Hôm nay,  

89 Người Biệt Tích Trên Con Tàu Vượt Biên

12/12/200100:00:00(Xem: 173591)
Bài tham dự số: 02-416-vb61207

Tác giả Hoành Nguyễn hiện cư trú tại Sacramento, thủ phủ California, có bài viết trên nhiều báo Việt ngữ địa phương. Ông cũng đã tham dự Viết Về Nước Mỹ với một số bài sưu khảo các tài liệu hữu ích cho người Việt tại Mỹ.

Đã hơn mười năm qua, từ mùa "Vía Bà" Châu Đốc tháng 4/1987, vào ngày 24, 25 âm lịch số phận nghiệt ngã của 89 người trên con tàu vượt biên theo lộ trình núi Sam đi Chi Lăng ra cửa biển Rạch Giá, cho đến nay vẫn còn biệt tích, dù Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và gia đình 89 nạn nhân đã không ngừng quan tâm tìm kiếm.
Trên con tàu có cô Nguyễn Thi Thơ (1964) trưởng nữ của ông Hoành Nguyễn, cùng vị hôn phu của cô là trưởng nam của chiến hữu Mẫn Ngô, hiện đang định cư tại San Diego, California.
Ở Việt Nam vào những năm 80, ai hằng quan tâm chuyện vượt biển bằng đường biển miền Tây Nam, ít nhiều có nghe nhắc đến giáo sư Phan (anh Ba Phan) nhà ở Chắc Cà Đao, Long Xuyên, là người có uy tín, từng đưa tàu vượt biên nhiều chuyến thành công trước đó.
Năm ấy Ba Phan tuổi ngoài 50, người dong dỏng cao, da trắng, mặt xương, mắt to, chân mày rậm, cung cách ăn nói đạo đức, chững chạc rất được lòng tin.
Lợi dụng mùa "Vía Bà" rất đông khách hành hương, tấp nập lui tới ngày đêm. Ba Phan đưa con tàu áp sát gần đó. Mờ sáng hôm sau, một chiếc xe đò thuê bao chở đầy nghẹt khách hành hương (thực ra là khách đi vượt biên) trực chỉ hướng Chi Lăng, rồi từ đó ra biển Rạch Giá Hà Tiên.
Chỉ trong khoảng tuần lễ tiếp sau, những gia đình có người theo tàu vượt biên chuyến này, đều nhận được tín vật của người thân gởi về, lòng khấp khởi vui mừng biết tàu đã ra khơi, họ chung trả thêm 5 chỉ vàng đúng theo giao ước (5 chỉ cọc, 5 chỉ ra khơi và 2 cây khi tới đảo tỵ nạn).
Chờ mãi một tháng rồi hai tháng sau, tin tức con tàu và số phận 89 người vượt biên vẫn biệt tâm vô tín.
Một thanh niên người Hoa tên Qui, làm công nhân hãng đinh sắt quận 6 Chợ Lớn, Qui đến Nguyễn nêu lên một nghi vấn, vì trong tín vật là nắp cây bút máy của đứa em trai từ biển gởi về, vừa phát hiện thêm một mảnh giấy nhỏ nhét kín bên trong, có ghi hàng chữ "The bird can't take off".
Chúng tôi cùng tìm đến cô vợ người phụ lái tàu ở Bà Chiểu, chị này cũng không có tin tức gì nhưng vẫn còn lạc quan hy vọng.
Nóng lòng, Nguyễn báo tin buồn này cho người quen là ông George Ambal, chủ tịch hội cứu trợ người Đông Dương tại Pháp. Ông này lập tức báo lên Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, cử người đại diện đến các trại tỵ nạn trong vùng biển đông dò tìm, nhưng vẫn biệt vô âm tín.


Nguyễn tìm đến anh Tư Bắc Tân Định, người chiến hữu này đã từng tổ chức vượt biển ngã Cà Mau, mà Nguyễn có tham dự chuyến tháng 4/83, bị tàu Liên Xô chận ngoài đảo Hòn Chiếu với tên giả Nguyễn Văn Nhung. Anh Tư Bắc đoán chắc tai nạn do vỏ tàu đã cũ, ra khơi bị sóng biển đánh bung, để rồi chìm giữa biển khơi vắng vẻ.
Nguyễn vô cùng đau xót bán tín bán nghi, tiếp tục tìm Ba Phan và gia đình 89 nạn nhân, già trẻ nam nữ đủ hạng tuổi, lẽ nào chẳng còn ai sống sót hoặc xác chết trôi dạt vào bờ"
Năm sau, có tin Ba Phan đến thăm viếng an ủi gia đình những nạn nhân ở vùng Phú Nhuận, thì bị những người này vì nóng ruột người thân đã kêu Công an CS đến bắt Giáo sư Phan. Hơn tháng sau trở lại dò hỏi thì nghe anh Ba Phan đã được thả ra.
Thân phận Nguyễn là người đã vượt biên 2 lần thất bại, đang bị Công an CS địa phương tìm bắt nên sự dò hỏi thường bị hạn chế và phải cảnh giác đề phòng.
Cảnh đời muôn mặc khó phán đoán. Cộng sản tham lam độc ác, có thể nào thủ tiêu cùng lúc tất cả 89 người nạn nhân vượt biên ngoài khơi, để cướp số vàng của họ mang theo phòng thân" Lại còn quần đảo hải tặc mà thế giới từng đề cặp với muôn vàn tội ác của bọn cướp biển Thái Lan, Cam Pu Chia và bọn lính biên phòng tham lam tàn ác.
Hồi ký này được viết ra để mong tới chiến hữu Mẫn Ngô và những người có thân nhân trong cuộc, hoặc hiểu biết ít nhiều về sự mất tích của con tàu chở 89 người vượt biển, hãy cung cấp thêm tin xác thực trên báo hầu giúp các gia đình nạn nhân, dù cho không tìm lại được người thân, cũng cảm thấy sáng tỏ được phần nào nổi băn khoăn ngờ vực.
Trong số gần 3 triệu người Việt hải ngoại (Mỹ 2 triệu, Pháp 300 ngàn, Úc 200 ngàn…) mà California được gọi là thủ đô của người Việt tỵ nạn, còn biết bao nhiêu câu chuyện vượt biên bi thảm, cùng những cái chết khấp lấp trong các trại tù lao cải của cộng sản, chưa được thống kê chính xác, vì nhiều người không muốn gợi lại chuyện thương tâm.
Từ thởu xa xưa, Khổng Tử đã có nhận định sâu sắc về chính trị khi nói với môn đồ: "Chính sự hà khắc còn đáng sợ hơn cọp dữ".
Hình ảnh hàng ngày tại các trường học, những người cao niên tuổi trên dưới 60 diện tỵ nạn chính trị, đang nhẫn nại đeo cặp tới trường từ năm này đến năm khác, phải miễn cưỡng học cả những môn mà mình không thích, cho một tương lai mịt mờ. Đó là điều mà xã hội cần quan tâm để mọi lứa tuổi đều có việc làm thích hợp và có ích cho xã hội, dù là tạm dung…
Sacramento, California.
Hoành Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,261,700
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến