửa coi TV cho đến tối. Mùa hè thì ba giờ vẫn còn quá sớm, trời vẫn nắng chang chang, bạn có thể phóng thẳng ra bãi biển, tha hồ mà ngắm nghía. Nếu bạn muốn kiếm thêm chút đỉnh thì thêm một job nữa đến bảy giờ chiều vẫn còn sớm chán. Còn về vacation hàng năm. Bạn nghỉ hẳn hai tháng hè, chứ không như công sở khác, chỉ có 4-5 tuần. Ngoài ra bạn còn nghỉ mười ngày giáng sinh, một tuần spring break, một tuần winter break, mười ngày bệnh, và lai rai Thanksgiving, veterans day, Luther King, Tết Do thái, Memorial day, Columbus day... Cứ quay đi quay lại, lại thấy nghỉ. Có nhiều thằng bạn gặp tôi những lúc như vậy cứ thắc mắc, "sao tao thấy mày đi làm gì mà cứ nghỉ hoài". Tính ra thì chỉ có 180 ngày làm việc trong 365 ngày của một năm.
Thì như vậy đó, tiếng Anh gọi cái nghề này là Laboratory Specialist. Tôi thiết nghĩ, tiểu bang nào cũng vậy thôi. Nếu bạn thấy thích thì cứ đến bộ giáo dục ở địa phương mình ở và nộp đơn. Cứ kiên nhẫn theo đuổi thì cũng được thôi. Nghề này không phải điêu đứng với cái đám học sinh có quá nhiều tự do. Nhưng bản thân mình thì an
nhàn và tự do. Nhiều người lại cho rằng cái nghề giống như công chức, buồn tẻ, sáng vác ô đi, tối vác ô về, chán ngắt. Nhưng bạn nên nhớ rằng bạn chỉ làm ngày có 6 tiếng, còn lại là thì giờ riêng của bạn, muốn làm gì thì tùy hỷ. Bộ không sướng sao"
Vũ Phương Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 841,819,899
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến