Hôm nay,  

Căn Bệnh Nói Lắp Và Cách Chữa Trị Ở Mỹ

16/12/200100:00:00(Xem: 192522)
Bài tham dự số: 02-420-vb61214

Tác giả Nguyễn Ngọc Trâm là sinh viên ngành chữa trị các khuyết tật về nghe và nói tại trường Đại Học California State Fullerton. Bà cũng từng có lần giới thiệu ngành chuyên khoa mà bà đang theo học. Bà Trâm hiện cũng là Hội viên của Nhóm Tương-trợ Khuyết tật Việt-Nam, Westminster. CA 92684-0085 P.Ọ 85. Bài viết dựa theo một số tài liệu của lớp Introduction to Fluency Disorders.
+

Tiếp theo bài viết của Ông Lê Hiền, Căn bệnh quái ác: Nói lắp. Ông Hiền nói ông phục ông chủ tiệm người Mỹ trắng sát đất vì ông ta “không hề mặc cảm mình bị nói lắp, ông cười đùa và nói chuyện riễu với khách hàng coi như ông là người bình thường.” Ông Híền viết “đã là bệnh thì phải có thầy chữa bệnh, nhưng hình như tôi thấy chưa có bác sĩ nào chữa căn bệnh này, chỉ có người bệnh chữa lấy mình mà thôi.”
Tôi cũng nghĩ như ông Hiền là hình như chưa có bác sĩ Việt-Nam nào chữa bệnh cà lâm cả. Nhưng tôi được biết có một số bác sĩ người Mỹ chuyên trị về bệnh cà-lâm. Tôi nghĩ rằng ông chủ tiệm có đi chữa trị nên mới có được tinh thần phớt tỉnh như vậỵ Cũng như Ông Hiền được quen nhiều bạn bè cùng hoàn cảnh, và được chị Hiền thông cảm nên mới có được tinh thần vững vàng như ngày hôm naỵ
Ngành chữa trị bệnh cà lăm ở Mỹ đã có từ mấy chục năm naỵ Các bác sĩ Mỹ nổi tiếng như Bác Sĩ Glyndon Riley, Bác Sĩ Barry Guitar, Bác sĩ Van Riper, và nhiều chuyên viên nổi tiếng như Ông Andrews G, Johnson,W., Adams,M.,và bà SherrịR. Wolff ở viện chữa trị bệnh cà lăm ở trường Đại Học California State Fullerton. Hội trưởng Hội Của Những Người Bị Nói Lắp là bà Annie Bradbery, bà bị cà lăm rất nặng nhưng nhờ được chữa trị đúng cách và chịu khó luyện tập thường xuyên nên Bà có thể kiềm chế được bệnh cà lăm rất haỵ Bà Annie rất giỏi trong việc giúp người bệnh cà lăm và gia đình của họ trở thành người không có mặc cảm, và có thể xông xáo ngoài xã hội như mọi người khác giống như ông chủ tiệm người Mỹ trắng nói trên.
Tìm hiểu về bệnh cà lăm, có nhiều giả thuyết cho rằng bệnh từ bẩm sinh, từ giòng máu ông bà để lạị Giả thuyết khác cho rằng bệnh bắt nguồn từ tâm lý bị xáo trộn. Cũng có giả thuyết cho rằng bệnh bắt nguồn từ hệ thống giây thần kinh bị ngăn trở. Cũng có giả thuyết cho rằng môi trường sinh sống góp phần tạo nên sự nói lắp. Nói chung lại mỗi người có bệnh từ các nguyên nhân khác nhaụ
Cách chữa trị bệnh cà lăm cũng có rất nhiều cách khác nhau tùy theo căn bệnh. Nhưng nói chung ông Hiền nói rất đúng là đối với người lớn phương pháp chữa bệnh hay nhất là cứ tiếp xúc với nhiều người trong xã hội và tự quên là mình đang có bịnh. Nhưng đối với trẻ em nếu được chữa trị càng sớm càng tốt từ ba đến chín tuổi thì các em sẽ không bị trở ngại về ngôn ngữ và tinh thần sau nàỵ
Bác sĩ Saenz, Terry Ị Nói rằng Cha Mẹ có con em bị nói lắp nên biết những điều sau đây:
1-Thể lệ đầu tiên là không được tự tìm cách chữa trị bệnh cà lăm một mình! Bệnh nói lắp có thể nặng hơn khi Cha Mẹ bảo em (lập lại một điều gì, hay bảo em nói chậm lại)vì điều này làm em xấu hổ. Các em không bao giờ muốn cà lăm cả, em nói lắp vì em không thể tự điều khiển được mình. Cho nên trong khi em đang bị khó khăn, không phát âm được bình thường, lại còn bị điều khiển phải làm theo ý muốn của người đối thoại, em bị hai áp lực cùng một lúc, làm em chịu đựng không nổi, và mang thêm tâm bệnh,làm em nói lắp nhiều hơn.
2-Cha Mẹ cần biết những trường hợp nào làm cà lăm nặng hơn để bảo vệ cho em, không để em phải ở trong trường hợp đó. Những trường hợp sau đây không tốt cho em: Nói truyện bằng điện thoại, nói truyện trước một đám đông, bất đồng ý kiến với người khác, bị người khác nói chận họng, nói chuyện với người có thói quen nói thật nhanh. (Người lớn thường nói nhanh hơn trẻ em, cho nên khi một người lớn nói truyện với một em nhỏ bị cà lăm, người lớn nên nói chậm rãi, từ tốn với em.)
3-Các em bị cà lăm thường ở trong một vòng tròn lúc tăng lúc giảm. Đôi khi bạn có thể nhận thấy rất rõ rệt là em bị nói lắp nặng hơn khi em đang ở trong một biến cố bi thảm, tương tự như một tai nạn xe cộ. Nhưng đôi khi cũng không biết tại saọ Bạn cũng đừng ngạc nhiên tại sao có khi em đã hết bị cà lăm, rồi em lại bị cà lăm trở lạị
4-Bạn cũng nên biết rằng, nhiều em nhỏ tự nhiên hết nói lắp. Cách phát âm của em càng ngày càng khá hơn. Nhiều em sẽ khá hơn ở tuổi từ mười một đến mười chín tuổị Tuy nhiên chúng ta không thể biết trước được em nào sẽ khá hơn nếu không được điều trị.
5-Rất nhiều em nhỏ với bệnh cà lăm từ nhẹ đến trung bình thường không biết được là mình bị cà lăm. Nếu các em này không thấy bực bội gì hết thì bạn không phải đem em đi điều trị (vì một số các chuyên viên điều tri chỉ chịu chữa trị cho em nếu em nói một tiếng cà lăm trong 20 tiếng phát âm của em. Nhưng nếu em cảm thấy bực bội vì em không nói được chữ em muốn nói, thì bạn phải lập tức đem em đi chữa trị.
Ngành học về cách chữa trị bệnh nói lắp ỏ Mỹ bắt nguồn từ những khảo cứu từ thập niên 1930s, 1940s và 1950s. Các lý thuyết gia người Mỹ đồng ý là không một giả thuyết nào được gọi là căn bản để định bệnh cà lăm. Tuy nhiên giả thuyết về di truyền được nghiên cứu hơn 60 năm nay và được nhiều bác sĩ dựa theo nhất. Các Bác Sĩ chuyên trị về bệnh nói lắp đồng ý có 5 giai đoạn của bệnh và cách chữa trị của mỗi giai đoạn khác nhaụ Năm giai đoạn đó là:
1.Nói không thạo (Normal disfluencies): nói lắp thông thường của hầu hết mọi ngườị Cứ 100 chữ nói ra có 10 chữ nói lắp, và bình thường người nói lắp không biết mình nói lắp và cũng không bận tâm về điều nàỵ
2.Gần thành bệnh nói lắp (Borderline Stuttering): Nói lắp hơn 11 chữ trong 100 chữ phát biểu. Người nói lắp cũng chưa bận tâm mặc dù đôi khi cũng hơi ngạc nhiên về cách nói của mình.
3.Giai đoạn bắt đầu của bệnh (Beginning stuttering): Cách nói rất căng thẳng, nhanh hơn và bất thường. Người bệnh bắt đầu tìm cách đổi chữ khác, nói với giọng cao và mạnh hơn, đồng thời mắt hay nháỵ Người bệnh biết là mình nói lắp và thấy bực mình khi nói lắp.
4.Giai đoạn hơi nặng hơn của bệnh (Intermediate Stuttering): Người nói lắp tránh nói chữ hay bị lắp, nhiều chữ nói không ra tiếng, cảm thấy sợ hãi, bực mình và xấu hổ.


5.Giai đoạn bệnh nặng (Advanced Stuttering): Người nói lắp cố gắng nói nhưng không phát ra thành tiếng, và môi miệng bị giật rung. Người nói lắp không muốn nói nữa, thấy sợ hãi, xấu hổ và tủi phận. Gặp nhiều khó khăn khi học kiến thức mớị
Một số người tự hết bệnh và đa số là phụ nữ. Hoặc trong gia đình không có ai bị nói lắp, hay có thân nhân tự hết bịnh. Hoặc trong vòng 12 tháng đầu tiên bệnh được thuyên giảm. Người bệnh cũng sẽ tự hết bịnh nếu tánh tình tự nhiên của họ thích giao thiệp, bình tĩnh, biết dùng cử chỉ nét mặt để diễn tà ý tưởng, và có tài khéo về ngôn ngữ.
Vào thập niên 1950, 1960, ngành chữa trị còn rất eo hẹp. Mãi đến thập niên 80 và 90 ngành học về bệnh nói lắp mới có thêm tài liệu và sách vờ. Phương pháp chữa trị thông dụng nhất là Bổ Túc Cách Nói Để Sửa Lại Bệnh cà lăm, và phương pháp Kiểu Mẫu Của Cách Nói Thông Thạo. Ngoài ra sự cố vấn cho gia đình của ngườI bệnh là một phần quan trọng của sự chữa bệnh.
Tại trường đại học Cal State Fullerton Bà Sherri R.Wolff là giám đốc của viện chữa trị cho trẻ em bị nói lắp. Nếu các bạn có con em bị nói lắp,và muốn đem em đi chữa trị, xin hãy liên lạc với Bà Sherri Wolff ở số (714)278-4570. Fax: 714-278-4570. Email: [email protected] Người lớn nói lắp ở vùng Orange muốn chữa trị xin liên lạc vớI ông Mark Power ở số (714)427-0477. Hoặc Bác Sĩ Jeanna Riley, ở số (714)731-7331.
Bà Sherri nói:( Khi bà còn bé, Bà có một người bạn thân bị nói lắp. Bà còn nhớ như in trong óc là Bà ao ước chữa bịnh cho cô bạn thân nàỵ Bây giờ Bà đã trở thành người chửa bịnh cà lăm cho các em nhỏ như bạn của bà. Bà tâm sự là làm việc ở viện chữa trị cà lăm ở trường đại học Fullerton là điều thỏa nguyện. Bà vui vẻ chữa trị cho các em với mục đích đem đến cho các em một cảm giác vui thích khi nói truyện. Viện đã tạo nên nhiều thành quả tốt đẹp cho các em và gia đình. Và Bà rất may mắn được góp phần vào công việc nàỵ)
Các nhân vật nói lắp nổi tiếng hiện đại của nước Mỹ gồm đủ mọi thành phần như
Các tài tử: James Earl Jones, Bruce willis, Austin Pendleton, Jimmy Stewart, Anthony Quinn, Sam Neill and Peggy Lipton.
Các thể tháo gia: Ben Johnson, Bob Love, Ron Harper, Greg Luganis, Tommy John, Dave Taylor, Lester Hayes, Ken Venturim Butch Baird and Bo Jackson.
Các ca sĩ: Carly Simon, Mel Tillis.
Các chính trị gia: Congressman Frank Wolf, Senator Joseph Biden, Henry Rogers.
Phát Ngôn Viên: John Stossel ABC's 20/20
Các văn sĩ: Neville Shute, Magaret Prabble, Dr. Jonathan Miller, Richard Condon và Robert Heinlein.
Theo thống kê của Bộ y tế và Phục vụ Nhân Quyền cứ 30 em nhỏ có 1 em bị nói lắp, và 75 phần trăm các em được chữa khỏi bệnh. Trên toàn nước Mỹ có khoảng 2 triệu rưởi người lớn bị nói lắp. Đa số người bị nói lắp là Nam giới. Luật Americans with Disabilities Act tạo ra sự phục vụ công cộng cho các người nói lắp. Nhiều khảo cứu chứng minh nếu các em nhỏ được chữa trị sớm thì dễ khỏi bệnh hơn. Người lớn phải duy trì sự thực tập thường xuyên. Hội tương trợ của những người nói cà lăm làm thống kê cho biết thường thường những ngườI nói lắp không nói lắp khi họ ca hát, nói thầm, và khi họ không nghe tiếng nói của họ.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh cà lăm ở www.stutteringhomepagẹcom hay ở www.stutteringhelp.org (Stuttering Foundation of America, 800-992-9392)
Địa chỉ của Hội cà lăm Toàn Quốc (National Stuttering Association):5100 East La Palma Avenuẹ Suite 208 Anaheim Hills, CA 92807 Phone: 1-800-364-1677
Fax: 1-714-693-7554. Email: [email protected] . Web site: www.nsastutter.org . Giám đốc là bà Annie Bradberrỵ
Đây là hội thiện nguyện tự túc lớn nhất của nước Mỹ dành cho những người bị cà lăm. Hội có chi nhánh trên 80 Đô thị và có khoảng 3,000 Hội viên. Hội cung cấp tin tức, và bảo trợ người bị nói lắp và các người chuyên viên chữa trị cho họ. Sứ mạng của hội là đem niềm hy vọng, tư cách, tương trợ về giáo dục và tạo nên thế lực cho trẻ em và người lớn bị bệnh cà lăm. Các hội viên đều nói là hội đã giúp đỡ họ rất nhiềụ Các em nhỏ học giỏi hơn trong lớp học, và người lớn thành công hơn ở sở.
Ngoài ra còn một số các nhóm tương trợ cho các ngườI bệnh cà lăm của Mỹ như: Hội Toàn Quốc Cho Các Người Cà Lăm Và Thân Hữu (National stuttering Association and Friends) và Hội Của Thanh Thiếu Niên cà lăm (Association of Young People Who Stutter.)
Bà Mary M. Annett viết trên báo (the ASHA leader)tháng 11,2001: Ở Thành phố Manhattan, New York City, Công ty điện ảnh (Our Time Theatre Company) vừa mới thành lập vào tháng Mười năm 2001,một trụ sở sinh hoạt về nghệ thuật cho các em học sinh trung học có bệnh cà lăm. Chương trình này có mục đích là giúp các người trẻ tuổi này tăng thêm sự tự hào và tự tin nơi mình. Các nghệ sĩ tên tuổi như James Earl Jones, Jesse L.Martin, Jane Alexander, Ed Sherin, Everett Bradley, and 'Stomp' cast nghệ sĩ đến huấn luyện cho các em diễn xuất, đóng kịch, nhảy múa, ca hát, đánh trống và viết kịch. Công ty điện ảnh này hiện đang xúc tiến để ngày 14 tháng Giêng năm 2002 sẽ ra mắt Nhóm Viết Kịch và diễn kịch của người lớn bị cà lăm. Muốn biết rõ thêm chi tiết xin các bạn hãy liên lạc với Taro Alexander ở số phôn (212) 674-9632.Hay email tới [email protected].
Đặc biệt nhất là một số các người bệnh cà lăm như Charles Van Riper, Oliver Bloodstein, Edward Conture và Joseph Sheehan đã tự dùng phương pháp của mình (Stuttering Modification Therapy) để tự chữa trị rất thành công và họ đã học để thành bác sĩ chữa bệnh cho người khác. Tuy nhiên các bác sĩ giỏi trong ngành cà lăm rất ít, và các ông thường đi giảng dạy ở khắp nơi trên thế giớị Bác sĩ Glyndon Riley nói nếu có khoảng 10 người Việt Nam bị cà lăm ở Orange County họp nhau lại Bác Sĩ sẽ giúp đỡ cho các tài liệu học hỏi và giúp nhau tiến triển trong việc nói dễ dàng hơn. Nếu ông Hiền và các đọc giả của bài báo này muốn thành lập một nhóm tương trợ của ngườI Việt Nam bị nói lắp thì xin hãy liên lạc với Bác sĩ Lê văn Ẩn (714)454-4842. Bác Sĩ Ẩn là người khởi xướng ra Nhóm Tương Trợ Khuyết Tật Việt Nam ở Orange Countỵ Khi các bạn ở trong Nhóm Tương Trợ Của Người Việt Nam Nói Lắp các bạn sẽ tìm được sự cảm thông chân thật của những người cùng hoàn cảnh. Người Việt Nam ta có câu “Hợp Quần Gây Sức Mạnh”. Các bạn sẽ có thêm can đảm và sức mạnh để thành công trên đường đời.
Nguyễn Ngọc Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,224,447
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến