Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Những Người Bạn Mới

27/11/200100:00:00(Xem: 156771)
Người viết: Hoài Tân
Bài tham dự số: 02-403-vb51122

Tác giả bài Viết Về Nươ’c Mỹ lần này là một trường hợp đặc biệt, không phải là một người tị nạn cộng sản mà còn là một “ca’n bộ lão thành” của Cộng sản, từng là thông dịch viên giữa công an và tù binh Mỹ trong thời chiến. Ngay sau ngày Thượng Viện Hoa Kỳ phê chuẩn thương ước Việt Mỹ, ôÂng Hoài Tân có dịp đến thăm nước Mỹ và viết bài này. Bản thảo ộng gửi cho Việt Báo được viết tay ngay ngắn, nét chữ nắn nót, dễ đọc, chuyện kể gọn gàng có nội dung cổ võ quan hệ Việt Mỹ hậu thương ước.
Thấy bài viết chưa được phổ biến, trước ngày rời nước Mỹ để trở lại Hà Nội, ông cho mang đến Việt Báo một lá thư yêu cầu “nếu đăng bài xin đăng nguyên văn, đừng bỏ hay sửa chữa.” Ông cũng yêu cầu cô thư ký Việt Báo “ký nhận” văn thư của ông.
Thể lệ tham dự Viết Về Nước Mỹ vốn có ghi rõ “Việt Báo dành quyền biên tập, sửa chữa nội dung hoặc tựa đề bài viết.” Các tác giả gửi bài tham dự, đương nhiên đều đã đọc thể lệ.
Dù sao, việc một cán bộ thông dịch của Cộng Sản trong lúc du lịch Mỹ trực tiếp gửi bài cho Việt Báo, lại gửi cho trang Viết Về Nước Mỹ, nơi được coi là một diễn đàn chung của những người tị nạn cộng sản- cũng vẫn là trường hợp hiếm có. Sau khi gửi, tới ngày trở lại Việt Nam để sẽ viết bản tự khai hoặc tự kiểm, bỗng thấy bất an về bài lỡ viết, lỡ gửi là điều có thể hiểu được.
Vì lẽ đó, Việt Báo quyết định phổ biến nguyên văn bài viết của ông Hoài Tân, không hề biên tập lại, ngay cả những hàm ý tuyên truyền trong đoạn kể chuyện thông dịch giữa công an và tù binh Mỹ cũng được giữ nguyên.
Ước mong tác giả bài viết này được bình an sau chuyến du lịch Mỹ và sau bài Viết Về Nước Mỹ của ông.


Nhận lời mời của anh Thâu, một người bạn thân từ ngày học tiểu học ở trường làng, tôi và anh Siêu, anh ruột anh Thâu tạm biệt Hà Nội bay sang Đài Bắc rồi chuyển sang máy bay của China Airline cất cánh từ phi trường Đài Loan lúc 23 giờ đêm (giờ VN) ngày 4/10 và hạ cánh sân bay Los Angeles đúng 21 giờ cùng ngày (lúc này ở VN đã là 10 giờ sáng ngày 5/10/2001).
Sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh chúng tôi xếp hành lý lên chiếc xe đẩy của sân bay để sang địa điểm đăng ký máy bay đến Salt Lake City cách xa khoảng 300 mét.
Vừa trải qua trên 10 giờ ngồi trên máy bay liên tục, hai anh em chúng tôi đã thấm mệt, lại chưa quen điều khiển chiếc xe đẩy chở hành lý nên đẩy một đằng xe lại đi một nẻo, lúc quẹo bên trái rồi lại sang bên phải như con ngựa bất kham, chốc chốc mấy chiếc vali trên xe lại rơi xuống đất phải dừng xe xếp lại. Vừa lúc đó, một chị da màu, quần bò, áo bò, tươi cười chạy đến vừa đở chiếc xe vừa cười ngạt nghẻo:
• Các ông chưa quen rồi! để tôi giúp một tay! Các ông đưa hành lý ra taxi phải không"
- Không! chúng tôi chuyển máy bay từ đây về Salt Lake City.
- À! Phải đến cửa sổ số 5, các ông yên tâm tôi sẽ dẫn các ông đến tận nơi…
- Cám ơn chị, nhưng như vậy phiền chị quá.
- Không sao, nào đưa xe đây, tôi đẩy một mình thôi, hai ông không cần bám vào…
Vừa nói chị vừa nắm cần xe và đẩy chiếc xe đi ngon lành. Đến cửa số 5 chị nhanh nhẹn vào nơi giao dịch. Chúng tôi vừa giữ chiếc xe, đang sắp xếp lại hành lý thì chị đã quay trở lại:
- Đáng tiếc là giờ này không còn máy bay đi Salt Lake City nữa. Đại lý hàng không yêu cầu các ông phải có mặt đúng 5 giờ sáng mai để làm thủ tục đi chuyến 6g 25 sáng. Chúng tôi chưa kịp nói gì thì chị đã nhanh nhẩu:
- Bây giờ đã gần đến nữa đêm rồi, ở đây lạnh mà đói, tôi mời hai ông đến nhà tôi nghỉ, uống ly cà phê và ăn chiếc bánh cho ấm bụng…..
Tôi vội ngắt lời chị:
- Chúng tôi hết sức cám ơn chị, thôi chị về đi kẻo muộn, chúng tôi ngồi đây chờ 4, 5 tiếng đồng hồ chả mấy chốc mà đến giờ đăng ký…
- Các ông không ngại gì đâu! Nhà tôi cách đây không xa, nhà nhỏ nhưng cũng đủ chỗ cho các ông nghỉ ngơi…vả lại, chồng tôi anh ấy cũng là người rất mến khách. Aø, xin lỗi các ông là người Châu Á, Tàu hay Nhật nhỉ"
- Chúng tôi là người Việt Nam chị ạ.
- Ồ Việt nam à" Chồng tôi và cả tôi rất quý người Việt Nam, dân tộc Việt Nam…
- Nghìn lần cảm tạ tấm lòng của anh chị. Chị vui lòng cho phép chúng tôi chờ ở đây vì thời gian chả còn bao lâu nữa. À chị cho biết tên và địa chỉ của chị, có dịp chúng tôi sẽ đến thăm….
- Tôi là Mary, thường gọi là "Mary béo" còn chồng tôi là Smith, cả hai chúng tôi cùng làm công nhân môi trường ở sân bay Los Angeles, các ông cứ hỏi "Mary béo" hay Smith chồng Mary béo là gặp chúng tôi vì ngày này qua ngày khác vợ chồng chúng tôi cùng hàng chục công nhân khác làm vệ sinh, chăm sóc cho mặt sàn, cầu thang của phi trường cho sạch bóng…
- Một lần nữa cám ơn chân thành của Mary, hẹn gặp lại Mary và Smith! Mary hồn nhiên nói:
- Tôi thật vui vẻ vì đêm nay tôi có 1 kỷ niệm đẹp với những người bạn Việt Nam.
Chia tay Mary, tự nhiên chúng tôi thấy lòng thư thái và như khỏe hẳn ra. Hai anh em cùng cảm thấy ngày hôm nay gặp toàn chuyện may, như lúc làm thủ tục nhập cảnh hai người đã toát mồ hôi vì khai báo nhầm vào tờ khai của công dân Mỹ trong khi đứng ra phải khai vào tờ khai theo mẫu khác, mẫu khai của người nước ngoài. Giá như ở một nước khác thì những chuyện khai không đúng mẫu quy định như vậy rất là rắc rối: nhân viên có trách nhiệm của phi trường có thể đặt vấn đề đó là một ý đồ nan trá, hoạch học đủ điều và có khi còn bị phạt và phải chờ đợi quyết định phán xử của thượng cấp mới được hoàn lại hộ chiếu (trong một trường hợp tương tự, tại một phi trường Châu á, chính tôi đã bị giữ lại hộ chiếu, khai lại theo mẫu quy định và chờ từ sáng đến tối mịt mới được giải quyết sau khi đã "tế nhị" quà cáp cho nhà chức trách). Nhưng thật bất ngờ ở phi trường Los Angeles tối qua chúng tôi không hề bị phiền hà do sơ suất trong việc khai báo. Người phụ trách nhập cảnh, một người to béo có ria mép mới trông có vẻ nghiêm khắc ngước nhìn chúng tôi không nói năng gì, rút ra 2 tờ giấy trên chiếc ngăn gỗ, viết lia lịa….
Tôi nghĩ thầm: Chắc là biên bản vi phạm gì đây và rất lo lắng, hồi hộp. Nhưng lạ chưa" Mấy phút sau, ông ria mép ngẩng đầu lên, mấp máy bộ ria, mắt mở to, tươi cười đưa chúng tôi hai tờ giấy:


- Tôi đã khai lại hộ các ông rồi đây! Mời các ông kiểm tra xem số hộ chiếu có đúng không và ký vào đây và nhận hành lý.
Sau khi tạm biệt Mary chúng tôi đẩy xe vào một góc phòng cạnh một quầy bán bánh kẹo lấy bánh ra ăn. Tôi mua thêm hai chai nước suối, cô chủ quầy hàng rất vui vẻ hỏi chúng tôi từ đâu đến và đưa cho chúng tôi một tập họa báo để xem trong khi chờ đến giờ đăng ký vé.
Chúng tôi mời cô ăn bánh trung thu từ Việt Nam mang sang và nhờ cô hướng dẫn cách sử dụng điện thoại công cộng. Cô hướng dẫn tỉ mỉ: gọi điện trong phạm vi địa phương trong bang thì chỉ phải bỏ vào máy 50 xu là được nhưng nếu gọi đi xa hay gọi sang bang khác thì phải bỏ nhiều hơn mới gọi được. Cô nói thêm nếu các ông không có sẵn tiền mà cần gọi người nhà trong nước Mỹ thì có thể gọi theo thể thức Collect, người gọi không phải trả tiền mà người nhận điện thoại phải thanh toán cước phí. Tôi đề nghị cô đổi cho một số tiền lẻ để gọi điện nhưng cô bảo thôi không phải đổi nữa, để cô cho mượn máy điện thoại di động riêng của cô.
Chúng tôi báo cho anh Thâu là chắc chắn sẽ đi chuyến bay cất cánh 6 g 25 sáng 5/10.
Chả mấy chốc đã gần đến 5 giờ, chúng tôi bắt tay từ biệt Ciomara, vâng tên cô là Ciomara, nhân viên bán hàng trong sân bay và rụt rè đề nghị cô cho thanh toán phí gọi nhờ điện thoại di động.
Cionara xua tay: không phải thanh toán đâu, tôi còn đang muốn trả lại hai ông tiền hai chai nước suối, các ông vất vả quá! Thôi cầu Chúa che chở cho hai ông bình an! Tạm biệt.
Chưa đến 5 giờ mà sóng người kéo đến khu vực đăng ký đã quá đông ước trên dưới 500 người thuộc nhiều màu da, quốc tịch khác nhau trong đó, trừ chúng tôi ra, còn có khoảng 9, 10 người Việt Nam nữa.
Mãi chia tay với Ciomara, chúng tôi phải xếp hàng sau hơn 100 người, đoàn người cứ nhích dần từng bước.
Đứng trước, sát với tôi là một ông già quắc thước khoảng 60 tuổi, trán rộng và bóng, tóc điểm bạc, đeo cặp kín cận dể đến 10 di ốp, tay cầm một quyển sách hay tiểu thuyết gì đó, chiếc vali xách tay đặt dưới chân, cứ mỗi lần nhích lên ông vẫn chăm chú đọc sách, không nhấc vali bằng tay mà lấy chân đẩy vali rồi bước theo. Một lúc sau, chừng mõi mắt, ông gắp sách lại cho vào túi áo choàng, quay lại nheo mắt hỏi chúng tôi:
- Các ông ở Bắc Kinh đến phải không"
- Xin lỗi, chúng tôi là người Việt Nam.
- Việt Nam hả, Tốt lắm, hôm qua Thượng Viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn hiệp định thương mại với Việt Nam- Xin chúc mừng các ông.
Ông nắm chặt hai tay chúng tôi và giải thích: phê chuẩn là đúng thôi! Qua mùa đông thì tất yếu mùa xuân sẽ đến. Oâng nói tiếp: mấy ngày qua các hãng hàng không giảm chuyến bay nên hành khách dồn lại, chuyến nào cũng đông. Nghe nói đi Salt Lake hôm nay có 2 chuyến liên tục đi cách nhau 3 tiếng để giải quyết số hành khách tồn đọng. Ngày mai thứ bảy được nghỉ nên tôi tranh thủ đến thăm ông bạn già.
- Xin lỗi, ông làm việc ở ngành nào ạ"
- Chúng tôi là giảng viên ở một số trường đại học.
Đã sắp tới giờ bay của chuyến máy bay thứ nhứt đi Salt Lake City mà dòng người còn rất đông.
Đang lúc chúng tôi ruột nóng như lửa đốt bỗng thấy vị giáo sư nọ gọi bà nhân viên trật tự:
- Này bà sắp đến giờ chuyến bay thứ I đi Salt Lake cất cánh rồi, đề nghị bà ưu tiên cho mấy ông bạn Việt Nam đi theo tốp bên trái kia thì mới kịp….
Qua vài giây phút suy nghĩ, bà nhân viên trật tự vẫy hai chúng tôi chui qua hàng rào giây nhập vào đoàn 3, 4 người sắp đến lượt nhận vé…
Thật hú vía! Hai chúng tôi là hai người cuối cùng đi chuyến bay 6 g 25! Ngồi trên máy bay tôi thầm cảm ơn ông giáo sư và miên man nghĩ về những người Mỹ mà tôi đã gặp. Hôm nay tôi lần đầu tiên trong đời bước chân đến Hoa Kỳ, nhưng hơn 30 năm trước tôi đã gặp Alvannez Everest người phi công Mỹ đầu tiên bị bắt tại Việt Nam ngày 5/8/1965.
Hôm đó tôi được ông Lê Mai là phó trưởng ty Công an tỉnh Quảng Ninh mời phiên dịch trong cuộc đối thoại với Alvarez ngay sau khi máy bay bị bắn rơi trên Vịnh Hạ Long.
Khi chúng tôi đến căn cứ Hải quân đã thấy Alvarez hai tay bị trói nhưng vẻ mặt vẫn bình thản, anh nhiều lần hỏi ông Lê Mai:
- "các ông bắt được tôi, các ông giải quyết số phận tôi như thế nào" Các ông có hành hạ tôi không""…Ông Lê Mai ôn tồn giải thích:
- "Anh bây giờ là tù binh của chúng tôi nhưng anh tin rằng người Việt Nam chúng tôi không bao giờ đối xử vô nhân đạo với những kẻ thất thế. Trong lịch sử, cha, ông chúng tôi đã từng rải chiếu hoa và cung cấp ngựa xe, lương thực cho tàn quân xâm lược rút về cố quốc…".
Từ lúc ấy Alvarest yên tâm, chúng tôi đưa thuốc lá cho anh hút, anh khen thuốc lá điện biên của VN ngon nhưng cứ loay hoay tìm chỗ gạt tàn thuốc. Tôi bảo anh cứ gạt tàn thuốc xuống đất cũng được nhưng anh xin phép ra tận cửa sổ gạt tàn thuốc ra ngoài. Alvarez nói anh không bắn giết ai vì anh lái chiếc máy bay trinh sát, anh muốn được trở về gia đình ở bang Ohio…đến khi ăn, Alarez đề nghị cho anh một chậu thau nước để rửa tay. Dưới con mắt tôi lúc đó Alarez là một con người có bản lĩnh và có lối sống văn minh. Bây giờ thì tôi có thể nghĩ thêm là nếu không bị xô đẩy vào cuộc chiến thì Alvarez rất có thể đã là những con người sống đẹp như những người bạn Mỹ mà tôi đã gặp hôm nay. Tôi thầm cảm ơn nước Mỹ, nói cụ thể hơn là những bà mẹ Mỹ, đã sản sinh ra những Mary, Ciomara và cả vị giáo sư và ông bạn nhân viên ở phi trường Los Angeles mà tôi chưa kịp hỏi tên. Họ là những người lao động bình thường, những người trí thức miệt mài với khoa học, những người da màu cần cù lao động, ở họ toát lên một tâm hồn cao thượng. Điều đáng nói là hầu hết những người tôi gặp đều sống rất hồn nhiên luôn luôn muốn giúp đở người khác làm cho tôi tin rằng ở xứ sở cách Việt Nam nữa vòng trái đất này chúng ta sẽ có nhiều bạn mới, những người sẽ xây dựng nên tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt- Mỹ sau một thời gian dài xa cách đối đầu với nhau. Cũng như vị giáo sư mà tôi đã gặp tôi cũng thấy rằng xu hướng hữu nghị là tất yếu như qua mùa đông thì tất yếu mùa xuân sẽ tới.

HOÀI TÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,826,788
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo