Hôm nay,  

Người Bạn Cũ

28/12/200100:00:00(Xem: 200132)
Bài tham dự số: 02-430-vb61228

Tác giả lần đầu tiên tham dự Viết Về Nước Mỹ. Bà 47 tuổi, kết hôn năm 1974 với một sĩ quan hải quân VNCH tốt nghiệp tại Hoa Kỳ. Sau 1975, ông trải qua nhiều năm trong tra.i tập trung của CSVN. Hai ông bà định cư tại Vancoiver, Canada đã 10 năm. Câu chuyện bà kể lại có nhiều chi tiết sống động đặc biệt. Mong bà sẽ tiếp tục viết thêm.

Trời tháng mười, tiết cuối thu thường hay có những cơn mưaá kéo dàị Mưa không lớn, cứ rả rích lâm thâm. Đang buổi trưanên căn tin giờ này vắng vẻ. Ở đây chỉ đông khách khi thành phố lên đèn. Lúc ấy, thủy thủù của những chiếc tàu chở hàng trên bến cảng mới tụ tập vào nơi đâynghe nhạc và uống rượu. Họ không được phép ra khỏi phạm vi quy định nên đành loanh quanh trong khu vực giới hạn. Bù lại, nhà nước có thành lập một Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ Cần thiết cho những chiếc tàu biển ghé vào cập bến nơi này.
Tình cờ gặp lại người bạn cũ đang là tay trống cho ban nhạc của công ty, Bỏ ra chút ít tiền và quà cáp, tôi nhờ anh ta xin giùm cho mình một chân công nhân viên ở đây. Làm ruộng cuốc đất thì không nổi, chạy chợ trời tôi vốn không quen nói thách và mánh mung. Để chứng tỏ mình cũng có nghề nghiệp và cũng để được yên thân với chính quyền cộng sản địa phương tôi đành phải tạm khoác cái vỏ bọc này và lãnh đồng lương có cũng như không.
Bên quầy có tiếng chị cửa hàng trưởng gọi tôi :
- Kim Lan ra xem ông khách ngồi trong góc kia muốn gì"
Dạo này trong số các tàu hàng cập bến lác đác đã thấy có nhiều chiếc mang quốc tịch Panama, Anh hoặc Pháp, nghĩa là không phải chỉ có mộtù khối "Xã hội chủ Nghiã anh em" như trước.
Nhờ có chút vốn liếng tiếng Anh nên tôi được chuyển từ công việcá rưả ly, chén trong bếp ăn ra phía ngoài quầy tiếp khách, tiện thểù kiêm luôn thông dịch khi gặp những người khách chỉ nói được tiếng Anh.
Đến bên ông khách, đặt tờ thực đơn lên bàn tôi hỏi ông ta cần gì. Nhìn lướt qua, ông gọi ngay một ly bia và tôi hết sức ngạc nhiên khi bắt gặp tia mắt chăm chú
của ông khách khi nhìn chiếc lắc tôi đeo trên tay.
Trở lại với ly bia đặt trên bàn, chiếc lắc trên tay theo cử động lại tụt xuống lòng bàn tay tôi. Dạo này tôi gầy quá, cổ tay khẳng khiu chỉ toàn xương nên khi hoạt động cứ
phải chốc chốc kéo chiếc lắc lên, tôi đã dịnh tháo ra và không mang nó nưã, nhưng ngẫm lại mình không có món trang sức nào đáng giá ngoài cái đồng hồ cũ kỷ đeo bên tay trái và chiếc lắc này nên lại thôi. Tôi quay lưng dợm bỏ đi, ông khách vội vàng gọi lại :
- Xin lổi, cảm phiền cho phép tôi đươ.c nhìn chiếc lắc cô đang đeo trên tay. Nó rất đẹp.
Tôi lúng túng chià tay ra. Chiếc lắc làm bằng những đồng xu cuả Mỹ, sáng loáng màu trắng bạc, chúng được hàn dính với nhau và bên trên là một mảnh inox khắc hình
một đóa hoa lan. Góc trái phía trên có khắc tên người tặng. Ông khách lại hỏi tôi :
-Chiếc lắc này cô mua ở Đâu vậy" Có thể chỉ giúp tôi.
Tôi lắc đầu :
-Đây la vật kỷ Niệm của một người bạn tặng cho tôi .
Ông khách nhìn tôi, đôi mắt xanh với tia nhìn dò hỏi.
ù-Có phải là Orchid"
Tôi giật mình sửng sốt nhìn ông khách. Chỉ có một người biếtá cái tên này và gọi tôi như thế mà thôi. Nhìn kỹ ông khách, tôi lắp bắp:
-Ông là......... !!!
Tôi bổng nghẹn ngào, khúc phim dĩ vãng lướt về thật nhanh trong óc tôi.
*
Hồi đó, vào khoảng năm 1972 tôi quen với Thomas, Anh là người thuê nhà của Dì tôi và là lính phục vụ trong US NAVY. Căn nhà của Dì tôi có ba tầng, gồm sáu phòng. Hai tầng trên cho thuê, tầng dưới cùng chỉ có một bà già ở giúp việcá. Dì năn nỉ Ba Má tôi cho tôi cùng đứa em trai đến ở trông chừng nhà giúp cho Dì. Căn nhà rất gần trường tôi học, chỉ đi bộ khoảng mười phút là đến nơi.
Năm ấy tôi học lớp mười một và phải thi Tú Tài phần thứ nhất nên bận học bù đầu. Buổi sáng học ở trường, buổi chiều đi học thêm, buổi tối làm bài vở. Tiếng là ở c ùng nhà nhưng tôi ít khi gặp mặt những người thuê bên trên.Vào buổi tối thỉnh thoảng tôi hay ra chiếc bàn ăn lớn phía trước phòng khách ngồi học bài, Thomas đi về ngang qua trông thấy đều gật đầu chào tôi với vẻ thân thiệná. Thoạt tiên tôi chỉ e dè đáp lể với phép lịch sự tối thiểu. Lâu dần tôi thấy Thomas là người đứng đắn, Anh có tính tình cởi mở nên rất thân thiết với em trai tôi, tối tối cả hai người hay kéo nhau lên sân thượng tập thể dục hoặc chuyện trò. Dĩ nhiên là nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ mà người ta gọi là chia động từ "to huơ" với tiếng bồi, thế mà họ hết sức tương đắc. Riêng bà giúp việc thìátức cười hơn, bà đặt cho mỗi người khách thuê nhà một cái tên rất ư Việt Nam cho
dễ nhớ. Với Ông Già Mỹ khắc khổ ở tầng cao nhất thì bà gọi là Ông Thầy, Ông Mỹ ở lầu hai bà đặt tên là Ông Điệp vì ông này có người vơ. ViệtNam tên Lan, chắc bà thích vở hát cải lương Lan và Điệp. Riêng với Thomas thì không hiểu sao bà gọi là Anh Hai,ù Thomas rất vui khi nghe chúng tôi gọi anh ta bằngtên này. Tôi giải thích cho Thomas rõ phong tục Việt Nam khi đặt tên cho một người thường có hàm chứaa một ý nghiã. Anh Hai là cái tên gọi mà các gia đình Việt Nam hay dùng để cho biết đó là đứa con sinh ra đầu tiên và chiếm vị trí cao nhất trong số con cái.Giống như tên của tôi là tên gọi của loài hoa Lan. Từ đó Thomas quen gọi tôi bằng tên Orchid.
Anh là ngươì con trai thứ trong gia đình sau hai ngươì chị My. Gia đình Anh thuộc thành phần kỷ nghệgia khá giả, Anh nhập ngũ thi hành quândịch khi đang học Đại học. Riêng tôi, học ban Sinh ngữ nên tối ngày cứ đánh vật với quyển tự điển dầy cộp, nặn óc làm những bài luận văn không phải bằng tiếng mẹ đẻ đến khuya lơ khuya lắc!
Một hôm thấy tôi cầm quyển "The Old Man and the Sea" của Ernest Hemingway, Anh bảo, trong văn học sử, Hemingway là nhà văn tiêu biểu cho nền văn học của nước Mỹ.
Nhưng Anh thì thích Mark Twain hơn và anh kểá nhiềuá về mơ ước của mình mai này sẽ trở t hành một hoa tiêu lành nghề đi khắp đại dương.
Làm bạn với Thomas không phải chỉ có chị em tôi mà cả Chú chó Nhật lông xù tên Minu nữa của tôi cũng là bạn thân của Anh ta. Nhờ vậy tôi mới biết người Mỹ yêu quý loài vật cũng giống như người. Có lẽ vì vậy con MiNu ưa thích Thomas và hầu như quên hẳn tôi. Nhiều lần Thomas bị cấm trại không về nhà ba bốn hôm, con MiNu nằm phục ở cửa bỏ ăn,mặc cho tôi và bà giúp việc dỗ dành. Nhưng khi nghe tiếng động, đánh hơi biết Thomas về là nó nhẩy cẩng suả ỏm tỏi với vẻ mừng rỡ. Tôi vừa kéo cánh cửa sắt là nó nhẩy phóc ngay lên tay của Thomas và suốt ngày cứ quanh quẩn theo anh ta trong phòng, chỉ khi nào Thomas đi làm nó mới chịu xuống dưới nhà với chúng tôi.
Cuối năm ấy, Thomas hết hạn quân dịch về lại xứ sở. Tôi chúc mừng cho anh sắp gặp lại người thân trong gia đình và nhất là gặp lại cô bạn gái người yêu mà có lần anh đã cho tôi xem ảnh.
Đi đôi với niềm vui là nỗi buồn. Đã có nhiều câu chuyện thuật lại sự tinh khôn và lòng trung thành của loài chó. Tôi băn khoăn nói với Thomas rằng có lẽ con MiNu nhớ anh nó sẽ bỏ ăn mà chết! Hôm sau Thomas ngỏ ý xin tôi cho anh ta mang con chó MiNu về Mỹ theo anh. Tôi đành phải chấp nhận vì không còn giải pháp nào khác hơn, mặc dù tôi rất yêu quýù MiNu.
Ngày chia tay, để kỷ niệm tình bạn và cũng để cảm ơn việc tôi cho anh mang con MiNu về nước, Thomas tặng tôi chiếc lắc đeo tay làm bằng những đồng nickel này. Vài tháng sau tôi nhận đươ.c lá thư của Thomas trong có bức ảnh chụp anh cùng gia đình, và có cả chú chó MiNu của tôi.
*
Tiếng ông khách mang tôi về thực tại:
-Tôi tưởng gia đình Orchid đã đi từ tháng 4/75.
Tôi lắc đầu, cúi mặt cố ngăn giòng nước mắt! Vào những ngày cuối tháng tư đó, gia đình tôi đã chuẩn bị sẳn sàng, nhưngbị kẹt lại vì lệnh giới nghiêm. Khi len lỏi ra đến Toà Đại Sứ Mỹ lại không tài nào chen được đến cổng, trước khi chuyến bay cuối cùng cất cánh!


Nhưng điều tai ác nhất là khi chúng tôi trở về, đồ đạc trong nhà đã bị người ngoài vào dọn sạch! Thật là "họa vô đơn chí" Ba và Anh tôi sau đó một tháng đã phải theo lệnh của chính quyền Cộng Sản điá tập trung cải tạo cho đến giờ.
Tôi thấy Thomas chớp mắt thật nhanh. Mới đây mà thời gian đã trôi qua hơn bẩy năm rồi. Hình như Anh đang suy nghĩ điều gì..và anh nói nhỏ với tôi:
- Chiều nay tàu tôi rời cảng. Tôi sẽ neo tàu ởù Ngã ba con sông. Đêm nay tôi sẽ đợi Orchid nơi đó. Hãy cố gắng đến gặp tôi.
Ánh mắt Anh nhìn tôi thúc giục.
Tiếng cuả chị cửa hàng trưởng từ trong quầy hỏi tôi :
- Ông ta hỏi gì thế"
- Ông ta hỏi em chổ mua chiếc lắc này. Em nói cửa hàng trong này không có bán. Em mua ở Chợ Trời bên ngoài.
Xoay lưng đi vào bên trong và giơ cổ tay có đeo chiếc lắc tôi thản nhiên nói dối.
Cuộc đời có lắm chuyện ngẫu nhiên, từ khi chia tay nhau tôi chưa bao giờ có ý tưởng sẽ được gặp lại Thomas, nhất là trong tình cảnh hiện tại. Cứ ngẩn ngơ suy nghĩ, đầu óc tôi căng ra, tôi không biết phải làm cách nào để có thể đến nơi theo lời anh dặn!
Ở Cảng thỉnh thoảng vẫn có người trốn đi bằng cách chui vào những xó xỉnh, hầm máy hiểm hóc của những chiếc tàu tư bản đang cập bến bốc dỡ hàng, số trốn thóat được thì ít hơn số bị bắt lại. Riêng tôi thì đành bó tay với phương pháp này vì chức năng công việc của tôi không được phép léo hánh đến khu vực cầu tàu, nơi có những đội Công An Cảng canh gác nghiêm nhặt. Có lẽ vì vậy nên Thomas không thể giúp tôi bằng phương cách này chăng"
Tan ca, tôi đẩy xe ra khỏi Cảng. Đứng ở cửa tôi phân vân ít phút, cuối cùng tôi quyết định rẽ trái đi về hướng cầu Tân Thuận. Nhà tôi ở Chợ Lớn, tôi e mình không đủ thì giờ tìm đến nơi hẹn với Thomas nếu tôi về báo tin cho gia đình. Trời tháng mười mới năm giờ chiều đã chập chọang tối, nhà nhà đã lên đèn. Tôi chỉ biết địa danh Nhà Bè qua câu chuyện kể cuả ba má tôi khi Ông bà có dịp đi đến nơi này thăm bạn bè và lúc trở về mang theo những con cá chià vôi kếch xù, mớ tôm càng tươi rói, nhất là những con cua lột hấp dẫnkhi chúng tôi ngồi quanh bàn ăn.
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...
Ca dao, và bài hát Việt Nam chỉ diễn tả ngần ấy về Nhà Bè. Nơi này là chổ tiếp giáp cuả Ngã ba sông Đồng Nai và Sông SaiGon trước khi chúng đổ ra biển bằng cửa Soai Rạp. Tôi chỉ Nhớ mang máng như vậy ở bài học điạ Lý hồi tiểu học.
Trời tối mịt tôi vẫn kiên nhẫn đạp xe đi trong mưa lạnh và bóng đêm. Giờ phút này cái xe đạp cà tàng lại trở chứng xẹp bánh. Cũng không trách được, vỏ xe đã quá cũ vá víu lại chỉ để chạy những quãng ngắn trong thành phố vì hơn hai năm rồi tôi không bắt trúng được cái thăm mua vỏ ruột xe, không có số đỏ đen nên khi được phân phối theo
tiêu chuẩn mười ngươì chia nhau một cái, tôi luôn luôn nắm phần thất bại. Tôi đành dắt xe đi bộ. Ngang những cánh đồng trống vắng, qua cầu Phú Xuân, may mắn tìm được một chiếc chòi vá xe còn mở cửa, tôi tấp vào nhờ vá giùm và luôn tiện hỏi thăm đường đi.
Rốt cuộcù tôi cũng đến nơi vì con đường đi đơn giản hơn là tôi tưởng, chỉ cần đi thẳng một mạch. Tôi đứng loay hoay nhìn trời, đầu óc bối rối. Làm cách nào để ra ngã ba sông" Chặng chót cuảù hành trình! Câu hỏi không ngớt hiện ra kể từ khi tôi gặp lại Thomas. Cuối con đường là hai quán nước còn le lói ánh đèn. Có lẽ đã gần nửa đêm, tôi không còn đủ thì giờ để cân nhắc.
Chọn cái quán bên tay phải tôi bước vào, bên trong thật vắng vẻ , chỉ có hai ông bà già và một thanh niên trẻ tuổi.
Giả vờ hỏi thăm nhà ngươì quen, tôi nêu lên cái tên lạ hoắc. Cả ba người ngơ ngác lắc đầu. Nhìn nét mặthọ và trông người có vẻ hiền lành tôi bậm gan đánh bạo nhờ họ chèo thuyền đưa giùm tôi ra ngã ba sông. Tô i cũng không ngần ngại kể rõ việc tôi có hẹn với Thomas đêm nay. Móc túi lấy hết số tiền tôi hiện có đặt lên bàn, tôi nói :
- Cháu chỉ có bao nhiêu đây và cái xe đạp, nếu ông bà giúp được, sau này cháu sẽ nói với gia đình tạ ơn thêm.
Ông già bập một hơi thuốc, như nghi*Ạ ngơ.i xong ông nói:
- Cô thật may mắn khi vào đây, cô qua bên kia là bị bắt rôì! Cái quán đó của gia đình du kích xã này. Tụi tôi sẽ đưa cô đi nhưng với một điều kiện.
Trái tim tôi thót lại băn khoăn khi nghe đến chữ này.
Chỉ vào ngươì thanh niên, ông già nói tiếp:
- Gia đình tôi chỉ có mình nó là trai. Năm tới là đến tuổi đi nghiã vụ, rồi cũng phải bỏ xác bên Kampuchea. Nhờ cô nói giúp với người bạn cho con trai tôi cùng đi với cô.
Mừng rỡ, tôi thở phào gật đầu, tôi tin rằng Thomas cũng sẽ đồng ý với tôi điều này.


Giả vờ làm người đi câu, chúng tôi lên chiếc tam bản . Ông già chèo lái, đứa con trai ngôì ở đầu xuồng cầm chiếc vó, thỉnh thoảng kéo lên hạ xuống. Tôi nằm mọp xuống sạp thuyền, bên trên che phủ bằng tấm lưới chụp.
Nước sông vỗ vào mạnù xuồng nghe róc rách. Người tôi như lên cơn sốt, bên ngoài lạnh toát nhưng trong lòng như lưả đốt, cổ họng đắng nghét.Thiên nhiên cũng đồng lòng với
chúng tôi, cơn mưa lâm râm ban chiều đã tạnh hẳn nhưng bầu trời vẫn tối đen không trăng, không sao. Tôi nằm trong tư thế ấy không biết bao lâu và miên man suy nghĩ.
Ban trưa gặp Thomas không có thì giờ hỏi kỹ chi tiết, chiù có mấy câu anh nói tôi đã vội liều lĩnh nghe theo. Nhưng tôi tin Thomas không lưà tôi. Trải qua bao nhiêu năm, nhưngAnh vẫn không quên dù chúng tôi chỉ là những người bạn bình thường mà anh đã từng gặp gỡ rất nhiều như thế trong đời sống. Nếu chỉ nhìn một khiá cạnh tiến bộ văn minh, ư a chuộng vật chất để đánh giá người Mỹ không biết trân trọng hoặc không có tình cãm sâu sắc về kỷ niệm và quá khứ, mặc dù chúng có thể chỉ xảy ra một cách ngắn ngủi và đơn giảnù tôi nghĩ người ta đã lầm.
Bất thình lình người con trai kêu nhỏ :
- Chị Ơi!! Thấy rồi, Thấy chiếc tàu, nhưng mà có tới... ba chiếc lận.
Tôi ngóc đầu nhổm dậy nhìn về phía trước. Sừng sững trong màn đêm, xa xa lù lù ba khối đen sì, trên đỉnh có ngọn đèn đỏ nhấp nháy. Tôi phân vân khi thấy có hai chiếc
nằm cạnh nhau, một chiếc nằm lùi về phiá sau lẻ loi, cách hai chiếc kia một đoạn dài, như còn tiếc nuối, đợi chờ chưa chịu rời sông ra biển. Tôi thì thầm :
- Chèo gần về chiếc tàu nằm riêng một mình kià, thư63 coi.
Rất lâu!! Chúng tôi mới tiến được gần con tàu, ban nảy trên sông cũng có rải rác vài ghe câu giống như ghe chúng tôi, nhưng bây giờ hình như tất ca ûbiến đâu mất hết, khúc sông chung quanh chúng tôi trở nên vắng lặng, thật là may mắn. Từ đàng xa nhìn lên thành tàu cao ngất, tôi thất
vọng! Làm thế nào có thể leo lên boong" Phải chăng đây là chiếc tàu có Thomas trên đó" Làm sao cho Thomas biết là tôi đã đến đây" Bao nhiêu câu hỏi xuất hiện, nhẩy múa trong đầu óc tôi
-Mình chèo vòng qua hông bên kia xem sao" Tôi đề nghị :
Chiếc ghe bơi dọc theo hông, luồn ra phiá sau lái, nhô đầu ra khỏi đuôi, vừa ra khỏi chỗ khuất, tiếng reo nhỏ cuả đứa con trai:
-Chị Ơi, thấy rôì.
Ông già tiếp theo :
- Cô ơi! Có cái thang kià.
Tôi ngồi dậy, thẳng lưng để nhìn thật rõ. Dọc theo hông tàu, một chiếc thang dây đã thả dài từ thành tàu thòng xuống nước có lẽ chờ đợi chúng tôi từ lâu rồi, và trên boong tàu thì tối đen im ắng. Tôi kêu thảng thốt:
-Đúng rồi! Mình tìm đúng nơi rồi
Thomas đã làm theo lời hứa.Anh ta đang đợi tôi. Cổ họng tôi nghẹn nghào, tôi cắn môi cố nén tiếng thổn thức để khỏi khóc oà như trẻ con, nhưng nước mắt tôi trào ra như
suối, tôi bật khóc ngon lành. Tôi vừa khóc vừa ngước lên trơì qua màn lệ cảm tạ Thượng Đế đã run rủi cho tôi gặp lại Thomas ,người bạn cũ từ xứ sở xa xôi bên kia nửa vòng trái đất.
Trong qúa khứ dân tộc anh đã đến giúp đỡ đất nước chúng tôi chiến đấu vì lý tưởng Tự Do và bây giờ chính anh lại đến giúp đỡ chúng tôi vượt thoát hoả ngục đỏ, đi đến bến bơ øtự doo.

Cỏ Biển

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,208,361
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến